Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Động Lực 3.0

Động Lực 3.0

Daniel H.Pink đã trình bày những sự thật gây choáng váng trong cuốn sách mới của mình. Bí quyết để trở nên thành công và được mọi người yêu mến trong thế giới ngày nay là động lực phấn đấu của chúng ta, nhu cầu muốn học hỏi và sáng tạo ra những thứ mới, và nỗ lực chứng tỏ bản thân mình cũng như vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Dựa trên những nghiên cứu về động lực thúc đẩy con người được thực hiện trong bốn thập kỷ qua, Pink đã vạch trần những sai lầm giữa lý thuyết so với thực tế – cũng như tác động của chúng tới cuộc sống của chúng ta. Ông đã chứng minh rằng mặc dù đã làm mưa làm gió suốt thế kỷ XX, phương pháp cũ rích Củ cà rốt và cây gậy hoàn toàn là một cung cách sai lầm để thúc đẩy mọi người vượt qua những thử thách trong thời đại ngày nay. Trong “Động lực 3.0”, ông nêu ra 3 yếu tố tạo ra động lực thực sự:

Tự chủ – khao khát được làm chủ cuộc sống của chính mình

Thành thạo – niềm thôi thúc không ngừng hoàn thiện và bổ sung kiến thức về các vấn đề bất kỳ.

Lý tưởng – khao khát được cống hiến không vì bản thân mình

Cùng với 3 yếu tố này, tác giả còn đưa ra những phương pháp tiếp cận mới để thúc đẩy cũng như giới thiệu chúng ta với các nhà khoa học và doanh nhân đang theo đuổi những hoài bão lớn lao.

***

Những trò đánh đố rắc rối của Harry Harlow và Edward Deci

Giữa thế kỷ trước, hai nhà khoa học trẻ đã thực hiện những thí nghiệm lẽ ra đã thay đổi cả thế giới − nhưng điều đó lại không xảy ra.

Harry F. Harlow là một giáo sư chuyên ngành tâm lý học tại Đại học Wisconsin. Vào những năm 1920, ông đã thành lập một trong những phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới nhằm nghiên cứu hành vi của loài linh trưởng. Một ngày năm 1949, Harlow cùng hai đồng nghiệp đã tập hợp tám con khỉ nâu để phục vụ một thí nghiệm về học tập kéo dài hai tuần. Các nhà nghiên cứu đặt ra một trò chơi cơ học như trong hình dưới đây. Để chơi trò này, người chơi cần phải trải qua ba bước: rút cây đinh dọc ra, tháo móc và nhấc chiếc nắp có bản lề lên. Với tôi và bạn: điều này dễ như ăn kẹo, nhưng với một con khỉ nặng 6 kg ở phòng thí nghiệm: khoai đây.

Các nhà khoa học đặt những món đồ chơi nói trên vào chuồng của lũ khỉ và quan sát xem chúng phản ứng ra sao − và cũng để chuẩn bị cho chúng trước khi tham gia các bài kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề vào cuối tuần thứ hai. Song gần như ngay lập tức, một điều lạ lùng đã xảy ra. Dù không hề bị kích động bởi bất cứ yếu tố ngoại cảnh nào cũng như chẳng phải chờ các nhà khoa học thúc bách, lũ khỉ bắt đầu chơi trò chơi với tất cả sự chuyên chú, quyết tâm và biểu hiện gì đó gần như là niềm thích thú. Và chẳng bao lâu sau, chúng đã dần phát hiện ra cách thức vận hành của cỗ máy đơn giản này. Khi Harlow “sát hạch” lũ khỉ đến ngày thứ 13 và 14, các anh em họ nhà linh trưởng đã tỏ ra khá thuần thục. Chúng xử lý trò đánh đố này cực kỳ thường xuyên và nhanh nhẹn: 2/3 trong tổng số lần chúng tìm ra lời giải chỉ sau chưa đầy sáu mươi giây.

