Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuyển Tập Truyện Ngắn Nam Cao (Nam Cao)

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí. Sinh ngày 29-10-1917 tại làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam - nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Gia đình làm ruộng và có một hiệu bán đồ gỗ ở Nam Định, sau bị phá sản.

Thời kì Mặt trận Dân chủ, học xong bậc Cao đẳng Tiểu học, Nam Cao về làng, rồi theo một ông cậu họ vào Sài Gòn để kiếm việc làm ăn. Làm phóng viên báo Kịch bóng, viết quảng cáo, thư ký hiệu buôn, dạy học tư, chích thuốc ở bệnh viện….Lúc rỗi, thâm nhập đời sống thợ thuyền, đọc sách, học thêm và mơ ước một chuyến đi xa. Ốm nặng, trở về làng một thời gian, rồi ra Hà Nội dạy học tư, viết văn dưới bút danh Nam Cao (ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng quê: Nam Sang, Cao Đà), cùng một số bút danh khác như Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê… Sự kiếm sống khá vất vả, vì vào nghề văn khá chật vật, và dạy học tư thu nhập bấp bênh. Vợ con và bố mẹ sống ở quê - làng Đại Hoàng, nơi nhà văn thường xuyên lui về để nghỉ ngơi, và khai thác chất liệu để viết.

Hoạt động trong nhóm Văn hóa Cứu quốc bí mật ở Hà Nội từ 1943. Cách mạng tháng Tám về làng, tham gia cướp chính quyền ở xã, rồi làm báo thông tin, văn hóa tỉnh. Chuyển ra Hà Nội, công tác ở Hội văn hóa Cứu quốc và tham gia tòa soạn tạp chí Tiên Phong, cơ quan ngôn luận của Hội.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, trở về quê, hoạt động ở xã, rồi lên tỉnh tham gia công tác tuyên truyền, địch vận, công giáo vận…Giữa 1947, được điều lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc Việt Bắc cùng Tô Hoài, Trần Đình Thọ. Thời gian này, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Ở Việt Bắc, Nam Cao làm báo, viết văn, soạn sách giáo khoa, viết sách địa lý phổ thông. Sau chiến dịch Biên giới năm 1950, về công tác ở Hội Văn nghệ. Cuối năm 1951, sau khi cùng Nguyễn Huy Tưởng vào Khu Bốn trở ra, Nam Cao đi theo đoàn cán bộ Thuế nông nghiệp vào công tác ở vùng địch hậu Khu Ba. Bị địch phục kích và bắn chết ở quãng Miễu Giáp - Hoàng Đan (tỉnh Ninh Bình cũ) ngày 31-11-1951. Tìm mua: Tuyển Tập Truyện Ngắn Nam Cao TiKi Lazada Shopee

- Tác phẩm Chí Phèo (tên cũ: Đôi lứa xứng đôi); NXB Đời mới: 1941.

- Nửa đêm (tập truyện): NXB Cộng lực: 1943.

- Truyện người hàng xóm (truyện dài): in trên Trung Bắc chủ nhật, từ tháng 4 đến tháng 9 - 1944

- Cười (tập truyện); NXB Minh Đức: 1946

- Đôi mắt: đăng báo năm 1948; in thành tập cùng một số truyện kí khác viết trong khoảng 1947-1948; NXB Văn nghệ: 1954.

- Chuyện biên giới (tập kí); NXB Văn nghệ: 1951.

- Đóng góp (kịch); NXB Văn nghệ: 1951

- Sống mòn (tiểu thuyết) viết 1944; NXB Văn nghệ: 1956

Tái bản:

- Chí Phèo (tập truyện); NXB Văn nghệ; 1957.

- Truyện ngắn Nam Cao (tập truyện); NXB Văn hóa; 1960

- Một đám cưới (tập truyện); NXB Văn học; 1963

- Nam Cao - Tác phẩm (2 tập); NXB Văn học; 1976-1977.

Truyện thiếu nhi (trước 1945):

- Nụ cười. Hoa Mai số 20.

- Người thợ rèn. Hoa Mai số 20.

