Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lợi Thế Đen

Lợi Thế Đen

Cuốn sách này kể một câu chuyện “hai trong một” hấp dẫn hơn tất cả những truyện vụ án mà bạn đã từng đọc. Toàn là chuyện có thật, từ các nhân vật, sự kiện, cả cả các bước ngoặt ly kỳ.

Trước tiên cuốn sách kể về câu chuyện khởi nghiệp. Đó là câu chuyện về tỷ phú tự thân Steven Cohen. Ông này khởi nghiệp trong một lĩnh vực mới mẻ: quỹ đầu cơ phòng hộ. Trong vòng hai thập niên, từ một sinh viên mê “cờ bạc gạo”, Cohen đã xây dựng được công ty tài chính được ngưỡng mộ nhất Phố Wall, biến các đồng sự của mình thành triệu phú, và bản thân mình thành tỷ phú giàu thứ 72 trên thế giới và giàu thứ 30 ở Hoa Kỳ .

Sau đó là câu chuyện về cuộc điều tra kéo dài 7 năm của FBI và Ủy ban chứng khoán nhắm vào Cohen và các đồng sự.

Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, các quỹ phòng hộ lặng lẽ xâm nhập thị trường tài chính phái sinh và thay đổi sâu sắc cách thức kiếm lời của phố Wall. Những nhà đầu tư kiểu mới này không còn bỏ tiền vào những khoản đầu tư dài hạn như hạ tầng giao thông, xây dựng nhà máy hay phát triển các công nghệ mới. Họ kiếm được hàng tỉ đô la bằng các nghiệp vụ đầu cơ, bằng việc đặt cược vào sự lên xuống của cổ phiếu.

Quỹ phòng hộ SAC Capital của Steven A. Cohen là một quỹ đầu cơ thành công nhất trên Phố Wall trong suốt cuối những năm 1990 đến năm 2016. SAC Capital và tỷ phú Steve A. Cohen không chỉ trở thành huyền thoại sống của Phố Wall mà còn trở thành đích ngắm của Cục điều tra liên bang FBI. Steve Cohen đã uy tín và tiềm lực tài chính của quỹ phòng hộ do ông sáng lập để thao túng thông tin thị trường, lách qua các khe hở luật pháp và nhờ đó kiếm lợi nhuận kếch sù. Mỗi tay giao dịch viên trong quỹ của Steve Cohen là một “con cá mập mặc áo cổ cồn” có sáng láng và đầy học thức. Họ săn đuổi và tìm kiếm thông tin nội gián bằng mọi thủ đoạn tinh vi. Những thông tin nội gián ấy mang lại lợi thế đen cho quỹ của Cohen, và Cohen cực kỳ tài tính khi biến chúng thành siêu lợi nhuận.

Câu chuyện thành công của Cohen cùng câu chuyện về cuộc điều tra và đấu tranh pháp lý dai dẳng chống lại Cohen sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn nhiều bộ mặt khác nhau của nước Mỹ. Một bên là tỷ phú giàu có, ở trong biệt thự xa hoa, sở hữu những tác phẩm của những nghệ sĩ danh giá nhất trái đất: Pablo Picasso, Andy Warhol, Edward Munch… Một bên là các thanh tra FBI và công tố viên nghèo túng nhưng chính trực, không chùn bước trước bất cứ thế lực nào. Môt bên là hệ thống tư pháp công minh. Một bên là những luật sư của quỷ được trả rất nhiều tiền để giúp thân chủ giàu có của mình lách luật. Một bên là những thanh nhiên sáng láng tốt nghiệp các đại học tinh hoa. Một bên là cám dỗ của tiền tài danh vọng.

