Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Trí Tuệ Do Thái (Eran Katz)

LỜI GIỚI THIỆU (CHO BẢN TIẾNG VIỆT)

Quý bạn đọc thân mến!

Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay là kết quả của mối nhân duyên kỳ ngộ giữa Công ty Sách Alpha và tác giả của nó là Eran Katz - một nhà văn, học giả người Israel, cũng là người nổi tiếng với kỷ lục Guinness về khả năng nhớ lại được một dãy số có đến 500 chữ số sau khi được nghe chỉ một lần.

Eran Katz đến Việt Nam hồi đầu năm 2009 với bản thảo bằng tiếng Anh của hai cuốn sách: Secret of a Super Memory và Jerome Becomes a Genius, đã xuất bản bằng tiếng Hebrew (ngôn ngữ chính thức của Israel) và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông mong muốn hai bản thảo này được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt.

Nhiều nhà xuất bản và công ty sách, nhà sách có tiếng ở Việt Nam nồng nhiệt chào đón ông. Nhưng cuối cùng, ông đã chọn Alpha Books. Và ông đề nghị Công ty chuyển phần lớn tiền bản quyền của hai cuốn sách này cho Quỹ Sao Biển của Hoa hậu người Việt Ngô Phương Lan - một quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ trẻ em và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam. Tìm mua: Trí Tuệ Do Thái TiKi Lazada Shopee

Cuốn Jerome Becomes a Genius (với tựa đề tiếng Việt Trí tuệ Do Thái) là câu chuyện kể về một chàng trai Do Thái tên là Jerome. Gã trai này có cái vẻ bề ngoài, nói theo cách của người Việt Nam chúng ta, là khá “lấc cấc”, sống “lông bông”, ăn mặc “lố lăng”. Gần như lúc nào anh ta cũng diện độc một chiếc quần bò bạc phếch, với đủ loại áo phông in những hình thù kỳ dị và những câu khẩu hiệu nghe rất chướng tai mà anh ta đang hăng hái quảng cáo và tiếp thị. Anh ta cũng rất ham mê thể thao, đặc biệt là môn bóng đá.

Thế nhưng, trái với cái vẻ bề ngoài buồn cười đó, anh ta may mắn có được một động lực phấn đấu thật đặc biệt, dựa trên một vụ cá cược tưởng như đùa bỡn giữa anh ta với hai người bạn thân - một là Itamar Forman, giáo sư đại học; một là tác giả, nhà văn Eran Katz của chúng ta. Trong vòng ba năm, Jerome sẽ tích cực làm ăn để có một tài sản trị giá 50 triệu đô-la, đồng thời theo học một khóa Quản trị kinh doanh và thi lấy bằng Thạc sĩ, nhưng theo cách thức mà những người Do Thái thường làm.

Rốt cục, Jerome đã làm được hơn thế rất nhiều. Nói đúng hơn, anh đã trở thành một “thiên tài” đúng với ý nghĩa đích thực của từ này. Chỉ hai năm, anh đã kiếm được 20 triệu đô-la, vẫn bằng cái nghề thiết kế mẫu và buôn bán đủ loại áo phông mà anh yêu thích; anh đã học xong chương trình đại học

Quản trị kinh doanh. Và chẳng cần đợi đến khi có đủ 50 triệu đô-la và tấm bằng Thạc sĩ trong tay, Jerome cưới luôn Lisa, cô gái mà anh yêu và tôn thờ như “một phụ nữ Do Thái đặc biệt”.

Trong không khí trang nghiêm, tưng bừng và cũng rất lãng mạn của lễ thành hôn, ba người bạn lại có dịp gặp nhau và ôn lại câu chuyện cá cược lúc trước. Itamar và Eran ngỏ ý rằng, những mục tiêu cao cả mà họ đã cùng Jerome đặt ra không nhất thiết phải được thực hiện quá hoàn hảo. Nhưng Jerome tươi cười nói, công việc làm ăn của anh hiện nay rất có triển vọng, và thời gian còn lại một năm nữa là quá đủ để anh hoàn thành nốt những gì còn lại.

