Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất (Osho)

Tương lai thì mờ mịt, thế mà chẳng ai muốn hiểu. Quá khứ đã chết, và nếu bạn cứ mãi níu giữ thì tương lai sẽ càng mịt mờ hơn. Khắp nơi, người ta né tránh tôi. Tất cả các bộ máy quyền lực lên án tôi, chỉ vì một lý do đơn giản là tôi muốn họ nhìn thẳng vào thực tại. Mắt họ cứ nhắm mãi vậy.

Trong logic người ta gọi đó là “lý luận đà điểu”. Con đà điểu có khuynh hướng là: mỗi khi gặp kẻ thù và biết mình chết chắc, nó chỉ cần dúi đầu xuống cát. Nó sống trong sa mạc, mắt nhắm tịt đầu trong cát. Nó hoàn toàn yên tâm vì nó không còn phải nhìn thấy kẻ thù ở đâu nữa.

Nhưng như vậy không có nghĩa là kẻ thù đã biến mất; thực ra việc đó chỉ tạo thuận lợi hơn cho kẻ thù mà thôi. Lúc này thì con đà điểu cũng chẳng định làm gì để trốn thoát, để chiến đấu, thương lượng, hay bất kỳ điều gì. Lúc này thì chẳng còn gì phải bàn: đơn giản là nó đứng đó sẵn sàng làm một bữa ngon cho kẻ thù. Kẻ thù của đà điểu chỉ việc ăn nó mà không tốn tí sức lực nào, bởi lẽ đà điểu vẫn cứ sống với một ý niệm rằng: “Tớ chả thấy có kẻ thù nào ở đây cả.”

Ngày nay lý luận đà điểu có mặt ở khắp nơi. Không ai muốn nhìn thấy thực tại - rằng mình đang chìm đấy, rằng mọi giá trị của mình đề là giả dối, rằng toàn bộ nền văn minh của mình rặt bọn đạo đức giả, rằng tất thảy những nụ cười chỉ toàn là sự cử động của cơ miệng và chẳng hề có chút tâm tư nào trong đó, rằng mình đã quên là mình phải sống, phải yêu, phải cười, rằng mình chẳng hiểu được ý nghĩa của cuộc đời. Bạn cứ níu giữ vì không còn gì khác nữa, không có sự lựa chọn khác.

Người ta tránh né tôi vì lẽ tôi có thể đem đến một lựa chọn khác. Tôi chỉ cho rằng đó không phải là con đường duy nhất mà một xã hội có thể tồn tại, đó không phải là con đường duy nhất mà một cuộc hôn nhân có thể bền vững, đó không phải là con đường duy nhất mà người ta có thể nuôi dạy con trẻ, đó không phải là con đường duy nhất mà các chính phủ có thể vận hành. Có những con đường khác. Thế mà chỉ cần nghe tới sự lựa chọn khác thôi cũng đủ làm họ kinh sợ. Họ thà thấy thế chiến thứ ba nổ ra còn hơn là thay đổi lối tư duy của con người. Tìm mua: Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất TiKi Lazada Shopee

Osho

***

Acharya Rajneesh, hay Bhagwan Shree Rajneesh, người về sau được thế giới biết đến với cái tên Osho, sinh năm 1931 ở làng Kuchwada, bang Madhya Pradesh, thuộc miền Trung Ấn Độ. Là con trai cả trong một gia đình Kỳ Na Giáo (Jaina), một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Osho chưa từng theo bất kỳ tôn giáo nào. Khi còn nhỏ, Osho đã là một đứa trẻ thông minh, nổi loạn, tự lập, hiếu kỳ về những lễ nghi tín ngưỡng cổ truyền và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bà ngoại, một người phụ nữ sắc sảo.

Sau khi có học vị thạc sĩ Triết học tại Đại học Saugar năm 21 tuổi và đạt tới giác ngộ (Samadhi) vào năm 1970, Osho du thuyết nhiều nơi trên đất Ấn. Ông bắt đầu truyền giảng những khái niệm tâm linh mới mẻ gây tranh cãi, như thông qua dục (Sex) để đạt siêu tâm thức (Super-Consciousness) và đưa ra phương pháp thiền mới, gọi là thiền động (Dynamic Meditation) - một sự pha trộn các tư tưởng triết học và đạo giáo lớn đương thời. Tư tưởng của Osho lan tỏa khắp mọi nơi, thu hút hàng ngàn môn đệ trên toàn cầu.

