Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

THI SĨ TẢN ĐÀ - LÊ THANH

Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại". Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

***

Bao giờ tôi quên được cái buổi gặp-gỡ cuối cùng của tôi và ông bạn Thiếu-Sơn với thi-sĩ Tản-Đà.

Hôm ấy vào trung tuần tháng Avil năm 1939. Ông bạn Thiếu-Sơn ở trong Nam ra Bắc có việc nhà, đến chơi tôi rồi rủ tôi đi thăm ông Nguyễn khắc-Hiếu, hồi đó đang sống những ngày tàn của một thi-sĩ bị đời quên, ở dưới xóm Bạch-Mai bằng cái nghề đoán vận-mệnh cho người.

Chúng tôi xuống tới nơi, gõ cửa đến một khắc đồng hồ, chẳng thấy một ai thưa, vẫn tưởng giờ này, ông còn ngủ. Hồi lâu mới có một đồng-bào của Tôn-Trung-Sơn hé cửa ra. Thì ra căn nhà của ông trên tường còn hai chữ “TẢN-ĐÀ” kẻ dở hơi đã bị những ông Tàu lánh nạn chiếm mất và nhà thi-sĩ thân yêu của ta đã bị nạn chiến-tranh Trung-Nhật đuổi xuống tận Ngã-tư-Sở được mấy hôm nay rồi.

Chúng tôi lại tìm xuống chỗ ở mới của ông. Ông vui-vẻ tiếp chúng tôi theo thói quen nhưng vẫn còn khách-sáo mà xin lỗi về sự nhà cửa mới dọn còn luộm-thuộm.

Trong cuộc đàm-đạo, ông vẫn tỏ ra một người vui đời, ham sống, thích làm việc, thế mà hơn một tháng sau, ông đã là người thiên-cổ!

“Tôi chẳng còn sống được bao nhiêu nữa, nên bây giờ tôi muốn làm gấp. Thơ văn của tôi rải-rác các nơi còn nhiều, giờ tôi muốn sưu tập lại rồi đem xuất-bản. Tôi có ngỏ ý với các ông ở báo “Ngày nay”, nhưng các ông ấy muốn đem thơ văn của tôi in thành những sách đẹp đắt tiền để người ta bầy làm đồ chơi trong các tủ sách. Cái đó tôi không thích vì tôi muốn thơ văn của tôi được phổ-thông trong đám bình-dân. Sách của tôi sẽ bán rất rẻ cho những ông hàng xén để các ông này đem bán rong phố hay ở các chợ quê như những chuyện Kiều, Nhị-độ-Mai, Phạm-Công Cúc-Hoa, Trê-Cóc chẳng hạn, thế thì mới có ích cho đồng bào chứ. Tôi còn một bồ thơ văn ở trong kia. Chẳng cần nhiều, dá bây giờ tôi chỉ có độ hai trăm bạc thì tháng nào tôi cũng có sách xuất bản. Biết đâu rằng công việc này chẳng làm cho tôi một ngày kia cũng mặc âu-phục như các ông, và cái mộng đi tầu bay lên Bắc-băng-dương chẳng thành ra thực.”

Nói đoạn ông cười ròn-rã rồi vào buồng trong xách ra một cái bồ chứa đầy những cuộn giấy cũ nát vàng khè:

“Đây thuần là những thơ văn chưa hề đăng báo hay in ra sách, xuất-bản được hết kể cũng còn chán.”

Thì ra trong khi quên đời mình, nhà thi-sĩ đã rút hết ruột tằm ra để ru đời, vẫn muốn làm ích cho đời. Cao-thượng thay, tấm lòng thủy-chung ấy!

Song còn một tấm lòng hào-hiệp cũng giúp vào sự lôi kéo thi-sĩ Tản-Đà ra ngoài cái “bể quên” ấy là ông Lê Thanh, tác giả cuốn sách nhỏ mọn này.

