Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại (Tony Schwartz)

Phương thức làm việc hiện tại của chúng ta không mang lại hiệu quả!

Tiêu chuẩn định hình trong môi trường làm việc ngày nay là “Nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn.” Ngày càng nhiều thông tin luôn sẵn sàng chờ đón chúng ta và tốc độ giao dịch tăng theo cấp số nhân, tạo cảm giác thúc giục không ngừng, quay cuồng vội vã. Để không bị tụt hậu, chúng ta ngày càng phải làm hài lòng nhiều khách hàng hơn, trả lời nhiều e-mail hơn, hồi đáp nhiều cuộc điện thoại hơn, liên tục giải quyết nhiều công việc hơn, tham dự nhiều cuộc họp hơn, di chuyển nhiều hơn và làm việc nhiều giờ hơn.

Công nghệ phát triển trực tiếp giúp thông tin liên lạc trở nên thuận tiện và dễ dàng, gián tiếp đẩy nhanh việc ra quyết định, gặt hái hiệu quả, và tiếp thêm sinh khí cho nền kinh tế thương mại toàn cầu. Nhưng “lợi bất cập hại”. Do không được quản lý và điều chỉnh kịp thời, công nghệ đang có nguy cơ áp đảo chúng ta. Sự thôi thúc không ngừng định hình văn hóa tại hầu hết các doanh nghiệp, làm suy yếu sức sáng tạo, chất lượng, sự tập trung, khả năng cân nhắc thận trọng, và, cuối cùng là năng suất hoạt động.

Bất kể những giá trị ngày nay chúng ta tạo ra lớn lao đến mức nào, dù được tính theo doanh số, đơn vị hàng hóa hay sản phẩm, vẫn không bao giờ đủ. Chúng ta đua tranh quyết liệt hơn, bành trướng quy mô hơn. Chúng ta bận rộn trong guồng quay đó đến nỗi không nhận ra rằng trong cuộc đua này, mình không có cơ hội giành chiến thắng.

Tất cả hoạt động náo nhiệt này buộc ta phải trả giá thầm lặng: khả năng tập trung kém, thời gian dành cho mọi việc đều ít hơn và cơ hội suy nghĩ thấu đáo giảm đi đáng kể. Khi trở về nhà lúc nửa đêm, chúng ta chẳng còn bao nhiêu tâm trí và sức lực dành cho gia đình, chẳng còn bao nhiêu thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và cũng chẳng còn bao nhiêu phút giây để đánh một giấc ngon lành. Rồi sáng ra, chúng ta trở lại công việc với cảm giác uể oải, không đủ sức để cống hiến hết mình và không thể tập trung tối đa. Và vòng quay cứ thế lặp lại. Thậm chí, những ai vẫn duy trì được hiệu suất làm việc cũng sẽ phải trả giá. Tiêu chuẩn “Nhiều hơn, lớn hơn, nhanh hơn” tạo ra những giá trị hẹp, nông cạn và không bền vững. Và có một nghịch lý là tiêu chuẩn ngày càng cao lại dẫn đến kết quả ngày càng thấp. Tìm mua: Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại TiKi Lazada Shopee

Hãy dành chút thời gian nghĩ đến kinh nghiệm của chính bạn.

Bạn thực sự cống hiến cho công ty ở mức nào? Cách bạn đang làm đem đến những giá trị gì? Những việc bạn đang làm và những gì bạn yêu thích bị ảnh hưởng ra sao?

Cái giá bạn phải trả trong mười năm tới là gì, nếu bạn vẫn tiếp tục lựa chọn này?

Cách chúng ta đang làm hiện nay không mang lại hiệu quả đối với cuộc sống riêng, đối với những người chúng ta dẫn dắt và quản lý, cũng như đối với tổ chức chúng ta đang làm việc. Chúng ta được định hướng bởi một giả định sai lầm rằng cách tốt nhất để làm được nhiều thứ là làm nhiều hơn và làm không ngừng nghỉ. Nhưng càng làm nhiều mà không được tái tạo năng lượng, chúng ta càng dễ mắc sai sót, dẫn đến mất bình tĩnh, thất vọng, căng thẳng và buông xuôi, kéo theo những hành vi làm giảm năng lực của bản thân và gây thiệt hại cho người khác.

Làm sao một phương pháp làm việc phản tác dụng như thế lại tồn tại dai dẳng đến vậy?

