Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Buồng Cau Trổ Ngược (Xuân Vũ)

Trong chuồng trâu của ông hương, lũ chăn trâu túm tụm nhau nghe thằng Tư Cồ nói chuyện tiếu lâm. Nó lớn tuổi hơn cả bọn và biết nhiều chuyện quỷ quái nhưng bọn nhỏ lại thích nghe.

Tư Cồ tiếng nói ồ- Ồ như vịt đực, xoa tay. cất giọng:

- Đứa nào cho tao điếu thuốc tao nói tiếp, không tao nghỉ.

Thằng Đặng móc trong lưng ra mớ thuốc rê gói trong lụa mo cau ướt mem vì dầm mưa, rứt cho thắng Tư Cồ một cục bằng ngón tay kèm miếng giấy nhật trình. Tư Cồ cuộn rồi kê vô đống ung đốt.

Vừa ho vừa sặc, nó quay ra quơ tay lia lịa và nói: Tìm mua: Buồng Cau Trổ Ngược TiKi Lazada Shopee

- Tao kể cho tụi bay nghe chuyện thằng các chú mới cưới vợ về nhà nghe chưa?

- Đừng có kể lại thắng ăn trộm leo lên giàn dòm xuống rồi hụt chưn té nhào nghe!

- Không. Đây là chuyện thằng các chú lấy con vợ ta. Nó vừa múa xong lần thứ nhứt thì con vợ bảo. “Xong hỉ!”

- Vợ nó người gì mà nói "xong hỉ" chớ không nói "xong hả”? Bộ người Huế à?

- Hỉ với hả cũng vậy thôi. Nhưng bởi chữ hỉ mà có chuyện.

Thằng chồng mệt ngất ngư, lổ tai ù ù nên tưởng vợ nói “song hỉ”, tức là có hai chuyện vui. Anh ta nghĩ chắc cô nàng muốn mình thêm một đường hườn nữa. Chàng ta bèn diễn tiếp để vợ hài lòng. Xong, cô vợ lại vỗ lưng đức lang quân bảo: "Tam hỉ!"... nghĩa là tạm được.

Thằng Tư Cồ hít hai ba hơi liền và lim dim tiếp:

- Đang mệt. Chàng ta nghe không rõ, lại tưởng cô nàng bảo tam hỉ. Tức là ba chuyện vui. Chàng ta nghĩ chắc vợ muốn hát thêm một lớp nữa. Tuy uể oải nhưng cũng ráng làm vui lòng con vợ mới.

Hát xong, người vợ lại vò đầu chồng và hôn mà thầm thì: “Ngủ hỉ!” Tức là nhứt quá tam đã vượt mức yêu cầu rồi. Thôi “ngủ đi” cho Khỏe. Nhưng anh chồng các chú giỏi chữ nho nên lại nghĩ rằng cô Nàng muốn đánh luôn trận thứ tư và thứ năm.

- Tại sao vậy? Thằng Đang lại hỏi.

- Vì ngũ có nghĩa là năm. Ngũ hỉ tức năm điều vui! Anh chồng đã bải hoải gân cốt nhưng cũng ráng ra quân đánh luôn hai trận liền, không chạy làng trận nào. Nhưng thiên bất dung gian, tấm vách nhà rung chuyển rầm rầm vá sập xuống đè lên hai người. Cô vợ buột miệng kêu lên:" Sập vách! Sập vách!” Ông chồng các- chú nổi quạu, lăn ra bì giường, vừa thở hào hển vừa tống cho cô vợ hào đạp và quát: "ông nội của ngộ cũng không hát nổi mười một chầu tiếp nữa!”. Cô vợ bị lăn xuống đất, lồm cồm bò lên quát:

- Ai bảo hát mười một chầu? Người ta mệt muốn chất mà cứa há..át

Ông chồng nổi cáu: "Sập dách tiếng tàu tức mười một chớ gì nữa!”. Cô vợ cú đầu chồng, bảo: “Người ta nói sập vách là tấm vách sập xuống kia kìa, ông nội ơi! Chớ ai đòi tới mười một lần, bộ điên hả?”

Cả bọn cùng cười. Tư Cồ tiếp:

- Tụi bay cưới vợ về coi chừng nghe nó nói song hỉ, ngủ hỉ mà hiểu lầm nghe!