Qua nhiều biến động, Osho di cư từ Ấn Độ sang Mỹ để chữa bệnh, rồi bị trục xuất quay về Pune (Poona) ở nước nhà. Osho yếu dần và “rời thân thể” năm 1990. Ông để lại cả một gia tài sách và những bài giảng ghi hình ghi âm lên tới 7000 giờ lưu trữ bằng 47 thứ tiếng, các hình thức tập thiền và một trung tâm tu học rộng 16 mẫu đất (khoảng 162.000 m2) cách Bombay 100 dặm.

Osho không theo bất kỳ tín ngưỡng nào. Ông cũng không truyền giảng bất kỳ đạo giáo nào. Thứ duy nhất ông thuyết giảng là Đạo, với quan niệm Thượng Đế nằm trong vạn vật. Với sứ mạng tạo một thế giới tỉnh thức, Osho đưa ra và muốn phổ biến hình ảnh về con người mới - được ông gọi với cái tên Phật Zorba.

Nhóm “người mới” là hình ảnh những người trỗi dậy thay thế thế hệ đang hấp hối, họ chấp nhận bản ngã của chính mình - vừa nhảy múa vui ca giữa cuộc đời, vừa cảm thấy an tịnh khoan hòa. Osho tin tưởng đó là một tương lai hoàng kim của nhân loại, khi con ngời ngừng tự hỏi về tương lai của chính mình và con em họ.

Nhiều đạo lý thuyết giảng của Osho vẫn còn gây tranh cãi trong cộng đồng và gây tai tiếng trong thời gian ông còn sống. Nhưng không thể phủ nhận, với trí tuệ, kỹ năng thuyết giảng đầy cuốn hút, một lối văn giản dị cùng óc hài hước và nhân cách của mình, Osho đã lay động trái tim và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong Thiền