*

Dựa trên cốt truyện lãng mạn này, cuốn sách dần dần hé lộ những bí ẩn về sự thông thái của người Do Thái. Nó kể chuyện về một dân tộc Do Thái thông tuệ với những phương pháp và kỹ thuật xây dựng và phát triển tầng lớp trí thức đã được giữ kín hàng ngàn năm như một bí mật mang tính văn hóa. Ở thời Trung đại, hơn 17% những nhà khoa học hàng đầu là người Do Thái, trong khi dân tộc Do Thái chỉ chiếm 1% dân số loài người.

Cho đến nay, người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về chất xám và trí tuệ. Thuật ngữ “Bộ óc Do Thái”, dùng để chỉ một người nào đó thật thông thái, đã trở thành cụm từ được sử dụng bởi cả những người Do Thái và người không phải Do Thái. Không còn nghi ngờ gì nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất trên thế giới nếu tính về tài năng. Những cái tên Do Thái nổi bật, chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những số liệu thống kê sau đây cho thấy sự thành công vĩ đại mà dân tộc nhỏ bé này đã đạt được:

Về tư tưởng: Moses, Sigmund Freud, Albert Einstein. Thậm chí cả Karl Marx và chúa Jesus cũng là người Do Thái.

Chính trị: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Thủ tướng Áo Bruno Kreisky, Thủ tướng Pháp Pierre Mendes-France, Thủ tướng Na Uy Grew Brondenvald...

Văn học: Shai Agnon, Shalom Aleichem, Isaac Bashevis Singer, Franz Kafka, Isaac Asimov, Joseph Heller...

Âm nhạc cổ điển: Yascha Heifetz, Daniel Burnbaum, Isaac Stern, Arthur Rubinstein.

Ngành giải trí: Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Billy Joel, Simon & Garfunkel, Paul Anka, Jerry Seinfeld, Jackie Mason, Marcel Marceau, Larry King, David Copperfield…

Điện ảnh: Woody Allen, anh em nhà Marx, Billy Crystal, Steven SpeilbergSpielberg, Bette Midler, Harrison Ford...

Kinh doanh: Reichman, Bronfman, Estee-Lauder, George Soros, Ralph Lauren, Ben Cohen, Adam Citroen…

