Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Cái Chết Rất Dịu Dàng (Simone De Beauvoir)

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cái Chết Rất Dịu Dàng PDF của tác giả Simone De Beauvoir nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu (Đào Trinh Nhất)
Ngục trung thư là một tác phẩm quan trọng giúp người đọc có thể hiểu được nỗi lòng của nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu khi bước vào đường cách mạng. Tác phẩm được viết bằng Hán văn và ghi lại những năm tù đầy ở Quảng châu và hồi ức của cụ Sào Nam từ khi còn là thanh niên cho tới khi Tổng đốc Quảng Đông là Long Tế Quang, bị toàn quyền Pháp mua chuộc, đã tống cụ vào nhà giam vào 1913. Đào Trinh Nhất tên tự là Quán Chi, gốc Thái Bình, sinh ở Huế 1900, xuất thân từ một gia đình nho học có xu hướng ái quốc nổi danh. Thân phụ là Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, có lập trường chống Pháp tới chết, thân mẫu là cháu của cử nhân Lương Văn Can trong nhóm Đông kinh nghĩa thục. Ông nổi tiếng về Nho học lại sang Pháp học về báo chí nên có kiến thức kiêm thông Âu-Á và nhìn xa thấy rộng.Vào nghề văn bút ông là một ký giả có tiếng từng viết cho Hữu Thanh, Trung bắc chủ nhật, Tri Tân…ngoài Bắc và cộng tác với Đông pháp, Thần chung, Phụ nữ tân văn và Đuốc nhà nam… trong Nam.Ông còn là một dịch giả với ngòi bút tài hoa và bút pháp phong phú với Liêu trai chí dị và Ngục trung thư. Đào Trinh Nhất cũng viết tiểu thuyết và được hậu thế biết tiếng với những bộ như Cô Tư Hồng và Con quỷ phong lưu… Tìm mua: Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu TiKi Lazada Shopee Đào Trinh Nhất còn được biết là một cây viết quan tâm tới tiền đồ dân tộc qua những tác phẩm giới thiệu về Nhật bản duy tân (Nhật bổn 30 năm duy tân) về nạn khách trú bành trướng ở Nam phần (Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam kỳ), và về lịch sử cận đại như Đông kinh nghĩa thục, Việt Nam Tây thuộc sử…Ông tạ thế tại Sài gòn vào năm 1951 và cái chết của ông đã khiến độc giả ái mộ, báo chí toàn quốc xúc động và bày tỏ lòng thương cảm. Ngục trung thư là một tác phẩm quan trọng của cụ Sào Nam cũng như cuốn Tự phán sau này, không những giúp hậu thế tìm hiểu tác giả mà còn là những chi tiết về lịch sử quý giá mà những ai muốn biết thêm về các phong trào Duy tân và Đông du phải đọc. Ngục trung thư còn có một tác dụng quan trọng khác. Dưới dạng “thư” quen thuộc mà cụ Sào Nam hay dùng như Lưu cầu huyết lệ tân thư, Hải ngoại huyết thư… chúng ghi lại những lời tâm huyết, chân thực của một nhà cách mạng tiền bối gửi cho quốc dân, kêu gọi mọi người thức tỉnh và dấy lên bầu máu nóng giải phóng và xây dựng đất nước.Bản dịch của Đào Trinh Nhất lấy tên: Đời cách mệnh Phan Bội Châu, do nhà xuất bản Mai Lĩnh, Hà Nội xuất bản năm 1938.