Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Đời Xưa (NXB Khai Trí 1967) - Trương Vĩnh Ký

Chính quyền Pháp ở Sài Gòn cử Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn phục vụ sứ thần Phan Thanh Giản đi Pháp và Tây Ban Nha với ý đồ xin chuộc lại 3 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường và Côn Đảo. Cuộc công du kéo dài 6 tháng từ tháng 9.1863 đến tháng 2.1864. Trương Vĩnh Ký tỏ ra rất đắc lực, đi đến xứ nào nói được tiếng nước ấy. Giữa năm 1864, Trương Vĩnh Ký được cử làm giám đốc trường Thông Ngôn (Collèges des Interprètes).

Chuyện Đời Xưa

NXB Khai Trí 1967

Trương Vĩnh Ký

130 Trang

File PDF_SCAN

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Hiểu Nghèo Thoát Nghèo (Esther Duflo)
Sáu tuổi, Esther lần đầu biết tới thành phố Calcutta qua tập truyện tranh về Mẹ Teresa. Thành phố này chật chội tới mức mỗi người chỉ có gần 1 mét vuông để ở. Trong đầu em hiện lên hình ảnh một thành phố rộng lớn như bàn cờ với những ô vuông 30x30 kẻ thẳng trên mặt đất. Ô nào cũng chằng chịt dấu chân người. Khi đó Esther chưa biết mình và vùng đất ấy sẽ có mối nhân duyên gì. Cuối cùng vào năm hai tư tuổi, khi đang là sinh viên trường đại học MIT, Esther thực sự đặt chân đến Calcutta. Trên đường vào thành phố, cô thoáng thất vọng trước những gì mình nhìn thấy qua cửa kính xe taxi. Không gian trống ở khắp nơi - cây cối, thảm cỏ, những lề đường trống trải. Tất cả những người khốn khổ được vẽ sống động trong tập truyện tranh kia đâu rồi? Họ đi đâu cả rồi? Sáu tuổi, Abhijit đã biết người nghèo sống ở đâu. Họ sống trong những căn nhà xiêu vẹo đổ nát sau lưng nhà em ở Calcutta. Hình như đám trẻ con nhà nghèo lúc nào cũng dư dả thời gian chơi đùa và chơi trò gì cũng siêu. Mỗi lần chơi bắn bi, bi của Abhijit cuối cùng thế nào cũng chui tọt vào túi quần cộc rách rưới của bọn trẻ nhà nghèo. Abhijit vô cùng ghen tị. Người nghèo hay bị đóng khung vào những mô tuýp rập khuôn. Khuynh hướng này tồn tại từ rất lâu, kể từ khi đói nghèo xuất hiện. Trong các học thuyết xã hội cũng như trong văn chương, hình ảnh người nghèo được khắc họa như sau: không lười biếng thì dám nghĩ dám làm, không cao quý thì trộm cắp, không giận dữ thì thụ động, không vô vọng thì tự lực cánh sinh. Ứng với suy nghĩ định kiến đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi quan điểm chính sách cũng chỉ quẩn quanh những công thức đơn giản: “Thị trường tự do cho người nghèo”, “Thực hiện nhân quyền thực sự”, “Giải quyết mâu thuẫn trước”, “Bơm nhiều tiền hơn nữa cho những người bần cùng”, “Viện trợ nước ngoài bóp chết phát triển”, đại loại như vậy. Những quan điểm này không sai nhưng đáng ra người nghèo nên được nhìn nhận như những con người bình thường. Họ cũng như chúng ta, cũng có hy vọng và hoài nghi, hạn chế và khát khao cùng biết bao hoang mang và tin tưởng. Tuy nhiên, dù có được đoái hoài tới, người nghèo vẫn chỉ hiện lên đầy kịch tính như nhân vật chính của một vở bi kịch hay câu chuyện vượt lên số phận nào đó, để được thương hại hoặc khâm phục, chứ không phải để được nhìn nhận như những người cần được tư vấn về điều họ suy nghĩ, mong muốn hay thực hiện. Người ta thường