Ở nước Mỹ hiện nay: Có 1/3 triệu phú Mỹ, và 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trí Tuệ Do Thái PDF của tác giả Eran Katz nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trang Tử Tâm Đắc (Yu Dan)
LỜI GIỚI THIỆU Bách Trang Tử, còn có tên là Nam hoa kinh của Trang Chu không chỉ là bộ kinh điển của bách gia chư tử, mà còn là bộ sách hội tụ tinh hoa của triết học và văn hóa Trung Quốc. Lỗ Tấn, cha đẻ của nền văn học hiện đại Trung Quốc, từng nhận xét về Trang Tử như sau: "Bao la vạn khoảnh, biến hóa khôn lường, trong hết thảy các nhà chư tử cuối đời Chu, không nhà nào có thể vượt qua Trang Tử vậy". Hồi còn là Nghiên cứu sinh tại Đại học Nam Kinh, tôi từng nghe Giáo sư mỹ học Phan Tri Thường nói: "Nếu nội trong một đêm, mọi sách vở về văn hóa Trung Quốc biến mất khỏi mặt đất, trước sự kiện này có một học giả được báo trước, đồng thời cho phép ông ta chọn mười đầu sách kinh điển nhất để lưu lại, thế thì trong mười đầu sách ấy sẽ có Luận ngữ của Khổng Tử, Đạo đức kinh của Lão Tử, Nam hoa kinh của Trang Tử, Đàn kinh của Huệ Năng, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,... Nhưng nếu chỉ được phép chọn một đầu sách duy nhất, thì chỉ có thể chọn Nam hoa kinh, vì còn Trang Tử thì còn có thể trùng kiến lại văn hóa Trung Quốc, mất Trang Tử đồng nghĩa với việc văn hóa Trung Quốc diệt vong. Bởi vì triết học nhập thế của Khổng Tử ở đời thường dễ có, triết lý Thiền tông vẫn có thể sản sinh nếu có sự gặp gỡ giữa Phật giáo và tư tưởng của Đạo gia, nhưng triết học ngoạn thế của Trang Tử thì thực không dễ có". Từ những điều trên đây có thể thấy rõ tầm quan trọng cũng như sức ảnh hưởng to lớn của Trang Tử đối với văn hóa Trung Quốc, thậm chí đối với cả nền văn hóa Đông Á nói chung. Văn nhân Trung Quốc xưa đối với việc xuất sĩ làm quan, trọng tư tưởng nhập thế của Khổng Tử; đối với việc tu tâm dưỡng tính, thường ký thác nơi quan điểm xuất thế của Đạo gia. Cuộc đời con người ta ắt cần đến công danh, nhưng công danh không phải là tất cả; ngoài công danh, con người ta bất cứ lúc nào cũng phải đối mặt với vô vàn vấn đề to lớn, như sống chết, tự do, bất tử,… Chìa khóa để vượt qua tất cả những điều này, theo chúng tôi có lẽ không thể tìm ở đâu khác ngoài Trang Tử. Tìm mua: Trang Tử Tâm Đắc TiKi Lazada Shopee Giáo sư Vu Đan là một trong những học giả nổi danh ở mảng văn hóa truyền thống Trung Quốc, những bài giảng của bà về Nam hoa kinh của Trang Tử và Luận ngữ của Khổng Tử phát trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc luôn chiếm được rất nhiều cảm tình của người xem. Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến độc giả Việt Nam và tin rằng quý độc giả sẽ tìm thấy rất nhiều điều tâm đắc sau khi đọc xong quyển sách này. Nguyễn Đình Phức Viết tại Thư trai, Sài GònĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trang Tử Tâm Đắc PDF của tác giả Yu Dan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự An Ủi Của Triết Học (Ngô Thu Hương)
Mấy năm trước, vào một mùa đông New York lạnh buốt, có một chiều rảnh rỗi trước khi bay đi London, tôi lang thang trong một phòng tranh vắng vẻ nằm ở tầng trên của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan. Căn phòng sáng trưng và ngoài tiếng kêu ro ro của hệ thống sưởi dưới sàn thì nó hoàn toàn yên tĩnh. Sau khi đã chán những bức họa trong các bộ sưu tập trường phái Ấn tượng, tôi đi tìm quán cà phê với hy vọng sẽ được uống một cốc sữa sô cô la kiểu Mỹ mà thời đó tôi cực kỳ thích. Đúng lúc ấy, tôi bắt gặp một bức tranh sơn dầu, phần chú thích ghi nó được vẽ tại Paris mùa thu năm 1786 bởi họa sĩ 83 tuổi Jacques-Louis David. Socrates, sau khi bị dân chúng Athens kết án tử hình, đang chuẩn bị cầm cốc thuốc độc, vây quanh ông là những người bạn đang đau khổ. Mùa