Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Ta Ba Lô Trên Đất Á (Rosie Nguyễn)

“The world is a book and those who do not travel read only one page”.

- St. Augustine.

Chào bạn, bạn đang cầm trên tay cuốn sách hướng dẫn về du lịch bụi đầu tiên của Việt Nam. Có thể bạn là một người trẻ, khao khát mơ về chuyến đi đầu tiên của mình nhưng không biết làm cách nào để bắt đầu? Hoặc bạn là một người đã đi nhiều nơi, nhưng chỉ đi theo tour và đang tìm hiểu về du lịch bụi? Hay bạn là một phượt tử đã đi được kha khá nơi, nhưng vẫn muốn biết xem quyển sách này có gì hay ho mới mẻ? Nếu vậy, thì đây là quyển sách dành cho bạn.

Hầu hết mọi người đều thích du lịch, và hầu hết người trẻ đều thích du lịch bụi. Nhưng làm thế nào để có thể đi? Nếu bạn đang tự hỏi câu đó, thì tôi có tin mừng cho bạn: Du lịch bụi không phải là chế tạo tên lửa. Nó dễ thôi, và không tốn nhiều tiền như ta tưởng. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm trong chuyện này, tôi chắc rằng bạn sẽ gật đầu với tôi. Trong trường hợp bạn không thuộc nhóm nào trên đây, bạn là người, bình thường, không cuồng du lịch, không yêu thích đi xa trải nghiệm như những người trẻ máu lửa khác (chà, bạn thuộc vào loại hiếm đấy). Bạn chỉ muốn tìm hiểu về những nền văn hóa khác, muốn có một vài thông tin, kiến thức về những dân tộc láng giềng để giúp ích cho việc kết bạn giao lưu văn hóa hoặc cho công việc của bạn, hay bạn chỉ đơn giản là đang trải qua một cuối tuần rảnh rỗi, nhặt quyển sách này lên và tự hỏi: “Cái quái gì ở trong này nhỉ?”. Ở đây, tôi có những câu chuyện hay cho bạn.

Lý do ra đời của quyển sách này xuất phát từ kết quả của những quan sát về tình hình thực tế. Có hàng loạt đầu sách của các tác giả người Việt về du lịch và du ký khiến ta không khỏi mơ mộng về những cuộc hành trình khám phá và chinh phục thế giới: Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Phi, Trung Đông, Ai Cập, và trời ạ, còn có Seychelles, Fiji và thậm chí là cả Nam Cực nữa chứ. Ngày càng có nhiều người Việt hòa nhập thế giới, chu du khắp mọi nơi trên Trái Đất này, và chia sẻ những ký ức tuyệt diệu về hành trình của họ. Bên cạnh đó, lại có rất nhiều bạn trẻ khao khát được đi, nhưng lại không biết bắt đầu như thế nào. Và đây là lỗ hổng mà tôi nhận thấy. Trong rất nhiều quyển sách du ký do người Việt viết hiện có trên thị trường, không có bất kỳ quyển sách nào hướng dẫn người trẻ một cách cụ thể làm thế nào để bắt đầu cuộc hành trình của mình. Cuốn sách này ra đời là để giải quyết vấn đề đó. Tìm mua: Ta Ba Lô Trên Đất Á TiKi Lazada Shopee

Phân tích chi tiết hơn, có thể thấy, du lịch bụi hiện nay đang nổi lên như một trào lưu mới. Người trẻ hô hào rủ nhau đi và đi. Rất nhiều người viết về du lịch, về các địa điểm, các câu chuyện. OK, tất cả các câu chuyện nghe đều có vẻ hấp dẫn, nhưng rất nhiều bạn trẻ vẫn ngồi đấy, mài mông trên chiếc ghế nhà trường mòn vẹt, hoặc nhốt mình trong văn phòng ngột ngạt, mơ tưởng về những chuyến đi. Và đến khi họ bắt đầu chuyến đi của mình, họ gặp khó khăn, họ không biết bắt đầu từ đâu, họ không rõ tìm thông tin thế nào, làm cách nào để không bị lừa, nên đi đâu, làm gì, có nguy hiểm không, và vạn tỉ thứ khác đổ dồn trong đầu khiến những người mới bắt đầu lúng túng. Vậy nên, đó chính xác là điều tôi sẽ làm trong quyển sách này. Không như những quyển sách du ký hay nhật ký hành trình, ở đây tôi sẽ chỉ cho những người muốn đi du lịch bụi một cách tỉ mỉ làm thế nào để khởi hành chuyến đi của riêng mình.

Sách của tôi có thông tin và các câu chuyện. Tất cả đều thực tế và sống động với kinh nghiệm nhiều năm lữ hành của khổ chủ. Vì tôi đã trải qua tất cả những điều đó, nên tôi không muốn những người đi sau phải tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí như tôi. Cái tôi muốn là truyền đạt những kinh nghiệm của mình, để nếu có thể sẽ giúp bạn giảm thiểu hết mức rủi ro và chi phí, và tăng hết mức niềm vui và trải nghiệm.

