Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Làm Giàu Trong Nền Kinh Tế Tri Thức (Lester C. Thurow)

Lester C. Thurow là Giáo sư Khoa quản trị và kinh tế của Học viện kỹ thuật Massachusetts ( MIT) từ nǎm 1968. Từ nǎm 1987 đến nǎm 1993 ông là Trưởng khoa Quản trị của MIT. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: The Zero - Sum Society, Head to head và The Future of Capitalisme đều thuộc loại " bestsellers"

Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế tri thức...

Những cá nhân, những tập đoàn và tất cả các quốc gia phải làm gì để có thể thành công trong nền kinh tế mới mẻ này của thế kỷ 21? Thay vì chú ý đến những vấn đề tiêu thụ, Lester C. Thurow thuyết phục chúng ta phải đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực kiến thức cơ bản, giáo dục và cơ sơ hạ tầng. Chỉ bằng cách công khai xây dựng sự giàu có cho cộng đồng, chúng ta mới có thể tối đa hoá các vận hội để làm giàu cho cá nhân.***

Ở mặt trái của tờ giấy bạc một đô la có hình một kim tự tháp chưa hoàn tất, trên đỉnh có một con mắt sáng long lanh, lấy từ mặt trái đã bị quên lãng của đại huy hiệu Hiệp Chủng Quốc và do Tổng thống Roosevelt cho đặt lên tờ đô la vào năm 1935, giữa cuộc đại khủng hoảng khi mà sự giàu có của Hoa Kỳ đang giảm mạnh. Kim tự tháp được sử dụng làm biểu tượng cho sức mạnh và sự trường tồn kinh tế và chính đặc điểm chưa hoàn tất cũng nhằm biểu hiện cho sự giàu có ở Hoa Kỳ ngày càng tăng. Người Mỹ cần đặt hy vọng vào một nền kinh tế đang sụp đổ sẽ được thay thế bằng một nền kinh tế sẽ tồn tại mãi mãi, những ngày tốt đẹp nhất đối với Hoa Kỳ đang ở phía trước, không phải ở sau lưng. Một câu ghi bằng tiếng La tinh (Annuit Coeptis) cho dân Hoa Kỳ biết rằng Thượng đế ủng hộ công việc của họ. Một câu thứ hai (Novos Ordo Seclorum) tiên đoán một trật tự giàu có mới của Hoa Kỳ. Như vậy, trong những ngày đen tối nhất về mặt kinh tế, người Mỹ vừa mượn biểu tượng thành công bền vững của nhân loại, vừa cầu nguyện Thượng đế hỗ trợ. Đằng sau con mắt long lanh, một biểu tượng của sự hướng dẫn thiêng liêng, là chóp chưa hoàn tất của kim tự tháp cần phải xây dựng. Người Mỹ có thể nhìn thấy cần phải làm gì để gặt hái thành công. Họ cần phải khẳng định mình là những người kiến tạo.

Ngày nay, người châu Á nhìn thấy thế giới cũng giống như người Mỹ thấy vào những năm 1930. Sự phát triển kinh tế nhanh đã bị phá vỡ. Sự giàu có của cá nhân, của doanh nghiệp và của xã hội nhanh chóng biến mất. Thị trường chứng khoán của Indonesia giảm trên 80%. Điều mà mới đó tưởng chừng như một sức mạnh kinh tế không gì ngăn chặn nổi và sẽ khống chế thế kỷ 21 lại giống như một sự đổ vỡ vĩnh viễn. Sự phát triển kinh tế có vẻ vững như đá bây giờ lại như băng tuyết đang tan chảy. Tìm mua: Làm Giàu Trong Nền Kinh Tế Tri Thức TiKi Lazada Shopee

Mô hình tăng trưởng kinh tế châu Á bằng con đường xuất khẩu đã đem hy vọng lại cho hầu hết thế giới thứ ba là sẽ thu ngắn cách biệt kinh tế với các nước đã phát triển, nay đang tả tơi. Những nước thành công đã sụp đổ. Sự tan rã tài chính châu Á đe dọa nền tảng thành công tại các nước trong thế giới thứ ba như Brasil. Vốn và công nghệ từ các nước thuộc thế giới thứ nhất đổ vào nay lại ra đi và các nhà dự báo đánh giá thấp viễn cảnh kinh tế trong tương lai. Con đường cũ đã bế tắc, đâu là con đường đúng để tích tụ giàu có?