Tác giả Sheelah Kolhatkar, cựu chuyên viên phân tích làm việc cho quỹ đầu cơ phòng hộ, và là cây bút viết cho tờ New Yorker chuyên viết về Phố Wall, Thung lũng Silicon, chính trị và nhiều đề tài khác. Cô còn là diễn giả và bình luận viên vể mảng kinh doanh và kinh tế tại các hội thảo và trên các kênh truyền hình như CNBC, Bloomberg Television, , PBS NewsHour …. Cô cũng viết vài cho Bloomberg Businessweek, New York Magazine, The Atlantic, New York Times và nhiều báo khác.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Làm Giàu Qua Chứng Khoán - William Oneil
Làm Giàu Qua Chứng Khoán – William OneilLàm giàu qua chứng khoán là một cuốn sách nổi tiếng được viết bởi một nhà đầu tư bậc thầy- William Oneil. Cuốn sách trình bày chi tiết về cách lựa chọn cổ phiếu theo trường phái CANSLIM. Đúng như lời giới thiệu của nó, đây thực sự là một hệ thống thành công cả trong những thời điểm thuận lợi lẫn khó khăn.Làm giàu qua chứng khoán cung cấp cho bạn một hệ thống đơn giản, dựa trên thực tế, đã được chứng minh đầy đủ, tên là CANSLIM.Hệ thống này bao gồm những quy luật mua và bán cổ phiếu rút ra từ một cuộc phân tích tổng quát tất cả các loại cổ phiếu thành công trong nửa thế kỷ gần đây.Ngoài ra bạn cũng học được thông qua những sai lầm mà các nhà đầu tư thường mắc phải.Một phần ebookhay rất thích nữa đó là cuốn sách chứa đựng những mô hình minh họa phân tích kỹ thuật của các cổ phiếu thành công. Nắm được những mô hình này và áp dụng linh hoạt vào thực tế là cơ sở để bạn thu được lời nhuận trên thị trường chứng khoán.
21 Nguyên Tắc Tự Do Tài Chính - Brian Tracy
21 Nguyên Tắc Tự Do Tài Chính – Brian TracyCuốn sách 21 Nguyên Tắc Tự Do Tài Chính sẽ cung cấp cho bạn phương thức để bạn có thể trở thành triệu phú, cho dù bạn là ai và có xuất phát điểm hiện tại như thế nào. Bạn sẽ học được cách xác lập mục tiêu, lên kế hoạch và tổ chức hành động để có thể đạt được nhiều mục tiêu tài chính hơn những gì bạn mong muốn.Không ai tốt bằng bạn và không ai thông minh hơn bạn. Những người thành công đơn giản là những người bình thường đã luyện tập và áp dụng thành công 21 nguyên tắc này để đạt được tự do tài chính. Và bạn hoàn toàn có thể giống họ.
Tiền Của Gia Đình - Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?
Tiền Của Gia Đình – Các gia đình tiêu tiền như thế nào và tại sao?Nói chuyện về tiềnĐã bao nhiêu lần bố mẹ bạn thốt lên “Không đủ tiền” và phải lắc đầu khi bạn xin xỏ gì đó rồi? Chủ đề tiền bạc và cách tiêu tiền cứ liên tục được nhắc đến, vì tiền chính là thứ trả cho mọi nhu cầu của gia đình bạn. Và bạn cũng bị ảnh hưởng nữa, kể từ cái nhỏ nhất là tiền bố mẹ cho bạn tiêu vặt!TẠI SAO CÁC GIA ĐÌNH CỨ SUỐT NGÀY NÓI VỀ TIỀN?Rất đơn giản – chính tiền quyết định tiện nghi và cách sống của bạn. Tiền bạc được nhắc đến rất nhiều, vì dù có đủ tiền hay không thì cả nhà dường như ai cũng cần một ít.Nói chuyện về tiền giúp mọi người hiểu mình có thể và không thể có những gì – và biết rằng mình