Sách gồm những chia sẻ về kinh nghiệm cơ bản để chuẩn bị cho du lịch bụi, tất tần tật mọi thông tin, công cụ, mẹo hay giúp ích cho dân du lịch bụi trên hành trình của mình. Thêm vào đó là thông tin du lịch của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, gồm Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines. Mỗi đất nước tôi sẽ trình bày các thông tin chi tiết ở quốc gia đó, cùng những câu chuyện hành trình của tôi ở mỗi nơi.

Những điều tôi chú trọng khi viết về một đất nước nào đó bao gồm: lịch sử, văn hóa, và con người, đặc biệt là nhấn mạnh những nét tính cách dân tộc mà tôi có dịp tiếp xúc và trao đổi trong mấy năm trời vừa đi vừa làm việc không ngừng nghỉ với các dân tộc xung quanh châu Á. Vì sao? Vì những điều này liên quan mật thiết đến du lịch bụi, đồng thời sẽ giúp thêm cho những bạn muốn tìm hiểu về văn hóa các dân tộc xung quanh.

Bạn đừng nghe tới lịch sử mà ngán, vì nếu biết cách học thì những câu chuyện lịch sử thường rất thú vị. Bản thân tôi rất chán học sử vì phải thuộc lòng quá nhiều, nhưng tôi không thể phủ nhận rằng lịch sử của một vùng đất lý giải được rất nhiều điều về văn hóa, con người của vùng đất đó. Với những nơi tôi có dịp đi qua, tôi thường hứng thú tìm hiểu quá khứ của chúng một cách tường tận. Vì càng đi tôi càng thấm thía câu thơ của Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Mỗi vùng đất tôi qua đã trở thành một phần máu thịt của tôi, khiến tôi không ngại bỏ công tìm hiểu, và lại càng yêu nơi chốn đó hơn.

Theo kinh nghiệm của tôi, khi đến một địa điểm nào đó mà không có kiến thức nền chuẩn bị, thì tôi đều mù mờ và không có cảm xúc gì đặc biệt. Ngay cả những thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa quan trọng, nếu mình không biết ý nghĩa của chúng, chỉ thấy đó là những ngôi đền bình thường, khu vườn tầm thường, và rốt cuộc ta chẳng học được gì cả. Cho nên khi đi một nơi nào đó, tìm hiểu về nó càng nhiều càng tốt là cách đi của tôi. Ở đây, để tiết kiệm thời gian cho bạn, tôi sẽ cố gắng tóm tắt những điều thú vị nhất tôi thấy về lịch sử từng nước, mong rằng đó là bước đầu giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vùng đất bạn sắp đến.

Tuy vậy, khác với các sách hướng dẫn du lịch như Lonely Planet, Rough Guides hay Fodor’s, bạn sẽ không tìm thấy ở đây các gợi ý về nơi ăn chốn ở, nhà hàng, khách sạn hay quán bar. Đơn giản là vì những thông tin đó thay đổi khá nhanh, mất nhiều thời gian để tổng hợp, và mang tính chủ quan cao. Thay vào đó, tôi sẽ chỉ bạn những chỗ để tìm các gợi ý đó, và họ làm tốt hơn tôi. Mặc dù vậy, tôi cũng sẽ đề cập đến những nơi tôi ở trong các cuộc hành trình của mình.

Về cách đọc sách, bạn có thể đọc hết một lượt, hoặc giở ra đọc bất kỳ nước nào bạn thích. Bạn có thể đọc những thông tin này trước khi đến đất nước đó, để quan sát và đối chiếu với những gì bạn thấy trên đường. Hoặc có thể bạn chỉ trở nên hứng thú tìm hiểu về vùng đất đó sau khi đã kết thúc hành trình, nên sau đó về nhà nghiên cứu thật kỹ. Cách đi nào cũng có cái lợi xen lẫn cái hại. Mặt lợi của việc không tìm hiểu trước thông tin là khi đi đường là bạn sẽ hoàn toàn khách quan, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ kiến thức nền nào cả, và bạn nhìn sự vật sự việc một cách chân thực nhất, có những cảm xúc trung thực nhất. Tuy nhiên, điều đó cũng dẫn đến tình huống là đôi khi đứng trước một công trình kiến trúc có ý nghĩa to lớn nhưng bạn hoàn toàn dửng dưng, vì bạn không được biết về những câu chuyện ẩn đằng sau nó. Dù sao thì tôi cũng hy vọng bạn sẽ tìm thấy những điều có ích qua những thông tin về các quốc gia được đề cập trong sách.

Người ta đi được, sao bạn lại không?

Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện nhỏ.

Hồng Hảo, một em sinh viên mà tôi quen, đã làm một chuyến đi bụi từ Campuchia qua Thái Lan suốt cả tháng trời mà chỉ với hai triệu đồng, còn rẻ hơn chi phí sinh hoạt ở Việt Nam một tháng. Khánh Ngân, một cô bé khác mới mười tám tuổi đã đi sáu mươi tư tỉnh thành của Việt Nam với chiếc túi thường xuyên rỗng không, chỉ bằng đi nhờ xe và ở nhờ nhà người lạ dọc đường. Khi tôi đang viết những dòng này thì em ấy đã kịp băng qua Lào, Campuchia và Thái Lan, giờ đang tìm đường đến Ấn Độ bằng đường bộ, lúc bắt đầu chuyến đi em ấy chỉ có bốn trăm nghìn đồng trong túi. Huyền thoại? Không đâu. Họ chỉ như chúng ta, tóc đen, da vàng, những con người rất bình thường. Cái họ có là thông tin và lòng hăng hái.