xuyên nhầm lẫn kinh tế học về tình trạng nghèo đói với kinh tế học về người nghèo. Vì người nghèo hầu như chẳng có tài sản gì, nên ta hay cho rằng chẳng có gì để bàn về đời sống kinh tế của họ. Đây là nhầm lẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu, vì nếu vấn đề bị lầm tưởng là đơn giản thì giải pháp sẽ bị đơn giản hóa. Chính sách chống đói nghèo là lĩnh vực đầy rẫy những giải pháp có vẻ màu nhiệm nhưng trong thực tế chẳng mấy hiệu quả. Để tìm ra giải pháp thực sự, chúng ta cần bỏ thói quen biến người nghèo thành những nhân vật như trên hoạt hình, dành thời gian nghiêm túc tìm hiểu về cuộc sống của họ với tất cả sự phức tạp và đa dạng ẩn sâu bên trong. Đó là những gì chúng tôi cố gắng thực hiện trong vòng mười lăm năm qua. Tìm mua: Hiểu Nghèo Thoát Nghèo TiKi Lazada Shopee Như hầu hết những người làm công tác nghiên cứu khác, chúng tôi xây dựng học thuyết và quan sát dữ liệu. Nhưng thực chất công việc này đòi hỏi phải dành hàng tháng, hàng năm trời trên hiện trường, làm việc với các nhà hoạt động phi chính phủ (NGO) và quan chức chính phủ, nhân viên y tế và các tổ chức tài chính vi mô. Công việc này đưa chúng tôi đến những thung lũng và ngôi làng nơi người nghèo sinh sống, hỏi han họ và tìm kiếm dữ liệu. Cuốn sách này sẽ không thể ra đời nếu không nhờ vào lòng tốt của những người chúng tôi đã gặp. Họ luôn tiếp đón nồng nhiệt, mặc dù chúng tôi thường xuất hiện như những vị khách không mời. Họ kiên nhẫn trả lời câu hỏi dù đôi khi chưa thật rõ ràng mạch lạc; chúng tôi đã được chia sẻ nhiều câu chuyện.[1] Quay trở lại văn phòng, nhớ lại những câu chuyện này khi phân tích dữ liệu, chúng tôi vừa phấn khởi vừa bối rối, cố gắng khớp điều mắt thấy tai nghe vào những mô hình đơn giản mà các nhà kinh tế học phát triển và các chuyên gia chính sách (thường là phương Tây hoặc được đào tạo ở phương Tây) vẫn hay nghĩ về cuộc sống của người nghèo. Thông thường khi tìm được bằng chứng xác đáng, chúng tôi sẽ đánh giá lại hoặc thậm chí loại bỏ những học thuyết hiện có. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng tìm hiểu chính xác tại sao những học thuyết đó thất bại, và cần điều chỉnh ra sao để những học thuyết đó mô tả thế giới này đúng đắn hơn. Quyển sách này ra đời từ những điều chỉnh đó, là nỗ lực của chúng tôi nhằm xâu chuỗi một câu chuyện hợp lý về cuộc sống của người nghèo. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những người bần cùng trên thế giới. Tại 50 quốc gia mà hầu hết người nghèo tập trung sinh sống, chuẩn nghèo bình quân là 16 rupi Ấn Độ mỗi người mỗi ngày.[2] Theo đánh giá của chính phủ các nước, những người sống dưới mức tối thiểu đó được gọi là nghèo. Nếu quy đổi theo tỉ giá hối đoái hiện hành, 16 rupi tương đương với 36 xu Mỹ. Nhưng vì vật giá ở hầu hết các nước đang phát triển đều rẻ hơn, do đó nếu tính theo giá ở Mỹ, thì người nghèo cần nhiều tiền hơn để mua những món tương đương tại Ấn Độ, cụ thể là 99 xu. Do vậy, để hình dung cuộc sống của người nghèo, ta phải tưởng tượng mình sống ở Miami hay Modesto với 99 xu mỗi ngày cho hầu hết các nhu cầu thiết yếu (không tính chi phí nhà cửa). Điều này không dễ dàng - chẳng