Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Cách Để Của Cho Con (Dương Quảng Hàm)

Đầu tư cho con cái có một tương lai tốt đẹp hơn là nhu cầu chính đáng và cũng là trăn trở của nhiều thế hệ phụ huynh nhiều đời nay.

Làm thế nào để con cái được thành tài, thành danh, nên người? Cha mẹ “để của cho con” như thế nào trong thời buổi "kim tiền thiết huyết” vào giai đoạn đầu thế kỉ XX ấy?

Trong một lời tựa của một cuốn sách biên soạn năm 1926 với tựa để “Một cách để của cho con”, giáo sư Dương Quảng Hàm đã bàn về những hiện tượng của việc đầu tư cho con cái cũng như đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc “để của cho con”.

“Một cách để của cho con” là tập tài liệu do giáo sư Dương Quảng Hàm soạn năm 1926, được Hội Học giới Bảo trợ tỉnh Nam Định xuất bản. Cuốn sách dày 140 trang và được lưu trữ tại nước Pháp.

Nội dung cuốn sách nói về nhiều chủ đề: Nòi giống họ hàng, cái hại nuông con, trí khôn loài vật, Một buổi đi chơi Tết trung thu, Nhàn đàm..., do các tác giả trong nước và nước ngoài viết. Tìm mua: Một Cách Để Của Cho Con TiKi Lazada Shopee

“Một cách để của cho con” là bài đầu tiên của cuốn sách do giáo sư Dương Quảng Hàm viết. Chỉ với 900 chữ, tác giả đã phân tích những nhu cầu giáo dục con cái, sự đầu tư cho con cái cũng như tìm kiếm một giải pháp tốt nhất cho việc đầu tư này.

Là một thầy giáo dạy trường Bưởi, Dương Quảng Hàm quá hiểu tâm tư, nguyện vọng của những bậc phụ huynh vào thời điểm lúc bấy giờ.

Ông viết: “Muốn cho con cái sau có quyền cao chức trọng, nhà ngói cây mít, ao cả ruộng liền là lẽ thường tình của mọi người. Vì lòng ước ao ấy là lắm người chắt bóp từng đồng, dè sẻn từng li, ăn nhịn để dành, mong gây dựng cho con cái mai sau”.

Vào cái thời buổi “tuy phải khó nhọc, hoặc dầm nắng dãi mưa, hoặc chân bùn tay lấm, hoặc trèo non vượt biển mà miễn kiếm được dư dật ít nhiều dành dụm nay tí mai ti, lâu dần thành tiền đống để lại cho con làm vốn” ấy, có những bậc cha mẹ vì “thương con quá, đễn nỗi không lỡ trái ý, muốn sao cho vậy, không dám bắt học hành, sợ con phải nhọc” mà nghĩ rằng “nay ta dành dụm có tiền thì nhờ oai đồng bạc dẫu đổi trắng thay đen còn được, huống chưng là lo danh phận cho con, tưởng dễ như giở bàn tay có khó gì”.

Rồi “Vả chăng đến khi con ta lớn khôn lên, sẵn đã có vốn liếng nó làm ruộng đi buôn, làm gì chả đủ được sung sướng, tội gì bắt nó vùi đầu vào quyển sách suốt ngày cho mệt thân nó. Mà lại lắm người văn hay chữ tốt nhưng vẫn cũng “xác như vờ, xơ như rộng” thì tội gì ta bắt con ta mỏi óc nhọc xác làm chi”.

Đưa ra những suy nghĩ của phụ huynh đương thời để nhà giáo Dương Quảng Hàm phải thốt lên: “Ôi! Thương con đến thế thật không thương phải đường. Cái lí tưởng để của chìm của nổi cho con còn hơn là cho con ăn học thật là sai lầm lắm lắm”.

