Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lên Gác Rút Thang (Ha-Joon Chang)

Hiện nay, các nước đang phát triển phải chịu sức ép lớn từ các nước đã phát triển cũng như từ việc thiết lập chính sách phát triển quốc tế do chính các nước đã phát triển kiểm soát trong việc áp dụng những "chính sách tốt" và "thiết chế tốt" nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của những quốc gia này. Theo chương trình nghị sự này, “những chính sách tốt” là những chính sách được người ta soạn cho nhiều quốc gia dưới tên gọi: đồng thuận Washington, bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô giới hạn, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế, tư nhân hoá và giảm bớt sự can thiệp của nhà nước. "Những thiết chế tốt" về cơ bản chính là những thiết chế của các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia Anglo-America, trong đó có: chế độ dân chủ, bộ máy hành chính tốt, bộ máy tư pháp độc lập, quyền sở hữu tư nhân (bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ) được bảo vệ một cách chắc chắn; và các thiết chế tài chính cũng như quản trị công (trong đó có ngân hàng trung ương độc lập về mặt chính trị) phải minh bạch và hướng theo thị trường.

Như chúng ta sẽ thấy trong các chương sau của tác phẩm này, đã có những thảo luận sôi nổi về việc các chính sách và thiết chế được đề nghị có thích hợp với các nước đang phát triển hiện nay hay không. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là, nhiều người phê bình, tức là những người nghi ngờ về khả năng ứng dụng của các khuyến nghị này vẫn tin rằng các chính sách và thiết chế “tốt” đó đã được các quốc gia đã phát triển áp dụng khi những nước này còn đang phát triển.

Ví dụ, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng Anh quốc đã trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới vì đã thực hiện chính sách tự do kinh doanh (laissez-faire policy), trong khi nước Pháp lẽo đẽo theo sau vì áp dụng các chính sách can thiệp. Tương tự như vậy, nhiều người tin rằng việc Hoa Kỳ từ bỏ chính sách thương mại tự do và ủng hộ luật thuế xuất nhập khẩu Smooth-Hawley ngay vào giai đoạn ban đầu của cuộc Đại khủng hoảng (1930) là "hành động chống thương mại hết sức dại dột có thể thấy được và gây ấn tượng sâu sắc nhất"- đấy là lời của ông Bhagwati, một nhà kinh tế học ủng hộ thương mại tự do nổi tiếng. Một ví dụ khác về niềm tin cho rằng các quốc gia đã phát triển đạt được tình trạng kinh tế của mình bằng các chính sách và thiết chế tốt là lời tuyên bố được người ta nhắc đi nhắc lại rằng không có quyền sở hữu bằng sáng chế hay các quyền sở hữu trí tuệ cá nhân khác thì những quốc gia này sẽ không thể tạo ra được những ngành công nghệ làm cho họ trở thành thịnh vượng. Trung tâm luật quốc gia về thương mại tự do Trung Mỹ nằm ở Hoa Kì đã từng tuyên bố rằng "Tài liệu lịch sử ở các nước đã công nghiệp hoá, tức là những nước đã bắt đầu như là nước đang phát triển, chứng minh rằng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những công cụ mạnh nhất để phát triển kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và phổ biến công nghệ mới cũng như văn hoá nghệ thuật".

Nhưng, có đúng là những chính sách và thiết chế được khuyến nghị cho các quốc gia đang phát triển là những những chính sách mà các quốc gia đã phát triển từng sử dụng khi còn là những nước đang phát triển hay không? Chỉ nhìn bên ngoài, dường như đã có một vài bằng chứng lịch sử nói rằng không phải như thế. Một vài độc giả có thể biết rằng nước Pháp trong thế kỷ XIX - trái ngược với bản chất của nó trong thế kỷ XVIII hay thế kỷ XX - là nước rất bảo thủ và là quốc gia chủ trương không can thiệp vào thị trường. Chúng ta cũng có thể đã biết rằng thuế xuất nhập khẩu ở Hoa Kì là cao, ít nhất là sau cuộc Nội chiến. Chắc hẳn, một số người đã từng nghe nói rằng mãi đến năm 1913 Ngân hàng Trung ương Mỹ, tức là Hội đồng dự trữ liên bang (FEB) - mới được thành lập. Thậm chí một vài người trong chúng ta có thể biết rằng Thụy Sĩ đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về công nghệ trên thế giới vào thế kỷ XIX dù không có luật về bằng sáng chế.

