Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ăn Mày Dĩ Vãng (Chu Lai)

'Ăn mày dĩ vãng' của Chu Lai là một tiểu thuyết chiến tranh nhưng kỳ thực nó phô bày hết mọi mặt của cuộc sống. Từ cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai phe: ta và kẻ thù đến tâm sinh lý con người, đến tình yêu lãng mạn trong thời kỳ dã man và khốc liệt, rồi cả những mặt trái trong thời chiến lẫn thời bình đều được lôi ra tuồn tuột trưng bày cho độc giả nhấm nháp và chiêm nghiệm suy tư.Hải Giang (Cuốn sách của tôi)

Tôi - một con nhỏ 21 tuổi, sinh ra, lớn lên và đang sống trong bình, hiếm khi để mắt, hứng thú với đề tài chiến tranh và những cái thuộc về quá khứ. Nhưng không biết một sự đẩy đưa vô duyên cớ nào mà tôi đã tập trung hết sức lực của đầu óc và tim gan một cách cao độ để đọc hết quyển Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.

Về chiến tranh. Phải, ngòi bút chu Lai đã vẽ ra, không, phải nói là đã tạc vào không gian trước mắt người đọc toàn bộ cảnh tượng hãi hùng, đầy mất mát thương đau đến độ cái buồn dai dẳng mà không biểu lộ ra bằng nước mắt, chỉ bằng tiếng kêu inh ỏi trong tim gan, trong óc. Tôi thật sững sờ, ngóng theo từng trang viết và cái tâm hồn yếu đuối, ủy mị thiếu rèn luyện của va chạm cuộc đời, của những vất vả khổ đau, của bất hạnh hay chông gai trở ngại đã bị thay đổi hoàn toàn. Tôi nhận ra quá khứ bị bỏ quên một cách phũ phàng.

Đành rằng con người ta sống trên đời cần phải sống cho hiện tại thật tốt và hướng đến tương lai. Nhưng không vì vậy mà phủi sạch mọi thứ của quá khứ, của dĩ vãng kinh người khiến bao nhiêu số phận trở nên lao đao lận đận. Họ lận đận là vì ai, vì họ, không, vì tất cả, vì lẽ sống cho nhân loại, vì yên bình cho mọi người, cho tất cả chúng ta.

Tiểu thuyết không vênh vang ca ngợi bằng những lời lẽ khô khốc khuôn sáo, mà chính từ những gì đã xảy ra theo một diễn biến tự nhiên sinh động, thực, rất thực đã tự cho ta thấy được giá trị của những đức hy sinh chân chính. Không hoàn toàn hoàn hảo như thiên thần, họ, những con người vì quê hương bán mạng bám lấy từng mảnh rừng, quyết giữ gìn từng tấc đất, không nề hà sống trong những chốn hiểm nguy, cốt mơ ước khát khao thực thi cho được sứ mệnh cứu nước vĩ đại, cũng đôi lúc "phàm tục". Tìm mua: Ăn Mày Dĩ Vãng TiKi Lazada Shopee

Đó là khi đói quá họ phải ăn trộm hộp sữa trong bồng của đồng đội ăn, hay như cái ông Tám Tính đi vồ con gái người ta để thỏa mãn nhục dục đang lên đến mức cuồng tính, hay để cướp cò B41 làm chết người bạn đồng chí, đồng hương của mình... Họ hết sức bình thường, bình dị giản đơn, những con người chứa đựng cả hai mặt ưu và khuyết điểm. Chỉ những người trong cuộc, từng sống chung và trải qua mới kể lại một cách rành rọt chi tiết, tỉ mỉ và y như thật như thế. Nếu không thì Chu Lai quả là một ngòi bút thiện xạ, có một đôi mắt và óc nhìn khuất lấp, ít nhất là với tôi, ông ấy đã để lại một ấn tượng không phai nhòa về một thời ở một vùng khói lửa chiến chinh với muôn mặt người tốt xấu.