Sau đó ông phân tích, “đã thấy bao nhiêu nhà trọc phú chỉ lắm của nhiều tiền mà óc rỗng tuếch ngu si dại dột, trông vào chữ như xem vào tường, hay phải lừa đảo, người bảo phải chả theo, chỉ nghe theo kẻ nói dối, nên chẳng bao lâu phải mình trần chôn chã, trơ thân cụ còn hai bàn tay trắng”, khi đó “tiền hết gạo không, lấy gì làm cách sinh nhai, tất phải xoay ra cách lừa thầy phản bạn, dối đa, gian tham, nhân cách con người sao cho giữ được, còn nói chi đến sự chia bùi sẻ ngọt, báo đáp sinh thành”.

“Nước đã đến chân, nhẩy sao cho kịp, vì cha mẹ lo không phải đường, tính chẳng ra lối mà di đại họa cho con. Trông người phải ngẫm đến ta, ta há chả nên lợi dụng cái nhầm của người mà định liệu cách để của cho con ta sau này thế nào cho phải đường ư?".

Từ những phân tích về cách đầu tư hết sức sai lầm của người đương thời cho con cái, giáo sư Dương Quảng Hàm nhận định rằng, “thế kỉ ngày nay là thế kỉ lí luật, khôn được, dại thua, hớ hênh thiệt của, vô ý mất tiền, vì lắm kẻ hiểm thâm vô lại, dùng thiên phương bách kế, phép quỷ chước ma để bóc tước anh khờ, anh dốt, chẳng thương chi người dại, không xót gì kẻ ngu”.

Vì vậy, cần phải “lo trước nghĩ sau thế nào cho con ta sau này có thể cạnh tranh với người đời quỷ quyệt”, mà “đi qua rừng rậm lắm loài ác thú, tất phải có khí giới mấy bảo toàn được tính mệnh. Ở đời quỷ quyệt, tất phải khôn giỏi mới có thể bảo hiểm được thân mình”.

Vậy, cái khôn giỏi ấy từ đâu, làm sao có thể có? Theo giáo sư Dương Quảng Hàm, tất cả đều ẩn núp trong những quyển sách tốt.

“Những sách tốt là những tiếng nói của bạn hiền, khuyên nhủ êm đềm ta làm những điều hay, dạy dỗ ta ngọt ngào những nhẽ phải, miễn là ta biết kiên tâm bền chí mà họp tập vui lòng mà tuân theo là được”.

Từ đó, giáo sư Dương Quảng Hàm đưa ra giải pháp: Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã, mà nếu có thể cho học được thì những cách lối tắt đường ngang mong cho chóng được cái danh giá hão huyền, ta chớ nên dùng đến, vì nghề nào cũng vậy, làm ruộng, đi buôn, làm thợ, nếu có học rộng biết nhiều tất có cơ mở mang to tát được.

Kết bài viết, giáo sư Dương Quảng Hàm kết luận: Nói tóm lại là hễ cho con học được đến nơi đến chốn, tức là để cho con cái của rất chắc chắn vậy.

“Một cách để của cho con” là cuốn sách của Dương Quảng Hàm viết cách đây gần 1 thế kỉ. Tuy cuốn sách không được biết đến nhiều như những cuốn sách khác của ông như "Quốc văn trích diễm", "Việt Nam văn học sử yếu"..., tuy nhiên những điều ông viết về “cách để của cho con” này vẫn là những quan điểm hết sức hiện đại và đúng đắn với chung ta hiện nay.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Cách Để Của Cho Con PDF của tác giả Dương Quảng Hàm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