Lục địa châu Âu nhìn thế giới trong đó mô hình ưa chuộng - nền kinh tế thị trường xã hội - nơi mà phúc lợi được trả cao và nhà nước can thiệp mạnh để phân phối rộng rãi sự giàu có không còn thích hợp. Trong khi có những biến động lên xuống mang tính chu kỳ nhưng xu hướng lâu dài về thất nghiệp ở châu Âu không ngừng tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp 2 chỉ số chưa bao giờ thấy từ những năm 1930 nay được xem như tình trạng thường xuyên. Một châu lục nghĩ rằng có thể đảm bảo việc làm cho công dân của mình nay mới thấy là không thể làm điều đó. Các nhà chính trị đều hứa là sẽ làm điều gì đó nhưng mọi người biết là sẽ chẳng làm gì.

Trong nền kinh tế tri thức nhân tạo mới của thế kỷ 21, toàn châu Âu gần như không có lãnh đạo công nghiệp thành công. Công ty sản xuất máy tính địa phương cuối cùng đã bán cho Đài Loan năm 1998. Châu Âu nói đến việc đuổi theo nhưng biết rằng khoảng cách công nghệ giữa họ và Hoa Kỳ ngày càng tăng. Châu lục đã từng sản sinh ra văn hóa nay phải nhập từ Hoa Kỳ. Biểu tượng tương tự như “Intel Inside” có thể được in trên hầu hết những gì mới tại châu Âu. Việc tái cấu trúc, thu gọn và đưa sản xuất ra ngoại biên được xem là mô hình kinh tế tư bản kiểu Hoa Kỳ cần phải tránh xa lại đến.

Tại châu Âu, châu Á và phần còn lại của thế giới thứ ba, nỗi băn khoăn kinh tế lên cao. Tất cả đều mong muốn sức mạnh và sự bền vững của kim tự tháp thể hiện trên tờ một đôla của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ không nằm trong những nước có mối lo lắng cao độ này. Hoa Kỳ đã phục hồi! Trong những năm 1990, Hoa Kỳ thành công nhất trong thế giới các nước công nghiệp. Khoảng cách kinh tế giữa Hoa Kỳ và các nước còn lại của thế giới lại gia tăng. Mức gia tăng 2.000 tỷ đô la tổng sản phẩm nội địa trong thập kỷ 1990 của Hoa Kỳ cao hơn tổng sản phẩm nội địa của tất cả các nước trừ Nhật Bản. Thay vì chựng lại hay sụt giảm trước tình hình khủng hoảng ở châu Á, thành tích kinh tế của Hoa Kỳ trong năm 1998 lại đạt tỷ lệ tăng trưởng 4,3%. Thất nghiệp ở mức thấp nhất trong lịch sử và không có lạm phát.

Người giàu nhất hành tinh một lần nữa lại là người Mỹ. Sự giàu có của các vua dầu lửa (Trung Đông) đã bị lu mờ. Số tỷ phú người Mỹ đã có hàng trăm.

Các doanh nghiệp Mỹ đã chiếm lại vị trí hàng đầu. Trong năm 1990, chỉ có hai doanh nghiệp Mỹ trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, con số này là 9 vào năm 1998. Tương tự, vào đầu thập kỷ 1990, không có một ngân hàng Mỹ nào trong số 15 ngân hàng lớn nhất, nhưng vào cuối năm 1998 đã có 9 ngân hàng Mỹ lọt vào danh sách. Ưu thế bên dưới đỉnh cao cũng rất lớn. Hai mươi trong số 25 doanh nghiệp to nhất hiện nay là của Mỹ. Nếu không có xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đang tăng trưởng, một sự suy thoái toàn cầu có thể xảy ra trong năm 1999. Sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ đã được phục hồi và tái thống nhất với quyền bá chủ quân sự của họ.