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại Nhất PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trong Vòng Sinh Diệt (Ajahn Chah)
Được sinh ra trong thế giới này, chúng ta đều phải đối mặt với nhiều đau khổ đến từ sinh, lão, bệnh, tử. Bởi mọi sự vật trên đời không tồn tại mãi. Có xuất hiện thì sẽ có kết thúc. Kết thúc rồi lại xuất hiện. Vạn sự vô thường. Do vậy, Đức Phật dạy chúng ta không nắm giữ bất cứ điều gì. Nếu giác ngộ điều đó, chúng ta sẽ có thể có được sự yên bình. Yên bình đến từ sự buông bỏ, buông bỏ đến từ sự thông tuệ, và sự thông tuệ đến từ giác ngộ chân lý vô thường và vô ngã, khi chúng ta trải nghiệm và nhận ra chân lý này trong tâm mỗi người. “Trong vòng sinh diệt” tập hợp những bài thuyết giảng của Ajahn Chah do Paul Breiter biên tập sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn rõ hơn về các ý niệm vô thường và vô ngã trong Phật giáo. Theo Ajahn Chah, hiểu về lẽ vô thường là trọng tâm ban đầu của quá trình tu tập. Đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa dẫn dắt chúng ta qua những khía cạnh khác của đời sống tâm linh.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trong Vòng Sinh Diệt PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Tại Tâm (Ajahn Chah)
“Đức Phật và hàng môn đệ đã du hành khắp miền thôn dã và những khu rừng rậm Ấn Độ kêu gọi mọi người hãy cùng Ngài trau giồi trí tuệ, mở rộng tình thương, sống đời giản dị của một khất sĩ, hi sinh tất cả cho sự bình an tỉnh thức. Nếu bạn muốn thấy nếp sống giản dị trong rừng, muốn tìm những người hành thiền với chiếc y vàng khiêm nhường và chiếc bát đơn giản như Đức Phật, bạn phải rời phố thị náo nhiệt, bỏ lại sau lưng những ngôi chùa đồ sộ, những ngọn tháp cao vút ấy. Nếu đất nước bạn đến là Thái Lan, một nôi có nhiều chùa và nhà sư nhất, bạn phải đáp xe lửa gần nhà ga Hualampang đông đúc, đón chuyến xe sớm nhất đi lên miền cực Bắc rừng núi âm u hay xuống tận miền Nam đất bằng hoang dã. Chỉ vài giờ sau bạn đã ra khỏi phố thị ồn ào, xa rời những khu thương mại sầm uất và không còn nhìn thấy những căn nhà lụp xụp nằm dài hai bên đường xe lửa. Bạn đi xuyên qua những cánh đồng lúa hình bàn cờ được phân chia một cách đều đặn và nhịp nhàng bằng những bờ ruộng, những con lạch và những đường dẫn nước nhỏ. Ở tận chân trời của biển lúa ấy, cứ ba dặm bạn lại thấy những hòn đảo nổi, đó là khóm kè hay khóm chuối rậm rạp. Nếu xe hoả đến gần hơn một trong những hòn đảo ấy, bạn sẽ thấy ẩn hiện trong khóm cây um tùm một mái chùa màu cam và những ngôi nhà gỗ đơn sơ. Đó là hình ảnh những ngôi làng Đông Nam Á. Mỗi ngôi làng chừng năm trăm đến hai ngàn dân là đã có ít nhất một ngôi chùa. Chùa là nơi cầu nguyện, lễ bái, hội họp, đồng thời cũng là ngôi trường làng. Đây là nơi phần lớn thanh niên trai tráng đến tuổi hai mươi vào xuất gia trong khoảng thời gian một năm hay ba tháng, học hỏi Đạo Pháp hầu trở nên một thành viên trưởng thành của xã hội. Chùa được điều hành bởi một vài nhà sư lớn tuổi, giản dị và thiện chí. Những nhà sư này học hỏi một số kinh sách cổ, hiểu biết nghi lễ và giáo lý căn bản để đảm nhận vai trò như một giáo sĩ của làng. Chùa là một thành phần cũng là một đơn vị tô điểm thêm cho nét đẹp của làng. Nhưng đấy không phải là nơi mà bạn phải tìm. Xe hoả của bạn phải đi thẳng mãi lên miền Bắc, đến kinh đô cũ của xứ Auddhaya, với di tích những ngôi đền lộng lẫy đã bị sụp đổ và những lâu đài cổ kính hoang tàn vì bị cướp phá hàng thế kỷ trước đây trong trận chiến tranh với vương quốc lân cận. Lưu lại trong đám hoang tàn đổ nát ấy là những ngôi tượng Phật khổng lồ, điềm nhiên qua sương gió của thời gian. Tìm mua: Phật Tại Tâm TiKi Lazada Shopee Bây giờ xe lửa của bạn rẽ về hướng Đông đến tận biên giới Lào, xuyên qua cao nguyên Korat. Bạn phải mất vài giờ nữa để băng qua bình nguyên với ruộng lúa và làng mạc, nhưng dần dần ruộng đồng và làng mạc trở nên thưa thớt và nghèo nàn hơn. Ở đây bạn không còn thấy những rạch nước và những ngôi vườn cây trái sum sê của miền Trung Thái. Cảnh vật trở nên hoang dã, nhà cửa có vẻ nhỏ nhắn và đơn sơ hơn. Những ngôi chùa làng vẫn còn lấp ló, nhưng cũng nhỏ bé và đơn giản hơn. Ở đây lối sống cổ xưa tự túc được duy trì. Bạn có thể nhìn thấy những phụ nữ khoác mình bằng chiếc khăn dệt tay, nép bên ngưỡng cửa e thẹn nhìn khách lạ. những nông dân đang chăm chỉ làm việc ngoài đồng dưới ánh nắng thiêu đốt và bọn trẻ con chăn trâu trong những con mương nước đục ngầu dọc theo đường xe lửa….” (Trích “Đường về với Phật”)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Tại Tâm PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển (Ajahn Chah)