thật may mắn, vì vẫn có thể mua những thứ mình muốn.TIỀN VÀO Bố hay mẹ bạn đi làm, hoặc có thể là cả hai. Tối thiểu mỗi tuần mấy chục giờ, họ làm một công việc đặc biệt ở văn phòng, cửa hàng hay ở nơi khác. Cũng có khi họ làm việc tại nhà.Thời gian làm việc được trả công theo thỏa thuận từ trước, số tiền đó được gọi là lương. Mỗi tháng một lần, bố mẹ bạn sẽ nhận được khoản tiền đó. Nếu gia đình có tài khoản chung ở ngân hàng, tiền sẽ đi thẳng vào đây. TIỀN RA Số tiền này được tiêu vào các nhu cầu – những thứ mà gia đình cần, như là ăn, mặc và sưởi ấm, và cả các mong muốn. Tiền ấy dùng trả cho thực phẩm bạn mua và xăng để chạy xe, tiền điện, tiền gas… hay để đi ăn nhà hàng hay xem phim, thậm chí để dành đi chơi xa hoặc nghỉ mát.VẬY CHÍNH XÁC THÌ TIỀN ĐI ĐÂU?Chia ra Bố mẹ bạn làm cách nào biết được mình đủ tiền mua được hay không mua được những gì? Làm sao biết tiêu tiền vào thứ gì là cần thiết? Hầu hết các bậc bố mẹ đều lập kế hoạch chi tiêu, để tính xem cần bỏ ra bao nhiêu tiền mỗi tuần hoặc mỗi tháng mua các thứ thiết yếu cho gia đình. Danh sách những món cực kỳ cần thiết này, kèm theo giá tiền từng món, được gọi là ngân sách.AI CHỈ ĐẠO? Bố mẹ bạn biết nếu dành quá nhiều tiền cho món này thì sẽ phải tiêu ít hơn cho món khác. Vì vậy, rất cần phải theo dõi ngân sách gia đình.Bạn sẽ phải hỏi bố hoặc mẹ mình, ai là “tay hòm chìa khóa”. Cũng có thể là cả hai. Nhiều bậc bố mẹ cùng làm công việc đó- và cả hai phải cố mà đồng ý với nhau!ĐỦ KHÔNG NHỈ? Có thể nhà bạn không có kế hoạch chi tiêu gì cả. Có lẽ cả nhà đều thích gì tiêu nấy và hy vọng sẽ có đủ tiền. Nhưng làm thế có phải là khôn ngoan không?Có thể trong một thời gian vẫn không sao, nhưng rồi sẽ có những bất ngờ. Xe bị hỏng hoặc mái nhà bị dột. Hay bố mẹ bạn bị ốm nên không đi làm được. Lúc này ngân sách sẽ bị thắt chặt và tất cả mọi người trong nhà – bao gồm cả bạn – cần phải hiểu tình hình.THIẾT YẾU VÀ XA XỈNhững khoản chi hằng tháng giúp bạn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là những món thiết yếu. Đấy là những món chủ chốt trong ngân sách. Số tiền còn lại trong quỹ gia đình có thể được chi vào những thứ bạn thích nhưng không quá cần thiết, được gọi là những món xa xỉ.KHÔNG CÓ NGÂN SÁCH, TA RẤT DỄ TIÊU QUÁ ĐÀ. CÓ NGHĨA LÀ MẮC NỢ!
Tiền Của Thế Giới - Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?
Tiền Của Thế Giới – Thế giới này tiêu tiền như thế nào và tại sao?Chúng ta đều nhất trí Tất cả những ai dùng tiền – nói cách khác là tất cả chúng ta – đều đồng ý với nhau những điểm sau:Tiền là đơn vị tính giá trị tài sản.Tiền có thể dùng đổi lấy thứ khác. Bạn có thể mua bán bằng tiền.Tiền cũng là hàng hóa. Bạn có thể mua bán đô la hay bảng Anh y như mua bán cà phê.Bạn có thể dùng tiền để thưởng, để tặng cho người khác, hoặc làm gì mình muốn…… nhưng mọi người đều công nhận rằng tiền có giá trị Theo thời gian Mọi người đều đồng ý về giá trị của tiền khi đi mua đồ. Nhìn chung, giá trị – hay sức mua – của một