Đọc tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, người ta thấy dù trong thời chiến hay thời bình đều có những nhân vật thừa nước đục thả câu, đục nước béo cò, mà sự thật của những bộ mặt ấy thật đáng nguy hại cho xã hội loài người. Thằng Địch là đồ khốn, nó đáng phải bị bắn nổ sọ vì những trò gian manh ác ôn của nó, của thằng bán nước. Và tôi yêu mến cô Sương từ đoạn đầu tiểu thuyết cho tới lúc cô bị đạn bắn chi chít lên người, "óc phòi ra" khi từ dưới hầm chạy lên, không vì cái ống quần ác nghiệt trong giây phút nghiệt ngã vô thường này, đã chạy đến được với tình yêu đang đợi ở bên suối, sau lưng là sự truy đuổi ráo riết.

Tôi sẽ yêu mến cô đến cuối cùng nếu như cô chết ngay lúc đó. Về sau sự yếu đuối và dung dưỡng của cô, và cả cái tình yêu "dần dần mà ra" với tên địch khốn kiếp thiệt đáng trách, đáng ghét, đáng bực mình làm sao. Cô Ba Sương đáng yêu nồng hậu và quyết đoán lại xử sự như thế trước một tên ác ôn quả là đáng lên án, không chịu được, tôi đọc mải miết và cảm thấy bức xúc vô cùng, lần theo từng trang sách tôi vừa hồi hộp vừa run run, tiếc nuối một Ba Sương với bờ vai chim sẻ, thật đáng yêu và đáng trân trọng...

Giờ đây, cái tên Tư Lan lạ lẫm, cô ta không xứng với tình yêu của hai Hùng. Anh hai Hùng! Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình yêu vẫn đẹp và lãng mạn, dường như đó là một đặc tính, là bản chất muôn thuở của tình yê. Lối viết của Chu Lai khiến độc giả hồi hộp, tập trung, thần kinh như bị căng ra đến độ muốn đứt nhưng không đứt được, cứ lằn nhằn, khó chịu, bứt rứt, rồi đứng im, rồi hụt hẫng, chao đảo, buồn thương, tiếc nhớ. Xen lẫn một chương hiện tại với một chương quá khứ, Ăn mày dĩ vãng đúng thực là ăn mày dĩ vãng, gã ăn mày không cần tiền vàng chức tước mà chỉ cần một cái quá khứ bị đánh cắp, một cái sự thật rõ ràng, không ngại khó mà lội ngược dòng tìm người thương và những bối rối cả đời cần được tháo gỡ, cần được giải đáp. Thương lắm, cảm động lắm, tình yêu ấy đẹp lung linh và tỏa ra một thứ ánh sáng muôn vẻ...

Tôi thầm lặng nhìn lại, chao, tôi đang phí hoài quá một tuổi trẻ, một tình yêu nông cạn và lầm lỗi của chính mình. Cái cách đan xen giữa quá khứ và thực tại như thế làm cuốn hút người đọc, đồng thời nó tạo bố cục hợp lý chặt chẽ giữa các tình tiết một cách tự nhiên, không gượng ép, như cái chương hai Hùng và Ba Sương yêu nhau trong căn hầm, nhờ lần đó mà hai Hùng phát hiện ra nốt rùi nhỏ phía ngực trái như "mắt đôi chim câu" của Sương, sang chương sau - chương hiện tại - đó lại là chi tiết để hai Hùng nhận ra Ba Sương một cách rõ ràng nhất... dù đau khổ và tê tái hay trong tình huống nguy nan kịch liệt, hoặc là dở khóc dở cười, giọng văn của Chu Lai vẫn hóm hỉnh, lạnh nhưng vẫn ấm.