Một bài pháp thiền sư Ajhan Cha thuyết cho một vị sư chuyên nghiên cứu pháp học và nhóm Phật tử tại chùa Wat Pah Pong trong những năm 1960. Toàn bộ mục đích của việc nghiên cứu Phật Pháp là để tìm con đường giải thoát khổ, đạt đến hạnh phúc và bình an. Dù chúng ta nghiên cứu các hiện tượng thân hay tâm, tâm vương (citta) hay tâm sở (cetasikā), chỉ khi lấy sự giải thoát khổ làm mục đích cuối cùng thì chúng ta mới ở trên con đường chánh - không gì khác. Khổ có mặt là bởi vì có nhân, có duyên để nó tồn tại. Hãy hiểu thật rõ rằng khi tâm tĩnh lặng, nó ở trạng thái tự nhiên, bình thường. Ngay khi tâm chuyển động, nó trở thành các hành (sankhāra), bị ràng buộc (bị tạo nên bởi các điều kiện, nhân tố khác nhau). Khi tâm bị thu hút bởi một đối tượng nào đó, nó bị ràng buộc, bị tạo thành bởi các điều kiện. Khi sân hận khởi nên, nó bị ràng buộc. Ý muốn đi chỗ này chỗ kia sanh khởi từ việc bị ràng buộc. Chánh niệm của chúng ta không theo kịp được sự sinh sôi của tâm khi chúng diễn ra, tâm đuổi theo chúng và bị chúng trói buộc. Bất cứ khi nào tâm chuyển động, ngay lúc đó, nó trở thành một thực tại chế định. Vì vậy, Đức Phật dạy chúng ta quán chiếu những điều kiện cấu tạo, thường biến chuyển này của tâm mình. Mỗi khi tâm chuyển động, nó trở nên không bền vững và vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anattā). Đây là những đặc tính luôn có của tất cả mọi sự vật, hiện tượng bị tạo nên bởi các điều kiện. Đức Phật dạy chúng ta quan sát và quán chiếu những chuyển động này của tâm. Giáo lý về 12 nhân duyên (sự sanh khởi tùy thuộc vào nhân duyên- paticca samuppāda) cũng như vậy: vô minh (avijjā) là nhân duyên cho sự sanh khởi của các hành (sankhāra); hành là nhân duyên sanh thức (viññāna); thức là nhân duyên sanh khởi danh-sắc (nāma-rūpa), v.v...như chúng ta nghiên cứu trong kinh điển. Đức Phật tách rời từng mắt xích trong chuỗi nhân duyên ấy để dễ nghiên cứu. Đó là sự diễn tả chính xác và chi tiết về thực tại, nhưng khi tiến trình này thực sự xảy ra trong cuộc sống thực tế, các học giả không thể theo được những gì đang diễn ra. Nó giống khi bạn bị rơi từ ngọn cây xuống đất. Chúng ta chịu không thể biết mình đã rơi qua bao nhiêu cành cây. Tương tự như vậy, khi tâm bất ngờ tiếp nhận một tác động giác quan, nếu thích, nó lập tức bay bổng vào một tâm trạng tốt. Nó cho cái đó là tốt mà không hề ý thức được cả một chuỗi nhân duyên đã dẫn đến đó. Tiến trình diễn ra đúng theo lý thuyết, nhưng ngay lập tức cũng vượt ra ngoài giới hạn của lý thuyết ấy. Tìm mua: Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển TiKi Lazada Shopee Chẳng có cái gì tuyên bố lên: “Đây là vô minh đấy. Đây là hành đấy, thức đấy”. Tiến trình không cho nhà học giả cơ hội để đọc danh sách khi nó đang diễn ra. Mặc dù Đức Phật phân tích và diễn giải trình tự của tiến trình tâm đến tận chi tiết nhỏ nhất, đối với tôi, nó cũng giống như rơi từ trên cây xuống. Khi rơi xuống, chẳng có cơ hội nào để mà ước lượng mình đã rơi được bao nhiêu mét, bao nhiêu cm. Cái chúng ta biết chỉ là rơi bịch một cái xuống đất và đau điếng người. Tâm cũng y hệt như vậy. Khi nó đổ vỡ vì một cái gì đó, cái chúng ta ý thức được chỉ là nỗi đau. Tất cả những nỗi khổ, đau đớn, u sầu và thất vọng ấy đến từ đâu? Nó không đến từ mớ lý thuyết trong sách vở. Chẳng có chỗ nào ghi lại chi tiết nỗi khổ của chúng ta cả. Cái khổ của chúng ta sẽ không hoàn toàn chính xác như trong lý thuyết, nhưng cả hai đều đi trên cùng một con đường. Vì vậy, chỉ mỗi lý thuyết thì không thể theo kịp thực tế. Chính vì lý do đó mà Đức Phật dạy chúng ta phát triển sự hiểu biết rõ ràng về chính bản thân mình. Bất cứ cái gì sanh khởi, nó sanh khởi trong cái biết này. Những cái mà nó biết, nó biết đúng theo chân lý, khi đó tâm và các thành phần của nó (tâm sở) sẽ được nhận diện là không phải của ta. Cuối cùng tất cả chúng đều bị ta từ bỏ và vứt đi như rác. Chúng ta không nên bám víu lấy nó hay cho nó bất cứ ý nghĩa gì.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển (Ajahn Chah)