Khi tôi nghe Hảo kể về hành trình của mình, tôi đã trầm trồ một cách thích thú. Không phải vì tôi ngạc nhiên là em ấy quá giỏi hay quá can đảm, mà vì tôi ngỡ ngàng nhận ra rằng cái mà em ấy có mà khi bằng tuổi em tôi đã không có, đó là thông tin. Và tôi đã đánh mất thời gian và cơ hội của mình chỉ vì như vậy. Ở tuổi hai mươi, em đã tham gia vào các diễn đàn du lịch quốc tế, đã nghe về các chuyến đi vòng quanh địa cầu, đã dò nát lộ trình từng chặng, cách đặt vé máy bay, cách xin thị thực và lên kế hoạch. Ở tuổi hai mươi, em ấy đã biết là chúng ta có thể đi du lịch bụi với chi phí rẻ đến thế nào, và em đã đi. Còn tôi, tuổi hai mươi tôi đã không biết, và tôi đã nhốt mình trong bốn bức tường của căn phòng trọ.

Còn bạn thì sao? Bạn có muốn bỏ lỡ như tôi không? Tôi thì không, nếu như có thể trở về tuổi hai mươi thơ dại ấy, tôi cũng ước gì mình có thể đi. Nên tôi cho bạn cái bạn cần: thông tin, sự chuẩn bị. Để bạn biết rằng điều ấy có thể. Để bạn cũng lên đường.

Nghe có vẻ là điều bạn đang tìm kiếm? Thật tuyệt, vậy chúng ta hãy cùng bắt đầu nào.

***

Trên thế giới này, từ miền cực bắc giá lạnh đến vùng nhiệt đới cháy nắng, từ phương Tây phóng khoáng đến phương Đông huyền bí, có biết bao người ra đi vì tiếng gọi của những con đường, biết bao người ra đi vì tiếng gọi của miền đất mới. Đường xa vẫy gọi, tất cả họ đều nghe tiếng nói thôi thúc trong tim.

Cụm từ “the traveler”, người lữ hành, không phải xuất hiện mới đây. Hàng nghìn năm về trước, từ thuở khai sinh loài người, các bộ lạc nguyên thủy đã chia làm hai loại, bộ lạc du mục và bộ lạc định cư. Theo thời gian, những nền văn minh hình thành, với các thành phố, pháo đài, bộ máy nhà nước. Con người dần dần quay về sống quây quần với cộng đồng của mình trong những lãnh thổ khác nhau. Nhưng có một số người nào đó, dường như còn vương vất lại dòng máu lãng du của tổ tiên mình, vẫn tiếp tục lang thang từ miền này đến miền khác.

Trong những tác phẩm văn học thiếu nhi, thi thoảng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của một người đàn ông gầy gò, râu tóc bạc phơ, đôi mắt sáng với cái nhìn khỏe khoắn, rong ruổi qua làng mạc núi non, sưu tầm những bài dân ca, những câu đồng dao, thần thoại, và kể chuyện cổ tích cho trẻ con nghe. Chính một ông già như thế trong câu chuyện Cánh buồm đỏ thắm đã khơi gợi niềm tin mãnh liệt của cô bé Assol, khiến cô tin vào một cánh buồm đỏ đến đón cô đi vào cuộc đời mới, với những chân trời mới đầy tình yêu và hy vọng. Chính ông già ấy đã gieo ước mơ vào lòng cô từ những ngày thơ bé, để nó nảy mầm và thành hiện thực khi cô lớn lên. Có lẽ những ông già như vậy, là ông tổ của những người lữ hành.

Trải qua bao nhiêu năm, những người lữ hành hiện đại được trang bị với Internet, với các diễn đàn chuyên dành cho dân lữ hành, với các thiết bị chuyên dụng. Số lượng của những người lữ hành chuyên nghiệp ngày càng tăng lên, nhưng vẫn còn là một con số ít ỏi so với những nghề nghiệp khác. Họ vốn là những người muốn thoát ra khỏi cái vòng cuốn lẩn quẩn của công việc thường nhật và môi trường chật hẹp. Họ yêu thích khám phá những vùng đất xa lạ và tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau. Họ đánh giá cao những trải nghiệm trong đời hơn là sở hữu vật chất.

Và cũng giống như ông lão Egle trong Cánh buồm đỏ thắm ngày xưa, những người lữ hành ngày nay là những người khơi gợi ước mơ. Qua kinh nghiệm của họ, qua trí tưởng tượng của họ, những câu chuyện của người lữ hành luôn mang đến nguồn cảm hứng cho những người khác, khiến họ mơ đến những vùng đất thần tiên, khiến họ tin vào những gì tốt đẹp ở đời, khiến họ mong về một tương lai tươi sáng hơn, trái ngược với cuộc sống đầy khó khăn hiện tại.