Bút pháp mạnh mẽ đến kỳ lạ, cách dùng từ lạ lẫm có sức hút người đọc độc đáo. Tôi còn nhớ mãi cái búi lãi trong bọc nước ở cái bụng mở tang hoác của Bảo khi bị B41 cướp cò từ tay Tuấn, cái họng đầy những đất cát, cỏ cây, đờm dãi và máu của một anh lính mắc ho khi đứng sát chân thằng địch, chỉ vì - cái cách tác giả giải thích cho những điều ông ấy viết ra luôn tự nhiên, tự nhiên đến đau lòng - "lôi được cậu ta ra ngoài hàng rào thì mặt mày đã tím bầm, sưng tấy, mồm miệng nhoe nhoét những dãi dớt trộn máu, trộn đất... Ở cái giây phút cuối cùng, cậu ta đã âm thầm tự nhét đất, nhét cỏ vào đầy cổ họng mình đến tắc thở để cho tiếng ho thứ hai khỏi phụt ra kéo theo cái chết của bạn bè!"

Những con người hy sinh nhiều nhất là những con người sau hòa bình lập lại sẽ ẩn sâu vào cuộc sống bình dị đời thường hay ẩn náu nơi chốn nào đó thư thái tâm hồn mà nhớ chuyện ngày xưa, họ sống như một công dân bình thường... Họ không huênh hoang chiến công này, chiến tích nọ, họ luôn im lặng để mặc cho năm tháng chiến tranh, năm tháng mà họ phải chiến đấu gian khổ cực nhọc bào mòn đi tuổi trẻ và hạnh phúc của họ, để lại trên thân thể họ những vết thương đau âm ỉ. Mặc kệ luôn cả những thói đời đang từng ngày làm tổn thương họ thêm lần thứ hai, lần này là về mặt tinh thần, những sự thật méo mó, giả dối tràn ngập giữa dòng đời đang chảy dữ dội, sức người khó lội ngược, vượt qua, nếu cứ lội ngược thì không bèo nhèo thì cũng dễ chết lắm. Mà họ thì không lội ngược không được, thấy nghịch lòng trái lương tâm lắm!

Ăn mày dĩ vãng có một cái kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu. Nó hợp lý, hợp lẽ, hợp tình. Chỉ tội cái mảnh tình thủy chung của hai Hùng không ráp lại được với Ba Sương ngày gặp mặt sau 20 năm. Nhưng tâm hồn anh hai Hùng giờ đã nhẹ ra và bên anh còn những ông bạn chí cốt, thế là lẽ sống đã không tuyệt đường, vẫn đâu đó niềm hy vọng, một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, mãi mãi!

Cần Thơ ngày 13 tháng 04 năm 2010Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Chu Lai":Cuộc Đời Dài LắmPhốSông XaĂn Mày Dĩ Vãng