Ông Lê thanh không đành tâm để thi-sĩ kéo dài cái mẩu đời vô-vị ở giữa làn không-khí lãnh-đạm của người đời. Ông muốn người ta nhớ đến thi-sĩ, gọi là đem lại một chút an-ủi cho kẻ đã bao năm làm rung động tơ lòng ta. Ông muốn nhắc lại cái công của ông Nguyễn-khắc-Hiếu làm văn viết báo đối với tiền-đồ quốc-văn.

Ngay từ hồi báo “Tin Văn” của tôi còn xuất bản, ông đã làm việc ấy trong thiên khảo cứu “Sóng rợn sông Đà”. Đầu năm nay ông đã định xuất-bản những bài báo đó để gọi là giúp thêm chút đỉnh vào sự sống eo-hẹp của Tản-Đà tiên-sinh, hồi ấy phải dạy Hán văn và quốc-văn bằng cách hàm thụ mà chẳng được các ông học-trò trả học-phí nên lại phải kiêm thêm cả nghề thầy số nữa.

Tiếc thay, công việc chưa xong thì nhà thi-sĩ của ta đã qua đời! Nay ông lại để cho Tản-Đà thư-cục làm tiếp việc ấy.

Trong bài tựa trước, tôi có viết “… Nhưng than ôi! Tiếng đàn vừa rứt dư âm, trái tim người ta vừa thôi hồi-hộp, ấy là người ta đã quên ngay nhà nghệ-sĩ mất rồi! Thói đời như vậy. Biết bao nhiêu văn-sĩ, nghệ-sĩ, thi-sĩ đã nhắm mắt trong cảnh khốn cùng, trước sự thờ-ơ của người đời, để mãi mấy trăm năm sau mới có người nhắc đến!” Thế mà nay ông Tản-Đà lìa bỏ chúng ta chửa bao lâu, cuốn sách này đã ra đời để đánh dấu lấy cái bước đã qua của ông trên đường văn-học và để gợi mãi mãi trong trí nhớ của người đời cái bóng của một con họa-mi vừa lướt qua, sau khi đã kêu hót đến rã-rời, thì tác-giả thiên khảo cứu này lại thêm có chút công với nền quốc văn hiện lúc này đang ở trong một cơn khủng-hoảng đáng sợ.

Tập “Thi sĩ Tản-Đà” này, bởi sự nghiên-cứu có phương-pháp và sự phê-bình xác lý, sẽ đem lại cho người đọc một cái hứng thú vô song là mãi mãi sống với một Thi-sĩ Tản-Đà có trái tim bị phân tích. Đọc nó, ta sẽ hiểu Tản-Đà hơn, ta sẽ thấy yêu nhà thi-sĩ của ái-tình lý-tưởng, ta sẽ thấy mờ hết cái hình-ảnh xấu-xí của một Tản-Đà đã bị đem ra chế-diễu trên những tờ báo khôi-hài.

Hanoi, ngày 4 Aout 1939

THÁI-PHỈ

Tags:

Facebook

Twitter

Mới hơn

Cũ hơn

Đăng bởi:

☯ Dân tộc KING hoạt động với tiêu chí phi tôn giáo, phi lợi nhuận, phi chính trị. Mục đích của dantocking.com là cung cấp thông tin quý giá từ các bậc tiền nhân, để hậu thế có thể dễ dàng tìm đọc. Không có mục đích nào khác!