Như những người đứng bên lề xã hội, dân lữ hành luôn phải chịu những phản đối, thất vọng từ gia đình, những chỉ trích từ cộng đồng. Jodi Ettenberg (http://www.legalnomads.com), người đã từ bỏ công việc luật sư ở New York để trở thành một travel blogger kể về cuộc sống lữ hành toàn thời gian của cô một cách hài hước. Một lần cô gọi cho gia đình từ Việt Nam. Cha cô hỏi: “Con đang làm gì ở đó vậy con yêu?”, “Con ăn bún cha à, mỗi ngày”, “Cái gì? Bún hả? Hằng ngày sao?”, “Dạ, nơi này có nhiều loại bún lắm cha ơi, và con đang thử hết tất cả các loại”. Ông cười và bảo rằng: “Jodi, cha rất yêu con, nhưng cuộc sống của con làm cha thấy bối rối quá”.

Nhưng không phải ai cũng nhẹ nhàng như cha của Jodi. Cô nhận được nhiều email từ các bậc phụ huynh, giận dữ bảo rằng cuộc sống của cô là một tấm gương xấu cho con cái của họ, khiến chúng sống ngày càng vô trách nhiệm. Những người khác thì hỏi rằng tại sao cô lại lựa chọn sống lang thang như vậy, và cô đang cố lẩn tránh điều gì. Trong khi thực tế thì Jodi chỉ yêu thích phiêu lưu trên những vùng đất mới.

Liz Carlson (http://youngadventuress.com), một traveler khác, kể rằng khi trở về sau chuyến du hành vài năm, cô thấy nhiều người vốn là bạn thân bỗng quay lưng lại với cô. Cô bảo: “Lựa chọn một cuộc sống lữ hành có thể khiến bạn bị xa lánh”. Không chỉ có thế, người lữ hành thường xuyên phải đối diện với những khó khăn trên đường, những cô đơn thất vọng khi kiệt sức, và phải làm việc cật lực để có thể đi tiếp. Tác giả chia sẻ rằng để làm một người du hành, bạn phải làm việc vất vả hơn bao giờ hết, rằng thu nhập của bạn sẽ không ổn định, cùng với nhiều gian khổ khác nhau.

Các lữ khách bị nhiều người chỉ trích rằng họ lựa chọn một cuộc sống thảnh thơi, không biết tích lũy cho sau này, không có trách nhiệm với xã hội, chạy theo những giấc mơ hão huyền trong đời sống, và sẽ chết già không nơi nương tựa. Nhưng cùng với những chỉ trích chua cay về họ, vẫn có rất nhiều người khác, hằng ngày nhắn hỏi làm cách nào để có thể sống được như vậy.

Cuộc đời là thế, không thể tránh khỏi những khác biệt, những mâu thuẫn. Nhưng có nhiều điều khác nhau, có những thứ phong phú đa dạng mới là cuộc đời, và chính những điều đó làm nên nét đẹp của cuộc sống. Mỗi người đều có những sở thích, những ước mơ riêng. Nói như tác giả Phạm Lữ Ân: “Có người mải mê rong chơi, có người chỉ thích nằm nhà đọc sách. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi”.

Có người tìm thấy chính mình trên hành trình vạn dặm, nhưng cũng có người ngộ ra đạo lý khi ngồi dưới mái nhà của mình, trên chiếc giường quen thuộc của mình. Ai cũng có quyền lựa chọn cách sống riêng, miễn là không phương hại đến người khác. Đừng vì người ta khác mình mà dè bỉu gièm pha, đừng vì họ khác mình mà ghét họ. Đừng cho những người ở nhà là buồn chán cổ hủ, cũng đừng lên án kẻ lang thang là sống vô ích vô tâm. Hãy làm tốt việc của bản thân, ngừng xen vào chuyện người khác.

Nhưng lẽ đời, nói thường dễ hơn làm. Khác biệt thường gây ra xung đột. Tác giả Chuyện con mèo dạy hải âu bay viết: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. Tôi thực chỉ ước có một nơi nào đó trên thế giới, nơi những suy nghĩ tự do, độc đáo được khuyến khích, nơi những khác biệt chung sống cùng với nhau, thuận hòa, an nhiên.

Cũng như thời xưa cũ, những con đường luôn vẫy gọi trái tim của những con người mang trong mình dòng máu du mục. Má của tôi, một cô giáo làng nuôi mộng văn chương từ thuở bé, dù giờ đã hơn năm mươi tuổi, nhưng Người vẫn luôn nói rằng khi nghỉ hưu, Người mong ước được phiêu du trên những miền đất lạ, và được viết hăng say.