hạn như ở Ấn Độ với số tiền tương đương, người ta có thể mua được 15 trái chuối nhỏ hay gần 1,5 ký gạo xấu. Liệu có thể sống với chỉ chừng đó tiền? Trên toàn thế giới vào năm 2005, 865 triệu người (13% dân số thế giới) phải sống trong tình cảnh đó. Điều ngạc nhiên là người nghèo chẳng có gì khác biệt. Họ cũng có những khát khao và hạn chế như chúng ta; và cũng biết suy xét như bất kỳ ai. Họ hầu như chẳng có gì, chính điều này khiến người nghèo cẩn trọng hơn mỗi khi đưa ra quyết định. Họ phải xoay xở rất khéo với tiền bạc chỉ để tiếp tục tồn tại. Nhưng cuộc sống của họ và chúng ta như nước sông với nước giếng. Điều khác biệt ở đây ắt hẳn có liên quan đến những khía cạnh cuộc sống mà ta luôn cho là chuyện đương nhiên và hầu như chẳng bao giờ nghĩ đến. Sống với 99 xu mỗi ngày đồng nghĩa với việc tiếp cận thông tin bị hạn chế - báo chí, tivi, và sách vở đều mất tiền mua - và do đó thường người ta sẽ không được biết những điều mà phần còn lại của thế giới nghiễm nhiên biết tới, chẳng hạn vắc xin có thể phòng bệnh sởi cho trẻ em. Việc này chẳng khác gì sống trong một thế giới không dành cho mình. Đa số người nghèo không có lương, chứ chưa nói tới chế độ hưu trí được trích ra từ khoản lương đó. Họ phải quyết định chuyện giấy tờ phức tạp mà không thể suy xét cẩn thận, vì ngay cả chữ i tờ còn chưa đọc sõi. Người ta có thể làm được gì với thẻ bảo hiểm y tế vốn không đủ chi trả cho những căn bệnh mà họ thậm chí không thể gọi tên? Người ta vẫn đi bầu cử mặc dù kinh nghiệm cho thấy hệ thống chính trị không gì ngoài những hứa hẹn không bao giờ thành hiện thực. Họ cũng chẳng có nơi nào an toàn để cất tiền, vì phí dịch vụ gửi tiết kiệm ở ngân hàng thậm chí nhiều hơn lãi tiền gửi. Tất cả đều cho thấy người nghèo cần nhiều kỹ năng, bản lĩnh và phải kiên định hơn mới phát huy năng lực và đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình. Trong khi đó, những chi phí lặt vặt, rào cản và sơ suất nhỏ nhặt mà hầu hết chúng ta hay bỏ qua lại có tác động không hề nhỏ tới cuộc sống của họ. Không dễ thoát nghèo, nhưng nếu cứ tin tưởng vào điều có thể và sự giúp đỡ có định hướng rõ ràng (một chút thông tin, một cú huých) đôi khi lại có tác dụng to lớn ngoài mong đợi. Ngược lại, nếu đặt kỳ vọng nhầm chỗ hay không đủ lòng tin khi cần, có thể ta sẽ không vượt qua được những rào cản tưởng chừng như nhỏ bé. Sử dụng đúng đòn bẩy sẽ mang lại những thay đổi to lớn, nhưng rất khó biết được đòn bẩy đó nằm ở đâu. Và trên hết là chẳng có một đòn bẩy nào có thể giải quyết được mọi vấn đề. Hiểu nghèo thoát nghèo là cuốn sách về ngành kinh tế học có nội dung phong phú, ra đời từ những hiểu biết sâu sắc về đời sống kinh tế của người nghèo. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều kiểu học thuyết, cho biết không chỉ những gì người nghèo có thể đạt được, mà còn vì sao họ cần được thúc đẩy, và phải “đẩy” vào đâu. Mỗi chương sách sẽ mô tả cách tìm kiếm nhằm phát hiện những vấn đề nổi cộm, và chỉ ra cách khắc phục. Chúng tôi bắt đầu từ những khía cạnh thiết yếu của cuộc sống gia đình: người nghèo mua cái gì, họ làm gì để giải quyết vấn đề học hành của con cái, sức khỏe của bản thân, con cái hoặc cha mẹ họ; họ muốn có bao nhiêu đứa con v.v... Tiếp đó chúng tôi sẽ giải thích bằng cách nào thị trường và các thể chế tác động tới người nghèo; Liệu họ có thể vay mượn, tự cứu mình, và đảm bảo cuộc sống trước những nguy cơ mà họ phải đối mặt? Chính phủ có thể làm gì, và khi nào thì chính phủ không giúp được gì cho họ. Xuyên suốt cuốn sách, nhiều vấn đề cơ bản sẽ được lật đi lật lại. Có cách nào để người nghèo tự cải thiện cuộc sống không, và điều gì đang ngăn trở họ làm việc đó? Phải chăng bắt đầu sẽ tốn kém hơn, hay bắt đầu thì dễ mà duy trì mới khó? Sao có thể tốn kém như vậy? Liệu người ta có nhận biết được cốt lõi của an sinh phúc lợi không? Nếu không, thì vì sao họ gặp khó khăn khi tìm hiểu về điều đó? Thông qua Hiểu nghèo thoát nghèo, cuộc sống của người nghèo và những lựa chọn mà họ phải đối mặt sẽ cho chúng ta biết cách đấu tranh chống đói nghèo trên thế giới. Nó giúp chúng ta hiểu, chẳng hạn như tại sao tài chính vi mô lại hữu ích dù không hề là phép màu như một số người vẫn nghĩ; tại sao người nghèo thường lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe hại nhiều hơn lợi; tại sao nhiều trẻ con nhà nghèo đi học hết năm này sang năm khác nhưng vẫn không tiếp thu được gì; tại sao người nghèo không muốn có bảo hiểm y tế. Và nó cũng phần nào cho thấy tại sao nhiều giải pháp được cho là thần kỳ trước đây nay đều thất bại. Cuốn sách này cũng sẽ nói nhiều về những điều người ta hy vọng: tại sao trợ cấp về mặt danh nghĩa có thể đem lại hiệu quả thực sự; làm thế nào để bảo đảm thị trường tốt hơn; tại sao nguyên tắc “càng ít càng tốt” có thể đúng trong giáo dục; tại sao việc làm tốt quan trọng đối với tăng trưởng. Và quan trọng nhất, nó làm sáng tỏ tại sao cần phải hy vọng và không ngừng học hỏi, tại sao phải tiếp tục cố gắng mỗi khi thách thức tưởng như quá sức chịu đựng. Thành công không phải lúc nào cũng xa xôi như ta tưởng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hiểu Nghèo Thoát Nghèo PDF của tác giả Esther Duflo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
ĐỘNG HOA VÀNG - PHẠM THIÊN THƯ
ĐỘNG HOA VÀNG ĐỘNG HOA VÀNGMười con nhạn trắng về tha Mười con nhạn trắng về thaNhư Lai thường trụ trên tà áo xuânVai nghiêng nghiêng suối tơ huyềnĐôi gò đào nở trên miền tuyết thơm.
NHỮNG ĐÀN BÀ LỪNG DANH TRONG LỊCH SỬ - NGUYỄN VỸ
Tôi đã thuật lại, trong quyển sách này, đời sống rất hấp dẫn, chứa rất nhiều bài học quý giá, của ba mươi người đàn bà lừng danh nhất trong Lịch-sử Đông Tây tự  cổ  chí kim. Tôi đã thuật lại, trong quyển sách này, đời sống rất hấp dẫn, chứa rất nhiều bài học quý giá, của ba mươi người đàn bà lừng danh nhất trong Lịch-sử Đông Tây tự cổ chí kim.Tôi bắt đầu bằng TRƯNG - NỮ - VƯƠNG, vì hai lý do. Xét về khách quan lịch sử và về phương diện giá trị tác phong, Trưng Nữ Vương không những là một anh hùng của Dân tộc Việt Nam mà còn là một nữ anh hùng bậc nhứt trên thế giới. Vả lại, Jeanne d'Arc thua kém Trưng Vương trên nhiều phương diện lắm mà được cả thế giới khâm phục trải qua các thời đại, là nhờ người Pháp biết truy tôn bậc Nữ anh hùng của họ. Tôi bắt đầu bằng TRƯNG - NỮ - VƯƠNG, vì hai lý do. Xét