Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đông Lai Bác Nghị (Dương Tấn Tươi)

Nếu không có tài dàn xếp của bao sự ngẫu nhiên thì đâu có quyển Đông-Lai bác nghị nầy!

Đầu tiên, một vị túc nho của chốn Thần kinh, lúc tản cư vào Sài-thành, ngẫu nhiên đến trú ngụ cạnh phòng khám bịnh của chúng tôi. Đó là việc hệ trọng: vì đối với chúng tôi, bực đại nhân ấy là một người thầy đáng kính, mặc dầu Cụ vẫn có nhã ý tự xem mình là bạn vong niên; vì đối với quyển sách này, bực lão thành ấy mới thật là người cha tinh thần, mặc dù Cụ ấy vẫn một mực chối từ không nhìn nhận.

Vả lại, vì muốn giữ vẹn cốt cách của nhà ẩn dật, Cụ yêu cầu chúng tôi đừng nêu danh Cụ vào trong sách! Thật đáng phục thay đức tính khiêm tốn của bực nho phong, mà cũng khổ cho chúng tôi vì phải dài dòng nhắc lại tiểu sử của bổn dịch mà chỉ được phép dùng một chữ « Cụ » vỏn vẹn để kể cho tròn câu chuyện!

Thì cũng bởi vai tuồng quan trọng của vị túc nho ấy trong khi phiên dịch cho nên chúng tôi xin độc giả niệm tình tha thứ khi thấy chúng tôi lắm lời nói về thân thế của một người đương cầu xin đời đừng nhắc đến tên.

Sanh trưởng trong một thế gia của chốn đế đô, cha làm Thượng thơ bộ Lễ, thì khi vào sân Trình, Cụ chiếm bằng cử nhân, việc ấy, theo chúng tôi, cũng chưa đáng kể. Đáng nể là khi rời cửa Khổng để theo tân học, chỉ trong mấy năm Cụ theo kịp các bạn đồng niên nơi lớp tú tài « Tây »! Rồi sang Pháp để trau giồi học mới, rồi xông pha nơi bể hoạn, rồi cuối cùng nối được chức của cha, thì với sức học đó, với thông minh đó, âu cũng là một việc có thể đoán trước được. Tìm mua: Đông Lai Bác Nghị TiKi Lazada Shopee

Ngày nay, đã chứng kiến bao cuộc bể dâu, Cụ chỉ còn giữ lại một ham muốn là tận hưởng chữ « nhàn » trong thời hưu trí. Muốn được thế, Cụ ẩn mình trong đám rừng người để thưởng thức một câu thơ đẹp với chén trà ngon hoặc cùng vài ba tri kỷ luận bàn về văn học. Cụ nhứt quyết chủ trương: « Lịch sử và địa dư đặt nước nhà vào giữa hai nguồn văn hóa, muốn trở nên một công dân đất Việt, chúng ta phải thâu thập cả đôi. Âu Tây giúp ta kỹ thuật, Á Đông cho ta nghệ thuật làm người ».

Để chứng minh lời nói, Cụ nhắc lại một gay cấn vừa xảy ra trong trường quốc tế, rồi chỉ rõ giải pháp của người xưa khi gặp cảnh ngộ tương tợ để bắt buộc kẻ đối thoại phải nhìn nhận: « Thiếu Hán học là một sự thiệt thòi rất lớn ».

Sẵn có quan niệm ấy nên Cụ nhận lời ngay khi chúng tôi ngỏ ý cầu học. Lối dạy của Cụ thật là đặc biệt. thường ngày Cụ dùng tiếng Việt để giảng bài, nhưng khi gặp áng văn quá bóng-bảy hay huyền-diệu thì Cụ dùng cả tiếng Pháp để diễn-tả tư-tưởng, mượn triết-học Đức để so-sánh, đem học-thuyết Hy-Lạp để chứng minh, cốt-yếu là giúp học trò hiểu cho thấu đáo, tận-tường. Khi gặp tư-tưởng thanh-cao hoặc áng văn bất-hủ, chúng tôi lật đật ghi rồi chép lại trong giờ nhàn rỗi để trình lên cho Cụ xem-xét. Cụ dò từng câu, đối-chiếu từng chữ để phê-bình. Nhờ Cụ tiến dẫn, chúng tôi mới « nuốt hận » chép thơ của Tư-mã Thiên, sụt sùi thảo tờ biểu xuất-sư của Gia-Cát, băn khoăn đứng trên lầu Nhạc-Dương với Trọng-Yêm, ngạo nghễ biên thơ từ-chức cùng Tạ-Phùng-Đắc.

*

Ngẫu-nhiên khéo sắp cho chúng tôi gặp được một bực thầy đáng kính, thì cũng nhờ ngẫu-nhiên chúng tôi lại gặp quyển sách đáng yêu.