***Tháng 2 năm Tân-hợi, tôi lại qua Xiêm. Lúc bấy giờ người trong đảng ta kiều-ngụ nương-náu ở nước Xiêm, có bọn các ông Tử Kính, Vĩnh-Long, Ngọ-Sanh và Minh-Chung, rủ nhau chịu khó cày-cấy ruộng-nương, chăn-nuôi gà vịt, để làm kế trử-sức lâu ngày. Các ông viết thư sang Hương-cảng kêu tôi qua. Tôi suy-nghĩ muốn bắt-chước Ngũ-Tử-Tư ngày xưa cày ruộng đợi thời, cũng là kế hay, bèn đáp tàu sang Xiêm. Sang đây, tôi tới ở sở ruộng Bạn-thầm, tắm gió gội sương, dầm mưa trải nắng, cùng mấy anh em thiếu-niên cùng chia sớt đắng cay, hầu cho tiêu bớt nông-nỗi đau-thương, ăn không ngồi rồi. Tôi sống cái đời nông-phu cực-nhọc trước sau 8 tháng. Nhưng trong 8 tháng đó, tôi thấy trong mình vui-vẻ thơ-thới lạ lùng. Lúc khát gặp có suối nước thì uống, lúc đói vớ được trái cây thì ăn, cái ngày giờ cảm-khái vô-liêu của tôi lúc nầy, chôn đứt ở trong cảnh sống ăn sương hút gió, kể cũng là một cách sống thú-vị của anh tráng-sĩ đang cơn túng thế cùng đường. Bởi vậy, tôi cho câu chuyện đáng ghi-chép là phải. Hồi nầy rảnh-rang nhàn-thích, tôi soạn ra được nhiều bài văn quốc-ngữ. Nào truyện Lê Thái-Tổ, nào truyện Trưng nữ-vương. Nào là những khúc hát bài ca cổ-võ tấm lòng yêu nước, yêu nòi, yêu giống. Tôi đem những bài ấy ra dạy cho những người ở trong sở ruộng học thuộc lòng, sớm tối họ thường nghêu-ngao ca hát làm vui. Ấy là tôi muốn gieo hạt giống cách-mạng ở giữa khoảng nước biếc non xanh vậy. Tháng 10 năm ấy (Tân-hợi, 1911) Phan-quân Bá-Ngọc ở Hương-cảng sang Xiêm, dem cái tin Võ-Xương khởi-nghĩa nói cho tôi nghe. Tôi lấy làm động-tâm hết sức. Hồi trước tôi còn ở bên Nhật, từng có cơ-hội kết-giao với bọn lãnh-tụ cách-mạng Tàu như Hoàng khắc-Cường, Chương-thái-Viêm. Lại cùng bọn Trương-Kế và chí-sĩ các nước Triều-tiên, Nhật-bản, Ấn-độ và Phi-luật-tân, tổ-chức ra hội « Đồng-Á Đồng-Minh ». Chúng tôi với họ cũng là một hạng người đau lòng mất nước, mong phục nghiệp xưa, tôn-chỉ vốn là tương-hợp. Nay nghe tin quân cách-mạng Trung-hoa dấy lên, khiến tôi có cái cảm-giác « tiếng đồng reo tiếng chuông ứng ». Nhân đó Bá-Ngọc khuyên tôi nên trở về nước Tàu. Tôi liền từ-giã sở ruộng ở Xiêm mà đi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Đào Trinh Nhất":Bùi Thị XuânCô Tư HồngNgục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội ChâuPhan Đình Phùng Nhà Lãnh Đạo 10 Năm Kháng Chiến (1886-1895) Ở Nghệ TĩnhThế Lực Khách Trú Và Vấn Đề Di Dân Vào Nam KỳĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngục Trung Thư - Đời Cách Mệnh - Phan Bội Châu PDF của tác giả Đào Trinh Nhất nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 (Trần Quốc Vượng)
Bộ sách Nghìn xưa văn hiến gồm 3 tập, được xây dựng từ những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước với vai trò chủ đạo của nhà sử học Trần Quốc Vượng cùng sự đóng góp công phu của các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa truyền thông có uy tín: Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Thản, Nguyễn Trần Đản. Bộ sách tái hiện lịch sử Việt Nam suốt từ thời thượng cổ cho đến trước thềm thế kỉ 20. Ngoài ra, bộ sách còn ghi chép, sưu tầm những truyền thuyết, dã sử được lưu truyền trong dân gian về sự tích những nhân vật lịch sử, những anh hùng dân tộc được tôn vinh như thần thánh. Tìm hiểu lịch sử để kế tục xứng đáng hơn với những con người lịch sử từ buổi đầu dựng nước, giữ nước thời kì vua Hùng, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… đến thời đại Hồ Chí Minh, đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh hơn trên dòng năm tháng.