Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi

Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi

Bạn trẻ thân mến, trên tay bạn đang là một cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác bạn đã thấy và đã cầm lên trong đời, nhưng tôi mong bạn tĩnh tâm lại giây phút, nhìn vào chân dung một con người hiện hình trên bìa và đọc vào dòng chữ dưới tên sách.

Xin gửi đến bạn tập nhật ký Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, do Đặng Vương Hưng sưu tầm, giới thiệu. Khi đó bạn sẽ cảm thấy tay mình như trĩu xuống và tim mình đập gấp lên.

Trên tay bạn bây giờ không phải là cuốn sách bình thường nữa, không phải là cuốn sách nữa, mà là một cuộc đời, một số phận. Bạn sẽ đọc vào trang sách và bạn sẽ thấy mình đang đọc một trái tim, đọc một tâm hồn của một con người.

Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi – Nguyễn Văn Thạc

Mặc dù anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc (hy sinh ở thành cổ Quảng Trị) đã từng viết trong nhật ký: Cả những trang nhật ký bây giờ cũng vá víu bằng chục, trăm, nghìn mụn vá – mà nào những mụn vá ấy có sạch sẽ, có đẹp đẽ và đáng nhìn đâu – tất cả đều mơ hồ, tất cả đều mòn cũ và chán ngắt… thì những trang viết của anh vẫn xứng đáng được đón nhận. Điều đáng tiếc là khi rời Hà Tĩnh để vào chiến trường miền nam – trong khoảng hai tháng cuối cùng của đời mình – Nguyễn Văn Thạc không để lại dòng nhật ký nào.

Nguyễn Văn Thạc là người yêu văn chương, anh đã từng đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn quốc lớp 10 – đã mơ hồ cảm thấy sự ra đi mãi mãi của mình – dù điều này cũng bình thường với người lính trận. Anh viết có văn, bởi thế nó dễ đọc và điều quan trọng là không quá lên gân và không quá sa đà vào chuyện riêng tư vụn vặt. Cũng là linh cảm khi anh nghĩ cuốn nhật ký được đặt tên là chuyện đời này – nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này….

Xem thêm:

30 tháng 4 – Chuyện những người tháo chạy Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Sử Ký Tư Mã Thiên

Nếu như có linh hồn, hy vọng ở thế giới bên kia anh sẽ an lòng vì người đọc nhật ký của anh hôm nay càng yêu mến anh hơn, dù anh không kịp chữa những âm bằng âm trắc trong cấu trúc một câu văn vội vàng và bụi bặm, là điều không thể, nhưng thật đáng yêu vì nó là những lời của một người lính yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp đang tuổi 20