Sau khi có những bằng chứng chống lại quan điểm chính thống về lịch sử của chủ nghĩa tư bản như thế, cần phải hỏi rằng phải chăng vì một lý do nào đấy, các nước đã phát triển đang tìm cách che dấu "bí mật dẫn đến thành công của họ". Tác phẩm này tâp hợp các yếu tố khác nhau từ những tài liệu lịch sử trái ngược với quan điểm chính thống về lịch sử của chủ nghĩa tư bản và cung cấp một bức tranh đầy đủ và dễ hiểu về những chính sách và thiết chế mà các quốc gia đã phát triển từng sử dụng khi họ còn là những nước đang phát triển. Nói cách khác, tác phẩm này bàn về: “Đâu là nguồn gốc thật sự của sự giàu có của các quốc gia?”*** Tìm mua: Lên Gác Rút Thang TiKi Lazada Shopee

Ha-Joon Chang đã tung ra một tác phẩm phê phán có tính khiêu khích đối với những lời thuyết giáo của các nhà kinh tế học dòng chính dành cho những nước đang phát triển: “Hãy làm như tôi nói chứ đừng làm như tôi đã làm”. Tác phẩm này đòi hỏi người ta phải chú ý.

Charles Kindleberger, Giáo sư danh dự, Đại học MIT, Mỹ

Ha-Joon Chang đã khảo sát một số lượng lớn tài liệu lịch sử để rút ra những kết luận rất quan trọng và đầy thú vị về các thiết chế và quá trình phát triển kinh tế. Không chỉ xem xét lại bối cảnh lịch sử, Chang còn sử dụng nó nhằm khẳng định rằng cần phải thay đổi thái độ đối với những thiết chế được đề xuất cho các nước đang phát triển. Cả những diễn giải lại lịch sử lẫn những lời biện hộ cho chính sách trong Lên gác rút thang đều là những vấn đề đáng được các nhà kinh tế học, sử học và những người làm chính sách quan tâm.

Stanley Engermann, Giáo sư Lịch sử Kinh tế, Đại học Rochester, Mỹ

Người ta “luôn luôn biết” rằng các nền kinh tế hàng đầu - khi các nền kinh tế này còn chưa được thịnh vượng như hiện nay - đã sử dụng những chính sách được nhà nước quản lí nhằm công nghiệp hóa, sau đó lại nói với những nước nghèo hơn rằng ĐỪNG làm như vậy, nghĩa là những nước giàu có hiện nay bảo các nước nghèo áp dụng quan điểm của đường lối tự do. Nhưng phải đến khi Chang bắt tay thực hiện nhiệm vụ thì kiến thức mà mọi người đều biết này mới được ghi bằng giấy trắng mực đen. Lên gác rút thang là một thành tựu khoa học và là tác phẩm mà các nhà hoạch định chính sách ngành trong thế kỷ XXI cần phải đọc.

Lance Taylor, Giáo sư Kinh tế, Đại học New School, Mỹ

Trong đóng góp sắc sảo, đầy kiến thức và độc đáo vào môn kinh tế chính trị quốc tế này, Ha-Joon Chang đã đưa lịch sử kinh tế vào trung tâm của cuộc tranh luận về tự do hóa thương mại, ông khẳng định rằng các nước đang phát triển không được bỏ qua những công cụ chính sách mà châu Âu và Mỹ đã từng sử dụng trong quá trình phát triển của họ. Chúng ta cần phải cảm ơn ông vì đã trình bày luận cứ này với sức thuyết phục và sự khéo léo hiếm có như vậy.

John Toye, Giáo sư Kinh tế, Đại học Oxford, Anh

Đây là tác phẩm độc đáo và có tính khiêu khích, một đóng góp rất có giá trị vào cuộc tranh luận về phát triển hiện nay. Không có ai đồng ý hết với tất cả các luận cứ của Chang. Thực ra, nhiều người sẽ không đồng ý với phần lớn những điều ông trình bày. Tuy nhiên, tác phẩm được xây dựng trên một nền tảng vững chắc và được khẳng định một cách đầy thuyết phục, ngay cả những người không đồng ý cũng khó có thể phủ nhận. Tác phẩm này sẽ trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận rộng rãi và sôi nổi, nhờ đó làm phong phú thêm lí thuyết về phát triển và nêu ra thách thức đối với chính sách hiện nay.