Kẻ vừa nhập đạo thường không tiếc lời ca-tụng tôn-giáo mới của mình. Chúng tôi nào có tránh được thường tình đó trong khi hầu chuyện với ông Trương-Quan, một nhân vật mà giới mại bản Huê-kiều và làng « thanh sắc » bổn xứ vẫn còn nhớ tiếng. Nghe chúng tôi ca tụng nhân tánh của nền văn-hóa Trung-Hoa, Trương-quân đột-ngột hỏi: « Như thế chắc bác-sĩ đã đọc quyển Đông-Lai bác nghị rồi? » Chúng tôi phải thẹn thùng nhìn nhận: « Chẳng những chưa được đọc mà như phần đông người Việt-Nam, chúng tôi chưa từng nghe đến tên! »

Vì bác-sĩ khen ngợi văn học cổ Trung-Hoa, trí tôi vùng nhớ lại câu chuyện hai mươi năm về trước khi còn thơ ngây cặp sách vào trường để ăn mày chữ. Trong những giờ các bạn được nghỉ ngơi hoặc nô đùa chạy giỡn thì chúng tôi bị ông bác ngồi kèm bên cạnh ép buộc đọc một vài trang Đông-Lai bác nghị. Đó là lời phê-bình về hành vi và hạnh kiểm của các nhân vật đời Đông-Chu. Câu văn huyền diệu, lập luận chặt chẽ, tâm lý sâu sắc là ba đặc điểm của tác phẩm bất hủ đó. Nhưng đối với bộ óc non nớt của đứa trẻ lên mười thì làm sao thưởng thức nổi vẻ đẹp của câu văn hay và sự điêu-luyện của bài luận khéo? Vậy mà, ông bác vẫn bắt buộc chúng tôi « ê » « a » đọc cho xong vì: « nơi trường, thầy dạy cháu làm văn; nơi đây, bác dạy cháu làm người ». Lời của bác thật là chí lý! Thời-đại Đông-Chu là khoảng đen tối nhứt của lịch-sử Trung-Hoa, vì lúc ấy, xã hội đương vươn mình thay đổi lốt, nên gây ra bao sự xáo trộn lớn lao. Bực thánh phải chung đụng với sát nhân, hiền triết phải ăn ở cùng gian tà, rồi tranh đấu chống chọi nhau nẩy sanh ra trăm ngàn việc, hay dở đều có. Tất cả hai mặt - tốt và xấu, thanh với tục - của con người đều phô bày. Nếu gặp một nhà phê-bình có cặp mắt tinh đời, có bộ óc sáng suốt, lại thông tâm lý, hiểu chánh trị, khảo sát thời kỳ ấy thì chắc chắn sẽ để lại cho đời một tác phẩm vô cùng hữu ích. Lữ Đông-Lai có đủ điều kiện ấy cho nên quyển Bác-nghị là một chiếc thuyền đã cắm sào ở ngoài dòng thời gian… Khi đọc quyển Đông-Lai, chúng ta có cảm giác đương nghe một tay thợ chuyên môn giải thích về các bộ phận trọng yếu của guồng « máy lòng » rồi chỉ cho chúng ta thấy các nguyên do thường làm cho động cơ ấy chạy. Cũng bởi « động cơ » và nguyên do ấy không thay đổi cho nên lời của Đông-Lai luận về một thời vẫn có thể giúp ích cho người trong muôn thuở. Vì lẽ đó, lúc trẻ, chúng tôi oán trách ông bác bao nhiêu, thì ngày nay, đã tránh được nhiều kinh nghiệm chua cay, chúng tôi lại cám ơn ông bác bấy nhiêu!

Đáp lời yêu cầu, ông Trương-Quan phải nhờ người về tận Thượng-hải mua giùm cho chúng tôi một bổn.

Của báu cầm tay, chúng tôi đến nhờ Cụ dẫn giải giùm điều thắc mắc: « Tại sao một tác phẩm giá trị dường kia, mà từ xưa, trong xứ ta chưa từng nói đến? »

Cụ giảng: « Những sách Trung-Hoa được phiên dịch và truyền bá ở Việt-Nam phần nhiều vì ba cớ: Một là bởi có nhiều người bị bắt buộc phải đọc đến, cho nên bàn tới cũng nhiều, dịch ra không ít, đó là những sách có tên trong chương trình thi cử. Hai là các thứ sách quyến rủ người vì cốt chuyện, ấy là lịch sử tiểu thuyết tức là truyện. Còn về loại thứ ba là vận văn, vì đọc lên nghe êm tai, lại dễ nhớ, nên có nhiều người ưa thích.