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Xứ Tuyết (Yasunari Kawabata)
Xứ tuyết là tiểu thuyết của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản. Cùng với Ngàn cánh hạc và Cố đô, Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm (1868-1968) hiện đại hóa văn học Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị. Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ Nhật Bản từ xa xưa. Câu chuyện theo bước chân của chàng trai trẻ Shimamura du hành ngoạn cảnh và tắm suối nước nóng. Shimamura, sinh ra và lớn lên ở một khu phố thương mại của Tokyo, đã lập gia đình, nhưng lại say mê với cái đẹp như bị một huyền lực điều khiển, vì vậy chàng đam mê theo học nghệ thuật vũ đạo Tây phương và hoạt kịch. Là một chàng trai tài tử nhàn rỗi thiếu thành khẩn với chính mình, lại có đôi lúc khát vọng tự tìm hiểu bản thân thôi thúc, nên chàng thích lên miền núi một mình và đã ba lần lên xuống xứ tuyết phía Bắc Nhật Bản trong ba mùa khác nhau Xuân - Thu - Đông. Trong lần thứ nhất vào thời điểm mở cửa mùa leo núi, mùa xuân bắt đầu với chồi non xanh thẳm và hương thơm ngát, chàng gặp nàng ca kỹ (geisha) Komako. Komako là một cô gái đại diện cho vẻ đẹp tràn trề nữ tính, mạnh mẽ, tương phản giữa thánh thiện và trần tục, giữa tỉnh táo và đam mê, giữa vẻ đẹp sáng ngời nét thơ ngây bên ngoài và sức trầm lắng của nội cảm. Cảm giác mà nàng đem lại cho Shimamura là sự tươi mát và thanh sạch tuyệt vời. Trong những đêm khi mà nàng giúp vui tiệc tùng bằng cách đánh đàn samisen cho những khách du hành, uống rượu say và mệt lả, nàng về bên Shimamura với sự nồng nhiệt khiến chàng rung động đến tận tơ lòng. Con tàu đưa Shimamura vượt qua đường hầm đến xứ tuyết lần thứ hai để gặp lại Komako vào mùa đông, vài tuần trước khi mở mùa trượt tuyết. Trong ánh sáng mờ ảo, Shimamura mê mẩn ngắm khuôn mặt người thiếu nữ ngồi đối diện với chàng ngời lên trên tấm kính cửa sổ toa tàu, với vẻ đẹp vừa huyền ảo vừa siêu phàm, với sự duyên dáng kỳ lạ của khuôn mặt trôi qua phong cảnh ban đêm. Cô gái đó, chàng còn gặp lại ở vùng băng tuyết, chính là Yoko. Một ca kỹ với vẻ đẹp trong trắng và xa vời, mong manh và mờ ảo, tin cậy và thơ ngây ngay cả trong cách nàng thể hiện tình cảm với Shimamura, với giọng nói "truyền cảm, trong thanh và đẹp đến não lòng", khiến chàng mỗi lần tiếp xúc là mỗi lần khám phá thêm một nét quyến rũ nơi nàng. Rồi những ngày đầu mùa thu với lá phong đỏ thắm, Shimamura lại rời Tokyo để đi nghỉ ở xứ tuyết. Ở đó, giữa hai người con gái xứ tuyết, trong khung cảnh của một vương quốc mà cảnh sắc, con người, phong tục, lối sống đều hồn hậu, chất phác và dịu dàng, chàng mẫn cảm sâu sắc trước cái đẹp nhưng lại đắn đo lưỡng lự giữa hai mối tình, một nặng về thể xác, một nặng về tâm hồn. Say đắm Komako nhưng trong Shimamura luôn hiện diện ánh sáng kỳ ảo lóe lên từ Yoko. Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng lớn dần khi chàng cảm nhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó diễn tả ấy, một vẻ đẹp chàng khao khát theo đuổi và nắm bắt cả đời. Trong khi Komako càng đến bên chàng thân thiết, gần gũi, mãnh liệt và hy sinh bao nhiêu, thì cứ mỗi lần rời xa xứ tuyết chàng lại thấy nàng biến mất không còn lưu lại chút dư tình trong tâm trí. Tình yêu của Shimamura với Komako bắt đầu chớm những giận hờn đầu tiên. Komako hoang mang không biết Shimamura còn yêu mình thật hay không, còn chàng cũng không sao hiểu nổi sự lạnh lùng của lòng mình, tại sao mình không thể sống được mãnh liệt, trọn vẹn và hy sinh trong dâng hiến không đòi hỏi chút gì trả lại như nàng. Tìm mua: Xứ Tuyết TiKi Lazada Shopee Đúng vào lúc Shimamura quyết định rời xa trạm nước nóng ở xứ tuyết để tránh cơn bão lòng và cắt đứt duyên nợ một cách lặng lẽ thì mọi sự đã kết thúc trong bi thảm. Trong một buổi chiếu bóng tại một nhà kho gần nơi chàng ở, một đám cháy dữ dội đã xảy ra. Mặt đất rừng rực trong tia lửa và tàn tro bốc cao lên tận bầu trời đêm, một bầu trời với dải Ngân Hà lóng lánh trong ánh sáng đẹp một cách ma quái. Yoko, người yêu thuần khiết và mối tình lý tưởng của chàng đã chết trong đám cháy đó. Khi chàng chạy tới thì thấy thân hình bất động của Yoko với gương mặt thanh tú và thánh thiện trên đôi tay Komado, còn Komako thì lời nói như mê sảng và vẻ mặt như sắp hóa điên. Chàng lảo đảo ngẩng mặt lên trời và có cảm giác dải Ngân Hà trôi tuột vào trong người chàng với tiếng gầm thét dữ dội.