Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thế giới bên trong con người sáng tạo

Thế giới bên trong con người sáng tạo

“Cuộc đời của mỗi người là chuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định cần phải ra. Mỗi người cần giải quyết tốt các vấn đề và ra các quyết định đúng”.

“Cuộc đời của mỗi người là quá trình liên tục biến đổi thông tin thành tri thức và tri thức đã biết thành tri thức mới”.

“Cuộc đời của mỗi người phải là chuỗi những sáng tạo và đổi mới hoàn toàn”.

Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới xây dựng và trang bị loại tư duy: “Nhìn xa, trông rộng, xem xét toàn diện, thấy và hành động giải quyết các mâu thuẫn để đưa các hệ liên quan phát triển theo các quy luật phát triển hệ thống”. *** Dự kiến, bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” sẽ gồm những quyển sách trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ những kiến thức cơ sở đến những kiến thức ứng dụng của PPLSTVĐM với các tên sách sau:

1. Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới.

2. Thế giới bên trong con người sáng tạo.

3. Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống.

4. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (1).

5. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (2).

6. Các phương pháp sáng tạo.

7. Các quy luật phát triển hệ thống.

8. Hệ thống các chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế.

9. Algôrit (Algorithm) giải các bài toán sáng chế (ARIZ).

10. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới: Những điều muốn nói thêm.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội loài người trong quá trình phát triển trải qua bốn thời đại hay nền văn minh (làn sóng phát triển): Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và tri thức. Nền văn minh nông nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư bằng việc định cư, trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các công cụ lao động còn thủ công. Nền văn minh công nghiệp cho thấy, mọi người lao động bằng các máy móc hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ bắp, giúp tăng sức mạnh và nối dài đôi tay của con người. Ở thời đại thông tin, máy tính, các mạng lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát thông tin trên cơ thể người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết… và một số hoạt động lôgích của bộ não. Nhờ công nghệ thông tin, thông tin trở nên truyền, biến đổi nhanh, nhiều, lưu trữ gọn, truy cập dễ dàng. Tuy nhiên, trừ loại thông tin có ích lợi thấy ngay đối với người nhận tin, các loại thông tin khác vẫn phải cần bộ não của người nhận tin xử lý, biến đổi để trở thành thông tin có ý nghĩa và ích lợi (tri thức) cho người có thông tin. Nếu người có thông tin không làm được điều này trong thời đại bùng nổ thông tin thì có thể trở thành bội thực thông tin nhưng đói tri thức, thậm chí ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được gì từ đại dương giàu có đó. Thời đại tri thức mà thực chất là thời đại sáng tạo và đổi mới, ở đó đông đảo quần chúng sử dụng PPLSTVĐM được dạy và học đại trà để biến thông tin thành tri thức với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Nói cách khác, PPLSTVĐM là hệ thống các công cụ dùng để biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới.

Rất tiếc, ở nước ta hiện nay chưa chính thức đào tạo các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Sáng tạo học và PPLSTVĐM với các bằng cấp tương ứng: Cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ như một số nước tiên tiến trên thế giới. Người viết tin rằng sớm hay muộn, những người có trách nhiệm quyết định sẽ phải để tâm đến vấn đề này và “sớm” chắc chắn tốt hơn “muộn”. Hy vọng rằng, PPLSTVĐM nói riêng, Sáng tạo học nói chung sẽ có chỗ đứng xứng đáng, trước hết, trong chương trình giáo dục và đào tạo của nước ta trong tương lai không xa. *** Chương 5: Từ nhu cầu đến hành động và ngược lại trình bày những yếu tố tương đối độc lập, cần lưu ý nhất, như nhu cầu, xúc cảm, các thói quen tự nguyện, tư duy thuộc thế giới bên trong và hành động của mỗi cá nhân, cùng các mối liên kết giữa chúng.

Chương 6: Tư duy sáng tạo: Nhìn theo góc độ thông tin – tâm lý tập trung chi tiết hóa quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định của cá nhân. Các hiện tượng thông tin – tâm lý đóng vai trò chủ đạo trong tư duy sáng tạo được trình bày cùng với các lời khuyên về cách sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.