« Đông-Lai bác nghị không đứng vào ba hạng đó. Vì là văn phê bình nên đòi hỏi ở độc giả một trí phán đoán mà người đời ít hay dùng đến. Và là văn nghị luận nên khô khan mà bắt buộc người đọc phải suy xét mới thưởng thức. Không có vần, thiếu cốt chuyện hấp dẫn, lại không được ghi vào chương trình thi cử, như vậy ít người biết đến thì cũng là một chuyện không lạ. Nói thế không phải bảo sách ấy không có độc giả! Ngoài số thí sinh hiếu kỳ nên tìm Đông-Lai đọc trước khi vào đình thí, phần đông, các người mê thích sách đó toàn là những kẻ đã đỗ đạt, ra làm quan, ưa dùng quyển Bác-nghị để kiểm điểm hành động trong lúc chăn dân hay khi xử thế. Rồi đến lúc chiều tà bóng xế, khi đã mỏi mệt thì trí muốn yên nghỉ hơn là dịch sách? Vả lại đối với các bực tiền bối ấy, dịch hay viết sách là một sự ngoài tưởng tượng. Đối với họ, học là hành nghĩa là đem ra áp dụng, để làm tròn bổn phận của mình, chớ không dám học để truyền cho ai cả. »

*

Rồi theo lệ thường, Cụ giải thích, chúng tôi ghi chép. Cả thảy được tám mươi bốn bài.

Mỗi bài là một sự ngạc nhiên. Trong văn chương Trung-Hoa, chúng ta thường bực mình vì gặp lời nhiều hơn ý. Với Lữ Đông-Lai, câu văn đẹp đẽ vẫn đi kèm với tư tưởng cao thâm. Lắm bài không đầy gang tấc mà chất chứa ý dài muôn vạn dặm. Càng suy xét, càng thấy sâu rộng. Về mặt tâm lý thực nghiệm và chánh trị thực hành, chưa chắc có quyển sách nào trong văn chương Âu-Mỹ sánh kịp Đông-Lai bác nghị. Ấy là chưa bàn đến lý luận, phần cốt yếu của sách. Mở đầu cho mỗi bài, tác giả nêu ra một tư tưởng căn-bản, nhiều khi không dính-líu với cốt chuyện đem ra phê-bình.

Độc-giả còn tưởng nhà văn lạc đề, thì chỉ vài câu, đã móc dính đầu-đề với ý-niệm căn-bản. Rồi dùng câu chuyện đem phê-bình để chú-thích tư-tưởng chánh ghi trên đầu bài.

Trước với sau, đầu với đuôi đều ăn khớp, các bộ-phận liên-lạc cùng nhau một cách tế-nhị làm cho độc-giả tưởng là đương nghe nhà toán-học khéo chứng-minh một định-lý của hình-học.

*

Rồi một hôm, mấy người bạn tình-cờ đến viếng giữa giờ giảng dạy của cụ, đó là ngẫu nhiên thứ ba.

Cũng như chúng tôi, các bạn đều bị câu văn trong-sáng và lập-luận huyền-diệu của Đông Lai hấp-dẫn nên mới khuyên chúng tôi cho xuất-bản. Từ-chối là sự dĩ-nhiên, vì bổn-tâm của chúng tôi là chỉ học cho mình… Lý-luận của các bạn thật cũng chặt-chẽ: « Hiện nay, quốc-văn đương nghèo… học-sanh thiếu món ăn tinh-thần, v.v…. Trong lúc các tiểu-thuyết khiêu-dâm chường mặt trên báo và trong hàng sách thì ôm giữ cho mình một tác-phẩm có giá-trị là một việc… ích kỷ, một tội to đối với nền học-vấn ».

Không phương chối-cãi, đành phải nghe theo. Từ đây mới gặp bao nỗi khó …

*

Trước hết, nếu cho in vỏn-vẹn tám mươi bài nghị-luận của Đông-Lai mà chẳng có những đoạn Xuân-Thu, Tả-Truyện thì làm sao độc-giả lãnh-hội được? Vả lại, lắm khi, vì bắt-bẻ một câu hoặc một chữ của Tả-Truyện mà Đông-Lai viết thành bài « bác-nghị ». Vậy dịch Xuân-Thu và Tả-Truyện song-song theo « bác-nghị » là một sự tối-cần. Cũng là một điều quá khó.

Các bạn chắc đều biết Xuân-Thu là một trong năm quyển kinh của Đức Khổng-tử. Đó là bộ sử nước Lỗ do Ngài sửa-định, chép từ đời Lỗ Ẩn-công cho đến Lỗ Ai-công gồm có 240 năm (từ 721 tới 481 trước tây lịch).

Với quan-niệm hiện-tại về sử học khi chúng ta trịnh-trọng lật quyển Xuân-Thu thì sẽ vô-cùng ngạc-nhiên hay thất-vọng. Vì đó chỉ là một mớ sử liệu chép rời-rạc, dường như gặp chuyện thì ghi, không màng đến sự liên-lạc hay tương-quan. Lại có nhiều việc quan-trọng mà không chép. Khi chép thì quá vắn-tắt gần như đơn-sơ. Thí-dụ: bà Khương-thị vì thương con không đồng nên gây ra cuộc xung-đột giữa Trịnh Trang-công và em là Cung Thúc-Đoạn thì nào là quỷ-kế của anh, nào là tham-vọng của em, nào là lời bàn của bá-quan rồi đến trận đánh, với cuộc vây thành phá lũy, cho đến khi cùng đường Thúc-Đoạn chạy vào xứ Yển. Trịnh Trang-công giam mẹ, thật là bao nhiêu gây cấn mà trong Xuân-Thu chỉ có một câu: « Mùa hạ, tháng năm, Trịnh-bá thắng Đoạn tại Yển ». Có lúc còn vắn tắt hơn, như « Tề cứu Hình » hoặc « Địch đánh Vệ ».