Chà, chuyện này quả có hơi kỳ quặc thật. Chưa từng có ai dạy bọn khỉ phải rút đinh, đẩy chốt và mở nắp như thế nào. Chưa từng có ai thưởng cho chúng thức ăn, tình cảm, hay thậm chí chỉ là vài tiếng vỗ tay khích lệ khi chúng thành công. Và thực tế đó trái ngược hoàn toàn với những quan niệm vẫn được chấp nhận rộng rãi về cách thức hành xử của các loài linh trưởng − bao gồm cả nhóm động vật có bộ não lớn hơn, ít lông lá hơn mà chúng ta vẫn gọi là người.

Thời ấy, các nhà khoa học đã biết rằng có hai động lực chính thúc đẩy hành vi. Thứ nhất là động lực sinh học. Con người và các loại động vật khác ăn để khỏa lấp cơn đói, uống để chấm dứt cơn khát và giao cấu để thỏa mãn nhu cầu sinh dục của mình. Song điều đó không xảy ra ở đây. “Việc giải đố không mang lại thức ăn, nước uống, hay lạc thú tính dục”, Harlow nhận xét.

Song động lực còn lại cũng không thể giải thích được hành vi khác thường của lũ khỉ. Nếu như các động lực sinh học có nguồn gốc tự thân thì động lực thứ hai này lại xuất phát từ bên ngoài − những phần thưởng và hình phạt mà môi trường xung quanh mang tới để đổi lại việc hành xử theo những cách nhất định. Điều này hoàn toàn đúng với con người, chúng ta luôn phản ứng vô cùng tinh nhạy trước những yếu tố ngoại cảnh kiểu này. Nếu anh hứa tăng lương, chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn. Nếu anh vẽ ra viễn cảnh được nhận điểm 10 cho bài kiểm tra, chúng tôi sẽ học chăm chỉ hơn. Nếu anh dọa sẽ phạt chúng tôi vì đi muộn hoặc vì điền không đúng mẫu đơn, chúng tôi sẽ đến đúng giờ và đánh dấu không sót một ô nào. Nhưng nó cũng chẳng phải nguyên nhân dẫn tới những hành động của lũ khỉ. Như Harlow đã viết (thiết tưởng bạn còn có thể nghe thấy cả tiếng ông vò đầu bứt tai nữa): “Hành vi thu được từ cuộc điều tra này đã đặt ra những câu hỏi lý thú đối với học thuyết động lực, vì quá trình học tập đã đạt được và sự thực thi đã được duy trì mà không phải viện tới những nhân tố kích thích ngoại cảnh.”

Vậy nó còn có thể là cái gì đây?

Để trả lời câu hỏi này, Harlow đưa ra một giả thuyết mới – yếu tố được gọi là một động lực thứ ba: “Bản thân việc thực thi nhiệm vụ đã cung cấp một phần thưởng tự thân. Lũ khỉ chơi trò chơi chỉ đơn giản là vì chúng cảm thấy vui sướng khi làm việc đó. Chúng thích thế. Niềm vui mà nhiệm vụ này mang lại chính là phần thưởng vậy.”

Nếu quan điểm trên là xác đáng, thì những chuyện xảy ra tiếp theo chỉ khơi sâu thêm những điểm còn gây hoang mang và tranh cãi. Có lẽ động lực mới được khám phá này – Harlow gọi nó là “động cơ nội tại” – thực sự tồn tại. Nếu lũ khỉ được thưởng – bằng nho khô! – khi giải xong trò đố, ắt hẳn chúng sẽ còn làm tốt hơn nữa. Tuy nhiên, khi Harlow thử cách tiếp cận này, lũ khỉ lại mắc lỗi nhiều hơn và giải được trò đố kém thường xuyên hơn. “Sự xuất hiện của thức ăn trong thí nghiệm hiện tại”, Harlow viết, “hóa ra lại làm gián đoạn quá trình thực hiện, một hiện tượng chưa từng được báo cáo trong bất kỳ tài liệu nào.”