- Con mèo mắt ngọc. Hoa Mai; Tết 1942.

- Ba người bạn. Hoa Xuân số 28; 1942.

- Những kẻ khốn nạn. Hoa Mai số 17-18; 1942.

- Phiêu lưu. Hoa Mai; 1943.

- Bảy bông lúa lép. Hoa Mai; 1943.

- v.v….

Truyện dài, viết trước năm 1945, mất bản thảo:

- Cái bát

- Một đời người.

- Cái miếu.

- Ngày lụt.

Tập truyện trong ebook này gồm có:

NGHÈO

ĐUI MÙ

CÁI CHẾT CỦA CON MỰC

CHÍ PHÈO

CÁI MẶT KHÔNG CHƠI ĐƯỢC

NHỎ NHEN

CON MÈO

NHỮNG CHUYỆN KHÔNG MUỐN VIẾT

NHÌN NGƯỜI TA SUNG SƯỚNG

ĐÒN CHỒNG

GIĂNG SÁNG

ĐÔI MÓNG GIÒ

TRẺ CON KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT CHÓ

ĐÓN KHÁCH

MUA NHÀ

QUÁI DỊ

TỪ NGÀY MẸ CHẾT

LÀM TỔ

THÔI, ĐI VỀ….

TRUYỆN TÌNH

MUA DANH

MỘT TRUYỆN XÚVƠNIA

TƯ CÁCH MÕ

ĐIẾU VĂN

MỘT BỮA NO

Ở HIỀN

LÃO HẠC

RỬA HỜN

RÌNH TRỘM

LANG RẬN

MỘT ĐÁM CƯỚI

NỬA ĐÊM

DÌ HẢO

TRUYỆN NGƯỜI HÀNG XÓM

ĐỜI THỪA

SAO LẠI THẾ NÀY

CƯỜI

QUÊN ĐIỀU ĐỘ

NƯỚC MẮT

BÀI HỌC QUÉT NHÀ

XEM BÓI

SỐNG MÒN

MÒ SÂM-BANH

NỖI TRUÂN CHUYÊN CỦA KHÁCH MÁ HỒNG

ĐƯỜNG VÔ NAM

ĐỢI CHỜ

Ở RỪNG

ĐÔI MẮT

NHỮNG BÀN TAY ĐẸP ẤY

TRÊN NHỮNG CON ĐƯỜNG VIỆT BẮC

TỪ NGƯỢC VỀ XUÔI

BỐN CÂY SỐ CÁCH MỘT CĂN CỨ ĐỊCH

VUI DÂN CÔNG

TRẦN CỪ

VÀI NÉT GHI QUA VÙNG VỪA GIẢI PHÓNG

HỘI NGHỊ NÓI THẲNG

ĐỊNH MỨCDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nam Cao":Chí PhèoĐôi Lứa Xứng ĐôiĐôi MắtĐời ThừaLão HạcSống MònTuyển Tập Truyện Ngắn Nam Cao