Vậy thì chân giá trị của bộ Xuân-Thu ở đâu mà vẫn được xem là quyển kinh để « định công luận, đoán án cho muôn đời »? Tại sao chính Đức Phu-Tử cũng yêu cầu người đời « biết cho ta » hay « buộc tội cho ta » thì nên do bộ Xuân-Thu? Như vậy, bực thánh và dư luận cổ kim đã lầm chăng? Hoặc giả, vì quan niệm về sử học của xưa với nay quá khác nhau mới có điều chinh lịch đó?

Nếu thật thế thì tại sao một học giả của thời đại nầy, cụ Nguyễn-Văn-Tố, một người mà chưa ai dám ngờ vực về sức học uyên thâm, cũng chưa ai dám nghi đến sự thận trọng của ngòi bút, đã viết: « Muốn thưởng thức cái hay của bộ Xuân-Thu, phải nhận thấy hương nồng của triết lý, thơm ngát của luân lý, mùi vị của chánh trị ở trong kinh đó. »

Làm sao những câu văn vắn-tắt sơ sài kia lại chứa được bao nhiêu mùi, hương và vị?

Chỉ vì Đức Phu-Tử khéo dùng một phương pháp kín đáo: quên TÊN và VIỆC.

Sự quên hữu ý, sự cố tâm quên có nghĩa là chê bai, là khiển trách.

Như trong thí dụ trên, không chép tên Trịnh Trang-công chỉ gọi Trịnh-bá là chê lỗi chẳng biết dạy em.

Như Thúc-Tôn Kiểu-Như, đại phu nước Lỗ chuyên chế mạng lịnh qua rước vợ ở nước Tề thì Xuân-Thu chép: « Vợ Kiểu-Như tên Phụ-Hỉ ở Tề về. »

Như vua của nước Châu, tên Thiệt, chức là công, thường gọi là Châu-công, vì sợ loạn nên bỏ xứ trốn qua Tào, sau cùng qua triều Lỗ, Xuân-Thu chỉ chép: « Thiệt đến ».

Còn vua nước Kỷ, tước là bá, khi qua triều Lỗ lại dùng lễ của man di, Xuân-Thu chỉ biên: « Kỷ đến triều ».

Chẳng những thiếu là chê, có khi thừa cũng là khiển trách, như thêm tên tộc của các vị vua có lỗi. Muốn chỉ trích vua Vệ dùng kế tiểu nhơn để chiếm nước Hình thì Xuân-Thu ghi: « Mùa xuân, tháng giêng, ngày bính ngọ, Vệ-hầu tên Hủy diệt Hình. »

Khi muốn tỏ sự hư hèn của Tống Chiêu công thì chép: « Mùa đông, tháng mười một, người Tống giết vua tên là Chử-cữu. »

Nhưng phần nhiều khi Xuân-Thu thêm tức là khen, nếu ghi cả chức tước.

Muốn nêu tấm lòng trung của hai bề tôi nước Tống - công tử Ấn và Đãng Ý-Chư - Xuân-Thu chép: « Người Tống giết quan đại tư mã. Quan đại tư thành trốn qua Lỗ ».

Như câu: « Mùa thu, tháng tám, ngày giáp ngọ, tên Vạn của Tống giết vua tên Tiệp và quan đại-phu Cừu Mục » là dụng-ý phạt Nam-Cung Trường-Vạn, một kẻ thí chúa, lại chê vua Tống vì tánh ham đùa-bỡn với bề tôi, phải mua lấy cái chết thảm-khốc, còn khen quan đại-phu tuy yếu-đuối mà dám cầm hốt đánh một tên võ phu, coi thường cái chết.

Chỉ thêm bớt vài chữ, Đức Phu-tử đã tỏ sự khen chê, ban điều thưởng phạt. Mà khen với chê, thưởng và phạt, khi đã trưng nhiều lượt, sẽ tỏ bày một luân-lý và một đường chánh-trị. Cả hai là sản-phẩm của quan niệm về cuộc đời, về vũ-trụ tức là triết-lý.