Không ít người hiện nay để cho suy nghĩ nói riêng, các hoạt động của thế giới bên trong con nguời mình nói chung, diễn ra một cách tự nhiên và không để ý đến chúng. Do vậy, nhiều phép thử sai như là kết quả của các hành động cá nhân đã không được những người đó tìm hiểu, giải thích theo quan hệ nguyên nhân–kết quả một cách khoa học. Những kiến thức của Chương 5 và 6 giúp cá nhân không chỉ có ý thức một cách tương đối đầy đủ về các hoạt động thuộc thế giới bên trong mà còn giúp cá nhân “lắng nghe” và “suy nghĩ” về chúng, tức là, về chính bản thân mình. Điều này có nghĩa, cá nhân cần dành thời gian, công sức tự hỏi, tự quan sát, tự theo dõi, tự trả lời và tự rút kinh nghiệm để phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu của các hiện tượng thuộc thế giới bên trong con người.

Chương 7 này có mục đích phát triển tiếp những gì đã trình bày, theo hướng thảo luận nhằm trả lời câu hỏi: “Cần làm những gì và làm như thế nào để có thể điều khiển được hành động và thế giới bên trong của con người sáng tạo?”. Ở đây, người viết không có tham vọng trả lời trọn vẹn câu hỏi nói trên vì đấy là công việc phức tạp và của rất nhiều người. Do vậy, bạn đọc nên quan niệm Chương 7 này giống như sự cung cấp các thông tin, chia sẻ các kiến thức để chúng ta còn quay trở lại thảo luận tiếp trong tương lai, khi có dịp thuận tiện.

Đi vào cụ thể, Chương 7 sẽ trình bày một số ý tưởng cơ bản chung của một bộ môn khoa học, gọi là điều khiển học. Có một loạt từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với “điều khiển” như quản lý, quản trị, điều hành, lãnh đạo, dẫn dắt, điều chỉnh, lái, lèo lái, kiểm soát… Trừ những trường hợp cần nhấn mạnh, nói chung, người viết sẽ dùng từ “điều khiển”.