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ăn Mày Dĩ Vãng PDF của tác giả Chu Lai nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam (Nguyễn Khắc Thuần)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam PDF của tác giả Nguyễn Khắc Thuần nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thập Nhị Binh Thư (Đỗ Mộng Khương)
Lịch sử nhân loại luôn gắn liền với lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dẫu một nước lớn như Trung Hoa hay một nước nhỏ như Việt Nam cũng không thể tránh khỏi quy luật một xâu chuỗi của những cuộc chiến tranh nối liền nhau tưởng như không dứt. Từ xuất phát đó, việc nâng nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật chiến thắng lên thành Lí thuyết, thành học thuật là một nhu cầu cấp thiết của những người làm tướng. Trong cuộc chiến, ai nắm vững nghệ thuật chiến tranh sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn nếu là kẻ mạnh và có nhiều cơ hội để tránh thất bại hơn nếu là kẻ yếu. Mà đã yếu nhưng lại tránh khỏi thất bại thì cũng đáng gọi là thắng rồi…Binh thư đã ra đời như thế. Ta có thể tìm thấy trong binh thư cổ những bí aaen của phép dụng binh thuở ấy. Từ cách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân tới cách cứ tướng. Từ những mưu chước đánh vào long tướng địch cho tới mẹo làm tan nhuệ khí địch quân. Kể cả những “ bí pháp” ngắm xem tượng trời, xem những “ điềm” lành và dữ vẫn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng. Nhưng binh thư không chỉ đơn giản ở mức ấy. Còn rất nhiều điều ẩn chứa bên trong những trang sách đã được đúc rút qua bao nhiêu đời…***Trong số 12 bộ binh thư được chúng tôi tập hợp và giới thiệu có 9 bộ của Trung Hoa, 3 bộ của Việt Nam. Lí do có sự lựa chọn đó rất đơn giản: Binh pháp Trung Hoa cổ vốn nổi tiếng là những bộ binh pháp được đúc kết rất chặt chẽ và nâng thành Lí thuyết chiến tranh. Các bậc anh hung dân tộc của Việt Nam đều nắm rất vững binh pháp Trung Hoa mới có thể đánh thắng được những đạo quân phương Bắc hùng mạnh với những viên tướng lâu thông binh pháp. Nhưng không chỉ tiếp thu, người Đại Việt suốt bao nhiêu năm đã sáng tạo nên một Lí luận riêng, một nghệ thuật chiến tranh riêng, chỉ có những dân tộc nhỏ nhưng quật cường mới có. Chỉ trên đất Việt này ta mới hiểu thế nào là: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi). Chúng tôi sưu tập và giới thiệu cả những tinh hoa binh pháp Trung Hoa và Việt Nam để độc giả của một dân tộc nhỏ bé đã chiến đâu và chiến thắng trước những Lí thuyết chiến tranh tưởng như không thể nào sai nổi. ***Về binh pháp Trung Hoa:Lục thao và Tam lược là 2 pho binh thư vào hang cổ nhất với danh nghĩa là của Thái Công Khương Tử Nha - vị Thừa tướng làm nên sự nghiệp 800 năm của nhà Chu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ vào giá trị thực của 2 bộ sách này, trong đó có những dấu hỏi về vị tác giả nửa thực nửa hư mà người ta biết chủ yếu qua huyền thoại và pho tiểu thuyết Phong Thần viết dưới triều Minh. Sự nghi ngời cũng vậy với bộ Tố thư thường được đi kèm như phụ lục của Lục thao và Tam lược với tác giả lại là một vị tiên. Ông tiên Hoàng Thạch Công này, theo tương truyền, là người đã tu chỉnh binh pháp của Khương Thái Công và trao cho Trương Lương.Với bộ Tố thư đó ( cũng theo tương truyền ) Lưu Hầu Trương Tử Phòng đã làm nên sự nghiệp 400 năm của nhà Hán. Vì vậy, xét về giá trị, 4 bộ binh thư quan trọng nhất phải là binh pháp Tôn Tử, Ngô Tử ( vẫn được gọi là binh pháp Tôn Ngô ),Tư Mã, và phần nào là Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối. Những vị tác giả của các bộ sách này tỏ rõ sự hiện hữu của mình trong lịch sử và hơn nữa, những điều họ viết đi sâu vào thực tế chứ không viển vông và mở hồ. Tôn Tử là tướng nước Ngô, Ngô Tử là tướng nước Ngụy và nước Sở, Tư Mã Điền Nhương Tư là tướng nước Tề. Cả ba người đều góp công dựng nên những nghiệp bá cho vua nước mình giữa thời đại đông Chu đày loạn lạc.