Phương-pháp kín đáo ấy chẳng những bày tỏ được mấy nguồn văn hoá mà còn gây một ảnh-hưởng, một hiệu lực phi thường: được một tiếng khen của Xuân-Thu là hưởng giọt mưa Xuân đầm-ấm, bị một câu trách là chịu ngọn nắng Thu gay gắt. Thật là kết quả mỹ-mãn, nhờ bởi tay thợ thánh khéo dùng một khí cụ thô sơ. Và cũng vì thế, sự phiên dịch Xuân-Thu chất chứa bao nhiêu nỗi khó: phải cân nhắc từng chữ, phải theo đúng nghĩa mà còn lo-sợ thừa lời.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đông Lai Bác Nghị PDF của tác giả Dương Tấn Tươi nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phụ Nữ Hiểu Biết Sẽ Có Cuộc Sống Đẳng Cấp Hơn (Jenny Kiều)
Thế giới này có một kiểu phụ nữ sống vô tư thoải mái, rất khó để nhìn thấy dáng vẻ chau mày nhăn nhó của họ, cũng chưa bao giờ nghe thấy họ than thân trách phận. Vì họ biết nội tâm mình khao khát điều gì nhất nên họ biết cách lựa chọn, không dây dưa lằng nhằng, không tiếc nuối, càng không bao giờ phải lo lắng về cái gọi là bỏ lỡ. Tôi vẫn luôn cho rằng, phụ nữ thời nay coi trọng đàn ông, tình yêu và hôn nhân, đến mức không ngừng bám víu vào thái độ của đàn ông đối với mình. Người đàn ông như vậy rốt cuộc có đáng để lấy làm chồng không. Nói thực lòng, nếu bạn dồn hết những tâm tư đã đặt vào đàn ông để trau dồi cho bản thân, thì bạn đã trở thành nữ thần lâu rồi. Cuộc đời của một người phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều chọn lựa hơn đàn ông, trách nhiệm càng nặng nề thì suy nghĩ cũng sẽ càng nhiều, nhưng điều thực sự khiến phụ nữ ngày một héo mòn vốn không phải sự khó xử khi đưa ra những quyết định, mà là khi họ không biết bản thân muốn gì. Không tự tin về cuộc sống mà bản thân mong muốn, không đủ bản lĩnh chính là gánh nặng lớn nhất của người phụ nữ. Hãy cứ ngẫm nghĩ mà xem, có biết bao người phụ nữ phải sống một cuộc đời khuôn mẫu rồi? Nếu nói những phiên bản cũ đã được cài đặt sẵn từ trước khi chúng ta ra đời, vậy thì cũng giống như trong trò chơi điện tử, chúng ta có thể chơi lại một ván mới bất cứ lúc nào. Nhiều lúc, chúng ta không thể buông bỏ tất cả những gì bản thân đã tích lũy được trong quá khứ là bởi chúng ta luôn tin rằng, giàu sang quyền quý mới có thể nuôi sống một cuộc đời lý tưởng. Chỉ khi chúng ta tin rằng bản thân có đủ năng lực để giương buồm ra khơi bất cứ lúc nào, chúng ta mới có thể buông bỏ những thành công và thất bại trong quá khứ. Một người phụ nữ hiểu biết, chính là người đủ tự tin để phá vỡ những khuôn mẫu đó, dành lại cho mình một cuộc sống đẳng cấp hơn. Tìm mua: Phụ Nữ Hiểu Biết Sẽ Có Cuộc Sống Đẳng Cấp Hơn TiKi Lazada Shopee Phụ nữ hiểu biết sẽ có cuộc sống đẳng cấp hơn - Hãy tự nâng cấp bản thân một cách toàn diện, bởi một người phụ nữ có sức quyến rũ không chỉ nhờ một gương mặt đẹp, mà còn nhờ sự hiểu biết của bản thân.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phụ Nữ Hiểu Biết Sẽ Có Cuộc Sống Đẳng Cấp Hơn PDF của tác giả Jenny Kiều nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Là Cuộc Tu Hành Đẹp Nhất Kiếp Này Của Tôi (Bạch Lạc Mai)
“Gió bụi mười năm, tung tích mười năm, câu chuyện mười năm, đối với tôi là cuộc sống một sớm một chiều, đối với người khác chẳng qua chỉ là mấy mùa hoa nở, mấy độ lá rơi. Những phong cảnh mà tôi đi qua, những câu chuyện mà tôi gặp, đều trở thành chất liệu, trở thành văn chương, để gặp gỡ với độc giả của trần thế. Nhìn tưởng như sầu não, nhưng kỳ thực lại sáng trong êm dịu, mỗi nhành cây một ngọn cỏ đều có linh hồn, từng câu từng từ đều có tình cảm.” Sau khi đọc xong “Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi”, như bao cuốn sách khác của Bạch Lạc Mai, mình đều có chút e ngại khi viết review. Bởi lẽ văn của Bạch Lạc Mai, ngòi bút nào mới có thể thâu đủ ý, tóm đủ tình, để mà truyền tải những gì có trong câu chữ của cô. Nhưng ngẫm lại, có cơ hội đọc văn Bạch Lạc Mai, cũng có thể coi là cái duyên. Vậy