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyển Tập Truyện Ngắn Nam Cao PDF của tác giả Nam Cao nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Truyện Kiều
Truyện Kiều Truyện Kiều – Nguyễn Du Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ “tâm” theo như Nguyễn Du đã tâm niệm “Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu” (nghĩa là “Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi”). Truyện Kiều đã từng được in ngược bởi Nhà xuất bản Thanh Niên để có thể đọc mạch truyện ngược chiều thời gian từ “tái hồi Kim Trọng” trở về đoạn mở đầu truyện lúc hai người còn chưa biết nhau. Số Đỏ Nam Cao Tuyển Tập Đất rừng phương Nam Truyện Kiều cũng là tác phẩm được viết và đóng thành quyển sách nặng nhất ở Việt Nam do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện. Truyện nặng 50 kg, làm trên trên khổ giấy 1 m × 1,6 m và hiện được trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo Giáo sư Nguyễn Lộc: “Đoạn trường tân thanh là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận”. Mời các bạn đón đọc Truyện Kiểu của Nguyễn Du. Đừng quên chia sẻ sách và đăng ký email nhận sách hay hàng tuần.
Tắt Đèn
Tắt Đèn Tắt Đèn – Ngô Tất Tố Tắt Đèn mở đầu bằng không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngày sưu thuế. Cổng làng đóng lại, công việc cày bừa đình đốn, bọn lý trưởng, trương tuần chửi bới, quát tháo om sòm; Mấy tên cai lệ, lính cơ tay thước, roi song, dây thừng đi tróc người thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét lác, đánh đập, tiếng kêu khóc thảm thiết vang lên như trong một cuộc săn người. Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay, chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu cho anh Dậu. Bọn nhà giàu chẳng những không cho chồng chị vay mượn mà còn nhiếc móc, đe dọa. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Nam Cao Tuyển Tập Đất rừng phương Nam Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Chị đành phải rứt ruột đem cái Tý, đứa con gái đầu lòng lên bảy bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài. Vợ chồng lão giàu có mà keo kiệt, tàn ác, đã lợi dụng tình cảnh khốn cùng của chị, mua cái Tý và cả một ổ chó mà chỉ trả hai đồng bạc! Cộng với mấy hào bán gánh khoai, chị tưởng vừa đủ nộp suất sưu và chồng được tha về; Ngờ đâu, bọn lý dịch lại bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái! Thật là cùng đường. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.
Bắt Trẻ Đồng Xanh
Bắt Trẻ Đồng Xanh Bắt Trẻ Đồng Xanh Bắt Trẻ Đồng Xanh là một cuốn sách nhỏ, mỏng và chẳng giống ai. Điều đó cũng là tính cách của nhân vật chính, Holden – nổi loạn, thiếu giáo dục, và lạ lùng. Bắt Trẻ Đồng Xanh từng gây ra tranh cãi lớn vì đã sử dụng nhiều ngôn từ tục tĩu, mô tả tâm lý chán chường và vấn đề tình dục của vị thành niên. Nhân vật chính của Bắt trẻ đồng xanh, Holden Caulfield, đã trở thành hình tượng cho sự nổi loạn và thách thức của thanh thiếu niên Mỹ. Holden không thích cái gì cả, cậu chỉ muốn đứng trên mép vực của một cánh đồng bao la, để trông chừng lũ trẻ con đang chơi đùa. Holden chán ghét mọi thứ, cậu lan man, lảm nhảm hàng giờ về những thói hư, tật xấu, những trò giả dối tầm thường mà người đời đang diễn cho nhau xem. Holden thô thiển, tục tĩu và chẳng tuân theo khuôn mẫu nào của cuộc sống, cậu cứ là chính cậu thôi. Giết Con Chim Nhại Hai Số Phận Những người khốn khổ Bắt Trẻ Đồng Xanh đã mượn suy nghĩ của một chàng trai trẻ để nhìn về cuộc sống một cách hài hước và thông minh. Ngôn từ đơn giản, đôi khi rất thô tục thể hiện con người nhân vật, cuốn sách đi vào lòng người bởi những triết lý giản đơn vẫn đang hiện hữu từng ngày trong cuộc sống. Và rồi sẽ đọng lại trong lòng người đọc một ý nghĩ tưởng như đã quên mất từ lâu: Mình là chính mình. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn tiểu thuyết này. Hãy lan tỏa kiến thức bằng cách chia sẻ cuốn sách này đến thật nhiều người và đừng quên đăng ký email nhận sách hay mỗi tuần. Review tiểu thuyết Bắt Trẻ Đồng Xanh Hút thuốc, chửi tục, phóng khoáng chuyện tình dục và lắm lúc tùy tiện, bất cần là những gì bạn thấy ở Holden Caulfied. Những gì tưởng chừng như lối sống sa đoạ về đạo đức ở 1 người học sinh nhưng ẩn sâu trong đó là tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc. Cái nhạy cảm ấy giết con người cậu vì khi nhìn vào bất cứ đâu, Holden thấy con người luôn giả tạo. Họ sống chạy theo hào nhoáng của bản thân, theo thực tại tầm thường, theo những gì mà thiên hạ muốn mình theo mà quên mất bản thân mình. Với Holden, những người khác chỉ đang giả vờ làm người, chứ ko thật sống như một con người. Tôi nghĩ bắt trẻ đồng xanh là hình ảnh ẩn dụ về ước mơ đc sống thật của Holden. Cậu nói cho em Phoebe nghe về mong muốn của mình, rằng cậu đứng trên một tảng đá đặt trong một cánh đồng xanh. Trong ấy, không có người lớn nào ngoài cậu và cậu sẽ bắt những đứa trẻ lại gần tảng đá. Bắt những đứa trẻ hay bắt lấy trái tim sống thuần khiết, đơn sơ, giản dị, hồn nhiên? Quả thật thế giới người lớn đã khiến hình ảnh tự thân của chúng ta vô cùng méo mó, lệch lạc và chạy theo xu hướng. Chúng ta sống giả tạo hơn và lấy làm hãnh diện với cái giả tạo xuẩn ngốc ấy. Nên Holden cứ mơ mình là một đứa trẻ. Để khỏi phải lớn. Khỏi phải bước vào cái thế giới phức tạp và tự lừa dối mình. Nhưng con người dù có chán nản đến thế nào thì cũng phải học – đó là lời tâm huyết của thầy Antolini dành cho cậu. Khi hiểu biết đủ nhiều ta mới thấy rõ mọi điều. Điều gì hợp và điều gì ko hợp. Điều gì nên theo và điều gì nên buông. Quan trọng hơn là thấy chính mình. Như lời người thầy đã nói “thứ hiểu biết làm trái tim chú rất, rất âu yếm.” Tôi nghĩ giá trị nhân văn và giáo dục của tác phẩm quá sức lớn lao, nên nó đã vượt mọi lời chửi tục rất nhiều trong đó, để được đưa vào làm chương trình dạy học trong sách giáo khoa ở các trường công Mỹ. (Đức Khải)
Chuyện Của Lính Tây Nam
Chuyện Của Lính Tây Nam Chuyện Của Lính Tây Nam Nhân vật chính trong Chuyện Của Lính Tây Nam, người lính gốc Hà Nội có biệt danh Tuấn “Tròn”, nhập ngũ năm 1976, đóng quân tại Thanh Hóa. Dưới cái nhìn của anh, nhập ngũ khi ấy sẽ chỉ là người lính của thời bình. Thế nhưng, khi quân Khmer Đỏ xâm phạm biên giới Tây Nam của Tổ quốc, những người lính trẻ bắt đầu xung trận, một cuộc chiến khốc liệt bảo vệ Tổ quốc lại diễn ra. Điều bất ngờ hiếm người biết được là ngay trong đêm hòa bình đầu tiên 30-4-1975, một trận đánh ác liệt đã xảy ra trên biên giới Tây Nam ở tỉnh An Giang. Đặc biệt những người lính biên phòng Việt Nam Cộng Hòa đang chờ bộ đội giải phóng đến tiếp quản đã tham gia trận đánh này. Thiên Nga Đen Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy Tiếp đó dù chưa có tuyên bố chiến tranh nhưng lực lượng du kích, biên phòng An Giang đã thường xuyên chống trả những đợt tấn công thảm sát của quân Ponpot. An Giang là địa bàn ác liệt chịu nhiều đau thương mất mát trong Chiến tranh Biên giới Tây Nam. Một sinh viên tình cờ trở thành du kích xã đã cùng đồng đội trở thành là một trong những người nổ súng phát đầu tiên tiêu diệt, ngăn chặn quân Ponpot tràn sang biên giới VN. Anh đã ghi lại hồi ức về những trận đánh này. Do là hồi ức cá nhân theo trí nhớ nên có thể có chi tiết không chính xác hoặc về tầm nhìn theo những sự việc cụ thể chưa phản ánh đúng bản chất, sự bao quát của sự kiện. Tuy nhiên, ở góc độ ghi chép người thật việc thật đã phản ánh rất sinh động, chi tiết, thông tin cụ thể là tài liệu tham khảo thú vị. Loạt bài này do TH-09 sưu tầm, biên khảo, hiệu đính theo quan điểm tôn trọng văn phong và ngôn ngữ của nhân vật.