Đây là thời kỳ vàng son của Hoa Kỳ.

Nhưng ngay bên trong Hoa Kỳ cũng có những ưu tư. Một nền kinh tế đang tăng trưởng nhưng cũng có những dấu hiệu đi xuống mạnh mẽ đối với nhiều người. Rất nhiều người Mỹ tin rằng con cháu của họ sẽ có mức sống thấp hơn họ - cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi mà 2/3 lực lượng lao động có mức lương thực tế thấp hơn mức lương vào năm 1973. Những gì mà họ tin rằng sẽ xảy đến cho con cháu họ cũng đang đến với họ.

Thành phần trung lưu đang giảm sụt. Một ít giàu lên nhưng phần lớn đi xuống. Cũng không đáng ngạc nhiên khi nhìn thấy những gì đang xảy ra đối với lương của thành phần thợ trung cấp nhưng cũng rất đáng ngại. Các trang thông tin tài chính hàng ngày đều cho thấy thị trường chứng khoán tăng mạnh nhưng thu nhập bình quân của các hộ gia đình lại giảm thay vì tăng lên và tài sản tài chính của họ dưới mức 10.000 đô la. Số 20% người nghèo nhất có số nợ cao hơn tài sản của họ.

Trong khi kinh tế đang tăng trưởng mạnh, hàng năm có đến 500.000 đến 700.000 công nhân bị các công ty đang làm ăn có lãi cho nghỉ việc - trong năm 1998 có đến 680.000 công nhân. Những công nhân bị cho nghỉ việc trên 55 tuổi sẽ khó tìm được việc làm tốt. Những công nhân dưới 55 tuổi phải chấp nhận mức lương thấp hơn để được thu dụng lại. Dự kiến cho một nghề đem lại cuộc sống thoải mái suốt đời đã trở thành một bí ẩn lớn - ngay cả đối với sinh viên tốt nghiệp đại học. Làm thế nào để có sự thành đạt bền vững? Tìm đâu ra sự an toàn về mặt kinh tế? Chúng ta rất thích thú nhìn những nghệ sĩ biểu diễn đi dây trên cao nhưng thật sự không thích thú chút nào nếu mình là người đi trên sợi dây đó. Cũng như trong thời kỳ Đại khủng hoảng, tốt hơn chúng ta nên ở vị trí đỉnh cao của kim tự tháp biểu hiện sự giàu có và sẽ mãi mãi bền vững.

Đáng lo ngại nhất là năng suất giảm gấp ba lần kể từ những năm 1960. Vì sau cùng, chính sự gia tăng năng suất (khả năng tạo nhiều sản phẩm hơn trong khi sử dụng ít nguyên liệu hơn) sẽ thúc đẩy việc tạo giàu có thật sự. Những biến động tạm thời trên thị trường chứng khoán có thể đem lại giàu có theo thị trường trong ngắn hạn nhưng nếu không có sự gia tăng mạnh về năng suất sẽ không tìm được của cải của sự giàu có về lâu về dài.

Con mắt long lanh trên đỉnh của kim tự tháp trên tờ 1 đôla làm người ta không quan tâm đến phần đáy của nó. Cũng thế, sự sáng chói của mức độ giàu có nằm ở nấc cao nhất trên thang phân bổ giàu có - những tỷ phú mới - làm lu mờ phần đáy của kim tự tháp, là nền tảng của chính sự giàu có. Nhưng cho dù được nằm ở đỉnh là cả một sự hấp dẫn, kim tự tháp thật được xây dựng từ đáy lên chứ không phải từ đỉnh xuống.

Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, sáu công nghệ mới - vi điện tử, máy tính điện tử, viễn thông, nguyên liệu nhân tạo mới, rô bốt và công nghệ sinh học - đang tác động qua lại tạo ra một thế giới kinh tế mới và rất khác biệt. Những tiến bộ trong khoa học cơ bản làm nền tảng cho 6 lãnh vực này đã tạo ra những công nghệ đột phá làm nẩy sinh hàng loạt công nghiệp vừa to lớn, vừa mới mẻ: máy tính điện tử, mạch bán dẫn, tia la de... Những công nghệ này tạo cơ hội để cải tiến nhiều ngành công nghiệp cũ: Mua bán qua mạng thay thế mua bán thông thường; điện thoại di động rải khắp nơi. Nhiều sự việc mới có thể thực hiện được: cây và con biến đổi gien xuất hiện; một nền kinh tế toàn cầu hóa lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại trở thành hiện thực. Nói một cách tượng hình, đây là thời kỳ công nghiệp nhân tạo từ tri thức.

Nền tảng cũ của sự thành công đã biến mất. Đối với hầu hết lịch sử nhân loại, nguồn gốc của sự thành công là sự kiểm soát tài nguyên thiên nhiên - đất đai, vàng bạc và dầu mỏ. Bất chợt lời giải là “tri thức”. Người giàu nhất thế giới, Bill Gates, không sở hữu bất kỳ vật hữu hình nào - không đất đai, không vàng bạc, không dầu mỏ, không nhà máy, không qui trình công nghệ, không quân đội. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại người giàu nhất chỉ sở hữu tri thức.

Tri thức là cơ sở mới của sự giàu có. Điều này chưa bao giờ là một sự thật. Trước đây, khi các nhà tư bản nói về sự giàu có của mình, họ nói về quyền sở hữu nhà máy, máy móc thiết bị và tài nguyên thiên nhiên. Trong tương lai, khi các nhà tư bản nói về sự giàu có, họ sẽ nói về sự kiểm soát tri thức. Ngay cả ngôn ngữ để thể hiện sự giàu có cũng thay đổi. Người ta có thể nói về sở hữu thiết bị hay tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm về “sở hữu” ở đây rất rõ ràng. Nhưng người ta không thể nói sở hữu tri thức. Sở hữu tri thức là một khái niệm rất lỏng lẻo. Người có tri thức không thể trở thành nô lệ. Chính xác là làm sao để sở hữu tri thức mới thực sự là vấn đề cốt lõi trong nền kinh tế tri thức.

Sự biến đổi hiện nay thường được mô tả một cách sai lầm là cuộc cách mạng thông tin hay là một xã hội thông tin. Nó còn vượt xa hơn thế nữa. Thông tin nhanh hơn hay rẻ hơn tự nó chẳng có giá trị gì. Thông tin chẳng qua là một trong những yếu tố đầu vào mới sử dụng để xây dựng một nền kinh tế khác biệt trong đó có nhiều sản phẩm và dịch vụ rất khác biệt. Thông tin nhiều hơn cũng chẳng có gì quan trọng hơn những loại nguyên liệu mới, những thực thể sinh học mới, hay những loại rô bốt mới trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức mới này. Xã hội cần phải tổ chức lại thế nào để tạo môi trường thúc đẩy làm giàu dựa trên tri thức? Điều gì cần thiết để làm cho các nhà doanh nghiệp thay đổi và làm cho sự giàu có nẩy nở? Làm thế nào để cho sự giàu có dựa trên tri thức phát sinh? Đòi hỏi kỹ năng gì? Tài nguyên thiên nhiên và môi trường tham gia vào nền kinh tế tri thức mới này thế nào? Vai trò của việc chế tạo công cụ trong nền kinh tế tư bản tri thức là gì khi mà các công cụ vật chất không còn chiếm vị trí trung tâm của hệ thống? Qui trình nào để sự giàu có có thể mua bán được của tư nhân xuất hiện? Cơ bản là làm thế nào sử dụng “tri thức” để xây dựng một kim tự tháp giàu có mới cho cá nhân, cho công ty và cho xã hội? Đây là những câu hỏi cần phải trả lời nếu muốn thành công trong nền kinh tế tri thức.