để viết ra đây những gì đã cảm thấy, qua bài review này, biết đâu lại gián tiếp kết thêm nhiều mối lương duyên giữa Bạch Lạc Mai và những người, biết đâu nữa, sẽ yêu thích dòng văn an tĩnh tự tại, nhẹ nhàng tựa nước chảy mây trôi của cô. “Tôi muốn ẩn cư ở Giang Nam, cùng người yêu quý là người, viết lách bên bàn. Ngắm khói vờn từ lư đồng, thổi ra ngoài cửa sổ, cùng mây trước sân, bạc đầu bên nhau. Tìm mua: Người Là Cuộc Tu Hành Đẹp Nhất Kiếp Này Của Tôi TiKi Lazada Shopee Tôi ở Giang Nam, cùng người đợi chờ một cơn mưa bụi, dưới chiếc ô giấy dầu, có thời gian chúng ta đã từng yêu, cũng từng phụ nhau. Tôi ở Giang Nam, chỉ để đợi người.” Mục đích cuối cùng của đời người là gì? Phải chăng là một cuộc tình sâu đậm đến độ sinh tử không rời? Hay là một đoạn tình cảm rung động đất trời, khi lìa xa liền trở thành nỗi tiếc hận không nguôi của thế nhân? Thực ra tất cả đều không phải. Thời gian qua đi, mọi sự bốc đồng và nóng nảy thuở thiếu thời đều sẽ được rèn giũa thành phong thái điềm tĩnh an nhiên. Khi xưa ta ngông cuồng đến thế, đau khổ đến thế, chẳng qua chỉ vì cho rằng nếu không có tình cảm ấy, bản thân sẽ không thể hạnh phúc được. Nhưng ai rồi cũng sẽ trưởng thành, để khi đứng dậy sau nhiều lần vấp ngã, gặp gỡ đủ người, liền ngộ ra chân lí, cái mà ta cần, chẳng qua chỉ là một chốn yên bình thanh thản. Cùng người yêu trồng hoa nuôi thú, đọc sách thưởng trà, sống cuộc đời không dính thị phi, không màng hồng trần. Nếu không tìm được người yêu, vậy chỉ cầu tri kỉ. Ngồi lại cùng ta uống một chén trà, đàm một bài thơ, sau khi trời sáng, đứng dậy từ biệt. Mình ta bầu bạn với đất trời bao la, đón chờ tuổi già trong ung dung tự tại. “Sự tu hành đẹp nhất kiếp này chính là, người là trà, còn tôi là nước. Năm tháng thong thả trôi đi, đến hối hận cũng trở thành dư thừa, không có gì đáng cảm động hơn là cả đời bên nhau tình sâu nghĩa đậm, xứng đáng để trân trọng.” Tính thiền trong văn Bạch Lạc Mai rất rõ. Có thể thấy được, cô là một người hết lòng tín ngộ Phật pháp. Do vậy văn của cô vô cùng tự tại, vô cùng dịu dàng, có khả năng khiến cho lòng người lắng lại. Chúng ta kiếp trước là ai giữa trời đất bao la, là một chú chim cất tiếng hót nơi sơn dã, hay một nhành cỏ xanh mọc bên vách núi. Chúng ta kiếp trước vì sao gặp gỡ, vì sao có duyên giác ngộ chân lý, rồi hóa thành bản thân chúng ta kiếp này. Nếu níu giữ chỉ mang lại đau khổ, vậy chi bằng từ đầu hãy thoải mái buông tay. Vui vẻ hội ngộ, vui vẻ giã biệt, đó mới là kết quả mà chúng ta hết lòng ước ao. Yêu hận vì đâu, chẳng phải do ta tự khiến ta đau khổ sao, học cách chấp nhận, học cách buông tay. Tất thảy sẽ không còn là gánh nặng, mà chỉ còn như ánh trăng lướt qua cõi lòng. Đau khổ hóa thành dịu dàng thấu suốt, không còn nặng nề thêm nữa. “Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi”. “Người” là ai. Có thể là bất cứ ai ta đã từng gặp gỡ trong đời. Người ta yêu, người ta gặp gỡ rồi lại phải tiếc nuối li biệt; người là cha, là mẹ, là bè bạn, là gia đình, tri kỉ, là tâm can của ta… “Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi” - cái tên này có thể sẽ khiến bạn nhầm tưởng rằng đây là một cuốn tản văn về tình yêu rất mực phổ thông, kì thực lại không phải vậy. Bạch Lạc Mai là một trong số ít những người viết tản văn mà bản ngã của mình vẫn được thể hiện rất rõ. Cô không chỉ nói về nhân tình thế thái, những chiêm nghiệm và cuộc sống đời thường, mà còn nói về bản thân mình. Vì thế khi đọc “Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi”, mình còn có cảm giác bản thân đang được gặp gỡ thêm một người nữa - chính là Bạch Lạc Mai, dù chỉ là nối kết qua câu từ trong trang sách. Nhưng mình rất trân trọng cuộc gặp gỡ này. Bởi lẽ, sau khi đọc xong văn Bạch Lạc Mai, có cảm giác tựa như tìm được tri kỉ vậy. Cách sống mà Bạch Lạc Mai nói chính xác là cách sống mà mình muốn hướng tới, đối đãi với thế