Peter Evans, Giáo sư Xã hội học, Đại học California, Berkeley, Mỹ

***

Cha mẹ tôi thường kể rằng một trong những bài hát đầu tiên tôi được học hồi bé ở Hàn Quốc vào thập niên 1960 là bài “Người chiến binh can trường của Trung đoàn Mãnh Hổ”. Tôi phải hát bài hát này chứ không được học các bài đồng dao cho tuổi thơ, vì thủa ấy khúc chiến ca này vang lên hàng ngày trên mọi kênh truyền thông Hàn Quốc, làm lời ngợi ca những người lính Hàn Quốc dũng cảm bảo vệ thế giới tự do.

Tuy nhiên, thực tế mà tôi nhận thức được khi lớn lên lại phức tạp hơn rất nhiều. Quyết định tham gia chiến tranh của Hàn Quốc có khi được thúc đẩy bởi mong muốn kiếm nhiều ngoại tệ bằng cách “xuất khẩu” binh lính. Thêm nữa, binh lính Hàn Quốc có thể là dũng cảm, nhưng họ cũng là những kẻ khét tiếng bạo tàn.

Việc Hàn Quốc chiến đấu bên cạnh người Mỹ làm nhiều người nghĩ rằng Hàn Quốc chỉ là bù nhìn của Mỹ, sẵn sàng làm bất cứ điều gì Mỹ sai bảo, trong đó có việc áp dụng mô hình kinh tế thị trường tự do, kinh doanh tự do, và thương mại tự do mà sau Thế chiến II Mỹ đã cố gắng thúc đẩy bằng mọi cách.

Nhưng thực tế Hàn Quốc đã không phát triển theo mô hình kinh tế của Mỹ. Hàn Quốc và các nền kinh tế “thần kỳ” khác ở Đông Á - đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan - đã phát triển kinh tế bằng cách áp dụng thuế xuất nhập khẩu và các phương tiện bảo hộ thương mại khác, cũng như các khoản trợ cấp chính phủ, hạn chế về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và những quy định khác nhằm phát triển các “ngành công nghiệp non trẻ” của mình, để đương đầu với những đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn.

Điều thú vị hơn là, như cuốn sách này đã chỉ ra, ngay cả Mỹ cũng không sử dụng mô hình “Mỹ” khi nước này phải phát triển nền kinh tế của mình. Trên thực tế, Mỹ chính là nước đã phát minh ra ý tưởng về “nền công nghiệp non trẻ” - và người phát minh ra thuật ngữ này lại là ông Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của nước Mỹ. Thật vậy, cuốn sách này chỉ ra rằng hầu như tất cả các nước giàu có hiện nay - nước Anh thế kỷ XVIII, mà Alexander Hamilton đã sao chép, Hàn Quốc cuối thế kỷ XX - đều đã đạt được sự phát triển kinh tế, trong giai đoạn ban đầu, nhờ vào chủ trương bảo hộ và nâng đỡ các ngành công nghiệp trẻ non trẻ của chính phủ. Tác phẩm này cũng nhấn mạnh cách thức mà các nước đó đạt được cái gọi là những thiết chế “tiêu chuẩn quốc tế”, mà họ yêu cầu các nước đang phát triển hiện nay áp dụng, sau khi họ đã trở thành những nền kinh tế phát triển, chứ không phải khi họ còn là những nền kinh tế đang phát triển. Nói cách khác, những điều các nước giàu có bảo các nước đang phát triển làm khác xa những thứ họ đã làm khi còn ở trong giai đoạn tương tự như thế trong quá khứ.

Hiện nay, Việt Nam đang ở một thời điểm vô cùng quan trọng. Trong ba thập kỷ qua, bất chấp những vết sẹo của mấy thập kỷ chiến tranh phản đế còn hằn sâu, đất nước đã có những tiến bộ đáng kể về kinh tế. Trong thời gian này, Việt Nam đã chuyển từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung bình. Đó là một thành tựu đáng tự hào. Nhưng, Việt Nam vẫn là nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và còn phải làm rất nhiều điều nếu muốn trở thành một nền kinh tế phát triển thực sự. Trong quá trình đó, Việt Nam phải vượt qua những sản phẩm “dễ dãi” mà các bạn đã sản xuất rất thành công trong ba thập kỷ qua - gạo, cà phê, và các sản phẩm thâm dụng lao động - để chuyển sang những hoạt động sản xuất và dịch vụ phức tạp hơn.