xuân năm 399 trước Công nguyên, ba công dân Athens đã khởi kiện dân sự chống lại nhà triết học này. Họ buộc tội ông không tôn thờ các vị thần của thành quốc, truyền bá những tôn giáo mới và làm hư hỏng thanh niên Athens - và với những tội nghiêm trọng như vậy, họ yêu cầu kết án tử hình. Socrates đáp lại với sự thanh thản đã trở thành huyền thoại. Mặc dù được cho cơ hội để từ bỏ triết lý của mình tại tòa, ông đã kiên định với điều mình tin là đúng hơn những điều mà ông biết là phổ biến. Theo Plato, Socrates đã ngạo nghễ nói với bồi thẩm đoàn: Tìm mua: Sự An Ủi Của Triết Học TiKi Lazada Shopee Miễn là tôi còn thở và còn khả năng, tôi sẽ không bao giờ ngừng thực hành triết học, khuyến khích các vị và làm sáng tỏ sự thật cho tất cả những người tôi gặp... Và thưa các quý ông... dù các vị có tuyên bố tôi trắng án hay không thì các vị cũng biết rằng tôi sẽ không thay đổi những gì tôi làm, kể cả khi tôi có phải chết cả trăm lần. Và như thế, Socrates bị đưa đến một nhà tù của Athens, cái chết của ông đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử triết học. Một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của nó có lẽ là mức độ thường xuyên mà nó xuất hiện trong hội họa. Năm 1650, họa sĩ Pháp Charles-Alphonse Dufresnoy vẽ bức Cái chết của Socrates, hiện được trưng bày tại Galleria Palatina ở Florence (phòng tranh này thì không có quán cà phê). Thế kỷ 18 là thời kỳ đỉnh cao của mối quan tâm đối với cái chết của Socrates, nhất là khi Diderot thu hút sự chú ý đến tiềm năng hội họa của nó trong một đoạn của tác phẩm Luận thuyết về Kịch thơ của mình. Jacques-Louis David nhận vẽ bức tranh vào mùa xuân năm 1786 theo đặt hàng của Charles-Michel Trudaine de la Sablière, một Nghị viên giàu có và là một học giả Hy Lạp tài năng. Tiền công rất hào phóng, với 6.000 livre tạm ứng và 3.000 livre thanh toán khi giao tranh (Louis XVI trả có 6.000 livre cho bức tranh lớn hơn Lời thề của Horatii). Khi được trưng bày tại cuộc triển lãm tranh thường niên năm 1787, nó lập tức được đánh giá là bức tranh đẹp nhất về cái chết của Socrates. Đức ông Joshua Reynolds cho rằng đó là “tác phẩm nghệ thuật tinh tế và đáng ngưỡng mộ nhất từng xuất hiện kể từ Capella Sistina*, và Stanza của Raphael. Bức tranh này có thể làm rạng danh Athens trong thời đại Pericles.” Tôi mua năm tấm bưu thiếp có tranh của David trong khu bán đồ lưu niệm của bảo tàng và sau đó, khi máy bay bay ngang qua những cánh đồng đóng băng của Newfoundland (có màu xanh nhạt khi trăng tròn và trời trong), tôi giở một tấm bưu thiếp ra xem trong khi ăn bữa tối nhạt nhẽo mà cô tiếp viên đặt trên bàn khi tưởng tôi đang ngủ. Plato ngồi ở chân giường với chiếc bút và cuộn giấy bên cạnh, một nhân chứng lặng lẽ cho sự bất công của nhà nước. Khi Socrates chết thì Plato mới 29 tuổi nhưng David biến ông thành một ông già với mái tóc bạc và vẻ nghiêm nghị. Trên lối đi, vợ của Socrates là Xanthippe đang được cai ngục đưa vào phòng giam. Bảy người bạn với những biểu hiện đau khổ khác nhau. Crito, người bạn thân thiết nhất của Socrates, ngồi cạnh ông, ngước nhìn thầy với sự tôn kính và lo lắng. Nhưng nhà triết học với dáng ngồi thẳng, thân thể và cơ bắp của một vận động viên, không biểu hiện bất kỳ sự sợ hãi hay hối tiếc nào. Việc rất nhiều người Athens cho rằng ông là kẻ ngu ngốc không làm lay chuyển niềm tin của Socrates. David định vẽ Socrates đang uống thuốc độc nhưng nhà thơ André Chenier gợi ý rằng bức tranh sẽ kịch tính hơn nhiều nếu Socrates được thể hiện ở động tác đang kết thúc một luận điểm triết học trong khi bình thản đưa tay cầm cốc thuốc độc sẽ kết liễu cuộc đời mình, điều này vừa thể hiện sự tuân thủ của ông đối với luật pháp Athens, vừa thể hiện lòng trung thành với niềm tin của mình. Chúng