Elizabeth Gilbert từng kể về một thời trẻ tuổi, khi bà lang thang khắp nơi ở lục địa châu Âu, làm đủ nghề từ bồi bàn đến trông trẻ, để gặp những người xa lạ, để nghe những câu chuyện kể, và cặm cụi viết trong những đêm tối đen sau một ngày cực nhọc. Cũng như họ, tôi cũng ước mơ một ngày nào đó. Một ngày nào đó, tôi sẽ lang thang trên hành trình vạn dặm, và viết với tất cả trái tim mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ta Ba Lô Trên Đất Á PDF của tác giả Rosie Nguyễn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đảo Tường Vy (An Ni Bảo Bối)
Một cô gái Trung Quốc làm một cuộc hành trình đơn độc qua Việt Nam, Campuchia, Hong Kong rồi Tây Tạng... Đi chỉ để nhìn thấy mình đang đi. Trong sắc màu của âm thanh, ánh sáng, mùi vị. Trong rực rỡ, xôn xao mà hoang vắng. Nhưng thật ra, khung cảnh ở mỗi chốn dừng chân ngắn ngủi của cuộc đời này đều không quan trọng. Khi mỗi chuyến đi là một sự trở về với nội tâm, một sự nhận biết mình và con đường nối với thế giới. Tình cảm thế gian ở đâu cũng như nhau và nỗi cô đơn của con người thì ở đâu cũng vậy. Nên đi, cũng là để nhìn thấy mình trong tất cả và tất cả trong mình. Du hành vì vậy cũng là bắt đầu cuộc phiêu lưu của tâm tưởng. Chuyến du hành của riêng tác giả còn là một hành trình soi lại ký ức. Ký ức trĩu nặng một tình cảm sâu sắc và dở dang, với BỐ. Có những khoảnh khắc như một nhát dao chém, vết thương còn lại mãi. Khoảnh khắc chuyển đổi từ thân phận này sang thân phận khác khi chấm dứt một kiếp luân hồi. Khoảnh khắc rơi vào tình yêu và giây phút giã từ. Những khoảnh khắc ấy, từ trang sách, ta bắt gặp âm thanh của nội tâm vang vọng chân thành.Đảo Tường Vy còn là một sự tìm kiếm chính mình trong tình yêu. "Tình cảm là bài học suốt đời của chúng ta", nên đây mới là chuyến du hành không có điểm dừng. Tình yêu dường như chỉ là ảo giác. Trong tình yêu, hoặc là an toàn, hoặc là tự do, không thể cùng một lúc nắm được cả hai, và "thứ mà chúng ta yêu vẫn chỉ là bản thân tình yêu". Có những tổn thương phải trả giá. Nhưng tình yêu mãi là một khát khao êm ả của con người, như nỗi khát khao của linh hồn cần một nơi cập bến. Tuy nhiên, linh hồn cứ mãi lang thang. Lang thang nên bất an thường trực. Tìm sự tĩnh tại thật dễ dàng mà cũng rất không. Tìm mua: Đảo Tường Vy TiKi Lazada Shopee Triết lý về tình yêu và cuộc sống đan xen nhuần nhị trong những ghi chép nhỏ. Cuốn sách vì vậy đẫm một hương vị quyến rũ. Quyến rũ như bản thân những cuộc du hành và tình yêu. Trong nỗi trầm cảm ngọt ngào, sâu lắng, con đường đẹp nhất là con đường giúp ta tìm thấy mình. Từ một trái tim bình tĩnh, hơi thở mang chút u sầu cũng lấp lánh như một ánh nắng soi nghiêng và tươi mát như giọt mưa đầu mùa trong trẻo... Đọc An Ni Bảo Bối, tìm thấy một tâm hồn Á Đông gần gũi, khác lạ với những nhà văn nữ đương đại cùng thế hệ cô. Không có những nổi loạn, không có cái tôi căng phồng. Nhẹ nhàng và đằm thắm. Tĩnh lặng và kiềm chế. Và vẫn sáng trong trong những nhiệt thành. Có thể rồi bạn sẽ quên tất cả những gì tác giả viết, về một VN dịu dàng và trầm lắng qua cái nhìn của một cô gái nước ngoài, về những chốn dừng chân khác, về cuộc tình của cô. Nhưng hương vị đẫm sâu của một linh hồn đã đi vào trong bạn. Và ở lại cùng bạn, ủi an... Ngôn từ, rốt cuộc cũng không cần mô tả cho một cốt truyện nào. Dòng chảy tâm thức không thể dồn nén trong một cốt truyện. Từ ngữ, cũng chỉ là một cuộc kiếm tìm. Bạn có thể mượn nó để vỗ về một nỗi đau hay phơi khô một cuộc tình. Rồi thời gian cũng xóa nhòa, bạn chỉ còn lại mình.