Điều quan trọng về bất kỳ kim tự tháp nào không phải được khám phá bằng cách trèo lên đỉnh mà chính là các đường hầm dẫn đến các kho tàng ẩn giấu bên trong. Làm thế nào để lợi dụng các công nghệ mới để cải tiến sản xuất các sản phẩm cũ và tạo ra các sản phẩm cải tiến mới? Kỹ thuật xây dựng mới là gì để đưa các tảng đá to hơn (năng suất cao hơn) vào vị trí? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng các công nghệ mới này để xây dựng các kim tự tháp giàu có to hơn và cao hơn trong tương lai? Xây dựng một kim tự tháp giàu có bền vững đòi hỏi trước hết chúng ta phải tìm hiểu khung cảnh kinh tế mới đang hình thành. Nằm đâu đó trong khung cảnh này sẽ là một kim tự tháp biểu hiện sự giàu có mới. Một khi đã khám phá ra nó, các tính chất khảo cổ của nó cần phải được thông hiểu tường tận. Nó đã được xây dựng thế nào? Đâu là các lối vào? Thiếu các thông tin này, các nhà săn tìm kho tàng không thể tìm thấy của cải kinh tế chôn vùi bên trong.

Chỉ sau khi là những nhà khám phá, nhà khảo cổ và những người săn lùng kho tàng, con người mới có thể trở về với công việc thực của mình - học cách xây dựng cho bản thân, cho công ty và cho xã hội của chúng ta một kim tự tháp biểu tượng cho sự giàu có vĩ đại, mới và bền vững.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Giàu Trong Nền Kinh Tế Tri Thức PDF của tác giả Lester C. Thurow nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tạm Biệt Cà Rốt Và Cây Gậy (Paul L. Marciano)
Nếu bạn đã và đang sống trong môi trường doanh nghiệp, hẳn đã ít nhất một lần bạn được nghe đến thuật ngữ "cây gậy và củ cà rốt". Nói một cách đơn giản, "cây gậy và củ cà rốt" là thuật ngữ dùng để chỉ những chính sách thưởng (củ cà rốt) và phạt (cây gậy) mà người sử dụng lao động thường áp dụng để tạo động lực lẫn áp lực để người lao động hoàn thành công việc được giao. Lý thuyết "cây gậy và củ cà rốt" đã được phổ biến và áp dụng ở nhiều mức độ khác nhau tại hầu hết mọi công ty trên toàn thế giới. Nhưng ngày nay, khi ngành tâm lý học phát triển và những khía cạnh sâu xa về hành vi được khám phá, thì người ta càng nhận thức rõ hơn rằng hình phạt và phần thưởng không phải là những yếu tố duy nhất thúc đẩy sự hành động của con người. Rõ ràng, "cây gậy và củ cà rốt" không còn hiệu quả, hay nói chính xác hơn là người ta đã biết đến những công cụ hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy và gắn bó nhân viên. Thông qua Tạm biệt cà rốt và cây gậy, tác giả Paul Marciano, chuyên gia hàng đầu tại Mỹ về các chương trình gắn kết và giữ chân nhân viên, sẽ giúp chúng ta vạch trần thất bại thảm hại của "cây gậy và củ cà rốt" thông qua một loạt những dẫn chứng thực tế đã xảy ra với các công ty mà ông nghiên cứu. Không chỉ nêu lên thực trạng, Paul Marciano còn nêu lên một hệ thống giải pháp được ông gọi là mô hình RESPECT, bao gồm bảy bí quyết đã được thử nghiệm và chứng minh qua một loạt nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Những bí quyết này chắc chắn sẽ mang đến những giải pháp không ngờ tới, giúp các doanh nghiệp gặt hái được thành quả lớn hơn từ sự đóng góp và nỗ lực của đội ngũ nhân viên của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tạm Biệt Cà Rốt Và Cây Gậy PDF của tác giả Paul L. Marciano nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Câu Chuyện Nhà Quản Lý Cà Rốt Và Nghệ Thuật Khen Thưởng (Adrian Gostick)