Câu trả lời nằm trong một giả định đơn giản, gắn chặt với cuộc sống của tổ chức và trong hệ thống niềm tin của chính chúng ta rằng con người làm việc hiệu quả nhất theo cách thức vận hành một chiều của máy vi tính: tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài, cùng lúc chạy nhiều chương trình khác nhau. Nói một cách đơn giản, chúng ta đang cố gắng bắt chước hoạt động của các loại máy móc mà mình điều khiển.

Tuy nhiên, con người không giống máy vi tính ở chỗ có tiềm năng lớn mạnh và phát triển về chiều sâu, sự phức tạp và năng lực theo thời gian. Nhưng để khả thi hóa điều này, chúng ta phải tự quản lý chính mình theo cách khéo léo hơn nhiều so với cách thức đang làm hiện tại.

Nhu cầu tồn tại cơ bản nhất là sử dụng và tái tạo năng lượng. Cơ thể chúng ta hoạt động vào ban ngày, ngơi nghỉ vào ban đêm và có thể làm việc với cường độ cao trong một khoảng thời gian có giới hạn, song cuộc sống của chúng ta ngày càng lặng lẽ và đơn điệu. Do làm việc suốt hàng giờ không nghỉ, chúng ta tiêu tốn quá nhiều năng lượng trí tuệ và cảm xúc mà không có sự tái tạo tương ứng, trong khi điều đó không chỉ giúp chúng ta phục hồi sức lực, mà còn thu được nhiều lợi ích khác, bao gồm khả năng sáng tạo đột phá, tầm nhìn sâu rộng, cơ hội suy nghĩ sâu rộng và có đủ thời gian để thẩm thấu những gì mình trải nghiệm. Ngược lại, khi giữ cuộc sống phẳng lỳ với phần lớn thời gian quanh quẩn sau bàn giấy, chúng ta sẽ chẳng tiêu tốn mấy năng lượng thể chất và dần yếu đi. Tình trạng kém hoạt động không chỉ gây hại đối với cơ thể chúng ta, mà còn tác động xấu đến cách chúng ta cảm nhận và suy nghĩ.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luôn Là Cảm Hứng - Phong Cách Sống Hiện Đại PDF của tác giả Tony Schwartz nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