Trong quá trình đưa sự phát triển kinh tế của mình lên một tầm cao mới, Việt Nam cần phải có thái độ thận trọng trước học thuyết chính thống về thị trường tự do, thương mại tự do, đang được các nước giàu có quảng bá, và cần phải học những bài học đích thực từ lịch sử, mặc dù không thể sao chép một cách chính xác kinh nghiệm lịch sử. Những bằng chứng lịch sử được trình bày trong cuốn sách này chỉ ra rằng, sử dụng các lực lượng thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, nhưng muốn phát triển kinh tế thành công thì phải có sự can thiệp một cách hiệu quả của nhà nước và mở cửa nền kinh tế một cách từ từ. Tôi hi vọng rằng cuốn sách này sẽ là một nguồn thông tin hữu ích cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển của mình.

Ha-Joon Chang

Cambridge, tháng 9 năm 2014

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lên Gác Rút Thang PDF của tác giả Ha-Joon Chang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh (John Brooks)
“Không lâu sau lần đầu gặp Warren Buffet vào năm 1991, tôi có hỏi về cuốn sách quản trị kinh doanh yêu thích nhất của ông. Không mất đến nửa giây suy nghĩ, ông trả lời: ‘Đó là Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh của John Brooks, tôi sẽ gửi cho cậu cuốn của mình.’ Đến nay đã hơn hai mươi năm kể từ ngày Warren cho tôi mượn cuốn sách đó ‒ và hơn bốn mươi năm kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên ‒ Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh vẫn là cuốn sách quản trị kinh doanh hay nhất mà tôi từng đọc.” Bill Gates Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh với 12 câu chuyện thú vị và không kém phần kịch tính về những sự kiện nổi tiếng tại Phố Wall này sẽ vén màn những âm mưu cũng như bộc lộ bản chất thất thường của thế giới tài chính. Xuyên suốt cuốn sách là những báo cáo chi tiết và sắc sảo của John Brooks, dù đó là sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1962, thất bại của một công ty môi giới danh tiếng, hay nỗ lực táo bạo của các ngân hàng Mỹ nhằm cứu vãn đồng bảng Anh. Sau tất cả, những câu chuyện này vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự để giúp chúng ta nắm bắt được tính phức tạp của đời sống kinh doanh. Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh thực sự là những phân tích tài chính sống động và xuất sắc nhất từ trước đến nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Cuộc Phiêu Lưu Trong Kinh Doanh PDF của tác giả John Brooks nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Quyết Thành Công Của Nhà Lãnh Đạo Tài Năng (Ken Blanchard)
“Bí Quyết Thành Công Của Nhà Lãnh Đạo Tài Năng là cuốn sách đặc biệt truyền đạt những bí quyết và kinh nghiệm hết sức giá trị giúp các nhà lãnh đạo và quản lý ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể phát triển các kỹ năng quản lý hiệu quả.” - Marcus Buckingham, Tác giả của First, Break All the Rules và Disscover Your Strength. Bên cạnh các hoạt động tạo ra những bước phát triển nhảy vọt trong nền kinh tế - thương mại toàn cầu, giới doanh nghiệp ngày nay đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải mà yếu tố con người luôn là tâm điểm của mọi biến động. Bí Quyết Thành Công Của Nhà Lãnh Đạo Tài Năng là một câu chuyện thú vị, một bài học về hình mẫu người lãnh đạo trong thời đại mới, với tư duy mới. Chỉ cần một kiến thức nền tảng vững chắc và biết cách áp dụng những nguyên tắc vàng thì bạn sẽ thành công mà không phải trông chờ vào sự may mắn. Chính bạn mới là người tạo ra sự may mắn và đem lại điều kỳ diệu cho tổ chức của bạn: giải phóng mọi trở lực để phát huy cao nhất khả năng làm việc hiệu quả, khuyến khích tư duy đột phá và tinh thần không chùn bước trước khó khăn trong đội ngũ nhân viên của bạn bằng những bí quyết lãnh đạo hiệu quả được Tiến sĩ Ken Blanchard, một bậc thầy về nghệ thuật quản trị doanh nghiệp, và Marc Muchnick chia sẻ qua cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng những sức mạnh lớn này. Quyển sách không chỉ dành riêng cho các nhà doanh nghiệp thời nay mà