đồng xu hay một tờ tiền không thay đổi quá nhiều theo thời gian. Một đô la là một đô la, lượng hàng mua được nói chung là giống nhau từ ngày này sang ngày khác.Dĩ nhiên, nếu ở đất nước đó xảy ra một sự kiện chấn động như chiến tranh chẳng hạn, giá trị của tiền xu và tiền giấy có thể thay đổi bất ngờ. Chẳng hạn nếu thức ăn khan hiếm, bạn mua một bao gạo sẽ mất nhiều tiền hơn trước. Nhưng không phải chỉ có thảm họa mới gây ra chuyện như thế! Tin tưởng vào tiền Chúng ta ai cũng có đồng tiền của mình. Và ta tin tưởng nó, dùng nó cũng như chấp nhận rằng nó có giá trị nhất định. Nhưng ta có tin và dùng đến tiền của người khác không? Mà tại sao cần làm thế?Đấy là vì chúng ta có thể ở xa nhau tới hàng ngàn cây số, nhưng khi mua bán, nói chung mua ở nước nào thì phải trả bằng tiền nước ấy.Mọi loại tiền đều là tiền của thế giới.6.000 năm Tiền của thế giới chẳng phải là chuyện mới. Bởi ngay cả thương mại cũng đã xưa như Trái Đất. Các nước đã buôn bán với nhau hàng ngàn năm, nghĩa là tiền đã được liên tục trao đổi khi các thương nhân đi khắp nơi mua bán hàng hóa.Hàng đổi hàng Đổi chác hàng với hàng là cách rất hiệu quả để hai người cùng có thứ mình muốn. Thật ngạc nhiên là hình thức hàng đổi hàng vẫn còn tồn tại rất lâu trong rất nhiều cộng đồng.Kể từ thời định cư tại một vùng đất và bắt tay vào trồng trọt, người tiền sử đã nhận ra những thứ mình trồng thì có quá nhiều mà thứ không trồng lại có quá ít. Người ấy cần đổi sản phẩm thừa lấy những thứ mình cần nhưng không có. Vậy là người ấy đi ra chợ để giao dịch.Giao dịch thương mại ban đầu chỉ có thế – đổi món hàng này lấy món hàng khác. Dĩ nhiên, cả người mua và người bán đều phải đồng ý về giá trị sản phẩm mỗi bên, và cả hai đều phải muốn thứ người kia có – một điều không phải lúc nào cũng dễ gặp.Rộng hơn làng Lúc đầu người ta chỉ trao đổi hàng với làng hay bộ lạc láng giềng, nhưng khi đồ làm ra nhiều hơn – cả hàng thiết yếu như đồ gốm hay vải vóc, và hàng xa xỉ như trang sức và rượu – thì các thương nhân đi mỗi lúc một xa hơn để trao đổi hàng hóa. Và khi thương mại phát triển và đổi chác dần trở nên phức tạp, người ta cần phải nghĩ ra cách nào hiệu quả hơn.Tiền xu thế chỗ Cuối cùng, tiền dưới dạng tiền xu – và sau này là tiền giấy – đã được đưa vào làm phương tiện trao đổi. Có nghĩa là mọi người chấp nhận coi tiền làm vật thay thế cho hàng hóa, và có giá trị riêng. Nói cách khác, đến lúc này hàng hóa đã có thể được đổi lấy, hay bán lấy tiền.Tiền xu mang lại hòa bình Thực ra, tiền xu đã được dùng đến từ lâu trước khi “hạ bệ” hàng đổi hàng. Tuy nhiên tiền ấy không được dùng để trao đổi buôn bán mà để xoa dịu kẻ thù. Động từ “trả tiền” trong nhiều thứ tiếng châu Âu (pay, payer, pagar, pagare v.v.) xuất phát từ tiếng Latinh pacare, có nghĩa gốc là bình định hay giảng hòa. Nếu một bộ lạc muốn dàn hòa với bộ lạc khác, họ phải “trả” cho hòa bình một đơn vị giá trị được cả hai bên chấp nhận.Và những đồng xu đầu tiên là dùng cho mục đích này.