gian đều phải thật dịu dàng, không mang tâm lí u uất và nóng nảy mà làm tổn thương bản thân, tổn thương người khác. Mọi thứ xuất hiện trong văn của Bạch Lạc Mai đều có tính “Duyên” - đây cũng biểu hiện cho việc tín ngộ Phật Pháp của cô - bởi học thuyết của đạo Phật là “Duyên khởi”. Ta gặp gỡ là duyên, vì người tu hành cũng là duyên, xuất hiện kiếp này cũng là duyên. Và thậm chí nếu bạn đang đọc review này của mình, thì đó cũng là duyên luôn. ^^ “Thế giới mà tôi đang sống, hương trà thơm nồng, cỏ cây đều an vui.” Nếu như bạn đang tìm một cuốn sách triết lí nhẹ nhàng, sâu lắng; hoặc nếu như bạn muốn có gì đó giúp bản thân bình tâm sau mỗi bận giông bão; hay đơn giản chỉ muốn có gì đó phù hợp tâm trạng bình thản, “tâm lặng như nước” của mình, thì hãy thử “Người là cuộc tu hành đẹp nhất kiếp này của tôi” xem sao nhé. ^^Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bạch Lạc Mai":Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ BiDuyênGặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu NhấtBa Nghìn Năm Trước Đóa Sen Nở Trong Đêm Thanh VắngKiếp Này Chỉ Làm Khách Hồng TrầnNăm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình YênNếu Em An Lành, Đó Là Ngày NắngNgoảnh Lại Đã Một ĐờiNgười Là Cuộc Tu Hành Đẹp Nhất Kiếp Này Của TôiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Là Cuộc Tu Hành Đẹp Nhất Kiếp Này Của Tôi PDF của tác giả Bạch Lạc Mai nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngoảnh Lại Đã Một Đời (Bạch Lạc Mai)
“Đời người trăm năm, qua đi vội vã, bao nhiêu phong cảnh đợi bạn đến chiêm ngưỡng, bao nhiêu câu chuyện đợi bạn đến lấp đầy. Những gặp gỡ, truy cầu, được mất trong hành trình, đều là tu hành. Tuế nguyệt dần dần qua đi, lúc như vô tình, lúc lại như hữu ý, không cố chấp đối với mọi việc, thì sẽ không vui quá hóa nhàm, buồn quá thành tuyệt vọng. Đời người giống như là chèo thuyền trên sóng khơi, nên giữ vững nội tâm, mới có thể thong dong điềm tĩnh, từ gấp gáp đến chậm rãi, từ ồn ã đến yên ả.” “Thời gian kinh hoảng như tuyết trắng, vật cũ im lặng chẳng nói năng.” Có bao giờ bạn cảm thấy rằng cuộc sống thường nhật thật quá đỗi lạnh nhạt vô tình, thậm chí ẩn chứa nhiều nỗi bất hạnh đau đớn? Có bao giờ bạn cảm thấy không nỡ xa rời ông bà, bố mẹ, chẳng dám nghĩ tới khoảnh khắc phải chia ly? Rất nhiều lúc, có phải bạn muốn thử tạm dừng thời gian, quên đi ly biệt? Nếu bạn cũng đang cố gắng ngược xuôi tìm kiếm một chốn bình an, thì có lẽ cuốn tản văn “Ngoảnh lại đã một đời” của Bạch Lạc Mai là một sự lựa chọn đáng cân nhắc. Bạch Lạc Mai - “Ẩn thế tài nữ” Bạch Lạc Mai tự nhận “Tôi chỉ là khách qua đường trong hàng vạn người”. Cô tên thật là Tư Trí Tuệ, từ lâu đã là một cái tên nổi danh trong giới văn đàn Trung Quốc. Cô là "ẩn thế tài nữ" vì thông tin cá nhân của cô vẫn là một ẩn số dù cho đã xuất bản rất nhiều cuốn sách. Cô không bao giờ xuất hiện trong các buổi giới thiệu sách, ít nhận lời phỏng vấn, trên mạng xã hội rất ít khi đăng tải hình ảnh đời sống cá nhân. So với các tác giả đương thời, Bạch Lạc Mai sống trầm lặng lạ thường. Thể loại văn chương mà Tư Trí Tuệ theo đuổi cũng khác so với đại đa số những tác giả Trung Quốc khác. Bạch Lạc Mai viết tản văn nhiều hơn hẳn so với viết tiểu thuyết có cốt truyện thống nhất. Đọc sách cô viết giống như đang thưởng thức quyển bút ký của người hành hương, đi qua trăm vạn phong cảnh tươi đẹp chốn nhân gian; giống như nghe truyện cổ tích về những điều nhỏ nhặt, giản dị thuở ấu thơ; càng giống như chứng kiến một mối tình nên thơ sâu nặng của tác giả đối với vùng đất Giang Nam. Văn chương mang theo Phật tính ấy lọt thỏm giữa hàng loạt các thể loại ngôn tình, trinh thám, liêu trai… và những tác phẩm đồ sộ, công phu, tựa làn gió mát lành trong trẻo thổi vào những tâm hồn mệt mỏi. Tìm mua: Ngoảnh Lại Đã Một Đời TiKi Lazada Shopee Bạch Lạc Mai không cố truyền tải tư tưởng cao siêu gì trong tác phẩm. Cô chỉ muốn viết ra chiêm nghiệm về nhân tình thế thái, chia sẻ cho mọi người sắc thái tươi đẹp trong cuộc sống. Vì thế, đọc văn của Bạch Lạc Mai không phải ngấu nghiến trăn trở, chỉ cần mang theo tấm lòng thanh tịnh thản nhiên, lật giở từng trang, nhẩn nha từng chữ, thấy hồng trần lắng đọng trong lòng, suy nghĩ bồng bềnh trôi theo mép thuyền Giang Nam.