Bằng một câu chuyện ngụ ngôn hiện đại và những diễn dịch hết sức gần gũi, sinh động Gostick và Elton sẽ cho chúng ta thấy tầm quan trọng thực sự của " cà-rốt " trong việc khơi dậy những tiềm năng to lớn đang ngủ yên trong đội ngũ nhân viên của mình. Quyển sách này không những trang bị cho các nhà quản lý ngày nay những chiến lược và giải pháp kinh doanh hữu hiệu, mà còn củng cố lòng trung thành và tăng cường hiệu năng lực làm việc của nhân viên bằng cách ghi nhận thành tích của họ thông qua một phương pháp khen thưởng khá đơn giản gọi là " Bí quyết củ cà-rốt"Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Câu Chuyện Nhà Quản Lý Cà Rốt Và Nghệ Thuật Khen Thưởng PDF của tác giả Adrian Gostick nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vì Sao Họ Thành Công - Tập 2 (Lucinda Watson)
"Vì sao họ thành công? - Tập 2" sẽ giúp chúng ta khám phá những bí quyết lãnh đạo hiệu quả và thành công qua lời kể của các CEO trong các cuộc phỏng vấn độc quyền. Họ sẽ tiết lộ những chiến lược, thái độ, hành vi, triết lý và chiến thuật mà họ đã áp dụng thành công để đưa bản thân và tổ chức của mình vươn lên vị trí dẫn đầu. Nhưng kỹ năng lãnh đạo có thể học hỏi được hay không? Hay đó chỉ là năng khiếu thiên bẩm của từng người? Theo Giáo sư Garee Earnest của Đại học Ohio, "kỹ năng lãnh đạo không phải là một phẩm chất bẩm sinh mà nó có thể được phát triển thông qua đào tạo". Hiện nay, nhiều chuyên gia khác cũng khẳng định điều này. Tầm quan trọng của các kỹ năng lãnh đạo trong kinh doanh và nhu cầu thông tin về kỹ năng lãnh đạo ngày càng được mọi người quan tâm. Theo bản tin Kỹ năng lãnh đạo điều hành, khoảng 40% các tập đoàn lớn ở Mỹ có hẳn một chương trình đào tạo kỹ năng lãnh đạo chính thức cho riêng mình. Nhưng nghiên cứu của Harris Poll khám phá ra rằng chỉ có một phần ba các nhà lãnh đạo cao cấp nằm trong 500 công ty hàng đầu của Mỹ cảm thấy tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của thế hệ sau.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vì Sao Họ Thành Công - Tập 2 PDF của tác giả Lucinda Watson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vì Sao Họ Thành Công - Tập 1 (Lucinda Watson)
Gần đây, chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CEO, đó là chữ viết tắt của Chief Executive Officer, (Tổng Giám đốc điều hành). Tuy tên gọi này có phần mới mẻ tại Việt Nam nhưng ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tên gọi CEO đã xuất hiện từ một trăm năm trước đây. Quyển sách này không đưa ra bất cứ định nghĩa nào về CEO, cũng không cung cấp những kiến thức chuyên ngành có thể giúp bạn thiết lập và điều hành một doanh nghiệp hay một tổ chức xã hội, mà nó là tập hợp các câu chuyện do chính các CEO kể lại qua cuộc phỏng vấn với tác giả Lucinda Watson, con gái của một “dòng họ” CEO nổi tiếng của một tập đoàn công nghiệp hàng đầuthế giới vào những thập niên cuối của thế kỷ XX. Trong quyển sách này, bạn sẽ gặp một nhà tương lai học, một tu sĩ, một vài đầu bếp trứ danh và nhiều người khác nữa. Họ đã sống và làm việc như thế nào, quan niệm ra sao và những phẩm chất nào đã làm cho tên tuổi của họ nổi tiếng khắp năm châu?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vì Sao Họ Thành Công - Tập 1 PDF của tác giả Lucinda Watson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.