Đến đoạn này thì thật sự là kỳ quặc. Điều đó cũng giống như việc ta thả quả cầu thép xuống một mặt phẳng nghiêng để đo vận tốc của nó – chỉ để thấy quả cầu rơi vào khoảng không. Nó cho thấy hiểu biết của chúng ta về những lực hấp dẫn tác động lên hành vi của mình vẫn chưa đầy đủ − rằng những gì mà chúng ta vẫn cho là các quy luật bất biến thực chất còn vô vàn lỗ hổng. Harlow đặc biệt nhấn mạnh “sức mạnh và sự bền bỉ” của động lực đã thúc đẩy lũ khỉ hoàn thành trò chơi. Sau đó ông nhận xét:

“Dường như động lực này… cũng cơ bản và mạnh mẽ như tất cả các động lực [khác]. Hơn nữa, chúng ta có lý do để tin rằng [nó] có thể giúp kích thích hoạt động học tập hiệu quả không kém.”

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, hai động lực phổ biến nói trên giữ một vị trí cực kỳ vững chắc trong tư duy khoa học. Vì vậy, Harlow đã chủ động gióng lên hồi chuông nhắc nhở. Ông thúc giục các nhà khoa học “từ bỏ những địa hạt lý thuyết lỗi thời của mình” và tìm kiếm những nguyên nhân chính xác hơn, mới mẻ hơn dẫn đến hành vi của con người. Ông cảnh báo rằng cách biện giải của chúng ta về lý do tại sao chúng ta lại làm những việc mà mình vẫn làm còn chưa hoàn chỉnh. Ông cho rằng để hiểu đúng bản chất con người, chúng ta cần phải tính tới động lực thứ ba này nữa.

Nhưng rồi ông lại mang vứt xó ý tưởng mới này.

Thay vì đấu tranh với cơ sở kiến thức sẵn có và thiết lập một cái nhìn toàn diện hơn về động lực, Harlow lại bỏ mặc vấn đề nghiên cứu còn gây nhiều tranh cãi này, và về sau, ông đã trở nên nổi tiếng với những nghiên cứu về bản chất khoa học của tình cảm yêu mến. Khám phá của ông về động lực thứ ba nói trên thi thoảng lại được nhắc tới trong các tài liệu chuyên ngành tâm lý. Song về cơ bản, nó vẫn đứng ngoài lề cả ngành khoa học hành vi lẫn kho tàng kiến thức của chúng ta về con người. Hai thập kỷ trôi qua, rồi cuối cùng một nhà khoa học khác cũng xuất hiện để tiếp tục lần theo đầu mối mà Harlow đã bỏ lại trên chiếc bàn phòng thí nghiệm Wisconsin ngày nào giữa biết bao nghi hoặc và tò mò.

Mùa hè năm 1969, Edward Deci, sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học của Đại học Carnegie Mellon, đang tìm kiếm một đề tài cho luận văn của mình. Deci đã nhận được bằng MBA của trường Wharton, và giờ đây, anh lại bị hấp dẫn bởi vấn đề động lực song anh ngờ rằng giới học giả và doanh nhân đã hiểu sai nó. Vậy là, anh “mượn tạm” một trang trong cuốn sổ tay của Harlow và bắt tay vào nghiên cứu đề tài này với sự giúp sức của một trò chơi đánh đố khác.