***Thuỷ Tiên. Rất lâu, rất lâu sau, cô từng mơ về một người đàn ông. Mơ thấy anh nhờ người tới, kêu cô đi gặp anh. Cô đi theo người dẫn đường, hình như tới một thôn nọ, rất giống cái thôn nhỏ nằm sâu trong núi Giang Nam mà thời bé cô đã từng sống. Những lúc xuân về lại có gánh hát tới đình làng diễn. Nhưng mọi thứ nhìn thấy trong mơ chỉ là một cái sân khấu. Bên trên diễn những gì, không thể nhớ nổi. Chỉ nhìn thấy anh đứng xem lẫn trong đám người đang đứng dưới sân khấu xem hát. Anh quay lưng về phía cô, mặc đồ đen. Cánh tay trái bị thương vẫn chưa khỏi. Tuy không nói ra nhưng khiến người ta có cảm giác như thể vết thương cũ rất đau đớn. Anh vẫn có dáng như cô hằng yêu thích. Trầm lắng, kín đáo. Tuyệt đối không bao giờ thổ lộ với cô gái anh yêu về những thứ anh nghĩ. Quay người lại nhìn thấy cô, anh cũng không nói gì, mặt như thể hơi cười, nhưng cũng rất lặng lẽ. Rồi lách qua đám đông, định bỏ đi. Cô đi theo anh. Cô biết anh muốn cô đi theo, nhưng không nói ra. Cứ đi theo anh. Đi mãi tới một căn hộ xa lạ. Kết cấu của căn hộ này chỉ có một cửa, mọi lối đi trong đó đều thông nhau. Nhưng lại không nhìn thấy gì. Anh đi vào gian phòng bên trong, có rất nhiều người đang chờ đợi. Anh bắt đầu nói chuyện với họ, sắp xếp mọi việc. Như thể anh vẫn đang làm công tác cần lãnh đạo rất nhiều người làm việc. Cô chờ anh ở gian phòng bên ngoài. Cứ đợi mãi. Có vài chàng trai trẻ làm việc cho anh bước vào, cứ trò chuyện với cô, như muốn an ủi và cố gắng tạo nên bầu không khí vui vẻ. Nhưng anh mãi vẫn không chịu ra, cũng không nói với cô câu nào. Cô cố tình chờ ở đó. Lòng thầm nhủ, em sẽ đợi anh. Như một trò chơi. Cô nhắm sẵn anh. Em nhận ra ngay sự bạc nhược trong trái tim anh. Chỉ là xem anh chơi theo cách nào. Có nỗ lực, có tháo chạy, có cố chấp đều vô dụng. Cô không chủ động, không tiến lên, không thể hiện. Cô muốn so với anh, xem ai trầm mặc hơn. Ai thô bạo hơn ai. Sợ gì kết quả cuối cùng của cuộc thi, chỉ là quên lãng lẫn nhau mà thôi. Nhưng rốt cuộc vẫn là một việc quá sức. Thời gian để quên một con người có lẽ cũng lâu như khi nhớ tới. Và cuối cùng, những thứ mà bạn nhìn thấy được, vãn chỉ là sự tĩnh lặng của mình. Như thể chưa từng yêu. Mọi giới hạn đều quá mơ hồ. Ở bên trái. Cũng có thể bên phải. Thứ mà chúng ta yêu, vẫn chỉ là bản thân tình yêu. Có hay không con người đó đã không còn quan trọng. Trưa mùa Đông, cô một mình đi chợ hoa tìm mua thuỷ tiên. Mặc chiếc áo khoác đen, quần bò bẩn. Đội chiếc mũ len xanh, đi đôi giầy thể thao, đi một con đường rất dài trong ánh nắng yếu ớt và gió lớn hun hút. Trong chợ hoa có hương thơm và hơi ẩm ướt. Cô xọc tay vào túi áo khoác, lặng lẽ ngắm cậu thanh niên muốn về nhà ăn Tết, ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ cắt thuỷ tiên trong một chiếc làn lớn. Im lặng mãi, ngồi xuống bên cạnh ngắm. Cậu ta hỏi, Cô có thích chúng không? Cô gật đầu. Hỏi, Sao những chiếc lá này vàng thế? Cậu ta đáp, cho tắm nắng là ổn thôi. Cứ gặp ánh nắng, chúng tất xanh lại. Chà. Cô gật đầu. Chọn lấy bốn củ thuỷ tiên đã cắt sẵn. Xách thuỷ tiên ra khỏi chợ. Gió lớn lại ào ạt. Cô lấy khăn quàng che mặt, đợi xe bên đường. Trời tối rất nhanh. Mãi mới gọi được một chiếc tắc xi. Ngồi ở ghế sau, cô xoa lòng bàn tay lên gò má cứ đờ ra vì lạnh buốt. Củ thuỷ tiên nhô lên một chiếc lá bé xíu đã ngả vàng. Cô cúi xuống, khẽ hôn lên nó. Ngoài cửa kính xe đã bắt đầu có tiếng lộp độp nhè nhẹ. Là những hạt tuyết nhỏ. Sắp có một trận tuyết to dầy. Nhẹ hoặc nặng. Sau khi chia tay, không hề gọi điện cho nhau. Thỉnh thoảng có vài tin nhắn những mất hút rất nhanh chóng. Đó là kết cục mà cô có thể dự cảm và định sẵn. Chắc chắn sẽ là như vậy. Cô không bao giờ liên lạc với anh. Anh cũng không liên lạc với cô. Không phải dàn dựng. Chỉ thuận theo tự nhiên, đem hết những dấu ấn của nhau bị thời gian xoá mờ sạch sẽ. Những gì nhớ được đều chỉ vì muốn quên lãng. Họ là những người giống nhau. Y hệt nhau. Vì thế khi gặp ngay phút ban đầu, họ đã nhận được nhau và hiểu sự tồn tại giả tạo của sự nhận biết đó. Sau khi chúng ta chia tay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đảo Tường Vy PDF của tác giả An Ni Bảo Bối nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tù Binh Và Hoà Bình (Phan Nhật Nam)
