Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii (Charles Messenger)

Trung úy Heinz Wernher Schmidt, một cựu binh từ chiến dịch Ba Lan năm 1939, đến trình diện sở chỉ huy Quân đoàn châu Phi (Deutsches Afrika Korps) của Thống chế Erwin Rommel tại Tripoli vào đầu tháng Ba năm 1941. Ấn tượng đầu tiên của ông về người đàn ông đã hai lần là huyền thoại, khi là chỉ huy trong Alpenkorps, hay đạo quân miền núi ưu tú trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 và khi là tư lệnh một sư đoàn xe tăng tại Pháp trong chiến dịch năm 1940 như sau:

“Thống chế đứng trước mặt tôi. Thân hình ông rắn chắc và thấp. Tôi có được một chút tự tin khi nhận ra rằng, mặc dù tôi chỉ có chiều cao trung bình, nhưng thống chế còn thấp hơn cả tôi. Ông bắt tay tôi nhanh gọn và mạnh mẽ. Đôi mắt xanh xám nhìn chăm chú vào mắt tôi. Tôi nhận thấy ông có những nếp nhăn hài hước lạ thường chạy xiên từ khóe mắt xuống cạnh ngoài gò má xương xẩu. Miệng và cằm ông cân đối, mạnh mẽ, củng cố ấn tượng của tôi về một tính cách đầy nghị lực và sống động”.

Schmidt chỉ vừa rời Eritrea đến đây, và Rommel hỏi ông ta về tình hình ở đó. Khi được biết tình hình ở đó là vô vọng, Rommel vặn lại: “Thế anh biết gì về nó nào, trung úy? Chúng ta sẽ tới Nile, tạo ra một bước ngoặt, và giành lại mọi thứ”. Đây là Rommel đang ở đỉnh cao phong độ: năng động, tích cực, hoàn toàn rõ ràng và ngắn gọn về những gì ông muốn đạt được. Schmidt cũng đã phát hiện một chút thiếu kiên nhẫn. Đây không phải là người đàn ông sẵn sàng đứng yên để chờ đợi những người khác. Trong một vài ngày, ông sẽ tiếp tục hành động chống lại quân đội Anh tại Cyrenaica, miền đông Libya, và có những hoạt động mà ông khao khát.

Tất nhiên, chính Bắc Phi là nơi Rommel thực sự làm nên tên tuổi của mình. Cuộc chiến giáp lá cà ở sa mạc cung cấp môi trường lý tưởng để thực hành những phẩm chất chỉ huy của ông. Nó biến ông thành cái tên quen thuộc, không chĩ ở Đức, mà còn trong các đối thủ của ông nữa. Tuy nhiên, phải chỉ ra rằng, theo những quan tâm của người Đức, thì Bắc Phi chỉ là một sự kiện phụ, một chiến dịch nhỏ so với Mặt trận phía Đông, nơi phần lớn quân đội Đức đang tham chiến từ tháng Sáu năm 1941 trở đi. Điều đó nói rằng, phong cách chỉ huy của Rommel trong sa mạc minh họa cách làm thế nào để tiến hành một cuộc vận động chiến nhanh chóng, và những bài học của nó có âm hưởng trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 2003. Tương tự như vậy, kinh nghiệm của ông ở vùng núi Romania và miền bắc nước Ý trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, trong đó ông đã mài giũa các kỹ năng của một người lính chiến, cung cấp những bài học cho cuộc xung đột sau này ở Afghanistan.

Ông cũng là một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn. Ông tin vào việc chỉ huy từ tiền tuyến, và truyền sự tự tin cho các sĩ quan cũng như binh lính. Thật vậy, ông sẽ không mong đợi binh sĩ của mình làm bất cứ điều gì mà ông không thể tự mình làm được. Nhưng có cuộc tranh luận về việc liệu một sĩ quan chỉ huy từ tuyến đầu có nhất thiết là phương cách đúng đắn khi chỉ huy một sư đoàn hay những đơn vị lớn hơn không. Ngoài ra, không nghi ngờ gì rằng ông tự thúc ép mình quá nhiều, gây hại cho sức khỏe. Điều này chắc chắn đã xảy ra trong chiến dịch năm 1942 ở Libya và Ai Cập. Tìm mua: Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii TiKi Lazada Shopee