***Trong “Xứ tuyết”, thiên nhiên Nhật Bản hiện lên giản dị và tĩnh mịch, mong manh và u huyền. Những tác phẩm của Yasunari Kawabata đã giữ một vị trí đặc biệt trong văn học cận-hiện đại Nhật Bản nói riêng và cho cả nền văn học Nhật Bản nói chung. Trong bộ ba tác phẩm giúp Kawabata dành giải Nobel văn học (Ngàn cánh hạc, Cố đô, Xứ tuyết), tiểu thuyết Xứ tuyết thể hiện quan niệm thẩm mỹ trong truyền thống của người Nhật Bản. Đó là bài thơ về cảnh sắc thiên nhiên, là bài ca về tình yêu, cũng là nơi tìm lại vẻ đẹp Nhật Bản. Nhóm sinh viên khoa Ngữ văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã thực hiện nghiên cứu khoa học “Thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản trong quan niệm Kawabata”, thông qua tiểu thuyết Xứ tuyết của ông. Biên tập viên Sóng Trẻ xin lược trích chương 2 của báo cáo khoa học, “Vẻ đẹp thiên nhiên Xứ tuyết trong quan niệm thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản” ở bài đăng này. Vẻ đẹp thiên nhiên Xứ tuyết trong quan niệm thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản Trong Xứ tuyết, thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp xuất phát từ chính những quan niệm thẩm mỹ của Yasunari Kawabata. Cái đẹp phong phú của tự nhiên hiện ra từ chính vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên xứ tuyết. Thiên nhiên xứ tuyết là một bài thơ Haiku bằng văn xuôi dung hợp trong đó những quan niệm thẩm mỹ nổi bật nhất của Kawabata. Từ đặc trưng của các nguyên lý thẩm mỹ và nội dung cụ thể của tiểu thuyết Xứ tuyết, chúng tôi tiến hành phân loại và tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên Xứ tuyết trong quan niệm thẩm mỹ của Kawabata với 4 nội dung: 1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp giản dị, gần gũi với cuộc sống (Wabi)2. Thiên nhiên mang vẻ cô đơn, tĩnh mịch và dấu ấn thời gian (Sabi)3. Thiên nhiên trong cảm nhận về sự mong manh, u buồn (Aware)4. Thiên nhiên mang vẻ đẹp u huyền (Yugen)Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Yasunari Kawabata":Cố ĐôĐẹp Và BuồnNgàn Cánh HạcNgười Đẹp Ngủ MêPhụ Lục Truyện Ngắn Yasunari KawabataTiếng Rền Của NúiTình Yêu Và Nỗi BuồnTuyển Tập Tác Phẩm Yasunari KawabataXứ TuyếtTuyển Tập Truyện Ngắn Yasunari KawabataĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xứ Tuyết PDF của tác giả Yasunari Kawabata nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xơ Carrie (Theodore Dreiser)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xơ Carrie PDF của tác giả Theodore Dreiser nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xa Xóm Mũi (Nguyễn Ngọc Tư)
Xa xóm Mũi là một trong số ít tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư viết cho thiếu nhi. Xen giữa những ồn ào, tấp nập của phố thị nườm nượp người xe; là tiếng nói cười rổn rảng của những xóm ấp nghèo luôn ấm áp, đượm tình người. Phảng phất, đâu đó là một ánh mắt buồn xa xăm đến nao lòng. Nơi đất Mũi thân thương ấy có nụ cười giòn tan của cậu bé tinh nghịch, chiều chiều vẫn lẻn đi tắm sông cùng chúng bạn. Đau đáu với ánh mắt của chú bé bị bỏ rơi năm nào nơi công viên vắng lặng mơ về một gia đình. Và ta cũng chẳng thể quên được bát canh bầu nấu tép bạc ngọt lịm từ đầu lưỡi của nội. Món canh giản dị nhưng quyến luyến con người ta hơn tất thảy cao lương mỹ vị trên đời. Dường như Nguyễn Ngọc Tư đã nâng niu những kỷ niệm ấu thơ của mình một cách rất cẩn thận để gói ghém vào con chữ. Chị “Tư Cà Mau” đã viết bằng cả tâm hồn của người miền Tây hồn hậu, chất phát. Trong những con chữ giản dị mà chan chứa tình người, bạn đọc nhỏ sẽ thấy cả một vùng sông nước mênh mang hiện ra trước mắt. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của người nghèo và những số phận bất hạnh. Dù viết cho thiếu nhi, tác giả vẫn muốn dành cho những đứa trẻ nghèo, những em bé kém may mắn một phép màu và rất nhiều hy vọng. Điều này được thể hiện rất rõ ràng trong truyện ngắn cảm động Xa xóm Mũi với nghị lực phi thường của Đức.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Ngọc Tư":Hành Lý Hư VôCánh Đồng Bất TậnĐong Tấm LòngKhói Trời Lộng LẫyNgọn Đèn Không TắtTập Truyện Ngắn ĐảoXa Xóm MũiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xa Xóm Mũi PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Tư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vu Quy (Nam Dao)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vu Quy PDF của tác giả Nam Dao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.