Tiếp theo, Chương 7 sẽ trình bày mối quan hệ, tác động qua lại của cá nhân và môi trường (hiểu theo nghĩa rộng nhất), có tính đến những kế thừa lịch sử phát triển tự nhiên, xã hội. Để đối phó với những thách thức đến từ môi trường, con người hiện đại có nhu cầu thay đổi thế giới bên trong của chính mình, hiểu theo nghĩa, phải chủ động điều khiển các hoạt động của thế giới bên trong, một mặt, cho phù hợp với các thay đổi môi trường. Mặt khác, điều khiển các hoạt động của thế giới bên trong để điều khiển quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định, tạo ra các hành động biến đổi môi trường, phù hợp với các quy luật phát triển khách quan.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Sẵn Sàng Cho Mọi Việc
Sẵn Sàng Cho Mọi ViệcBạn không cần làm việc chăm chỉ hơn. Thậm chí bạn có thể không cần thực hiện đúng theo trình tự từng bước như hướng dẫn trong cuốn bestseller Hoàn thành mọi việc: Không hề khó của tôi. Tuy nhiên, bất kỳ lúc nào, bạn cũng phải:– Kiểm soát tốt hơn phần công việc chưa hoàn thiện, sáng tạo và có khả năng bao quát tốt hơn– Tập trung vào điều mà bạn quan tâm– Sáng tạo cấu trúc mới cho công việc linh hoạt và thoải mái hơn– Hoặc đơn giản là chuẩn bị để tiến lên những bước tiếp theoNếu bạn là người thiết tha mong muốn tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một công việc hấp dẫn hơn thì cuốn sách này chắc chắn dành riêng cho bạn.
Range - Hiểu Sâu Biết Rộng Kiểu Gì Cũng Thắng
Range – Hiểu Sâu Biết Rộng Kiểu Gì Cũng ThắngTrong cuốn sách Hiểu sâu Biết rộng Kiểu gì cũng thắng , tác giả David Epstein cung cấp cho bạn đọc các câu chuyện thành công của nhiều nhân vật xuất sắc thế giới, bao trùm rộng khắp các lĩnh vực mà David Epstein đã dày công nghiên cứu, như: công nghệ, thể thao, âm nhạc, hội họa, khoa học… Từ các câu chuyện dẫn chứng ấy, tác giả phân tích kỹ lưỡng, kết hợp việc sử dụng số liệu nghiên cứu… dẫn dắt người đọc phải tư duy sâu sắc về vấn đề: người được đào tạo bài bản từ nhỏ chỉ trong một lĩnh vực chuyên môn hóa hẹp và người có tầm hiểu biết rộng, đa dạng, con đường nào sẽ thành công hơn?Bằng những phân tích sắc sảo của mình, sách Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng của David Epstein giúp chúng ta được mở rộng cách tư duy, với cách nghĩ mới: chuyên môn hóa không có gì sai, ai cũng cần chuyên môn hóa ở một mức độ này hay mức độ khác, vào lúc này hoặc lúc khác. Tuy nhiên, tư duy đa chiều, các thử nghiệm cá nhân, với tầm hiểu biết rộng, sẽ giúp chúng ta khai thác được đa dạng nguồn sức mạnh trí tuệ của bản thân.Hiểu sâu, Biết rộng – Kiểu gì cũng thắng mang tới cho bạn đọc, đặc biệt là những ai liên quan đến việc định hướng, phát triển con người, như: các bậc cha mẹ, giáo viên, quản trị nhân sự, chủ doanh nghiệp, hay các bạn trẻ đang băn khoăn về hướng phát triển của sự nghiệp và cuộc đời… có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ, hiện đại, như:– Thực chất, các vấn đề, các lĩnh vực trong thế giới hiện nay đều có liên quan với nhau, dù ít hay nhiều. Vì vậy, ngoài việc tập trung phát triển chuyên môn, con người cần mở rộng, học hỏi các lĩnh vực khác. Đừng tự bó buộc mình vào một lĩnh vực, đừng phát triển kỹ năng tốt nhất của bản thân.NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA VÀ TỔ CHỨC UY TÍN“Trong một thế giới ngày càng bị ảnh hưởng về chuyên môn hóa, tác giả khoa học xuất sắc David Epstein đã thuyết phục bạn rằng tương lai có thể thuộc về những người có hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. Đây là một cuốn sách hấp dẫn và sau khi khép lại trang cuối cùng, bạn sẽ trăn trở về bước đi tiếp theo trong sự nghiệp cũng như cách nuôi dạy con cái.”