Tù-binh và hòa-bình vốn gồm bốn ấn bản: Ba Việt ngữ (1973, 1987, 2005) và một Anh ngữ. Tác phẩm các bạn đang có cơ hội đọc là ấn bản 2005, được coi như văn bản lưu hành chính thức và có sự gia công bổ khuyết của tác giả. Chương 1: Lời mở-đầu Chương 2: Cây bút Kaolo Chương 3: Những sợi tóc bạc trên thảm ni xanh Chương 4: Đi Bắc về Nam Tìm mua: Tù Binh Và Hoà Bình TiKi Lazada Shopee Chương 5: Những người lỡ-làng Chương 6: Những người lãng-mạn Chương 7: Thời-đại của gian-dối Chương 8: Tù cộng-sản, tù cộng-hòa Chương 9: Vấn-đề tù-binh Chương 10: Diễn-tiến Chương 11: Những con số đau-đớn Chương 12: Tù-binh, anh đi về đâu Chương 13: Hòa-bình, tưởng như là giấc mơ Chương 14: Tống-lệ-Chân, giọt nước mắt khô của hòa-bình miền Nam Chương 15: Một người tù vừa được thả, một tiền-đồn bị tràn-ngập Chương 16: Đấu Chương 17: Nhật-kí trong chiến-tranh của hòa-bình Chương 18: Trên chiến-địa trong Sài-gòn Chương 19: Những lời kết Chương 20: Khi viết lại Tù-Binh Hòa-Bình và nghe hát chiến-ca mùa hèDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà BìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tù Binh Và Hoà Bình PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lai rai chén rượu giang hồ (Huỳnh Ngọc Chiến)
Tiểu luận này là tuyển tập những bài viết của tôi về Kim Dung, đăng trên các báo Kiến thức ngày nay, Pháp luật. Tôi có bổ sung thêm một vài bài, và có sửa chữa đôi chút cho phù hợp, khi in ra dưới dạng sách. Viết về Kim Dung, với tôi, là cách để nói lên những suy niệm riêng của mình. Và cũng là cách nói hộ cho rất nhiều người khác, những gì họ mà họ đã ấp ủ từ lâu trong tâm niệm. Đọc các tác giả lớn như Kim Dung, ta phải nên luôn luôn tư niệm một điều "Nhà tư tưởng luôn luôn suy tư về một điều duy nhất". Tác phẩm Kim Dung làm người đọc say mê không chỉ ở cốt truyện hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện tài hoa, hoặc ở chỗ đưa người đọc đến với môt thế giới rộng lớn bao la và thiên nhiên huyền bí, mà còn ở chỗ nó đặt ra những vấn đề trầm trọng cho tư tưởng. Các bộ sách đồ sộ của ông âm thầm kết tập vô số dư vang, dưới ánh sáng lung linh của Đông Phương Sơ Thủy, và mở ra một thông đạo thênh thang cho tư tưởng, để đón nhận nhiều dư hưởng mênh mông khác từ bốn phương vọng lại. Để lịch hành trên thông đạo đó, thì cách hay nhất là đọc trực tiếp các tác phẩm của ông, bởi vì "Shakespeare will never be made by the study of Shakespeare" 1(Chân tướng của Shakespeare sẽ không bao giờ hiển lộ bởi Shakespeare học). Điều đó cũng đúng với Kim Dung, và đúng với các tác giả lớn khác, suốt dưới vòm trời Đông Tây kim cổ. Đi vào thế giới Kim Dung bằng những suy niệm chân thành, chúng ta sẽ dễ nhận ra mối “nhất dĩ quán” trong hàng chục bộ sách của ông. Nhưng nhận ra ở mức độ nào, hoặc nhận ra được điều gì, thì điều đó còn tuỳ thuộc vào cơ duyên của từng người. Và đi vào thế giới Kim Dung cũng có nhiều thể cách: hoặc bỡn cợt phiêu bồng, hoặc trầm ổn túc mục, hoặc lai rai khoái hoạt, hoặc đăm chiêu tư niệm. Và xin mượn lời thi sĩ Bùi Giáng để kết thúc cho phần tựa: "Đọc truyện vũ hiệp là một trong những phép tu dưỡng kí ức và khơi dẫn nguồn vui ẩn mật trong mình. Đọc theo lối hồn nhiên, hoặc vừa đọc vừa suy gẫm. Chưởng lực, kiếm thế, nội kình phát ra có thể là tinh thể của tinh thần phát hiện. Tìm mua: Lai rai chén rượu giang hồ TiKi Lazada Shopee Riêng đối với bạn thi sĩ, sách vũ hiệp có thể giúp bạn làm thơ lai láng một cách không ngờ. Điều đó không có chi lạ: ban sơ vũ học,văn học, thi nhạc cùng phát khởi tại một cỗi nguồn: uyên nguyên của tinh thần xuất phóng". Như thế phải chăng là đã nói rất nhiều? Quảng Nam, cuối năm con Rồng, 2000 Tác giả Huỳnh Ngọc Chiến (1955) vừa mất vì ung thư thực quản ngày 1/6/21 vừa rồi. Anh là thạc sĩ công nghệ thông tin nhưng đồng thời cũng là một người tài hoa trong nhiều lĩnh vực thi ca, nhạc, văn viết và dịch thuật. Vài dòng để mọi người thêm thông tin về anh, cùng gọi là tưởng nhớ đến tác giả với những đóng góp trân quí của anh cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lai rai chén rượu giang hồ PDF của tác giả Huỳnh Ngọc Chiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phải Sống (Van B. Choat)