Deci chọn trò xếp hình Soma, một sản phẩm thời bấy giờ đang rất thịnh của hãng Parker Brothers. Nhờ có YouTube, trò chơi này đã thu hút một lượng người hâm mộ tương đối đông đảo. Như các bạn có thể thấy dưới đây, bộ xếp hình bao gồm bảy mảnh ghép nhựa − sáu mảnh cấu thành từ bốn khối lập phương có kích thước 2 cm, và một mảnh cấu thành từ ba khối lập phương có kích thước 2 cm. Người chơi có thể ghép bảy mảnh theo vài triệu cách khác nhau − để tạo thành từ những hình khối trừu tượng cho đến các vật thể dễ nhận biết.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công
Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành CôngMặc dù cuốn sách này được đặt tên Bảy Quy luật Tinh thần của Thành công, nhưng nó cũng có thể được gọi là Bảy Quy luật Tinh thần của Cuộc sống, bởi đây đều là những quy luật mà tự nhiên dùng để tạo ra mọi thứ tồn tại ở dạng vật chất – những thứ chúng ta có thể nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm được vào.Trong cuốn Tạo ra sự Giàu có: Ý thức về sự Giàu có trong Trường Mọi Khả năng của mình, tôi đã vạch ra những bước đi hướng tới ý thức về sự giàu có dựa trên sự hiểu biết đúng đắn về cách thức vận hành của tự nhiên. Cuốn Bảy Quy luật Tinh thần của Thành công làm nên điều cốt tủy của bài học này. Khi hiểu biết này hòa nhập vào ý thức của bạn, nó sẽ giúp bạn có khả năng tạo ra sự giàu có vô biên mà không cần quá nhiều cô gắng, và trải nghiệm thành công trong mọi nỗ lực của bạn.Thành công trong cuộc sống có thể định nghĩa là niềm hạnh phúc không ngừng được tăng lên và những mục tiêu đáng trọng không ngừng được thực hiện. Thành công là khả năng hiện thực hóa những khát vọng của bạn mà không cần quá nhiều cố gắng. Thế mà thành công, bao gồm việc tạo ra sự giàu có, vẫn luôn được coi là một quá trình đòi hỏi sự lao lực, và người ta hay cho rằng để có được thành công thì phải đánh đổi những thứ khác. Chúng ta cần phải có cách tiếp cận mang tính tinh thần hơn đối với thành công và sự giàu có, những thứ sẽ mang lại vô số điều tốt lành cho bạn. Khi đã hiểu biết về các quy luật tinh thần và thực hành nó, chúng ta tự đặt chính mình trong mối liên hệ hài hòa với tự nhiên và tạo ra sự giàu có bằng sự thảnh thơi, niềm vui và tình yêu.Thành công có rất nhiều khía cạnh; giàu có về vật chất chỉ là một trong số đó. Hơn nữa, thành công là cuộc hành trình, chứ không phải là điểm đến. Do vậy, dư dả về vật chất, dù biểu hiện dưới hình thức nào chăng nữa, cũng lại là một trong những yếu tố khiến cuộc hành trình đó trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên, nói đến thành công còn có nghĩa sức khỏe tốt, sinh lực tràn đầy và lòng nhiệt tình đối với cuộc sống, hoàn thiện các mối quan hệ, tự do sáng tạo, sự ổn định về tình cảm và tâm lý, hạnh phúc và thanh thản trong tâm hồn.Thậm chí khi trải nghiệm tất cả những điều đó, chúng ta vẫn có cảm giác chưa thực sự thỏa mãn nếu chúng ta không nuôi dưỡng hạt giống của sự thần thánh bên trong chúng ta. Trên thực tế, chúng ta chính là thần thánh ngụy trang, và Chúa Trời phôi thai trong chúng ta đang đòi hỏi được hiện nguyên hình. Do vậy, thành công đích thực là sự trải nghiệm điều kỳ diệu. Đó là sự bộc lộ tính thần thánh bên trong chúng ta. Đó là khả năng nhận thức được sự thần thánh ở bất cứ nơi đâu chúng ta đến, trong bất cứ điều gì chúng ta lĩnh hội – trong đôi mắt của trẻ thơ, trong vẻ đẹp của bông hoa, trong cái chao lượn của cánh chim. Khi chúng ta bắt đầu trải nghiệm cuộc sống như là biểu hiện diệu kỳ của sự thần thánh – không phải thỉnh thoảng, mà là luôn luôn – thì chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa thực sự của thành công.Trước khi đi vào định nghĩa Bảy Quy luật Tinh thần, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm quy luật. Quy luật là quá trình mà qua đó những điều không hiển lộ trở nên hiển lộ; là quá trình người quan sát trở thành cái được quan sát; là quá trình người ngắm cảnh trở thành cảnh vật; là quá trình mà qua đó người mơ mộng, hiện thực hóa giác mơ.Mọi tạo vật, mọi thứ tồn tại trong thế giới vật chất này đều là kết quả của quá trình cái không hiển lộ tự chuyển đổi thành hiển lộ. Mọi thứ chúng ta nhìn thấy đều đến từ những thứ ta chưa từng biết. Cơ thể vật chất của chúng ta, vũ trụ vật chất – bất cứ thứ gì và tất cả những gì mà chúng ta nhận biết được thông qua các giác quan – đều là sự chuyển đổi từ cái không hiển lộ, chưa biết và vô hình sang cái hiển lộ, đã biết và hữu hình.Vũ trụ vật chất chẳng khác gì cái Tôi uốn ngược trở lại ngay bên trong Bản thân nó để được trải nghiệm chính Bản thân nó dưới dạng tinh thần, tâm trí và vật chất. Nói cách khác, mọi quá trình sáng tạo đều là những quá trình mà thông qua đó Cái Tôi hay tính thần thánh tự bộc lộ Bản thân nó. Ý thức trong sự vận động tự bộc lộ chính nó như những khách thể của vũ trụ trong vũ điệu vĩnh hằng của sự sống.Nguồn cảm hứng cho mọi sáng tạo chính là cái thần thánh (hay tinh thần); quá trình sáng tạo là cái thần thánh trong vận động (hay tâm trí); và đối tượng sáng tạo là vũ trụ vật chất (bao gồm cơ thể con người). Cả ba yếu tố này của thực tại – tinh thần, tâm trí và cơ thể, hay người quan sát, quá trình quan sát và đối tượng được quan sát – về bản chất là một. Tất cả đều đến từ cùng một nơi: trường tiềm năng thuần khiết vốn thuần túy không hiển lộ.Những quy luật vật chất của vũ trụ thực ra là toàn bộ quá trình cái thần thánh trong vận động, hay ý thức trong vận động. Khi hiểu được những quy luật này và áp dụng chúng vào cuộc sống, chúng ta có thể tạo ra bất cứ thứ gì chúng ta muốn, bởi chính những quy luật mà tự nhiên dùng để tạo ra cánh rừng, dải ngân hà, ngôi sao hay cơ thể con người cũng có thể giúp chúng ta thực hiện được những khát khao sâu kín nhất của mình.Vậy thì hãy cùng đến với Bảy Quy luật Tinh thần của Thành công để xem chúng ta có thể vận dụng chúng vào cuộc sống như thế nào. *** Deepak Chopra sinh ngày 22 tháng Mười năm 1946 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Sau khi tốt nghiệp Viện Khoa học Y khoa Toàn quốc Ấn Độ năm 1969, Chopra di cư sang Mỹ năm 1970, làm bác sĩ thực tập nội trú tại bệnh viện ở New Jersey, rồi thực tập nhiều năm tại phòng khám Lahey Clinic, thị trấn Burlington, bang Massachusetrs và Bệnh viện của Đại học Virginia. Ông được công nhận rộng rãi trong y học nội khoa và khoa nội tiết. Chopra từng giảng dạy tại Đại học Tufts và Đại học Boston chuyên khoa Y, trở thành Viện trưởng Viện New England Memorial và thành lập một phòng khám tư lớn. Năm 1981, ông trở thành người tiên phong trong phong trào Thiền Thăng hoa (Transcendental Meditation), nhưng sau đó ông tách khỏi phong trào để theo đuổi những mục tiêu lớn hơn trong điều trị tâm-thể. Năm 1993, ông trở thành giám đốc điều hành Trung tâm Y khoa Tâm-Thể và Tiềm năng Con người tại San Diego. Năm 1996, Chopra cùng bác sĩ David Simon đồng sáng lập Trung tâm Chopra tại La Jolla. Năm 2002, Trung tâm Chopra chuyển trụ sở chính tới Khu nghỉ dưỡng La Costa tại Carlsbad, California, ông hiện giữ vai trò lãnh đạo trong Liên minh vì Nhân loại Mới.Bên cạnh đó, Chopra cũng