– Adam Grant, tác giả sách Give and Take, Originals.“Tôi muốn tặng cuốn sách này cho tất cả những đứa trẻ đang bị bắt học violin nhưng cái chúng thật sự muốn là học đánh trống: cho những lập trình viên đang ấp ủ ước mơ trở thành nhà tâm lý học; cho bất kỳ ai mong muốn con người vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên robot. Cuốn HIỂU SÂU, BIẾT RỘNG – Kiểu gì cũng thắng sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm hy vọng và kinh ngạc. Đây là cẩm nang sinh tồn ở thế kỷ 21.”– Amanda Ripley, tác giả sách The Smartest Kids in the World.HIỂU SÂU, BIẾT RỘNG – Kiểu gì cũng thắng buộc bạn phải suy nghĩ lại về bản chất của việc học tập, tư duy, tồn tại và xem xét lại những hiểu biết của mình về phương pháp giáo dục và các con đường sự nghiệp tối ưu, về phương pháp và lý do thành công của những người thành đạt nhất trên thế giới. Đây là một trong những cuốn sách xuất sắc và khiến tôi trăn trở nhiều nhất từ trước đến nay.”– Maria Konnikova, tác giả của Mastermind and The Confidence Game.
Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công
Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành CôngMặc dù cuốn sách này được đặt tên Bảy Quy luật Tinh thần của Thành công, nhưng nó cũng có thể được gọi là Bảy Quy luật Tinh thần của Cuộc sống, bởi đây đều là những quy luật mà tự nhiên dùng để tạo ra mọi thứ tồn tại ở dạng vật chất – những thứ chúng ta có thể nhìn thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm được vào.Trong cuốn Tạo ra sự Giàu có: Ý thức về sự Giàu có trong Trường Mọi Khả năng của mình, tôi đã vạch ra những bước đi hướng tới ý thức về sự giàu có dựa trên sự hiểu biết đúng đắn về cách thức vận hành của tự nhiên. Cuốn Bảy Quy luật Tinh thần của Thành công làm nên điều cốt tủy của bài học này. Khi hiểu biết này hòa nhập vào ý thức của bạn, nó sẽ giúp bạn có khả năng tạo ra sự giàu có vô biên mà không cần quá nhiều cô gắng, và trải nghiệm thành công trong mọi nỗ lực của bạn.Thành công trong cuộc sống có thể định nghĩa là niềm hạnh phúc không ngừng được tăng lên và những mục tiêu đáng trọng không ngừng được thực hiện. Thành công là khả năng hiện thực hóa những khát vọng của bạn mà không cần quá nhiều cố gắng. Thế mà thành công, bao gồm việc tạo ra sự giàu có, vẫn luôn được coi là một quá trình đòi hỏi sự lao lực, và người ta hay cho rằng để có được thành công thì phải đánh đổi những thứ khác. Chúng ta cần phải có cách tiếp cận mang tính tinh thần hơn đối với thành công và sự giàu có, những thứ sẽ mang lại vô số điều tốt lành cho bạn. Khi đã hiểu biết về các quy luật tinh thần và thực hành nó, chúng ta tự đặt chính mình trong mối liên hệ hài hòa với tự nhiên và tạo ra sự giàu có bằng sự thảnh thơi, niềm vui và tình yêu.Thành công có rất nhiều khía cạnh; giàu có về vật chất chỉ là một trong số đó. Hơn nữa, thành công là cuộc hành trình, chứ không phải là điểm đến. Do vậy, dư dả về vật chất, dù biểu hiện dưới hình thức nào chăng nữa, cũng lại là một trong những yếu tố khiến cuộc hành trình đó trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên, nói đến thành công còn có nghĩa sức khỏe tốt, sinh lực tràn đầy và lòng nhiệt tình đối với cuộc sống, hoàn thiện các mối quan hệ, tự do sáng tạo, sự ổn định về tình cảm và tâm lý, hạnh phúc và thanh thản trong tâm hồn.Thậm chí khi trải nghiệm tất cả những điều đó, chúng ta vẫn có cảm giác chưa thực sự thỏa mãn nếu chúng ta không nuôi dưỡng hạt giống của sự thần thánh bên trong chúng ta. Trên thực tế, chúng ta chính là thần thánh ngụy trang, và Chúa Trời phôi thai trong chúng ta đang đòi hỏi được hiện nguyên hình. Do vậy, thành công đích thực là sự trải nghiệm điều kỳ diệu. Đó là sự