ta đang chứng kiến những khoảnh khắc đầy tính khai trí cuối cùng của một con người siêu việt. Tấm bưu thiếp để lại cho tôi ấn tượng mạnh như vậy có lẽ vì cái thái độ mà nó mô tả trái ngược hoàn toàn với tôi. Khi trò chuyện, tôi ưu tiên việc được người khác yêu mến hơn là nói sự thật. Mong muốn làm hài lòng người khác khiến tôi cười trước những câu đùa bình thường giống như các bậc cha mẹ khi xem buổi diễn mở màn vở kịch ở trường học của bọn trẻ. Với người lạ, tôi cư xử theo cách mà nhân viên tiếp tân chào những vị khách giàu có trong khách sạn - sự nhiệt tình đầu môi xuất phát từ mong muốn bừa bãi, bệnh hoạn được yêu mến. Tôi không công khai nghi ngờ những tư tưởng mà số đông tin theo. Tôi muốn được những nhân vật quyền lực chấp nhận, và rất lâu sau khi gặp họ, tôi vẫn lo lắng không biết họ có thấy chấp nhận được tôi hay không. Khi đi qua cửa hải quan hay lái xe bên cạnh xe cảnh sát, tôi có mong muốn kỳ cục là được những nhân viên mặc đồng phục nghĩ tốt về mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự An Ủi Của Triết Học PDF của tác giả Ngô Thu Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sự An Ủi Của Triết Học (Ngô Thu Hương)
Mấy năm trước, vào một mùa đông New York lạnh buốt, có một chiều rảnh rỗi trước khi bay đi London, tôi lang thang trong một phòng tranh vắng vẻ nằm ở tầng trên của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan. Căn phòng sáng trưng và ngoài tiếng kêu ro ro của hệ thống sưởi dưới sàn thì nó hoàn toàn yên tĩnh. Sau khi đã chán những bức họa trong các bộ sưu tập trường phái Ấn tượng, tôi đi tìm quán cà phê với hy vọng sẽ được uống một cốc sữa sô cô la kiểu Mỹ mà thời đó tôi cực kỳ thích. Đúng lúc ấy, tôi bắt gặp một bức tranh sơn dầu, phần chú thích ghi nó được vẽ tại Paris mùa thu năm 1786 bởi họa sĩ 83 tuổi Jacques-Louis David. Socrates, sau khi bị dân chúng Athens kết án tử hình, đang chuẩn bị cầm cốc thuốc độc, vây quanh ông là những người bạn đang đau khổ. Mùa xuân năm 399 trước Công nguyên, ba công dân Athens đã khởi kiện dân sự chống lại nhà triết học này. Họ buộc tội ông không tôn thờ các vị thần của thành quốc, truyền bá những tôn giáo mới và làm hư hỏng thanh niên Athens - và với những tội nghiêm trọng như vậy, họ yêu cầu kết án tử hình. Socrates đáp lại với sự thanh thản đã trở thành huyền thoại. Mặc dù được cho cơ hội để từ bỏ triết lý của mình tại tòa, ông đã kiên định với điều mình tin là đúng hơn những điều mà ông biết là phổ biến. Theo Plato, Socrates đã ngạo nghễ nói với bồi thẩm đoàn: Tìm mua: Sự An Ủi Của Triết Học TiKi Lazada Shopee Miễn là tôi còn thở và còn khả năng, tôi sẽ không bao giờ ngừng thực hành triết học, khuyến khích các vị và làm sáng tỏ sự thật cho tất cả những người tôi gặp... Và thưa các quý ông... dù các vị có tuyên bố tôi trắng án hay không thì các vị cũng biết rằng tôi sẽ không thay đổi những gì tôi làm, kể cả khi tôi có phải chết cả trăm lần. Và như thế, Socrates bị đưa đến một nhà tù của Athens, cái chết của ông đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử triết học. Một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của nó có lẽ là mức độ thường xuyên mà nó xuất hiện trong hội họa. Năm 1650, họa sĩ Pháp Charles-Alphonse Dufresnoy vẽ bức Cái chết của Socrates, hiện được trưng bày tại Galleria Palatina ở Florence (phòng tranh này thì không có quán cà phê). Thế kỷ 18 là thời kỳ đỉnh cao của mối quan tâm đối với cái chết của Socrates, nhất là khi Diderot thu hút sự chú ý đến tiềm năng hội họa của nó trong một đoạn của tác phẩm Luận thuyết về Kịch thơ của mình. Jacques-Louis David nhận vẽ bức tranh vào mùa xuân năm 1786 theo đặt hàng của Charles-Michel Trudaine de la Sablière, một Nghị viên giàu có và là một học giả Hy Lạp tài năng. Tiền công