Cũng có những câu hỏi nảy sinh về quan hệ của Rommel với các chỉ huy khác. Có bằng chứng trong thời kỳ đầu sự nghiệp của ông cho thấy ông đã làm ngơ các chỉ thị của cấp trên, khá giống với Đô đốc Horatio Nelson vờ không nhìn thấy các tín hiệu từ kỳ hạm của Hạm đội Anh trong trận Hải chiến Copenhagen năm 1801. Giống như Nelson, ông có một ý tưởng rõ ràng hơn nhiều về tình huống, vì ông gần gũi hơn với nó và có thể nhìn thấy những cơ hội mà các cấp trên của ông không thể thấy. Thái độ này khiến cho các tướng lĩnh cao cấp khác của Đức bực bội, và hình thành nhận xét rằng ông là một kẻ mới nổi không có kinh nghiệm của cuộc chiến tranh thực sự trên Mặt trận phía Đông và được thăng lên cấp bậc cao nhất chỉ đơn giản vì là người theo Quốc xã. Tại Bắc Phi, ông cũng trải qua những vấn đề về chiến tranh liên quân khi xử lý với các đồng minh Ý. Tài ngoại giao và xử lý khéo léo thường là cần thiết để khuyến khích người Ý đồng ý với kế hoạch của mình tương tự như Tướng Norman Schwarzkopf đã phải kết hợp các đơn vị khác nhau để tạo thành liên quân Đồng minh trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Câu chuyện của Rommel cũng phản ánh một tình thế tiến thoái lưỡng nan mà những người lính luôn phải đối mặt trong lịch sử. Điều này xảy ra khi ngày càng rõ ràng rằng chế độ mà ông phục vụ đang dẫn đất nước đến thảm họa. Rommel, giống như tất cả các chỉ huy Đức đồng nghiệp, đã thề trung thành với Hitler, một lời thề mà không một sĩ quan Đức tự trọng nào có thể hủy bỏ. Đúng là Rommel trở nên thân thiết với Hitler trong thời gian cuối những năm 1930, nhưng đến giữa cuộc chiến tranh, sự vỡ mộng đã hình thành đối với việc chỉ đạo chiến tranh của Hitler. Tình trạng nguy hiểm tăng lên sau khi quân Đồng minh đổ bộ vào Normandy vào tháng Sáu năm 1944 và thất bại dường như không tránh khỏi. Ông có nên tham gia với những người ông biết đang âm mưu loại bỏ Hitler và cố gắng kết thúc chiến tranh hay không? Ngoài ra, làm thế nào ông có thể bỏ mặc quân đội của mình khi họ đang tham gia vào một cuộc chiến tuyệt vọng nhằm ngăn chặn quân Đồng minh đột phá ra khỏi vùng Normandy? Như đã xảy ra, nỗ lực ám sát Hitler vào tháng tiếp theo thất bại và cuối cùng đã đóng dấu cho số phận của Rommel.