bộc lộ tính thần thánh bên trong chúng ta. Đó là khả năng nhận thức được sự thần thánh ở bất cứ nơi đâu chúng ta đến, trong bất cứ điều gì chúng ta lĩnh hội – trong đôi mắt của trẻ thơ, trong vẻ đẹp của bông hoa, trong cái chao lượn của cánh chim. Khi chúng ta bắt đầu trải nghiệm cuộc sống như là biểu hiện diệu kỳ của sự thần thánh – không phải thỉnh thoảng, mà là luôn luôn – thì chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa thực sự của thành công.Trước khi đi vào định nghĩa Bảy Quy luật Tinh thần, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm quy luật. Quy luật là quá trình mà qua đó những điều không hiển lộ trở nên hiển lộ; là quá trình người quan sát trở thành cái được quan sát; là quá trình người ngắm cảnh trở thành cảnh vật; là quá trình mà qua đó người mơ mộng, hiện thực hóa giác mơ.Mọi tạo vật, mọi thứ tồn tại trong thế giới vật chất này đều là kết quả của quá trình cái không hiển lộ tự chuyển đổi thành hiển lộ. Mọi thứ chúng ta nhìn thấy đều đến từ những thứ ta chưa từng biết. Cơ thể vật chất của chúng ta, vũ trụ vật chất – bất cứ thứ gì và tất cả những gì mà chúng ta nhận biết được thông qua các giác quan – đều là sự chuyển đổi từ cái không hiển lộ, chưa biết và vô hình sang cái hiển lộ, đã biết và hữu hình.Vũ trụ vật chất chẳng khác gì cái Tôi uốn ngược trở lại ngay bên trong Bản thân nó để được trải nghiệm chính Bản thân nó dưới dạng tinh thần, tâm trí và vật chất. Nói cách khác, mọi quá trình sáng tạo đều là những quá trình mà thông qua đó Cái Tôi hay tính thần thánh tự bộc lộ Bản thân nó. Ý thức trong sự vận động tự bộc lộ chính nó như những khách thể của vũ trụ trong vũ điệu vĩnh hằng của sự sống.Nguồn cảm hứng cho mọi sáng tạo chính là cái thần thánh (hay tinh thần); quá trình sáng tạo là cái thần thánh trong vận động (hay tâm trí); và đối tượng sáng tạo là vũ trụ vật chất (bao gồm cơ thể con người). Cả ba yếu tố này của thực tại – tinh thần, tâm trí và cơ thể, hay người quan sát, quá trình quan sát và đối tượng được quan sát – về bản chất là một. Tất cả đều đến từ cùng một nơi: trường tiềm năng thuần khiết vốn thuần túy không hiển lộ.Những quy luật vật chất của vũ trụ thực ra là toàn bộ quá trình cái thần thánh trong vận động, hay ý thức trong vận động. Khi hiểu được những quy luật này và áp dụng chúng vào cuộc sống, chúng ta có thể tạo ra bất cứ thứ gì chúng ta muốn, bởi chính những quy luật mà tự nhiên dùng để tạo ra cánh rừng, dải ngân hà, ngôi sao hay cơ thể con người cũng có thể giúp chúng ta thực hiện được những khát khao sâu kín nhất của mình.Vậy thì hãy cùng đến với Bảy Quy luật Tinh thần của Thành công để xem chúng ta có thể vận dụng chúng vào cuộc sống như thế nào. *** Deepak Chopra sinh ngày 22 tháng Mười năm 1946 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Sau khi tốt nghiệp Viện Khoa học Y khoa Toàn quốc Ấn Độ năm 1969, Chopra di cư sang Mỹ năm 1970, làm bác sĩ thực tập nội trú tại bệnh viện ở New Jersey, rồi thực tập nhiều năm tại phòng khám Lahey Clinic, thị trấn Burlington, bang Massachusetrs và Bệnh viện của Đại học Virginia. Ông được công nhận rộng rãi trong y học nội khoa và khoa nội tiết. Chopra từng giảng dạy tại Đại học Tufts và Đại học Boston chuyên khoa Y, trở thành Viện trưởng Viện New England Memorial và thành lập một phòng khám tư lớn. Năm 1981, ông trở thành người tiên phong trong phong trào Thiền Thăng hoa (Transcendental Meditation), nhưng sau đó ông tách khỏi phong trào để theo đuổi những mục tiêu lớn hơn trong điều trị tâm-thể. Năm 1993, ông trở thành giám đốc điều hành Trung tâm Y khoa Tâm-Thể và Tiềm năng Con người tại San Diego. Năm 1996, Chopra cùng bác sĩ David Simon đồng sáng lập