7 Bước đến Thành Công
Bảy Bước Đến Thành Công Bảy Bước đến Thành Công 7 Bước đến Thành Công của Nguyễn Hiến Lê sẽ dẫn dắt bạn tiến tới từng bước một trong bảy bực thang để đến cửa của thành công. Bảy bậc thang đó là: Luyện lòng tự tin và rèn nghị lực, Luyện nhân cách, Đắc nhân tâm, Luyện tập và giữ gìn sức khỏe, Khéo dùng tiếng mẹ đẻ, Luyện trí, Kiếm việc làm và dự để được thăng cấp. Những kiễn thức trong 7 Bước đến Thành Công đều là những điều thực hành ngay được. Và dĩ nhiên sẽ có nhiều ví dụ thực tế để chứng minh cho kết quả của những kiến thức được áp dụng. Tôi biết có bạn sẽ nói: “Bảy bực thang đó có vẻ khó leo quá! Phải có nghị lực này, phải luyện tánh, luyện trí này…” Cũng hơi khó thật. Nếu dễ thì ai chẳng thành công và cuốn này không cần phải viết nữa. Nhưng chúng ta thử nghĩ kỹ xem quá có khó lắm không? 9 thói quen giúp người hướng nội thành công Cảm Xúc Là Kẻ Thù Số Một Của Thành Công Vì Sao Họ Thành Công Sách có ích cho mọi hạng người. Ta đương gặp cánh gió xuôi, ừ, thì sách sẽ là cánh buồm căng thẳng đẩy thuyền ta mau tới bến. Ta đương lung tung trong cánh gió ngược ư, sách sẽ là cây sào chống đỡ thuyền ta cho khỏi thụt lùi, khỏi đâm vào mỏm đá, để tiến lên – mặc dầu chậm chạp – và đợi lúc gió đổi chiều. Vì gió sẽ phải đổi chiều. Ta phải luôn luôn dự bị sẵn sàng để đón gió. Nếu bạn có chút nghị lực thì nó sẽ đánh dấu một khúc quẹo trong đời của bạn và biết đâu chừng, nó chẳng mang lại cho bạn một ngọn gió mới để đưa bạn đến bến mà bạn hằng mong tưởng. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến độc giả gần xa cuốn sách hay của Nguyễn Hiến Lê – 7 Bước Tới Thành Công.
Hiệu Ứng Chim Mồi
Cuốn sách hoàn hảo về Hiệu Ứng Tâm Lý Học Hiệu Ứng Chim Mồi Hiệu Ứng Chim Mồi là bộ sách có các ứng dụng được suy ra từ lý thuyết tâm lý học vững chắc mà nhóm tác giả được học và nghiên cứu trong các chương trình bậc sau đại học. Hiệu Ứng Chim Mồi cấu trúc thành các phần nhỏ với lý thuyết và ứng dụng đan xen. Mỗi hiện tượng hay kỹ thuật bán hàng đều được giải thích bằng lý thuyết, và mỗi lý thuyết đều có các ứng dụng minh họa, nhằm giúp các bạn độc giả có kiến thức vững chắc và linh hoạt. Quyển sách không giúp bạn thành giáo sư, mà nhằm kích thích sự hứng thú của bạn với tâm lý học, một ngành khoa học có quá nhiều ứng dụng vào kinh doanh. Thông thường, khi mua hàng ở một số trang thương mại điện tử, ta thường rất khó phát hiện ô điền mã khuyến mãi trong quá trình mua hàng. Hắn và Thằng Bạn Đời Quảng Cáo Tâm Lý Học Trong Nháy Mắt Theo các nhà tâm lý học trên, con người luôn có xu hướng so sánh bản thân mình với người khác, trong trường hợp này là so sánh giá mình phải trả với các khách hàng khác. Khi thấy ô điền mã giảm giá, khách hàng sẽ nhận ra rằng hiện đang có chính sách giảm giá và hoặc là mình không biết, hoặc là mình không nằm trong nhóm được giảm giá. Nếu phát hiện ra rằng mình không được giảm (hoặc tệ hơn là vừa mới có chương trình giảm giá xong), họ hẳn sẽ chẳng vui! Mà dù chuyện gì có xảy ra, thì ta cũng đã khiến họ đi lệch khỏi điều mà họ vốn đã định làm: đặt hàng! Quyển sách có nội dung chính dễ hiểu, hấp dẫn còn phần kiến thức hàn lâm được đưa vào phần phụ lục để phục vụ các bạn khi có nhu cầu tìm hiểu.