Trời mưa dứt hột. Thay vì mỗi đứa lùa trâu về chuồng, chúng còn ở nán lại đòi thằng Tư Cồ kể thêm vài chuyện nữa nghe cho khoái lỗ tai. Tư Cồ đang trớn, bảo:

- Tao kể cho tụi bay nghe nhưng tao yêu cầu một chuyện thì tao mới kể.

Cả bọn rí ố khuyến khích Tư Cồ:

- Chuyện gì cũng được, yêu cầu đi!

- Tao tắm trâu thay cho mầy!

- Tao coi trâu thế cho mày mỗi ngày!Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Xuân Vũ":Quê Nội, Quê NgoạiTấm Lụa ĐàoBuồng Cau Trổ NgượcCô Ba TràDưới Bóng Dừa Xanh

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Buồng Cau Trổ Ngược PDF của tác giả Xuân Vũ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tuyển tập truyện cười Vova
Tuyển tập truyện cười Vova Tuyển tập Truyện cười Vova – Nhiều tác giả Truyện cười Vova có nguồn gốc từ nước Nga, cậu bé ấy với cái tên là Vovochka (mình gọi là thằng Vova, hay là vô va). Gồm những serie truyện cười kể về một cậu bé vô cùng thông minh, lém lĩnh, nghịch ngợm…những lời nói, những suy nghĩ cũng như những hành động của cậu bé làm cho người đọc phải bật cười. Truyện cười vova ngoài tính hấp dẫn, còn có tính giáo dục và châm biếm sâu sắc. Dường như bất kỳ ai cũng bị cuốn vào những câu chuyện cười của vova. Đố những ai không bật cười với thể loại truyện này. Vova là một nhân vật xuất hiện trong bộ truyện cười Vova. Với những tình tiết vui vẻ, hài hước, Vova sẽ đem lại cho bạn những tràng cười sảng khóa, những giờ phút thư giãn tuyệt vời. Thư viện Ebook miễn phí Sachmoi.net trân trọng gửi đến bạn đọc Tuyển tập truyện cười Vova mới nhất, hay nhất. Ba Giai – Tú Xuất Truyện Tranh Doraemon Tiếu Lâm Chính Trị Việt Nam Năm 1980 Bố của trò Vova bị cô giáo mời đến gặp. Khắp mình dán đầy bông băng, ông vừa lê bước vào đã nghe cô kể tội con mình: – Bác xem này! Em Vova vẽ con ruồi lên cái đinh trên bàn giáo viên. Tôi đập một nhát, chảy cả máu tay. – Trời ơi! Thế là còn nhẹ. Cô nhìn cái thân tôi xem, đây là hậu quả của việc nó vẽ mẹ nó trên đống thủy tinh đấy. – Úi chao! Giờ học đầu tiên môn hình học lớp 7. Cô giáo vẽ lên bảng 1 cái vòng tròn và đường kính. – Các em hãy nhìn đây là vòng tròn và đường kính của nó. Vova buộc miệng nói với bạn bên cạnh: – Còn theo tớ, đó là cái mông! Cô giáo tức quá, chạy đi tìm thầy hiệu trưởng và cùng quay về lớp học: – Thưa đồng chí hiệu trưởng, Vova là 1 học trò hư và không hiểu gì về hình học… Thầy hiệu trưởng nhìn lên bảng: – Hỗn láo, hỗn láo quá! Thế ai đã vẽ cái mông lên bảng thế này?!!
Đảo Giấu Vàng
Đảo Giấu Vàng Đảo Giấu Vàng – Robert Louis Stevenson Đảo giấu vàng (hay Đảo châu báu – nguyên bản tiếng Anh là Treasure Island) là một tiểu thuyết phiêu lưu viết cho thiếu niên của nhà văn người Scotland Robert Louis Stevenson mô tả một cuộc hành trình trên biển đi tìm kho báu của bọn cướp biển chôn giấu trên đảo của nhân vật chính là cậu bé Jim Hawkin. Đảo giấu vàng là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của Stevenson với hơn 50 lần được chuyển thể thành các bộ phim điện ảnh, phim truyền hình với các ngôn ngữ: Anh, Đức, Ý. Tác phẩm được chuyển thể ở các thể loại kịch nói, âm nhạc và có ảnh hưởng sâu sắc tới những huyền thoại về cướp biển sau này như giấu chữ X đặc biệt trên bản đồ, mật hiệu tấm tròn đen, con vẹt đậu trên vai. Trên con tàu ra đảo tìm kiếm kho vàng bọn cướp biển cất giấu xảy ra một chuyện bất ngờ: Chính tên cướp này đã trà trộn vào đoàn thủy thủ, hòng tương kế tựu kế. Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn Những Cuộc Phiêu Lưu Của Tom Shawyer Đảo Giấu Vàng là một chuyến phiêu lưu của cậu bé Jim Hawkin cùng những người bạn của mình đi tìm kho báu của băng cướp biển Flint. Thủy thủ già ( Bill Bones ) đến ở trọ, và vô tình lộ ra việc hắn ta vốn là thành viên cũ của băng cướp biển do thuyền trưởng Flint huyền thoại, đang trốn chạy đồng bọn. Trước khi chết, Bill đã tiết lộ cho Jim về kho báu của bằng Flint với bản đồ của Bill – người đã từng ở trong băng đản của Flint, Jim bắt đầu cuộc đối đầu đầy mạo hiểm với bọn cướp biển trên hành trình tới đảo giấu vàng để tìm ra kho báu. Với những tình tiết hồi hộp thót tim, những nhân vật lạ lùng độc đáo, Đảo Giấu Vàng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Robert Louis Stevenson, được cả các nhà phê bình và bạn đọc đánh giá cao, với hơn 50 lần được đưa lên màn ảnh và sân khấu.
Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi
Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi – Huyền Chip Nếu theo dõi Huyền Chip trong tập một có lẽ đã đủ kinh ngạc trước cái máu phiêu lưu của cô bạn nhỏ bé này. Đến tập hai, “Đừng chết ở châu Phi”, bạn đọc còn thấm thía hơn trước sự liều lĩnh của Chip. Chỉ có lòng can đảm lấp đầy trong ba lô, Chip hăng hái lên đường ngược xuôi châu Phi hoang dã. Đi dọc châu Phi một mình mặc những lời cảnh báo từ anh bạn thân Asher, Huyền Chip trải qua cung đường nguy hiểm nhất, đối mặt với cô đơn đến cùng cực, với cái đói, khát và căn bệnh thế kỷ. Cô trải qua những khó khăn mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, những thách thức đã trở thành nỗi ám ảnh: bị sáu tên cướp cầm dao dí vào cổ, dân địa phương dai dẳng đeo bám xin tiền… Tuy nhiên, những điều đó không hạ gục được cô bạn nhỏ bé này và châu Phi vẫn là nơi cô mang nợ. Trái tim ấm áp của con người châu Phi khiến tất cả của vùng đất này trở thành nỗi nhớ day dứt trong Huyền. Xem thêm: Xách ba lô lên và đi – Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc 80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới Những Cuộc Phiêu Lưu Của Tom Shawyer Với “Đừng chết ở châu Phi”, Huyền Chip vẫn cho thấy sự đơn giản, chân thật trong cách viết. Sự thẳng thắn của của một kẻ ưa mạo hiểm pha lẫn chất lãng mạn giúp “Xách ba lô lên và Đi” có sức hút đặc biệt. Trải nghiệm của cô ở châu Phi sẽ thêm lửa cho những ai muốn vượt qua giới hạn của bản thân và bước ra ngoài thế giới để khám phá chính mình.”
Hoàng tử bé
“Hoàng Tử Bé là một câu chuyện tự nó đã rất đáng yêu, ẩn giấu một triết lý quá đỗi nhẹ nhàng và thi vị.” (The New York Times) Hoàng tử bé được viết ở New York trong những ngày tác giả sống lưu vong và được xuất bản lần đầu tiên tại New York vào năm 1943, rồi đến năm 1946 mới được xuất bản tại Pháp. Không nghi ngờ gì, đây là tác phẩm nổi tiếng nhất, được đọc nhiều nhất và cũng được yêu mến nhất của Saint-Exupéry. Cuốn sách được bình chọn là tác phẩm hay nhất thế kỉ 20 ở Pháp, đồng thời cũng là cuốn sách Pháp được dịch và được đọc nhiều nhất trên thế giới. Với 250 ngôn ngữ dịch khác nhau kể cả phương ngữ cùng hơn 200 triệu bản in trên toàn thế giới, Hoàng tử bé được xem là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của nhân loại. Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn Ở Việt Nam, Hoàng tử bé được dịch và xuất bản khá sớm. Từ năm 1966 đã có đồng thời hai bản dịch: Hoàng tử bé của Bùi Giáng do An Tiêm xuất bản và Cậu hoàng con của Trần Thiện Đạo do Khai Trí xuất bản. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều bản dịch Hoàng tử bé mới của các dịch giả khác nhau. Trích dẫn “Hoàng tử bé” Hoàng Tử Bé – Antoine De Saint-Exupéry “Tôi cứ sống cô độc như vậy, chẳng có một ai để chuyện trò thật sự, cho tới một lần gặp nạn ở sa mạc Sahara cách đây sáu năm. Có thứ gì đó bị vỡ trong động cơ máy bay. Và vì ở bên cạnh chẳng có thợ máy cũng như hành khách nào nên một mình tôi sẽ phải cố mà sửa cho bằng được vụ hỏng hóc nan giải này. Với tôi đó thật là một việc sống còn. Tôi chỉ có vừa đủ nước để uống trong tám ngày. Thế là đêm đầu tiên tôi ngủ trên cát, cách mọi chốn có người ở cả nghìn dặm xa. Tôi cô đơn hơn cả một kẻ đắm tàu sống sót trên bè giữa đại dương. Thế nên các bạn cứ tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên làm sao, khi ánh ngày vừa rạng, thì một giọng nói nhỏ nhẹ lạ lùng đã đánh thức tôi. Giọng ấy nói: “Ông làm ơn… vẽ cho tôi một con cừu!” (Trích “Hoàng tử bé”) Review tác phẩm Hoàng Tử Bé Khi lật từng trang sách “Hoàng tử bé”, tôi thấy được một sự khác biệt to lớn giữa người lớn và trẻ con. Chẳng trách tại sao, Hoàng tử bé luôn cảm thấy “người lớn thật kỳ lạ” khi em tiếp xúc với họ. Cuốn sách đánh thức sự vô tư của chúng ta – những người lớn với suy nghĩ kỳ cục và phức tạp, nuôi dưỡng đứa trẻ trong chúng ta mà một số người đã đánh mất từ lâu. Em – một chàng hoàng tử đến từ tiểu hành tinh B612 với một trái tim nhân hậu, ấm áp, sự ngây thơ của trẻ con theo đúng nghĩa. Mà suy nghĩ của trẻ con thì đơn giản lắm, luôn trong sáng và hồn nhiên, bày tỏ trực tiếp thái độ của mình với mọi sự vật nhìn thấy trên đời: yêu, ghét; không như người lớn, yêu đôi khi là ghét mà ghét đôi khi lại là yêu. Trên cái hành tinh nhỏ bé của mình, em sở hữu một bông hồng, khi em đến hành tinh khác to lớn hơn, em thấy trong cuộc sống này không chỉ có một bông hồng mà hàng ngàn bông hồng khác giống hệt bông hồng của em, em bật khóc, em thấy thương cho bông hồng của mình và nhận ra mình chẳng phải chàng hoàng tử nào hết. Song, cuối cùng em cũng hiểu ra rằng bông hồng của mình đúng thật là duy nhất ” người ta chỉ nhìn rõ được bằng trái tim, con mắt thường luôn mù loà trước điều cốt tử”. Cuốn sách tưởng chừng viết cho trẻ em nhưng đọc xong, chúng ta mới thấy càng lớn, chúng ta đọc “Hoàng tử bé” càng ngẫm được nhiều điều. Một cuốn sách phù hợp cho mọi lứa tuổi, trẻ em đọc để nuôi dưỡng tâm hồn, người lớn đọc để hiểu, cảm nhận các triết lý chất chứa trong từng câu chữ. Cách xây dựng nhân vật của tác giả cũng thật độc đáo. Mỗi một nhân vật Hoàng tử bé gặp lại đại diện cho một kiểu người, người theo đuổi địa vị như nhà vua; theo đuổi vinh quanh như ông khoác lác; chìm đắm trong cái vòng luẩn quẩn của thói quen xấu do chính mình tạo ra và tìm lý do như gã nát rượu; theo đuổi tiền tài, giàu sang như ông tư sản; trách nhiệm như người thắp đèn và khao khát nhưng phụ thuộc, dập khuôn như nhà địa lý. Kết lại, đây là một cuốn sách đáng để chúng ta đọc và ngẫm nghĩ. Không chỉ đọc một lần mà hãy đọc nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau, lứa tuổi khác nhau, chúng ta sẽ nhận thấy cái nhìn của chúng ta thật khác so với trước đó, càng đọc thì càng hiểu được nhiều điều sâu sắc hơn. (NK)