Một bài pháp thiền sư Ajhan Cha thuyết cho một vị sư chuyên nghiên cứu pháp học và nhóm Phật tử tại chùa Wat Pah Pong trong những năm 1960. Toàn bộ mục đích của việc nghiên cứu Phật Pháp là để tìm con đường giải thoát khổ, đạt đến hạnh phúc và bình an. Dù chúng ta nghiên cứu các hiện tượng thân hay tâm, tâm vương (citta) hay tâm sở (cetasikā), chỉ khi lấy sự giải thoát khổ làm mục đích cuối cùng thì chúng ta mới ở trên con đường chánh - không gì khác. Khổ có mặt là bởi vì có nhân, có duyên để nó tồn tại. Hãy hiểu thật rõ rằng khi tâm tĩnh lặng, nó ở trạng thái tự nhiên, bình thường. Ngay khi tâm chuyển động, nó trở thành các hành (sankhāra), bị ràng buộc (bị tạo nên bởi các điều kiện, nhân tố khác nhau). Khi tâm bị thu hút bởi một đối tượng nào đó, nó bị ràng buộc, bị tạo thành bởi các điều kiện. Khi sân hận khởi nên, nó bị ràng buộc. Ý muốn đi chỗ này chỗ kia sanh khởi từ việc bị ràng buộc. Chánh niệm của chúng ta không theo kịp được sự sinh sôi của tâm khi chúng diễn ra, tâm đuổi theo chúng và bị chúng trói buộc. Bất cứ khi nào tâm chuyển động, ngay lúc đó, nó trở thành một thực tại chế định. Vì vậy, Đức Phật dạy chúng ta quán chiếu những điều kiện cấu tạo, thường biến chuyển này của tâm mình. Mỗi khi tâm chuyển động, nó trở nên không bền vững và vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anattā). Đây là những đặc tính luôn có của tất cả mọi sự vật, hiện tượng bị tạo nên bởi các điều kiện. Đức Phật dạy chúng ta quan sát và quán chiếu những chuyển động này của tâm. Giáo lý về 12 nhân duyên (sự sanh khởi tùy thuộc vào nhân duyên- paticca samuppāda) cũng như vậy: vô minh (avijjā) là nhân duyên cho sự sanh khởi của các hành (sankhāra); hành là nhân duyên sanh thức (viññāna); thức là nhân duyên sanh khởi danh-sắc (nāma-rūpa), v.v...như chúng ta nghiên cứu trong kinh điển. Đức Phật tách rời từng mắt xích trong chuỗi nhân duyên ấy để dễ nghiên cứu. Đó là sự diễn tả chính xác và chi tiết về thực tại, nhưng khi tiến trình này thực sự xảy ra trong cuộc sống thực tế, các học giả không thể theo được những gì đang diễn ra. Nó giống khi bạn bị rơi từ ngọn cây xuống đất. Chúng ta chịu không thể biết mình đã rơi qua bao nhiêu cành cây. Tương tự như vậy, khi tâm bất ngờ tiếp nhận một tác động giác quan, nếu thích, nó lập tức bay bổng vào một tâm trạng tốt. Nó cho cái đó là tốt mà không hề ý thức được cả một chuỗi nhân duyên đã dẫn đến đó. Tiến trình diễn ra đúng theo lý thuyết, nhưng ngay lập tức cũng vượt ra ngoài giới hạn của lý thuyết ấy. Tìm mua: Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển TiKi Lazada Shopee Chẳng có cái gì tuyên bố lên: “Đây là vô minh đấy. Đây là hành đấy, thức đấy”. Tiến trình không cho nhà học giả cơ hội để đọc danh sách khi nó đang diễn ra. Mặc dù Đức Phật phân tích và diễn giải trình tự của tiến trình tâm đến tận chi tiết nhỏ nhất, đối với tôi, nó cũng giống như rơi từ trên cây xuống. Khi rơi xuống, chẳng có cơ hội nào để mà ước lượng mình đã rơi được bao nhiêu mét, bao nhiêu cm. Cái chúng ta biết chỉ là rơi bịch một cái xuống đất và đau điếng người. Tâm cũng y hệt như vậy. Khi nó đổ vỡ vì một cái gì đó, cái chúng ta ý thức được chỉ là nỗi đau. Tất cả những nỗi khổ, đau đớn, u sầu và thất vọng ấy đến từ đâu? Nó không đến từ mớ lý thuyết trong sách vở. Chẳng có chỗ nào ghi lại chi tiết nỗi khổ của chúng ta cả. Cái khổ của chúng ta sẽ không hoàn toàn chính xác như trong lý thuyết, nhưng cả hai đều đi trên cùng một con đường. Vì vậy, chỉ mỗi lý thuyết thì không thể theo kịp thực tế. Chính vì lý do đó mà Đức Phật dạy chúng ta phát triển sự hiểu biết rõ ràng về chính bản thân mình. Bất cứ cái gì sanh khởi, nó sanh khởi trong cái biết này. Những cái mà nó biết, nó biết đúng theo chân lý, khi đó tâm và các thành phần của nó (tâm sở) sẽ được nhận diện là không phải của ta. Cuối cùng tất cả chúng đều bị ta từ bỏ và vứt đi như rác. Chúng ta không nên bám víu lấy nó hay cho nó bất cứ ý nghĩa gì.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự Bình An Không Gì Lay Chuyển PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.