là nhà văn chuyên viết về tâm linh và y khoa tâm-thể. Chopra cho biết, ông chịu ảnh hưởng từ giáo huấn của trường phái triết học Vedanta, văn bản cổ Bhagavad Cita viết bằng tiếng Phạn gồm 700 câu nằm trong bộ trường ca Mahabharata, từ Jiddu Krishnamurti, triết gia Ấn Độ, tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về triết học và tâm linh, cũng như từ lý thuyết vật lý trường lượng tử. Năm 2004, Chopra được mời viết chung kịch bản với đạo diễn Shekhar Kapur cho một bộ phim về cuộc đời của Đức Phật Tất Đạt Đa cổ Đàm. Năm 2006, Chopra cùng con trai là Gotham Chopra và doanh nhân nổi tiếng Richard Branson mở công ty Virgin Comics LLC với mục đích quảng bá văn hóa Nam Á thông qua truyện tranh. Cũng trong năm đó, Deepak cùng Mike ‘Zappy’ Zapolin và Alys Yablon viết cuốn Ask the Kabala, một bộ gồm 22 thẻ, mỗi thẻ tượng trưng cho một câu chuyện hay nhân vật trong Kinh Cựu ước và một bài học cuộc sống dựa trên câu chuyện ấy xét từ góc độ huyền học Do thái giáo.Ông là tác giả những cuốn sách rất bán chạy như Quantum Healing (tạm dịch: Chữa bệnh bằng lượng tử), Ageless Body (tạm dịch: Cơ thể không già), Timeless Mind (tạm dịch: Tâm trí phi thời gian) và Creating Affluence (tạm dịch: Tạo lập sự giàu có); cũng như hơn 41 đầu sách và 100 chương trình ghi âm, thu hình và đìa CD-ROM nhằm nâng cao sức khỏe và hạnh phúc con người. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn năm mươi ngôn ngữ, bản thân ông đi thỉnh giảng khắp nơi ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ân Độ, châu Âu, Nhật Bản và Úc.Deepak Chopra được tạp chí Time bình chọn là một trong một trăm nhân vật của thế kỷ hai mươi.
Kế Hoạch 5 Bước Để Đạt Được Mục Tiêu
Kế Hoạch 5 Bước Để Đạt Được Mục TiêuChúng ta luôn muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, muốn được thể hiện tất thảy năng lực của mình, muốn hiện thực hóa những mục tiêu vĩ đại. Nhưng thực tế là, chỉ riêng công việc thường nhật ngày qua ngày đã khiến bạn kiệt sức. Những ý tưởng và mục tiêu to lớn cứ bị trì hoãn, đến nỗi không thể thực hiện được và chìm vào quên lãng. Tác giả bán chạy nhất New York Times – Michael Hyatt – tin rằng điều này không thể tiếp diễn được. Chỉ trong một năm, Hyatt khẳng định nếu biết cách tiến hành kế hoạch đúng cách, bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ rút ngắn được một khoảng cách rất lớn giữa hiện thực và mơ ước.Trong cuốn sách “Your Best Year Ever: Kế hoạch 5 bước để đạt được mục tiêu”, Michael Hyatt chia sẻ một hệ thống đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về việc thiết lập và hiện thực hóa mục tiêu. Hãy tưởng tượng, chỉ mất 5 tiếng đọc sách kỹ càng, bạn có thể “thiết kế” cả một năm làm việc tuyệt vời nhất từ trước tới nay!Nếu như bạn đã quá mệt mỏi vì không thấy mình tiến bộ trong bất kỳ khía cạnh nào: kiến thức chuyên môn, công việc kinh doanh, các mối quan hệ, mục tiêu tài chính, cuộc sống cá nhân…; chắc chắn bạn sẽ hài lòng với những lời khuyên đắt giá trong “Your Best Year Ever: Kế hoạch 5 bước để đạt được mục tiêu”.Tác giả nổi tiếng, chuyên gia về lãnh đạo John C.Maxwell đã đánh giá cao tác phẩm: “Kế hoạch 5 bước để đạt được mục tiêu” có đầy đủ những câu chuyện đời thực hấp dẫn, thuyết phục từ những con người bình thường đã tạo nên những kỳ tích phi thường. Hãy nghe lời khuyên của tôi và mua ngay cuốn sách này nếu muốn nhìn lại sau 12 tháng và tự hào nói rằng: “Bây giờ chính là năm thành công đỉnh cao của chính tôi!”.
QBQ Tư Duy Thông Minh