về khách quan lịch sử và về phương diện giá trị tác phong, Trưng Nữ Vương không những là một anh hùng của Dân tộc Việt Nam mà còn là một nữ anh hùng bậc nhứt trên thế giới. Vả lại, Jeanne d'Arc thua kém Trưng Vương trên nhiều phương diện lắm mà được cả thế giới khâm phục trải qua các thời đại, là nhờ người Pháp biết truy tôn bậc Nữ anh hùng của họ.Từ trước đến nay, người Việt Nam chưa hề viết nhiều về Trưng Nữ Vương, chưa ca ngợi xứng đáng Vinh quang lẫm liệt của Trưng Nữ Vương cho thế-giới biết. Cho nên tôi thấy cần phải đưa Bà từ quên lãng bất công của địa vị một anh hùng địa phương Việt-Nam lên bậc Thần tượng tối cao, chói lọi, xứng đáng của  Lịch sử Loài Người. Tác phẩm nầy đang được dịch ra Anh  Pháp ngữ chinh vì mục đích ấy. Từ trước đến nay, người Việt Nam chưa hề viết nhiều về Trưng Nữ Vương, chưa ca ngợi xứng đáng Vinh quang lẫm liệt của Trưng Nữ Vương cho thế-giới biết. Cho nên tôi thấy cần phải đưa Bà từ quên lãng bất công của địa vị một anh hùng địa phương Việt-Nam lên bậc Thần tượng tối cao, chói lọi, xứng đáng củaLoài Người. Tác phẩm nầy đang được dịch ra Anhngữ chinh vì mục đích ấy.Tói cố ý gát ra ngoài một số các nữ chính trị gia tuy cũng nổi tiếng xưa nay, nhưng phong độ cá nhân  và ảnh hưởng tinh thần trên đời sống nhân loại không đáng  kể, như các Nữ Hoàng, Nữ Thũ Tướng, Nữ Ngoại giao, Nữ Cách mạng, v.v .. Tói cố ý gát ra ngoài một số các nữ chính trị gia tuy cũng nổi tiếng xưa nay, nhưng phong độ cá nhân hưởng tinh thần trên đời sống nhân loại không đáng, như các Nữ Hoàng, Nữ Thũ Tướng, Nữ Ngoại giao, Nữ Cách mạng, v.v ..Các Nữ Văn sĩ, Thi sĩ, Nghệ sĩ. nổi danh trên  thế giới cổ kim, sẽ được giới thiệu đầy đủ trong một qu yển sách khác được ấn hành riêng. Nữ Thi hào Hồ xuân-Hương của Việt Nam sẽ có mặt trong tác phẩm Thi tuyển quốc tế ấy. Các Nữ Văn sĩ, Thi sĩ, Nghệ sĩ. nổi danh trêngiới cổ kim, sẽ được giới thiệu đầy đủ trong một qusách khác được ấn hành riêng. Nữ Thi hào Hồ xuân-Hương của Việt Nam sẽ có mặt trong tác phẩm Thi tuyển quốc tế ấy.Kỷ nguyên Lạc-Long, năm 1848Sài-gòn, tháng 4-1969N.V.
BÀ CHÚA CHÈ - NGUYỄN TRIỆU LUẬT
Lâu nay, lưu truyền tên gọi Tuyên phi Đặng Thị Huệ – ái phi của chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm (1737-1782) – là Bà Chúa Chè. Tên gọi của bà gắn với thú uống trà của người Việt. Vì sao có tên gọi này, đã có nhiều người viết trong các truyện, in thành sách, nhưng xem ra vẫn không thống nhất. Người thì cho quê bà có tên Chè, người lại bảo lúc chưa vào phủ chúa bà đi bán chè tươi, có người còn nói chúa Trịnh Sâm gặp bà lúc đang hái chè. Tất thảy những cách giải thích này đều không hề dẫn ra được cứ liệu. Xin được dẫn cụ thể một số đoạn trong các nguồn và sách, đã viết như sau: Lâu nay, lưu truyền tên gọi Tuyên phi Đặng Thị Huệ – ái phi của chúa Thịnh Vương Trịnh Sâm (1737-1782) – là Bà Chúa Chè. Tên gọi của bà gắn với thú uống trà của người Việt. Vì sao có tên gọi này, đã có nhiều người viết trong các truyện, in thành sách, nhưng xem ra vẫn không thống nhất. Người thì cho quê bà có tên Chè, người lại bảo lúc chưa vào phủ chúa bà đi bán chè tươi, có người còn nói chúa Trịnh Sâm gặp bà lúc đang hái chè. Tất thảy những cách giải thích này đều không hề dẫn ra được cứ liệu. Xin được dẫn cụ thể một số đoạn trong các nguồn và sách, đã viết như sau: – Đặng Thị Huệ là cung phi chúa Trịnh Sâm, không rõ năm sinh, quê làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh. Bà xuất thân nghèo khổ, nguyên là cô gái hái chè, sau về với chúa Trịnh, nên tục gọi là Bà Chúa Chè (Gia phả Trịnh tộc, www.trinhtoc.com).