Trung tâm Chopra tại La Jolla. Năm 2002, Trung tâm Chopra chuyển trụ sở chính tới Khu nghỉ dưỡng La Costa tại Carlsbad, California, ông hiện giữ vai trò lãnh đạo trong Liên minh vì Nhân loại Mới.Bên cạnh đó, Chopra cũng là nhà văn chuyên viết về tâm linh và y khoa tâm-thể. Chopra cho biết, ông chịu ảnh hưởng từ giáo huấn của trường phái triết học Vedanta, văn bản cổ Bhagavad Cita viết bằng tiếng Phạn gồm 700 câu nằm trong bộ trường ca Mahabharata, từ Jiddu Krishnamurti, triết gia Ấn Độ, tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng về triết học và tâm linh, cũng như từ lý thuyết vật lý trường lượng tử. Năm 2004, Chopra được mời viết chung kịch bản với đạo diễn Shekhar Kapur cho một bộ phim về cuộc đời của Đức Phật Tất Đạt Đa cổ Đàm. Năm 2006, Chopra cùng con trai là Gotham Chopra và doanh nhân nổi tiếng Richard Branson mở công ty Virgin Comics LLC với mục đích quảng bá văn hóa Nam Á thông qua truyện tranh. Cũng trong năm đó, Deepak cùng Mike ‘Zappy’ Zapolin và Alys Yablon viết cuốn Ask the Kabala, một bộ gồm 22 thẻ, mỗi thẻ tượng trưng cho một câu chuyện hay nhân vật trong Kinh Cựu ước và một bài học cuộc sống dựa trên câu chuyện ấy xét từ góc độ huyền học Do thái giáo.Ông là tác giả những cuốn sách rất bán chạy như Quantum Healing (tạm dịch: Chữa bệnh bằng lượng tử), Ageless Body (tạm dịch: Cơ thể không già), Timeless Mind (tạm dịch: Tâm trí phi thời gian) và Creating Affluence (tạm dịch: Tạo lập sự giàu có); cũng như hơn 41 đầu sách và 100 chương trình ghi âm, thu hình và đìa CD-ROM nhằm nâng cao sức khỏe và hạnh phúc con người. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn năm mươi ngôn ngữ, bản thân ông đi thỉnh giảng khắp nơi ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ân Độ, châu Âu, Nhật Bản và Úc.Deepak Chopra được tạp chí Time bình chọn là một trong một trăm nhân vật của thế kỷ hai mươi.
Kế Hoạch 5 Bước Để Đạt Được Mục Tiêu
Kế Hoạch 5 Bước Để Đạt Được Mục TiêuChúng ta luôn muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, muốn được thể hiện tất thảy năng lực của mình, muốn hiện thực hóa những mục tiêu vĩ đại. Nhưng thực tế là, chỉ riêng công việc thường nhật ngày qua ngày đã khiến bạn kiệt sức. Những ý tưởng và mục tiêu to lớn cứ bị trì hoãn, đến nỗi không thể thực hiện được và chìm vào quên lãng. Tác giả bán chạy nhất New York Times – Michael Hyatt – tin rằng điều này không thể tiếp diễn được. Chỉ trong một năm, Hyatt khẳng định nếu biết cách tiến hành kế hoạch đúng cách, bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ rút ngắn được một khoảng cách rất lớn giữa hiện thực và mơ ước.Trong cuốn sách “Your Best Year Ever: Kế hoạch 5 bước để đạt được mục tiêu”, Michael Hyatt chia sẻ một hệ thống đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về việc thiết lập và hiện thực hóa mục tiêu. Hãy tưởng tượng, chỉ mất 5 tiếng đọc sách kỹ càng, bạn có thể “thiết kế” cả một năm làm việc tuyệt vời nhất từ trước tới nay!Nếu như bạn đã quá mệt mỏi vì không thấy mình tiến bộ trong bất kỳ khía cạnh nào: kiến thức chuyên môn, công việc kinh doanh, các mối quan hệ, mục tiêu tài chính, cuộc sống cá nhân…; chắc chắn bạn sẽ hài lòng với những lời khuyên đắt giá trong “Your Best Year Ever: Kế hoạch 5 bước để đạt được mục tiêu”.Tác giả nổi tiếng, chuyên gia về lãnh đạo John C.Maxwell đã đánh giá cao tác phẩm: “Kế hoạch 5 bước để đạt được mục tiêu” có đầy đủ những câu chuyện đời thực hấp dẫn, thuyết phục từ những con người bình thường đã tạo nên những kỳ tích phi thường. Hãy nghe lời khuyên của tôi và mua ngay cuốn sách này nếu muốn nhìn lại sau 12 tháng và tự hào nói rằng: “Bây giờ chính là năm thành công đỉnh cao của chính tôi!”.