rất hào phóng, với 6.000 livre tạm ứng và 3.000 livre thanh toán khi giao tranh (Louis XVI trả có 6.000 livre cho bức tranh lớn hơn Lời thề của Horatii). Khi được trưng bày tại cuộc triển lãm tranh thường niên năm 1787, nó lập tức được đánh giá là bức tranh đẹp nhất về cái chết của Socrates. Đức ông Joshua Reynolds cho rằng đó là “tác phẩm nghệ thuật tinh tế và đáng ngưỡng mộ nhất từng xuất hiện kể từ Capella Sistina*, và Stanza của Raphael. Bức tranh này có thể làm rạng danh Athens trong thời đại Pericles.” Tôi mua năm tấm bưu thiếp có tranh của David trong khu bán đồ lưu niệm của bảo tàng và sau đó, khi máy bay bay ngang qua những cánh đồng đóng băng của Newfoundland (có màu xanh nhạt khi trăng tròn và trời trong), tôi giở một tấm bưu thiếp ra xem trong khi ăn bữa tối nhạt nhẽo mà cô tiếp viên đặt trên bàn khi tưởng tôi đang ngủ. Plato ngồi ở chân giường với chiếc bút và cuộn giấy bên cạnh, một nhân chứng lặng lẽ cho sự bất công của nhà nước. Khi Socrates chết thì Plato mới 29 tuổi nhưng David biến ông thành một ông già với mái tóc bạc và vẻ nghiêm nghị. Trên lối đi, vợ của Socrates là Xanthippe đang được cai ngục đưa vào phòng giam. Bảy người bạn với những biểu hiện đau khổ khác nhau. Crito, người bạn thân thiết nhất của Socrates, ngồi cạnh ông, ngước nhìn thầy với sự tôn kính và lo lắng. Nhưng nhà triết học với dáng ngồi thẳng, thân thể và cơ bắp của một vận động viên, không biểu hiện bất kỳ sự sợ hãi hay hối tiếc nào. Việc rất nhiều người Athens cho rằng ông là kẻ ngu ngốc không làm lay chuyển niềm tin của Socrates. David định vẽ Socrates đang uống thuốc độc nhưng nhà thơ André Chenier gợi ý rằng bức tranh sẽ kịch tính hơn nhiều nếu Socrates được thể hiện ở động tác đang kết thúc một luận điểm triết học trong khi bình thản đưa tay cầm cốc thuốc độc sẽ kết liễu cuộc đời mình, điều này vừa thể hiện sự tuân thủ của ông đối với luật pháp Athens, vừa thể hiện lòng trung thành với niềm tin của mình. Chúng ta đang chứng kiến những khoảnh khắc đầy tính khai trí cuối cùng của một con người siêu việt. Tấm bưu thiếp để lại cho tôi ấn tượng mạnh như vậy có lẽ vì cái thái độ mà nó mô tả trái ngược hoàn toàn với tôi. Khi trò chuyện, tôi ưu tiên việc được người khác yêu mến hơn là nói sự thật. Mong muốn làm hài lòng người khác khiến tôi cười trước những câu đùa bình thường giống như các bậc cha mẹ khi xem buổi diễn mở màn vở kịch ở trường học của bọn trẻ. Với người lạ, tôi cư xử theo cách mà nhân viên tiếp tân chào những vị khách giàu có trong khách sạn - sự nhiệt tình đầu môi xuất phát từ mong muốn bừa bãi, bệnh hoạn được yêu mến. Tôi không công khai nghi ngờ những tư tưởng mà số đông tin theo. Tôi muốn được những nhân vật quyền lực chấp nhận, và rất lâu sau khi gặp họ, tôi vẫn lo lắng không biết họ có thấy chấp nhận được tôi hay không. Khi đi qua cửa hải quan hay lái xe bên cạnh xe cảnh sát, tôi có mong muốn kỳ cục là được những nhân viên mặc đồng phục nghĩ tốt về mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự An Ủi Của Triết Học PDF của tác giả Ngô Thu Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Siêu Lý Tình Yêu (Phạm Vĩnh Cư)
Giới thiệu Soloviev chỉ ra 5 loại quan hệ nam nữ với loại quan hệ nam nữ có tình yêu gắn với lý tưởng hóa đối tượng yêu, làm chúng ta khi yêu mang bản nguyên thần thánh. Tình yêu nam - nữ tuyệt đích sẽ bất tử hóa tất cả bởi tình yêu chuyên trở sự sống vĩnh cửu cho cái mình yêu, tái sinh vĩnh viễn trong cái đẹp. Đó là luận điểm về tình yêu qua các tác phẩm trứ danh: Siêu lý tình yêu (1892-1893), Chiến tranh và hòa bình, Biện minh cái thiện của Vladimir Soloviev, người nhà văn, đại triết gia Nga - người đặt nền móng cho Triết học Tình yêu châu Âu. Quan điểm hoàn chỉnh về Tình yêu nam nữ Soloviev phê phán, hoàn