cả các nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, xã hội, giáo dục… cho đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Hãy đọc, áp dụng và chia sẻ những bí quyết và các nguyên tắc vàng trong quyển sách này để tạo ra nguồn cảm hứng, sự sáng tạo và đồng tâm hiệp lực trong đội ngũ nhân viên để đưa con tàu doanh nghiệp, tổ chức của bạn vững vàng vượt qua mọi phong ba bão táp trên những vùng biển lớn…Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ken Blanchard":Cho Là NhậnSức Mạnh Của Sự Khích LệVươn Tới Sự Hoàn HảoLãnh Đạo Theo Tình Huống Và Giám Đốc Một PhútBí Quyết Thành Công Của Nhà Lãnh Đạo Tài NăngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Quyết Thành Công Của Nhà Lãnh Đạo Tài Năng PDF của tác giả Ken Blanchard nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tăng Tốc Đến Thành Công (Lâm Minh Chánh)
Tôi viết bộ sách Tăng tốc đến thành công - Học từ những cuốn sách kinh doanh hàng đầu với mục đích giới thiệu những ý tưởng cốt lõi, những bài học hay từ các cuốn sách kinh doanh hàng đầu. Nếu quá bận để đọc trọn vẹn từng cuốn thì với bộ sách này, độc giả cũng có thể nắm bắt những ý tưởng chính của chúng. Tôi hy vọng sau khi đọc những ý chính trong bộ sách, độc giả sẽ tìm đọc những tác phẩm nguyên bản để có thể tiếp thu hết mọi ý tưởng các tác giả viết trong sách. Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành đến tất cả những doanh nhân, nhà quản lý, học giả và nhà báo đã đọc và đưa ra những nhận xét, ý kiến về bộ sách. Những lời động viên của các anh chị và các bạn đã tiếp thêm động lực cho tôi, góp phần đưa cuốn sách đến tay nhiều độc giả. Tôi xin cảm ơn những người thầy, người sếp, các đồng nghiệp, nhân viên và đối tác đã đem đến cho tôi những kiến thức và trải nghiệm trong 18 năm làm quản lý chuyên nghiệp và 6 năm làm doanh nhân, qua đó giúp tôi tiếp thu vốn quý từ các cuốn sách kinh doanh thấu đáo và sâu sắc hơn. Con kính tặng bộ sách này đến Ba Má - những người đã sinh thành và luôn thương yêu, chăm sóc con; thương tặng Vợ - người đã luôn thương yêu và đồng hành cùng chồng. Thương tặng con trai của Ba với mong ước rằng Con sẽ tiến nhanh và vững chắc hơn khi chinh phục những mục tiêu trong công việc và cuộc sống. Tôi xin cảm ơn Alpha Books đã liên kết tái bản và phát hành cuốn sách này. Cảm ơn độc giả Tiki đã bầu chọn cho tôi vào “Top 10 tác giả nam được yêu thích nhất năm 2014” và tập 1 là “Sách kinh doanh được yêu thích nhất năm 2014”. Tìm mua: Tăng Tốc Đến Thành Công TiKi Lazada Shopee Tôi trân trọng giới thiệu bộ sách này đến các anh chị giảng viên, doanh nhân, nhà quản lý, nhân viên và đặc biệt là các bạn trẻ, các bạn sinh viên mong muốn học hỏi và phát triển trên con đường sự nghiệp.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tăng Tốc Đến Thành Công PDF của tác giả Lâm Minh Chánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chỉ Cần Mẩu Khăn Giấy (Dan Roam)
“Để chứng minh rằng chúng ta hiểu rõ một điều gì, không có cách nào hùng hồn bằng việc vẽ ra một bức tranh đơn giản về vấn đề đó. Và để thấy được những giải pháp ẩn bên dưới, không có cách nào hiệu quả bằng việc cầm bút lên và vẽ ra các “mảnh” vấn đề của chúng ta.” Đó là những điều Dan Roam viết trong cuốn Chỉ cần mẩu khăn giấy, cuốn sách bán chạy nhất thế giới đã chứng minh rằng một bức vẽ đơn giản trên mảnh khăn giấy khiêm nhường có thể hiệu quả hơn nhiều so với một bài trình bày PowerPoint cầu kỳ nhất. Dựa trên 20 năm kinh nghiệm và những khám phá mới nhất về khoa học thị giác, Roam hướng dẫn người đọc cách làm sáng tỏ bất cứ vấn đề nào và “bán” bất cứ ý tưởng nào, chỉ sử dụng một bộ công cụ vô cùng đơn giản. Nhờ đó, cuốn sách đã được bình chọn là cuốn sách hay nhất năm, ở ba hạng mục khác nhau của ba tờ báo uy tín là BusinessWeek, Fast Company và Times (London), đồng thời nằm trong Top 5 cuốn sách kinh tế hay nhất của Amazon.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chỉ Cần Mẩu Khăn Giấy PDF của tác giả Dan Roam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.