Đời Quảng Cáo
Cuộc đời của Nhà Quảng Cáo vĩ đại Đời Quảng Cáo Đời Quảng Cáo viết về những chiến dịch quảng cáo thực tiễn mà tác giả đã thực hiện cho các thương hiệu nổi tiếng như Palmolive, Pepsodent, Schlitz,… Đây là trải nghiệm thực tế nên không hề hàn lâm. Palmolive khởi đầu chỉ với 700 USD quảng cáo thử nghiệm. Giờ đây nó là một phần của Colgate-Palmolive nổi tiếng toàn cầu. Pepsodent được sinh ra trong những đêm buồn tại một dự án thủy lợi ở Arizona. Giờ nó là một trong những nhãn hàng số một của Unilever. Goodyear đã từng chỉ dám chi 40 nghìn USD cho quảng cáo mỗi năm vì chả ai tin là có người quan tâm đến lốp xe. Marketing Truyền Miệng Marketing Cho Bán Lẻ Marketing Đột Phá Giờ nó là công ty lốp xe ai ai cũng biết. Hopkins khởi đầu chỉ có 100 USD trong tay. Vào cuối đời, ông là một trong những cây đại thụ của ngành quảng cáo. Bạn thực sự không muốn nghe câu chuyện về họ sao? Đời Quảng Cáocũng kể về cuộc đời Hopkins từ lúc cãi lời mẹ, từ bỏ sự nghiệp mục sư mà mẹ ông hằn mong, bị mẹ và cả cộng đồng từ mặt, cho đến lúc trở thành cha đẻ ngành quảng cáo hiện đại. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Đời Quảng Cáo của Claude C. Hopkins.
Hắn và Thằng Bạn
Những câu chuyện đời thường của Hắn và Thằng Bạn Hắn và Thằng Bạn Hắn Và Thằng Bạn là quyển sách có những câu chuyện ngắn nhưng vui, được viết dựa trên những việc thực sự xảy ra trong cuộc sống của các tác giả, những người trẻ đang bước những bước đầu tiên vào đời. Hắn Và Thằng Bạn không phải là những con người hoàn hảo: Tất cả chỉ là những cô cậu nhóc bình thường với những sai lầm, thiếu sót và những tình huống ứng xử khó đỡ như bất kỳ ai. “Hắn muốn thành tài xế. Ước mơ từ nhỏ của hắn là thành tài xế, và càng lớn nó càng cháy bỏng. Thế là hắn vào đại học để học cách làm tài xế. Sau hơn năm trời học đại cương về tình hình giao thông nói chung, hắn bắt đầu vào chuyên ngành lái xe. Vị thầy giáo dạy môn phanh của hắn là một vận động viên xe đạp về hưu. Trong suốt nửa năm trời, hắn và bạn học há hốc mồm nghe thầy hắn kể về những chiến tích trên đường đua Tour de France không biết phải của thầy hay không. Cả bọn thi kết thúc môn bằng cách học lịch sử ngành đua xe đạp thế giới. Kiếm Sĩ Bắt Ruồi 8 Tố Chất Trí Tuệ Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông Tôi Muốn Cuộc Đời Như Tôi Muốn Vị thầy giáo dạy môn cua quẹo của hắn là một người trẻ mới ra trường rất đam mê đua xe F1. Hắn và đồng bọn được phát cho năm đứa một chiếc xe đạp để tập mô phỏng. Cả bọn phải thi lại ba lần, vì đứa nào cũng cua chậm như bà già đi chợ (theo lời của thầy). Môn cuối cùng của ngành lái xe là môn thực hành lái xe. Hắn và bạn học phải đi quan sát những tay tài xế thực sự và viết báo cáo nộp về. Sau nhiều vất vả, hắn xin được quan sát một anh công nhân lái cần cẩu. Bài báo cáo của hắn được đánh giá rất cao, với số điểm 9 (thầy hắn bảo không ai hoàn hảo, nên thầy cho 9 để hắn khỏi tự cao). Thế là hắn cầm bằng lái ra trường. Ngày đầu tiên đi làm, người ta quăng cho hắn một cái xô và vòi xịt nước. Tính đến nay hắn đã rửa xe được 5 năm rồi.