chỉnh các ý tưởng, quan điểm về tình yêu của nhiều nhà tư tưởng lớn tại nhiều thời đại khác nhau của nhân loại từ Platon đến LevTolstoy, đến Schopenhauer… Mặc dù tình yêu là một hiện tượng to lớn, phức tạp trong cuộc sống con người, đề tài của nhiều người, nhiều giới (văn học, nghệ thuật, tâm lý, triết học…) nhưng ông đã xây dựng được và cung cấp cho chúng ta một nền tảng nhận thức đặc sắc về tình yêu nam - nữ. Các quan điểm chính về tình yêu nam nữ của Soloviev Ông đề cao tính cao đẹp của tình yêu nam nữ không coi đó là ảo giác che đậy nhục dục, một trò chơi của tự nhiên, là ác quỷ đen tối nô dịch loài người, là một dạng tồn tại trong khổ đau và cái chết hay duy đạo đức quá như coi tình yêu là phải lấy tình yêu nhân loại làm trọng, phải khổ hạnh/vị tha… như tư tưởng của triết gia Schopenhauer, Tolstoy hay một số tôn giáo. Tìm mua: Siêu Lý Tình Yêu TiKi Lazada Shopee Tình yêu là bước chuyển phôi mầm tiềm năng mới nhú của con người giống như đặc tính trí tuệ là phôi mầm của động vật. Tình yêu còn có sứ mệnh xa hơn, dài hơn mà cái chân chính là chiến thắng đến cùng chủ nghĩa cá nhân, gia tăng giá trị vô tận cho con người, nhân tính phân chia nam - nữ, hữu hạn, hữu tử thành cá thể duy nhất lưỡng tính, tuyệt đối, bất tử. Ông cũng không coi hôn nhân hợp pháp, sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái là sứ mệnh đích thực của tình yêu say đắm nam - nữ. Theo ông, vai trò của gia đình, tình thương yêu con cái, vai trò gia đình, chuẩn mực nề nếp quan hệ là đảm bảo sự tồn tại giống loài, xã hội loài người… nhằm duy trì thế giới vật chất và làm cho xã hội vận hành tốt. Tình yêu có sứ mệnh không phải là ở thực tế vật chất đó mà sứ mệnh là dẫn dắt con người từ thế giới đó (phi lý tưởng) bước sang thế giới lý tưởng hay cải hóa thế giới phi lý tưởng thành thế giới lý tưởng. Tình yêu đi đôi với lý tưởng hóa đối tượng yêu, sùng bái hâm mộ người yêu và làm xuất hiện “phép lạ, hào quang” quanh người yêu như nhìn thấy chân lý về con người - hình ảnh môi giới giữa Thượng đế thần thánh và thế giới. Tình yêu là phương tiện cho sự nhập thân đến cùng, đến đích trong đời sống cá thể của con người. Đó là cuộc sống có hơi ấm của hạnh phúc siêu phàm, thiên đường của tình thương, trái tim ngự trị, lạc thú của con người và thần linh. Qua tình yêu, người yêu tuyệt đối hóa người ta yêu làm cho hoàn hảo, trọn vẹn, vô bờ vô hạn và qua đó chính bản thân mình. Tình yêu đòi hỏi bất tử của con người cả tinh thần lẫn thể xác. Thân phận hữu tử hiện nay và cái chết là hệ quả tất yếu của cuộc sống bất toàn và trống rỗng của con người trong thực tại. Ông đề cao tình yêu nam nữ hơn mọi dạng tình yêu khác bởi nó khẳng định và làm giàu vô tận giá trị của từng cá thể con người - trong tiềm năng nó dẫn con người tới sự bất tử. Nó vừa là kết quả của tiến trình lịch sử của chủng loài hữu hạn vừa là bản chất nhân văn của người gắn với giá trị tuyệt đối, vĩnh hằng của Thượng Đế. Đó chính là niềm tin khao khát của ông về tất cả sinh linh con người đã, đang và sẽ sống có thể bất tử thông qua tình yêu chân chính, trong Thượng đế hay cõi niết bàn… với “bầu trời mới, trái đất mới” ở vương quốc của những tinh thần vĩnh hằng. Soloviev xác định có 5 kiểu biểu hiện của quan hệ nam nữ trong đời sống nhân loại, trong đó có 3 cấp độ 3, 4, 5 là biểu hiện của tình yêu. Triết học tình yêu của Soloviev là ở hướng tới tình yêu ở cấp độ 5 - tình yêu chân chính phục vụ cơ đồ tái sinh loài người khổ đau, hữu tử thành Thần - Nhân loại bất tử. Khi tình yêu được đồng hóa ở mức tinh thần thì sẽ khơi dậy tiềm năng vô biên tính người của con người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Siêu Lý Tình Yêu PDF của tác giả Phạm Vĩnh Cư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.