– “Dân ta gọi Đặng Thị Huệ là Bà Chúa Chè vì Chúa Trịnh Sâm gặp được nàng trong lúc hái chè trên nương. Thấy nàng đẹp lập tức cho vời vào cung làm Tuyên phi” (Trần Quang Trần, Con rồng Việt Nam với người Giao Chỉ, Nxb Văn hóa dân tộc,1996, tr 112).– “Đặng Thị Huệ là con một gia đình bình dân tầm thường, xuất thân từ cô gái hái chè ở vùng quê Tiên Du xứ Kinh Bắc (nên về sau người ta vẫn gọi là Bà Chúa Chè. (Quốc Chấn, Những vua chúa Việt Nam hay chữ, Nxb Thanh niên, 2007, tr 120).– “Sau khi đánh được Thuận Hóa, Trịnh Sâm cho Đặng Thị Huệ từ chức Tiệp dư lên chức Tư dung. Lúc ấy người ta bắt đầu gọi nàng là Bà Chúa Chè (Chè đây là tên núi vùng quê của Nàng)” (Đinh Công Vĩ, Các truyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam, Nxb Phụ nữ, 2005, tr 264).– Đặng Thị Huệ người làng Chè, xã Phù Đổng (Hà Nội), vợ của chúa Trịnh Sâm. Vì là vợ chúa, lại người làng Chè nên đời vẫn gọi Đặng Thị Huệ là Bà Chúa Chè (Đặng Thị Huệ tiến thân như thế nào, Nguyễn Ngọc Thuần).Và còn những sách mà tôi chưa nêu, khi viết về Tuyên phi Đặng Thị Huệ, có liên quan đến tên gọi này. Nhưng với những tư liệu đã nhắc đến, nội dung giải thích tên gọi về Bà Chúa Chè đa phần các “thuyết” chưa xác đáng: Không có chuyện Chúa Trịnh Sâm gặp Thị Huệ khi đang hái chè. Theo cuốn tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí mô tả cách tự “tiến cử” của Bà: “Một hôm, Tiệp dư Trần Thị Vinh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Ả họ Đặng này người làng Phù Đổng, mắt phượng mày ngài, vẻ người mười phần xinh đẹp. Chúa nom thấy rất bằng lòng, bèn tư thông với ả”.Xem ra, có thể tin ở lý do gọi tên theo quê quán Bà. Cuốn Lê quý dật sử của Bùi Dương Lịch (1757-1828) cho biết rõ: Bà người làng Trà Hương, Phù Đổng, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Hà Nội). Tên làng “Trà” đọc Nôm thành “Chè”. Điều này cũng giống như trường hợp Bà Chúa Mía (tên Nguyễn Thị Ngọc Diệu, một bà phi của Chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng (1623-1652), đã lập chùa và có đền thờ ở làng Đông Sàng, xã Đường Lâm – trước có tên Cam Giá, tên Nôm là Mía – Thị xã Sơn Tây, Hà Nội).Nhưng có phải chỉ có một lý do đó?Xin nêu ra một nguồn cứ liệu khác, để có thể gợi mở, suy lý thêm về tên gọi của Đặng Thị Huệ. Trong một bài phú chữ Hán của Ngô Thì Nhậm (1746-1803) là “Thưởng liên đình phú”, có tả cảnh lò luyện thuốc tiên và hái sen ướp trà trong phủ của Quốc sư Hoàn Quận công (Nguyễn Hoàn, người Nông Cống, Thanh Hóa, từng làm Thái phó dạy Trịnh Sâm, sau giữ chức Tham tụng), dâng lên Trịnh Sâm. Chúa khen việc làm đó, đã ban cho 30 lạng bạc, để thưởng cho việc ướp trà sen. Mỗi lần thưởng thức trà đều cho vời Đặng Thị Huệ. Đoạn dịch nghĩa bài phú như sau: “Hái nhụy