QBQ Tư Duy Thông MinhCuộc sống càng phát triển, càng sôi động bao nhiêu thì con người càng bị cuốn vào vòng xoáy của nó mạnh bấy nhiêu. Và trong vòng quay tất bật đó, chúng ta dễ dàng lãng quên hay bỏ sót những giá trị tốt đẹp bên trong để chạy theo những điều mơ tưởng bên ngoài. Chúng ta lãng quên trách nhiệm đối với gia đình, tổ chức, xã hội, thậm chí ngay cả với bản thân mình. Cũng có lúc chúng ta chợt nhận ra điều đó, nhưng rồi sợ phải đối đầu với những khó khăn, ngăn trở, sợ phải thay đổi chính mình mà chúng ta chấp nhận buông xuôi…Chúng ta lần lữa, chần chừ và luôn tìm cách đùn đẩy cho người khác mà không dám nhận trách nhiệm về mình để tìm cách giải quyết. Chúng ta khoác lên mình chiếc áo “cầu an” và tự nhủ rằng “Phải thế thôi, bây giờ ai cũng làm vậy cả…”. Nhưng như vậy, vô tình chúng ta sẽ làm mất dần đi giá trị thực sự của mình, chúng ta thoái lui trước những cơ hội để phát triển bản thân một cách toàn diện và không phát huy được hết những khả năng tiềm ẩn của mình.QBQ(1)! – Tư duy thông minh là một công cụ giúp bạn nhận diện giá trị thực sự của mình, dám nhìn thẳng vào trách nhiệm của bản thân từ trong suy nghĩ để vạch ra những phương hướng hành động thật thông minh. Bạn sẽ không còn phải lo âu, bối rối hay hoang mang vì những câu hỏi không lời giải đáp về những vướng mắc mà mình gặp phải trong công việc và cuộc sống. Ngược lại, bạn sẽ tìm thấy những câu trả lời ưng ý nhất từ chính những câu hỏi tích cực do tinh thần QBQ mang lại. Bằng cách thực hành theo những gì QBQ hướng dẫn, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi ngày một tốt đẹp hơn, và hiệu quả công việc của bạn sẽ ngày càng nâng cao.Hãy trân trọng những gì bạn có và đừng quên điều này: Trách nhiệm cá nhân chính là chìa khóa tháo gỡ mọi khó khăn, rắc rối trong cuộc sống của mỗi chúng ta.– First News
AI Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ 4.0
AI Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ 4.0AI giờ đây đã không còn là khái niệm xa lạ nữa. Nó có mặt ở mọi nơi: trong điện thoại, trong xe ô tô, trong những trải nghiệm mua sắm, ứng dụng hẹn hò, ở trong bệnh viện, ngân hàng hay ở trên các tin tức. Một cuộc chạy đua về AI đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Mọi giám đốc doanh nghiệp, những nhà quản lý, người khởi nghiệp, nhà đầu tư, tư vấn viên, nhà hoạch định chính sách đều gấp rút học hỏi, phát triển và sở hữu trí thông minh nhân tạo, bởi họ hiểu rằng nó sẽ tạo ra những thay đổi đột phá lên doanh nghiệp và tổ chức của họ.Cuốn sách “AI trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0” là tác phẩm mang ý nghĩa khai sáng trong cuộc đua thần tốc này. Các tác giả Ajay Agrawal, Joshua Gans và Avi Goldfarb đã làm rõ ba nội dung:– Sự phát triển của AI không thực sự đem lại cho chúng ta “trí tuệ”, thay vào đó là một yếu tố quan trọng của trí tuệ: sự dự đoán– Dự đoán đem lại các dữ liệu đầu vào quan trọng cho quá trình đưa ra quyết định– Những tính năng của AI có thể dẫn đến những đánh đổi: tốc độ nhanh hơn đồng nghĩa với ít chính xác hơn; tự động hóa nhiều hơn đồng nghĩa với ít sự kiểm soát hơn; nhiều dữ liệu hơn đồng nghĩa với ít riêng tư hơnNhiều người sợ hãi rằng sự phát triển của AI sẽ khiến chúng ta mất việc làm, hoặc tệ hơn, AI sẽ nổi loạn và chống lại chúng ta giống như cảnh tượng kinh hoàng trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng với cuốn sách kịp thời và đầy đủ thông tin này, một tương lai tươi sáng hơn dường như được hé mở cùng vô vàn những cơ hội mới, những điều tưởng chừng như không thể thực hiện được cho đến khi có sự trợ giúp của AI.