Thống chế Erwin Rommel là một nhân vật luôn gây mê hoặc và chắc chắn vẫn sẽ là như vậy. Nhìn lại cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 sẽ là thích hợp để đem lại bức chân dung sáng tỏ về con người có sức lôi cuốn này và xác định xem chúng ta có thể học được những gì cho tương lai từ sự nghiệp phi thường của ông.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii PDF của tác giả Charles Messenger nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ký Ức Không Quên (Jonathan Schell)
Tôi sẽ không bàn về những khía cạnh đạo lý của sự có mặt ấy. Đơn giản tôi chỉ nêu lên những điều tai nghe mắt thấy trong những tuần lễ tôi đi cùng các đơn vị Mỹ ở miền Nam Việt Nam vào mùa hè năm 1967. Những điều tôi nghe và thấy - phần lớn liên quan đến sự huỷ diệt đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam - đã giúp tôi phát hiện ra đặc điểm kỳ lạ của cuộc chiến tranh này. Theo thời gian, tôi hiểu ra đó chính là cách đối phó của quân đội Mỹ trước những thực tế đặc thù hết sức đa dạng của cuộc chiến: sự chênh lệch rất xa về quy mô và sức mạnh giữa hai đối thủ; thực tế là người Mỹ đang đánh nhau ở một nơi cách xa nước mình hàng chục nghìn dặm; thực tế là người Việt Nam là một dân tộc châu Á và sống ở một đất nước chưa công nghiệp hoá; thực tế là người Mỹ đang ném bom miền Bắc Việt Nam còn người Bắc Việt Nam lại không thể ném bom nước Mỹ; thực tế là người ta chỉ chống trả việc chúng ta ném bom ở miền Nam bằng vũ khí nhỏ; thực tế là binh sĩ Mỹ thường không thể phân biệt giữa thù với bạn hoặc dân thường; thực tế là tình trạng kém cỏi và thối nát của chính quyền Sài Gòn, là vai trò thứ yếu của Quân đội Nam Việt Nam - những kẻ đang nghĩ rằng chúng ta đến đây là để hỗ trợ họ; thực tế là đối phương đang tiến hành một cuộc chiến tranh du kích còn chúng ta thì đang tiến hành một cuộc chiến tranh cơ giới hoá; và cuối cùng, một thực tế bao trùm và kỳ quặc là: bề ngoài thì có vẻ như không cố tình, nhưng kỳ thực chính chúng ta đang tàn phá đất nước mà chúng ta cứ nghĩ là đang đến để bảo vệ nó.Như nhiều người Mỹ khác, tôi phản đối chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Khi tôi nói chuyện với những lính Mỹ chiến đấu ở Việt Nam, tôi luôn cảm thấy đau buồn về những điều người ta ra lệnh cho họ làm và về những điều họ đã làm. Mặt khác, tôi không thể quên được sự thật là những người lính ấy cho rằng họ phải thực thi nhiệm vụ, rằng không có sự lựa chọn nào khác. Tôi cũng không quên được sự thật là họ đang phải sống trong trạng thái căng thẳng khủng khiếp, và cũng giống như mọi chiến binh trong mọi cuộc chiến, họ đang cố níu lấy sự sống và cố giữ cho tinh thần được tỉnh táo. Nếu như đất nước chúng ta sẩy chân sa vào cuộc chiến vì sai lầm, thì đó không phải là sai lầm của họ. Nếu như việc chúng ta tiếp tục leo thang chiến tranh là tội lỗi, thì tội lỗi đó chắc chắn không chỉ là của riêng mình họ. Nếu như thế thảm hoạ này đến thảm hoạ khác ập đến đầu nhân dân Việt Nam, thì những thảm hoạ đó chính là hậu quả tất yếu của cuộc can thiệp của chúng ta.Đã có hàng chục nghìn lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương ở Việt Nam, có nhiều người trong số đó tin rằng họ đã chiến đấu vì chính nghĩa, và một số binh sĩ mà tôi vừa quen biết ở Việt Nam rồi cũng ngã xuống hoặc bị thương trong cùng một niềm tin như thế. Một số binh sĩ của chúng ta đã bị chiến tranh biến thành những kẻ tàn bạo. Tôi cũng có thể bị biến thành như thế nếu như tôi chiến đấu bên cạnh họ, cũng như những người thuộc bên này hoặc bên kia chiến tuyến trong mọi cuộc chiến tranh đã từng bị biến thành những kẻ tàn bạo. Tuy vậy, một số trong bọn họ đã thực thi nhiệm vụ nhưng không khỏi động lòng trắc ẩn đối với thường dân Việt Nam và ngay cả đối với kẻ thù trong chiến đấu.Trong cuốn sách này, tôi không chủ yếu viết về những người lính trong quân đội Mỹ. Tôi viết về một phần giới hạn của cuộc chiến, viết về sự huỷ diệt do quân đội Mỹ gây ra như tôi đã tận mắt nhìn thấy (phần lớn từ trên máy bay) đối với một khu vực nông thôn của miền Nam Việt Nam. Tất cả người Mỹ chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, chứ không phải chỉ các binh sĩ cầm súng. Tôi không có ý muốn phê phán những cá nhân người Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Tôi chỉ muốn ghi nhận những điều tôi chứng kiến, với hy vọng rằng điều đó sẽ giúp tất cả người Mỹ hiểu được tốt hơn điều chúng ta đang làm.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Không Quên PDF của tác giả Jonathan Schell nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ký Ức Chiến Tranh (Valeriy Potapov)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Chiến Tranh PDF của tác giả Valeriy Potapov nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỵ Sĩ Thứ 5 (James Patterson)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỵ Sĩ Thứ 5 PDF của tác giả James Patterson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kỳ Nữ Họ Tống (Nguyễn Văn Xuân)