***Chu Văn An người làng Quang Liệt nay là xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Thuở nhỏ, An sớm là người có nghị lực, ngày đêm chuyên cần học tập, lại chăm sửa mình cho trong sạch, không cầu danh lợi. Lớn lên đi thi, Chu Văn An đậu Thái học sinh (tiến sĩ) đời Trần. Vốn là người ham đọc sách hơn ham mũ cao áo rộng nên ông không chịu ra làm quan mà lui về mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, giáp làng Quang Liệt. Cái học của ông chủ ở thực hành, cốt xét cho rõ lẽ, giữ ngay chính lòng mình, trừ gian tà, bỏ thói bậy. Học trò trong nước nghe danh đổ về theo học ông đông lắm. Trọng đạo làm thầy, giữ mình ngay thẳng, ông rất nghiêm nghị với học trò. Nhiều người sau này thành đạt rồi, như Phạm Sư Mạnh người ở Hiệp Sơn (Hải Dương) và Lê Quát người huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đều đỗ Thái học sinh, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) mà khi về thăm thầy cũng phải quỳ lạy dưới giường. Hễ được thầy bảo ban cho mấy lời thì lấy làm hân hạnh lắm. Bằng có điều gì không phải, thầy liền quở trách ngay, có khi còn quát mắng đuổi đi, không cho vào gặp. Khắp thiên hạ từ quan đến dân đều tôn quý ông, kính trọng ông như bậc thầy. Tiếng tăm ông lừng lẫy động đến tận cung cấm. Vua Trần Minh Tông hâm mộ, liền vời ông ra làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, giảng sử sách cho thái tử. Đáp lại thành lý của vua, ông đành rời Huỳnh Cung vào kinh thành nhận chức. Khanh tướng trong triều, nho sĩ bốn phương hay tin ấy đều hoan hỉ. Quan tư đồ Chương Túc Hầu Trần Nguyên Đán làm bài thơ mừng ông, trong có câu: Tìm mua: Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Học hải hồi lan tục tái thuần Thượng trường Sơn Đẩu đắc tư nhân. (Bể học xoay chiều sáng, phong tục trở lại thuần hậu. Trường cao cấp nhất nước mời được ông thầy sáng như sao Bắc Đẩu, vững tựa núi Thái Sơn).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 PDF của tác giả Trần Quốc Vượng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 (Trần Quốc Vượng)
Bộ sách Nghìn xưa văn hiến gồm 3 tập, được xây dựng từ những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước với vai trò chủ đạo của nhà sử học Trần Quốc Vượng cùng sự đóng góp công phu của các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa truyền thông có uy tín: Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Thản, Nguyễn Trần Đản. Bộ sách tái hiện lịch sử Việt Nam suốt từ thời thượng cổ cho đến trước thềm thế kỉ 20. Ngoài ra, bộ sách còn ghi chép, sưu tầm những truyền thuyết, dã sử được lưu truyền trong dân gian về sự tích những nhân vật lịch sử, những anh hùng dân tộc được tôn vinh như thần thánh. Tìm hiểu lịch sử để kế tục xứng đáng hơn với những con người lịch sử từ buổi đầu dựng nước, giữ nước thời kì vua Hùng, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… đến thời đại Hồ Chí Minh, đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh hơn trên dòng năm tháng.***Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Tục truyền, một hôm ở cửa tam quan chùa Dận (Phù Lưu) có đứa trẻ sơ sinh ai đem vứt bỏ. Sư tu ở chùa là Lý Khánh Văn thấy tiếng trẻ thơ khóc mới động lòng thương bèn ra nhặt vào nuôi, đặt tên đứa bé là Lý Công Uẩn. Tìm mua: Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Lý Công Uẩn lớn lên trông rất rắn rỏi, mặt mũi khôi ngô, tinh anh khác người. Sư Văn rất yêu quý, hết lòng trông nom dạy dỗ. Công Uẩn tuy còn nhỏ nhưng đã sớm thông minh sáng dạ. Mới sáu tuổi, bao nhiêu kinh kệ sư Văn dạy cho, Uẩn chỉ đọc một lần là nhớ hết. Duy chỉ phải mỗi tội là hay tinh nghịch. Một hôm, sư Văn sai Uẩn đem oản lên chùa cúng ông Hộ Pháp. Chú bé liền khoét hết ruột ăn rồi bày vỏ ngoài lên cúng. Đêm hôm ấy, Hộ Pháp hiện về phàn nàn với sư. Sáng ra, sư Văn gọi Uẩn ra hỏi chuyện và mắng cho một trận. Uẩn tức lắm, lẳng lặng lẻn lên chùa đánh ba cẳng tay vào tượng Hộ Pháp rồi viết vào sau lưng tượng bốn chữ “Đồ tam thiên lý” (đày đi xa 3.000 dặm). Đến đêm, sư Văn lại thấy Hộ Pháp hiện về. Mặt buồn rượi, Hộ Pháp nói với sư rằng: - Chào thầy ở lại, tôi đi. Hoàng đế đày tôi xa khỏi chùa này ba ngàn dặm. Tỉnh dậy, sư Văn vội lên chùa xem, quả thấy sau tượng rành rành nét chữ Công Uẩn: “Đồ tam thiên lý”. Nhà sư sai tiểu lấy nước để rửa. Lạ thay, kì cọ thế nào chữ cũng không đi! Sư phải gọi Công Uẩn lên bắt xoá. Uẩn chỉ di di tay là hết.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 PDF của tác giả Trần Quốc Vượng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngày Hoa Lư Ngược Gió (Vivu)
Lịch sử thuộc về những kẻ thắng trậnĐâu mới là chân sử?Một nữ cảnh sát tổ trọng án của Tổng cục an ninh Việt Nam tại sao lại lạc về đây? Giữa những âm mưu đầy máu? Để tìm ra những góc khuất tàn khốc của lịch sử hay sao?***Trời đã vào đêm, khu phố cảng Sài Gòn đã bắt đầu lên đèn. Tiếng hò reo của những người trẻ say khướt nhộn nhịp, quả thật, Sài Gòn là thành phố không ngủ. Tìm mua: Ngày Hoa Lư Ngược Gió TiKi Lazada Shopee Phía dưới chân cầu Khánh Hội, tiếng nhạc và tiếng cạn ly náo nhiệt cả không gian. -Đội trưởng, hướng hai giờ. Hoài An tay cặp một thúng đồ, chứa đầy xoài, cóc, trứng cút để bán dọc ven các quán ăn bên đường. -Tên đội nón đen, áo khoác jean. -Đã thấy. Hoài An len lỏi qua dòng người đang ngả nghiêng đàn hát theo men say. Khung cảnh hỗn tạp này, quả là thời cơ để bọn chúng thực hiện giao dịch. -Em ơi lấy bọn anh một bịch đậu phộng đi. Hoài An ngước nhìn thanh niên mặt mày đỏ lự đang níu lấy chiếc thúng của cô. -Đội trưởng, bọn chúng đã giao dịch xong rồi. Đội A sẽ đuổi theo tên mới đến! -Được. Hoài An cười khẽ, cô đẩy tay anh chàng kia ra. -Em không có bán anh ạ. Thanh niên kia ngệch mặt ra, bạn bè anh ta phá lên trêu đùa. -Này! Anh nói em đó, mặt mày cũng xinh xắn đấy. Hoài An gỡ tay anh ta ra, nhanh chóng bước đi. -Này! Anh ta túm lấy vai cô hét lên. Cả khu cảng dường như bất ngờ quay lại nhìn. Sài Gòn là vậy, dễ thương lắm. Người Sài Gòn luôn hiếu kì và quan tâm nhau. Nhưng hình như đây không phải đúng lúc!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Hoa Lư Ngược Gió PDF của tác giả Vivu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.