Đường Thái Tông - Lí Vệ Công vấn đối được coi là của Vệ Công Lí Tĩnh - một mưu thần mà kế sách cũng vào loại lừng danh. Ngược lại, một nhân vật lịch sử hết sức quan trọng là Võ Hầu Gia Cát Lượng đã bị thần thánh hóa qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa nên dường như những gì vẫn được coi là trước tác của ông lại mang đầy vẻ thần bí của một đạo sĩ. Giá như trong này chúng ta gặp sơ đồ của “ trâu gỗ, ngựa máy” thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên lắm. Cho nên ngoài 4 pho binh thư chính đã nói ở trên, các pho còn lại đều có vẻ do hậu sinh trước tác. Dù vậy, cả 9 pho binh pháp đó đều vẫn có những giá trị thực sự không thể chối bỏ. Do đó, chúng tôi vẫn tập hợp lại toàn bộ các pho binh thư và vẫn để nguyên tên tác giả như bao đời nay đã thế. Tìm mua: Thập Nhị Binh Thư TiKi Lazada Shopee ***Về binh pháp Việt Nam:Pho Binh thư yếu lược hiện nay đến tay người tập hợp chỉ có 2 bản chính: một bản đầy những “ bí pháp” mơ hồ như một cuốn sách dạy chiêm bốc, một bản đầy những ví dụ sau đó cả vài trăm năm! Đã thế, trải qua mấy phen binh lửa, mấy phen giặc Minh đốt sách, thật khó để biết rằng liệu Binh thư yếu lược thực có còn không chứ đừng nói đến sự phân biệt xem đâu là bản “ chính”.Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng dân tộc, nhưng hậu thế cũng đã thần thánh hóa ông thành một “ Đức Thánh Trần “ mang nhiều màu sắc tín ngưỡng tôn giáo. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy, về một mặt nào đó, dường như có nhiều “ bí pháp “ lại còn có vẻ “ đáng tin” hơn. Bởi dù sao phía sau một chương ngắn về các “ bí pháp” đó, các chương sau có vẻ đúng là bộ binh thư với đủ phép mộ binh, chọn tướng…Trong khi đó, bản Binh thư yếu lược sau này lại dẫn ra những ví dụ mà chỉ người tiếp theo vài thế kỉ mới biết đến.Thậm chí, ngay trong bản Binh thư yếu lược này, ta còn bắt gặp khá nhiều đoạn trích dẫn từ Hổ trướng khu cơ.Chắc chắn bản này không là bản chính mà đã qua một bàn tay tu chỉnh của hậu thế nếu không nói là một trước tác của hậu thế hẳn hoi ( mà phải là dưới thời Nguyễn vì như thế thì mới có được cả những ví dụ phép dụng binh của nhà Tây Sơn ). Dẫu vậy, chúng tôi vẫn tập hợp cả 2 bản Binh thư yếu lược và tạm để tên Hưng Đạo Vương gắn với bản thứ nhất mà để trống tên tác giả ở bản thứ hai.Dù gì thì gì, đã quả quyết bản thứ hi do hậu thế tu chỉnh thì không đặt tên Hưng Đạo Vương ở ngôi tác giả thì phải nhẽ hơn… Hổ trướng khu cơ gắn liền với tên một vị tướng tài ba trong cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh: Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ. Có lẽ tác phẩm Hổ trướng khu cơ mà chúng tôi tập hợp tại đây đúng là của Đào Duy Từ vì mấy lẽ: Thứ nhất, thời ông sống khá gần với chúng ta. Thứ hai, ông là một công thần của Nguyễn triều, triều đại cuối cùng của phong kiến Việt Nam nên tác phẩm của ông sẽ không còn bị “vướng” phải một cuộc hủy sách nào nữa. Thứ ba, văn bản Hổ trướng khu cơ thiên về thực hành quân sự như một sự đúc rút từ thực tế chứ không phải là lí thuyết đơn thuần. Như thế, nếu không phải đích là một vị võ tướng than trải trăm trận tự tổng kết kinh nghiệm thì e khó mà ngụy tạo cho nổi. Cho nên, vãn bản Hổ trướng khu cơ là có nhiều chứng cứ đáng tin cậy để ghi nhận đúng là trước tác của Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đỗ Mộng Khương":Đại Nam Liệt Truyện - Tập 1Đại Nam Liệt Truyện - Tập 2Đại Nam Liệt Truyện - Tập 3Dainamliettruyen-Tap2Dainamliettruyen-Tap3Thập Nhị Binh ThưĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thập Nhị Binh Thư PDF của tác giả Đỗ Mộng Khương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thành-Cát-Tư Hãn Và Đế Quốc Mông Cổ (Thúc Nguyên)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành-Cát-Tư Hãn Và Đế Quốc Mông Cổ PDF của tác giả Thúc Nguyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thanh Cung Mười Ba Triều (Hứa Tiếu Thiên)
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Mông Cổ và Trung Quốc. Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền lực và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Thanh Cung Mười Ba Triều là bộ tiểu thuyết đồ sộ của tác giả Hứa Tiếu Thiên kể về những chuyện "thâm cung bí sử" trong cung cấm mười ba triều nhà Thanh. Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo kiểu chương hồi, gồm 03 tập, một trăm bảy mươi hai hồi. Những câu nhiều chuyện ly kỳ, hấp dẫn, kể cả chuyện xấu xa, chuyện hoang đường và mưu mô, quỷ kế của những kẻ sống trong cung cấm...đều được kể lại rất chân thực và chi tiết trong cuốn truyện. Trong giai đoạn lịch sử Trung Quốc gần ba trăm năm dưới triều đình Nhà Thanh, từ Ngô Tam Quế đến khi chấm dứt ở đầu thế kỷ XX, tổng cộng tất cả mười đời vua, trong khoảng hai trăm sáu mươi tám năm. Nhà Mãn Thanh trước khi vào Trung Quốc, lúc còn ở Mãn Châu đã có ba đời vua; cộng lại là mười ba đời vua. Do đó, bộ tiểu thuyết lịch sử này mới có tên là Thanh Cung Mười Ba Triều.***Lại nói nhà Thanh trải qua loạn Quyền phỉ, rồi Bát quốc Liên quân dày xéo Bắc Kinh, thêm vào đấy những bồi khoản về chiến phí, từ đó về sau xem ra nhụt hẳn nhuệ khí, mất hãn bộ mặt kiêu bạc như trước. Nhưng ở đời, phần nhiều cứ đến hồi đốn mạt, thì việc trước chưa qua, việc sau đã tiếp. Thực tế, những miền như Hà Nam, Quảng Đông, các đảng cách mạng đang nổi lên như nấm chống lại nhà Thanh. Những đảng cách mạng đó có từ đâu vậy? Ngay từ khi Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu cùng vua Thanh thi hành tân chính thì những đảng này đã được phát động rồi. Tìm mua: Thanh Cung Mười Ba Triều TiKi Lazada Shopee Tại Quảng Đông, hồi đó có một tổ chức gọi là Hưng Trung hội, vị thủ lĩnh tên là Tôn Văn, tự là Dật Tiên. Văn người huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông, tất nghiệp trường Trung Tây Y học hiệu. Văn cũng đã từng là giáo sĩ đạo Thiên Chúa. Như thế Văn vừa là y sĩ vừa là giáo sĩ. Về sau, Văn chuyên dùng nghề thuốc Tây chữa bệnh, đến đâu Văn cũng tuyên truyền cách mạng. Người tin theo Văn hồi đó đông lắm. Ấy cũng vì vậy nên triều đình nhà Thanh mới được mật báo, và từ đó theo dõi hành động của Văn. Tổ chức thành Trung Hưng hội, Tôn Văn thấy hội viên của hội mình càng ngày càng đông. Bọn mật thám nhà Thanh ở Quảng Đông cũng được lệnh theo dõi Văn, và cuối cùng bắt Văn, bảo Văn kết hội lập đảng, giải tới nha môn của Tổng đốc Lưỡng Quảng. Tổng đốc Lưỡng Quảng lúc đó là Lý Hông Chương. Chương thấy Văn ăn nói hoạt bát, biện luận khéo léo, nhìn người lại ra vẻ phẩm cách xuất chứng, tự nhiên phát sinh lòng mến. Chương tự nghĩ một nhân tài như vậy, Trung Quốc đâu phải dễ có, hơn nữa bảo rằng Văn mưu phản chống lại triều đình thì chứng cứ chẳng có để kết tội. Thế là Chương thừa lúc công chuyện chưa đâu vào đâu liền phóng thích để Văn chạy thẳng một mạch, mất hút.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thanh Cung Mười Ba Triều PDF của tác giả Hứa Tiếu Thiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.