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà Văn (NXB Đời Mới 1942) - Lê Thanh
Còn các bài viết của chúng tôi là bài phỏng vấn … thứ thiệt, với nghĩa đúng là những cuộc đối thoại. Sau các câu hỏi, là những câu trả lời. Chúng do người phỏng vấn bịa ra. Nhưng tôi tin rằng trong hoàn cảnh ấy, trước các câu hỏi ấy, người đối thoại với tôi — trung thành với tính cách vốn có của mình — có thể đưa ra câu trả lời như vậy. Họ sẽ ký duyệt cho bài phỏng vấn của tôi.Cố nhiên đấy là mong muốn chủ quan. Xin bạn đọc xa gần, nhất là các đồng nghiệp thử xác minh hộ xem những người đối thoại với tôi có đúng là những Hồ Xuân Hương Tú Xương Tản Đà Nam Cao Xuân Diệu thật không, hay là những hồn ma nào khác.. Cuộc Phỏng Vấn Các Nhà VănNXB Đời Mới 1942Lê Thanh184 TrangFile PDF-SCAN
Cánh Diều No Gió (Thành Đô)
Ngày nay đời sống vật chất và tinh thần của thiếu nhi đã được nâng lên rõ rệt. Các em được vui chơi, học tập, được gia đình và cộng đồng thường xuyên quan tâm, chăm sóc để phát triển một cách toàn diện. Bên cạnh các môn khoa học, các em còn được tiếp xúc với một số nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, thi ca… Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa ý thức được vai trò của thơ ca trong việc gieo hạt giống tâm hồn và giáo dục nhân cách cho thiếu nhi. So với các đề tài khác thì hiện nay thơ viết cho thiếu nhi vẫn còn ít và những bài thơ có thể lôi cuốn, hấp dẫn được các em chưa nhiều. Song vẫn còn đâu đó những nhà thơ bằng tình yêu dành cho lứa tuổi thần tiên đã viết lên những vần thơ trong trẻo, trẻ trung, đáng yêu, đầy tính sáng tạo và chứa chan tình cảm. Thành Đô là một nhà thơ như vậy! Trên tay quý độc giả là tập thơ “Cánh diều no gió” một thi tập rất tâm huyết của anh. Còn nhớ ở thế hệ chúng tôi khi còn nhỏ hầu như ai cũng say mê đọc truyện: “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài - tập truyện không chỉ có cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn mà còn giàu giá trị nhân văn và có tính giáo dục cao. Về thơ thì chủ yếu là đọc thơ Trần Đăng Khoa bởi thơ anh hồn nhiên, trong sáng, giàu tính nhân văn. Giờ đây các em nhỏ thường thích đọc truyện tranh hơn bởi truyện tranh với những hình vẽ rất sinh động, bắt mắt làm khơi gợi trí tò mò và tưởng tượng của người đọc, các nhân vật trong truyện rất đa dạng, câu chuyện và lời thoại ngắn. Truyện tranh thường mang tính chất giải trí nhiều hơn là mang tính giáo dục và nghệ thuật. Trở lại với tác giả Thành Đô, ông không viết truyện mà đưa các em đến với những vần thơ giản dị, dễ hiểu mà chứa đựng ý nghĩa rất sâu sắc. Tất cả những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của lứa tuổi thần tiên cùng những câu truyện dân gian mà tác giả sưu tầm được ông đã viết thành thơ, rất sinh động, dễ đọc và dễ nhớ. Tìm mua: Cánh Diều No Gió TiKi Lazada Shopee Hãy xem nhà thơ đưa các em nhỏ đến với bầu trời mơ ước qua cánh diều no gió: “Diều được làm từ tre/ Toàn thân làm bằng giấy/ Còn có tiếng sáo trong/ Chiều chiều ở trên đê/ Trời trong xanh gió mát/ Cưỡi trâu đi thả diều/ Diều bay vút lên cao/ Vì gặp làn gió mát/ Chơi diều là thú vui/ Nghe tiếng sáo vui tai/ Lại còn ngắm trời xanh/ Cùng diều bay no gió”; (Chơi thả diều). Tác giả tiếp tục đưa các em đi khám phá thế giới nhiệm màu: “Trăng tròn như quả bóng/ Lơ lửng trên bầu trời/ Mãi mãi mà không rơi/ Em đi trăng đi theo/ Để soi sáng con đường/ Cho em đi khỏi ngã” (Trăng và em). Cái hay của thơ Thành Đô là ở tính giáo dục. Thông qua thi phẩm của mình anh đã dạy các em nhỏ nhiều bài học quý để các em tiếp nhận một cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng: “Em bé ngoan/ Em bé giỏi/ Thích xem tranh/ Thì nhẹ nhàng/ Giở từng tờ/ Không làm nhàu/ Thì tranh đẹp” (Học giở sách). Nhà thơ dẫn dắt các em nhỏ vào các câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn và lồng ghép vào đó sự giáo dục về nhân cách đạo đức rất khéo léo. Đó là bài học về sự nhường nhịn nhau trong cuộc sống để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc: “Có hai chú Dê con/ Cùng qua một cái cầu/ Đến giữa cái cầu nọ/ Nhưng không ai nhường ai/ Cả hai đành húc nhau/ Và cùng nhau xuống vực/ Đáng đời hai Dê con/ Vì không biết nhường nhịn” (Hai Dê con). Đó là bài học về sự dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác những lúc khó khăn, những lúc nguy nan: “Chú Thỏ con tội nghiệp/ Bị Cáo chiếm mất nhà/ Trâu muốn cứu giúp Thỏ/ Nhưng chẳng biết làm sao/. Chú Gà trống dũng cảm/ Đã dụ được con Cáo/ Thò đầu ra cửa sổ/ Liền bị mỏ nhọn hoắt/ Mổ liên hồi vào đầu/ Cáo già không chịu được/ Bèn chạy biến vào rừng.” (Chú gà trống dũng cảm). Ở bài “Cái kim đồng hồ”; tác giả đã thông qua cách hướng dẫn xem giờ để nhắc nhở các em phải học bài chăm chỉ, đúng giờ: “Kim ngắn chỉ giờ/ Kim dài chỉ phút/ Kim ngắn chạy chậm/ Kim dài chạy nhanh/ Đến giờ học rồi/ Ta phải học thôi!”. Và đây là bài học về sự an toàn, giúp các em ngay từ nhỏ đã có hiểu biết và ý thức khi tham gia giao thông: “Đến giữa ngã tư/ Bé cần người dắt/ Đi qua ngã tư/ Cột đèn xanh đỏ/ Nhắc bé điều gì?/ Màu đỏ dừng lại/ Màu xanh bé đi/ Màu vàng bé đợi/ Bé ơi nhớ nhé!” (Đi qua ngã tư). Trong tập thơ này Thành Đô đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật miêu tả, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa… để làm toát lên dụng ý nghệ thuật của mình: “Mèo con ơi! Mèo con!/ Khăn mặt đâu không lấy?/ Mà dùng tay để lau/ Lại còn dùng lưỡi liếm/ Ôi, thật là bẩn quá!/ Làm thế không sạch đâu!” (Mèo rửa mặt). Không những thế tập thơ còn cho thấy cái tài quan sát của tác giả. Chính vì có óc quan sát, luôn tìm tòi, khám phá lại vận dụng vào thơ rất khéo léo, tài tình nên thơ ông tránh được sự khô khan, tẻ nhạt: “Tôi là một con rùa/ Sinh ra nơi biển cả / Tôi đội cả mái nhà/ Không sợ mưa sợ nắng/ Tôi bước đi chậm chạp/ Mỗi khi tôi mệt mỏi/ Hay có kẻ thù nào/ Thì đầu tôi rụt vào/ Cả chân và đuôi nữa” (Tôi là một con rùa). Tập thơ: “Cánh diều no gió” đã cho thấy tình yêu của tác giả Thành Đô dành cho thơ và cho tuổi thần tiên. Thơ anh chân thật, mộc mạc mà sâu sắc, lắng đọng lại trong tâm trí người đọc. Đó là những vần thơ chứa đựng giá trị nhân văn cao cả. Tin rằng tập thơ sẽ nằm ở một vị trí trang trọng tủ sách yêu thích của mỗi gia đình. Nhà báo Vương HùngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cánh Diều No Gió PDF của tác giả Thành Đô nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyện Thúy Kiều - Nguyễn Du (Bùi Kỷ)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyện Thúy Kiều - Nguyễn Du PDF của tác giả Bùi Kỷ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tập Thơ Nguyễn Du (Nguyễn Du)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tập Thơ Nguyễn Du PDF của tác giả Nguyễn Du nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.