“Phải Sống”_Hành trình từ Chiến tranh đến Tự do của một bé gái mồ côi là một cuốn hồi ký kể về cuộc đời nhiều mất mát, đau thương của tác giả Vân B. Choat nhưng thay vì đầu hàng số phận, cô vẫn luôn nỗ lực để sống và vươn lên hết lần này đến lần khác. Ngôi mộ không phải là mục đích của cuộc đời. “Con sẽ sống bởi vì con là một người con gái và là một người chị, và ngôi mô không phải là mục đích của con.” (tr.221) Đối với một đứa trẻ mồ côi từ khi lên 4 trong chiến tranh, việc có thể sống sót thôi đã là một kỳ tích. Nhưng Vân Bích Choat còn làm được hơn thế nữa khi cô luôn mạnh mẽ, đầy nghị lực để không chỉ sống mà còn sống tử tế và đạt được nhiều thành công. Giờ đây, Vân viết Phải Sống như một lời khích lệ cho những ai đang cảm thấy tồi tệ trước cuộc sống khó khăn. Cuộc đời đã nợ Vân quá nhiều khi an bài cho cô một số phận là sự cộng gộp những bất hạnh của mọi đứa trẻ mồ côi nói chung và của những đứa trẻ mồ côi do chiến tranh nói riêng trên khắp thế giới này. Tìm mua: Phải Sống TiKi Lazada Shopee Những ký ức đầy ám ảnh về chiến tranh, sự đói nghèo, những trận bạo hành, lạm dụng của bác dâu, của dượng; hay trận đụng xe kinh hoàng từng hủy hoại khuôn mặt cô,.. Những “cơn ác mộng”, những Con Quái Vật ấy cứ thi nhau đổ trút xuống đời Vân, không cho cô có ít thời gian “nghỉ giữa hiệp” nào để lấy lại sức, tiếp tục chiến đấu. Và sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự dè bỉu, khinh rẻ của người đời dành cho trẻ mồ côi vẫn luôn song hành cùng Vân kể cả trong những khoảng lặng ngắn ngủi giữa hàng loạt biến cố. Không dừng lại ở đó, số phận lại có ý khác khi để cho một đứa trẻ với “ba ngôi sao chiến trận” xứng đáng được nghỉ ngơi tiếp tục bị dày vò bởi những trận bạo hành, sự day dứt về bà ngoại bị bỏ lại quê nhà kể cả khi Vân đã đặt chân đến Mỹ. Và thường thì, nếu một người có tuổi thơ bất hạnh, họ sẽ được Trời “đền” lại cho một người chồng tuyệt vời, một gia đình riêng hạnh phúc. Vân cũng có một và chỉ một mối tình khiến cô có thể viết ra hẳn một cuốn tiểu thuyết lãng mạn. Nhưng không có gì kéo dài mãi mãi, và hạnh phúc có thể biến thành nỗi đau chỉ trong một chớp mắt. Người yêu từ thời Trung học, người chồng tuyệt vời của cô sớm ra đi với căn bệnh nan y, để lại cho cô 2 đứa con trai thơ dại. Dù vậy, chưa bao giờ chúng ta thấy chút suy nghĩ từ bỏ cuộc sống nào ở người phụ nữ kiên cường này. Một mình nuôi dạy 2 con trưởng thành, cố gắng học tập, làm việc và đạt được nhiều thành công. Đó, là lời đáp trả tốt nhất của cô đối với nghịch cảnh đời mình. Không chỉ vậy, ở Vân còn có một điều khiến chúng ta khâm phục đó là cách cô nhìn cuộc đời và hành xử một cách đầy lý trí, tỉnh táo, cứng rắn nhưng không tuyệt tình, sắt đá. Trong vô vàn những tháng năm đau thương đó, Vân vẫn nhặt nhạnh ra được những mẩu kí ức hạnh phúc, yên bình hiếm hoi và lưu giữ trong tim tựa như cách cô cất giữ hình của cha mẹ cho đến tận bây giờ dẫu có những lúc tưởng chừng không biết phải đi đâu về đâu và đến cả tính mạng mình cũng không có gì bảo đảm. Cô vẫn sống, vẫn yêu thương bà ngoại và các anh em, vẫn bảo vệ em gái mình và chống trả lại nghịch cảnh một cách đầy quyết liệt, cứng cỏi. Còn với những bàn tay từng nắm lấy tay mình, dẫu thỉnh thoảng những bàn tay ấy cũng chẳng dịu dàng gì, cô vẫn luôn biết ơn và đủ bao dung để hiểu cho những nỗi đau, khó khăn đã biến họ thành Quái Vật dù họ không muốn thế. Không hận người, không trách đời, không đổ lỗi cho hoàn cảnh và luôn cố gắng sống tốt với tất cả sự mạnh mẽ, nghị lực, sự lạc quan là những gì chúng ta có thể tìm được trong Phải Sống - Hành trình từ Chiến tranh đến Tự do của một bé gái mồ côi. Nếu cha mẹ vẫn còn bên chúng ta hay ít nhất là còn có một người để yêu thương, một người thân hay một mái nhà để nương náu thì chúng ta đã quá may mắn và đừng tuyệt vọng, hãy xốc lại tinh thần để đương đầu với mọi khổ đau, khó khăn trong đời. “Phải sống”, vì chết chưa bao giờ là mục đích của đời người!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phải Sống PDF của tác giả Van B. Choat nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.