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Bạch Lạc Mai":Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ BiDuyênGặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu NhấtBa Nghìn Năm Trước Đóa Sen Nở Trong Đêm Thanh VắngKiếp Này Chỉ Làm Khách Hồng TrầnNăm Tháng Tĩnh Lặng, Kiếp Này Bình YênNếu Em An Lành, Đó Là Ngày NắngNgoảnh Lại Đã Một ĐờiNgười Là Cuộc Tu Hành Đẹp Nhất Kiếp Này Của TôiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngoảnh Lại Đã Một Đời PDF của tác giả Bạch Lạc Mai nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mỗi Ngày Đều Đóng Vai Một Người Lớn Điềm Tĩnh (Cú Mèo Của Lão Dương)
Hồi còn nhỏ, khóc là tuyệt chiêu để giải quyết vấn đề. Sau khi trưởng thành, cười là vũ khí để đối mặt với hiện thực. Khả năng diễn xuất của bạn không tồi, đặc biệt là giả bộ vui vẻ, bạn mang đến cho mọi người ấn tượng rằng “bạn trưởng thành bằng sự đáng yêu”. Bạn dùng vỏ bọc đáng yêu một cách thản nhiên, lạnh lùng cười vang “ha ha ha”. Bề ngoài bạn vâng vâng dạ dạ làm một “người tốt”, nhưng trong thâm tâm lại là “vua cãi lại”. Ngoài miệng thường nói: “Ừm” và “Tùy”, nhưng trong lòng lại nghĩ “Như thế sao được?”. Ấn tượng về bạn trong mắt mọi người là “Vui vẻ giúp đỡ”, nhưng trong lòng lại đang kêu gào “Có chán không chứ?!”. Bạn cảm thấy trưởng thành vô cùng buồn tẻ, lèo tèo vài câu chuyện mới lạ, những việc hao tâm tổn trí lại tầng tầng lớp lớp. Bạn phát hiện ra những việc vui vẻ vốn không vui vẻ như vậy, những việc không vui cũng không đến mức không vui như vậy. Chỉ e rằng, miệng nói “Tôi phải yêu thương bản thân mình” là bạn, gắng hết sức đẩy bản thân mình xuống vực sâu cũng chính là bạn. Nắm chặt nắm đấm muốn quyết một phen với cả thế giới là bạn, vừa nhập cuộc đã ngoan ngoãn buông súng đầu hàng cũng chính là bạn. Nhiệm vụ quan trọng nhất của trưởng thành là học cách tự cởi trói cho mình, chứ không phải là cưỡng ép bản thân. Việc quan trọng nhất để giữ sự điềm tĩnh là học cách hòa giải với bản thân, chứ không phải đi đối đầu với cả thế giới. Tìm mua: Mỗi Ngày Đều Đóng Vai Một Người Lớn Điềm Tĩnh TiKi Lazada Shopee Khi trong lòng có chuyện, bạn hãy xin nghỉ phép. Khi trong lòng có bệnh, bạn hãy xin nghỉ ốm. Cho phép bản thân đau lòng một chút, nhưng sau đó vẫn phải tiếp tục tỏa sáng! Vận mệnh vốn dĩ như thế này: có thể nhìn thấy chân thiện mỹ, cũng có thể bắt gặp giả xấu ác. Có những ấm áp không hẹn mà gặp, cũng có những chia ly không lời từ biệt. Có những quan tâm cầu mà không được, cũng có những rung động đã mất đi nay lại quay trở về. Nhân sinh vốn dĩ như thế này: có người yêu mến bạn, sẽ có người căm ghét bạn. Có người để tâm đến bạn, sẽ có người coi thường bạn. Có người tán dương bạn, sẽ có người phê bình bạn. Sinh ra là một con người, bạn không thể để thế giới này phấp phỏng lo âu vì bạn. Sinh nhật và năm mới, không chúc bạn vui vẻ, chỉ chúc bạn sau khi đã trải qua những quanh co lắt léo của sự trưởng thành và tròng trành vất vả của cuộc sống, vẫn cảm thấy “nhân gian đáng sống”. Mong bạn chịu đựng mọi gian khổ, mong bạn giành được thành quả mình mong muốn. Mỗi ngày đều đóng vai một người lớn điềm tĩnh - Cuốn sách như một lời nhắn nhủ với mỗi chúng ta “Trưởng thành là một việc chẳng mấy vui vẻ, nhưng mong bạn mỗi ngày đều có thể điềm tĩnh mà đối mặt với nhân gian”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mỗi Ngày Đều Đóng Vai Một Người Lớn Điềm Tĩnh PDF của tác giả Cú Mèo Của Lão Dương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.