bạc và tơ vàng chừ, rồi chạy về nhanh tựa biến/ Đem về bếp trà nơi phủ Chúa chừ, mời bà Lệ Hoa sangThái điện/ Khen Tướng sư giỏi trồng sen chừ, ngợi tiên nga tài hái chọn/…”. Dưới đoạn này, tác giả Ngô Thì Nhậm còn chú rõ: “Mỗi lần hái được nhị sen, Quận công liền cho chạy ngựa dâng tiến phủ Chúa. Chúa Trịnh vương mỗi khi pha trà đó, thế nào cũng mời Tuyên phi (Đặng Thị Huệ) cùng thưởng thức. Tuyên phi rất thích trà sen,…” (Tuyển thơ văn Ngô Thì Nhậm, quyển II, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 1978, tr 91- 92). Với cứ liệu này, tin ở sự chứng kiến của người cùng triều đình, thậm chí là thân thiết với Bà, là Ngô Thì Nhậm, ta có thể biết thêm rằng: Tuyên phi Đặng Thị Huệ còn có tên Lệ Hoa (lệ: mỹ lệ; hoa: tinh hoa, văn sức – đây chắc là tên hiệu của bà), thường cùng thưởng trà với Chúa Trịnh Sâm. Đến đây, có thể nói thêm rằng, bà rất sành thưởng thức trà nên người ta còn gọi biệt danh là Bà Chúa Chè. Tên gọi này không phải chỉ lưu truyền trong dân gian, nó được nhắc hai lần trong cuốn Lê quý dật sử. Qua đây rõ thêm, biệt danh Bà Chúa Chè của Tuyên phi Đặng Thị Huệ đã có một tầng nghĩa nữa.Mở rộng hiểu biết xung quanh nhân vật lịch sử này, một sự tôn vinh, sau khi bà qua đời, ngay trong thời đại của Bà. Ấy là câu chuyện được các tác giả Ngô gia văn phái dựng lại trong tiểu thuyết chương hồi. Hoàng Lê nhất thống chí có chép việc Nguyễn Hữu Chỉnh khi chạy vào với Nguyễn Nhạc, con rể của Chỉnh làm thuyết khách cho Triều đình Lê – Trịnh, khi gặp nhau, trong cuộc hỏi đáp, người con rể Chỉnh kể chuyện Đặng Tuyên phi bị Thái phi hành tội. Có phải các tác giả mượn lời của nhân vật này để “chiêu tuyết” cho Đặng Tuyên phi! Qua lời người kể bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi: dù bị hai thị nữ túm tóc rập đầu xuống đất, không chịu lạy cũng không nói nửa nhời; rồi còn bị Thái phi nhổ vào đầu, mặt; đem giam vào nhà Hộ lăng. Khi đó xảy ra hiện tượng biến dị: những “đồ thờ bằng gỗ, bằng vàng, hễ động tay vào là nát mủn như bùn”. Thái phi nghe việc biến, cho đòi cô đồng vào hỏi; đồng phán: “Chúa thượng làm trái ý Tiên vương: tội bất hiếu có hai điều: Chúa vừa lên ngôi, đã ngờ Đặng thị làm bùa yểm trong tử cung, rồi tự ý mở tử cung, thay đổi quần áo khâm liệm, khiến xương ngọc không yên. Đó là một! Đặng thị là người mà Tiên vương yêu dấu, bây giờ bị chúa làm cho tủi nhục đủ đường, khiến vong linh tiên vương phải áy náy. Đó là hai! Nếu không mau hối lỗi tạ tội, tai biến sẽ còn nhiều nữa”. Tuyên phi được trở lại hầu hạ lăng tẩm, nhưng đêm ngày chỉ gào khóc xin chết theo tiên vương. Đến ngày giỗ “đại tường” của tiên vương, Tuyên phi bèn uống thuốc độc mà chết. Chúa sai quan trấn thủ Thanh Hoa, làm theo lễ cung nhân, táng Tuyên phi ở cách Vọng lăng một dặm”. Nghe xong chuyện, Chỉnh cảm thán: “Chết được đấy! Ta tưởng Tuyên phi chỉ có nhan sắc, không ngờ lại tiết liệt như vậy” (Hoàng Lê nhất thống chí, tập I, Nxb Văn học, 1987, tr 95-96)Như vậy, Bà Chúa Chè – Tuyên phi Đặng Thị Huệ, một nhân vật lịch sử, một bậc kỳ nữ đáng để hậu thế ghi nhớ, luận bình. Sao cái thời đầy biến động, trong thế kỉ 18, lại có người tài sắc đến vậy!Đỗ Tiến Bảng