Kỳ nữ họ Tống là câu chuyện về người đàn bà mà nhan sắc và tai tiếng đều vào loại bậc nhất trong lịch sử nước Việt: Tống Thị. Tống Thị vốn là vợ của quan trấn thủ xứ Quảng Nam. Sau khi chồng mất, nàng quyến rũ em chồng là Sãi Vương để trở thành bà chúa quyền uy. Em chồng chết mồ chưa xanh cỏ, nàng đã lấy ngay chú ruột chồng. Với dân đen, nàng lộng quyền gây cho họ biết bao oán thán. Với lịch sử, nàng là nguyên nhân gây ra cuộc chiến Trịnh - Nguyễn đẫm máu năm xưa. Nàng đích thực là một ngạ quỷ. Có lẽ chỉ duy nhất một người cho tới ngày Tống Thị bị hành hình nhục nhã vẫn cứ mê đắm, yêu thương nàng.***Cách đây mấy chục năm, có người trao cho tôi một đống sách vở cổ và bảo: Những thứ này do các bậc tiền bối của tôi tích trữ, lưu lại nhiều đời. Thời cha tôi, kể ra nó cũng còn đôi lần được xem xét lại. Đến đời tôi nó hoàn toàn vô dụng vì sách viết bằng những thứ chữ xưa, tôi không đọc được. Tôi có để lại thì giỏi lắm đến đời con tôi chúng cũng đem hút thuốc hoặc bán ký lô thôi. Tôi biếu ông, biết đâu ông chẳng tìm thấy một đôi cuốn, một đôi chương đoạn mà ông thích.Mấy mươi năm nay, tôi chưa sờ mó gì đống sách còn nằm trong xó. Chợt một hôm, nhân cần tư liệu cũ, tôi giở ra xem thấy có một tập nhan đề: Tống Kỳ Nữ. Ban đầu, tôi ngờ là truyện Tàu chép lại. Nhưng khi thử lướt qua vài đoạn, tôi ngạc nhiên đến sững sờ: đó là chuyện hoàn toàn Việt Nam mà lại xảy ra ở Xứ Đàng Trong; cả tỉnh tôi, quê tôi cũng có hiện diện trong mấy chương đầu. Tìm mua: Kỳ Nữ Họ Tống TiKi Lazada Shopee Chuyện kể cuộc đời Tống Thị, một người đàn bà có thật trong lịch sử Xứ Đàng Trong đã một thời làm đảo điên cả triều đại chúa Nguyễn, suýt xóa bỏ cả tên triều đại này trong cơ thể Việt Nam ngay từ những thập niên đầu thế kỷ XVII. Tôi chưa thấy người đàn bà nào trong lịch sử nước ta từ khi dựng nước tới khi chấm dứt chế độ phong kiến (1945) cũng là chấm dứt hẳn triều Nguyễn lại có cuộc đời sóng gió, ghi dấu ấn sâu sắc, rùng rợn, tác dụng mãnh liệt xã hội, chính trị, quân sự, đạo đức đến như bà. Bà Chúa Chè làm điên đảo cơ nghiệp Trịnh Sâm, ghê gớm là thế, cũng chỉ là bóng mờ bên cạnh bà họ Tống. Đặng Thị Huệ chỉ tác động được Chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ - một việc thường xảy ra, cụ thể vào giai đoạn Lê Thái Tổ (Lê Lợi) Lê Thánh Tông. Còn Tống Thị thì thực sự chủ động, tích cực trong việc hại dân, tích luỹ thành phú gia địch quốc, thay ngôi chúa bằng những hành động táo bạo chưa dễ trong thế giới đã có mấy mặt phụ nữ từ cổ chí kim hành động liều lĩnh hơn bà. Phải nói, trong những thập niên đầu thế kỷ XVII, cả Xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài, tên bà trở thành huyền thoại. Cả Chúa Nguyễn (Phước Lan rồi Phước Tần), Chúa Trịnh (Trịnh Tráng) đều bị bà lung lạc cho vào bẫy và Dũng Quận Công (Phước Tần) người kiêu hùng nhất của triều chúa Nguyễn, trong đánh bại quân Trịnh, ngoài tiêu diệt hạm đội Hòa Lan, mở đường khai thác Nam bộ oanh oanh liệt liệt một thời cũng suýt bị bà lật đổ. Tôi không có ý tìm hiểu nguyên nhân nào ảnh hưởng tới con người như bà với hành động lạ lùng đến thế? Gia đình? Bản chất? Sự phân biệt quá gay gắt của đất nước (Trịnh - Mạc, Trịnh Nguyễn cùng song song phát triển) hay ngọn gió mới mẻ và kỳ dị của tư bản phương Tây thổi tới cùng sự thay đổi triều đại (Minh Thanh) của Trung Quốc với hàng hàng lớp lớp người đổ sang vội vàng lôi cuốn bà vào cơn lốc thời đại? Không có sử liệu, tư liệu chính xác, sự quyết đoán chỉ có tính hàm hồ. * * Tập "Tống Kỳ Nữ" kể lại chuyện của đời người đàn bà họ Tống, con gái cai cơ Tống Phước Thông; vợ trấn thủ Nguyễn Phước Kỳ có thực sự chép đúng đời bà do người trong cuộc kể lại hay cũng chỉ hư cấu theo một số sử liệu cốt ý làm tỏ rõ thêm những nét độc đáo của cuộc đời bà và hướng dẫn người đọc theo nhận định riêng? Văn chương cổ, tình ý xưa cũ, nếu dịch lại thật sát e người đọc ngày nay không ham thích nên tôi mạo muội biên tập lại cho dễ đọc. Và nó không còn là lịch sử mà là tiểu thuyết lịch sử. Tên Tống Kỳ Nữ, khá nặng nề cũng đổi ra Kỳ Nữ Họ Tống cho hợp thời thượng. Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỳ Nữ Họ Tống PDF của tác giả Nguyễn Văn Xuân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.