36 Kế Nhân Hòa (Duy Nghiên)
Trong xã hội ngày nay, cơ hội nhiều và thử thách cũng nhiều. Mọi người đều khao khát thành công, tạo dựng sự nghiệp, xây dựng gia đình ổn định. Nhưng muốn có được một chỗ đứng ổn định trong thương trường, xã hội mà không có một hệ thống triết lý, mưu kế xử thế cao siêu thấu đạt lòng người thì rất khó thành công. Nhân sinh xử thế cốt ở chữ "Độ", xử sự đúng phân lượng là cảnh giới tối cao. Cương trực vốn rất tốt nhưng quá cương trực thành gai góc, sắc sảo khiến người ta sợ hãi thì người đời khó chấp nhận. Hòa vốn tốt nhưng nếu chỉ cầu hòa đến đánh mất nguyên tắc, thiếu chủ kiến riêng, nhân nhượng, tất cả chỉ để cầu hòa thì thường bị coi là hèn. Cổ xưa từng nói: Thiên thời không bằng địa lợi. Địa lợi không bằng Nhân hòa. Cuốn ebook 36 Kế Nhân Hòa này nhằm cung cấp cho bạn đọc một ít kỹ xảo xử thế nhân gian, mong rằng có thể giúp bạn thuận buồm xuôi gió thẳng tiến đến thành công. Mục Lục Kế 1. Kế ban ơn Kế 2. Kế vu hồi Tìm mua: 36 Kế Nhân Hòa TiKi Lazada Shopee Kế 3. Kế mượn cớ Kế 4. Kế tấn công cạnh sườn Kế 5 Kế khen thưởng Kế 6 Kế lán tụng Kế 7. Kế kích tướng Kế 8: Kế dát vàng Kế 9: Kế chữa thẹn Kế 10. Kế phủng trường (Kế phò tá) Kế 11. Kế mượn uy danh Kế 12. Kế hóa giải Kế 13. Kế nhượng bộ Kế 14. Kế lự trào Kế 15. Kế nhìn mặt Kế 16. Kế hai mặt Kế 17. Kế đe dọa Kế 18. Kế thăm dò Kế 19. kế nắm đằng chuôi Kế 20. Kế che đậy Kế 21. Mài cho mềm ngâm cho nhũn Kế 22. Kế câu cá Kế 23. Kế hạ đài Kế 24.Kế phản hồi ( nghĩ lại, quay ngược ) Kế 25. Kế ứng biến Kế 26. Kế giả ngu Kế 27. Kế bán khôn mà ăn Kế 28. Kế lộ xấu Kế 29. Kế phản pháo Kế 30. Kế phản ngữ Kế 31. Kế bè đảng Kế 32. Kế đe dọa Kế 33. Kế xuống đài. Kế 34. Kế ám thị Kế 35. Kế đàm phán Kế 36. Kế thăm dòĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 36 Kế Nhân Hòa PDF của tác giả Duy Nghiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
36 Kế Nhân Hòa (Duy Nghiên)
Trong xã hội ngày nay, cơ hội nhiều và thử thách cũng nhiều. Mọi người đều khao khát thành công, tạo dựng sự nghiệp, xây dựng gia đình ổn định. Nhưng muốn có được một chỗ đứng ổn định trong thương trường, xã hội mà không có một hệ thống triết lý, mưu kế xử thế cao siêu thấu đạt lòng người thì rất khó thành công. Nhân sinh xử thế cốt ở chữ "Độ", xử sự đúng phân lượng là cảnh giới tối cao. Cương trực vốn rất tốt nhưng quá cương trực thành gai góc, sắc sảo khiến người ta sợ hãi thì người đời khó chấp nhận. Hòa vốn tốt nhưng nếu chỉ cầu hòa đến đánh mất nguyên tắc, thiếu chủ kiến riêng, nhân nhượng, tất cả chỉ để cầu hòa thì thường bị coi là hèn. Cổ xưa từng nói: Thiên thời không bằng địa lợi. Địa lợi không bằng Nhân hòa. Cuốn ebook 36 Kế Nhân Hòa này nhằm cung cấp cho bạn đọc một ít kỹ xảo xử thế nhân gian, mong rằng có thể giúp bạn thuận buồm xuôi gió thẳng tiến đến thành công. Mục Lục Kế 1. Kế ban ơn Kế 2. Kế vu hồi Tìm mua: 36 Kế Nhân Hòa TiKi Lazada Shopee Kế 3. Kế mượn cớ Kế 4. Kế tấn công cạnh sườn Kế 5 Kế khen thưởng Kế 6 Kế lán tụng Kế 7. Kế kích tướng Kế 8: Kế dát vàng Kế 9: Kế chữa thẹn Kế 10. Kế phủng trường (Kế phò tá) Kế 11. Kế mượn uy danh Kế 12. Kế hóa giải Kế 13. Kế nhượng bộ Kế 14. Kế lự trào Kế 15. Kế nhìn mặt Kế 16. Kế hai mặt Kế 17. Kế đe dọa Kế 18. Kế thăm dò Kế 19. kế nắm đằng chuôi Kế 20. Kế che đậy Kế 21. Mài cho mềm ngâm cho nhũn Kế 22. Kế câu cá Kế 23. Kế hạ đài Kế 24.Kế phản hồi ( nghĩ lại, quay ngược ) Kế 25. Kế ứng biến Kế 26. Kế giả ngu Kế 27. Kế bán khôn mà ăn Kế 28. Kế lộ xấu Kế 29. Kế phản pháo Kế 30. Kế phản ngữ Kế 31. Kế bè đảng Kế 32. Kế đe dọa Kế 33. Kế xuống đài. Kế 34. Kế ám thị Kế 35. Kế đàm phán Kế 36. Kế thăm dòĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 36 Kế Nhân Hòa PDF của tác giả Duy Nghiên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Điều Tạo Nên Số Phận (Maria Shriver)
Tương lai của bạn sẽ ra sao, thành công hay thất bại? Bạn có sẵn sàng chịu thất bại không? Bạn phải chuẩn bị gì để có thể vượt qua những khó khăn, thất bại phía trước? Đây là những điều bạn cần quan tâm và học hỏi trước ngưỡng cửa cuộc đời: - Xác định niềm say mê - Làm việc cho ai và với ai? - Mỗi cách cư xử của ta đều để lại hậu quả Tìm mua: 10 Điều Tạo Nên Số Phận TiKi Lazada Shopee - Sẵn sàng chịu thất bại. - Có nên trông chờ người khác hỗ trợ tài chính? - Tiếng cười. -.. Hãy học hỏi từ cuốn sách này những kinh nghiệm, những điều bạn cần biết trước khi bước vào lời (Lời nhà xuất bản) Lời tựa Tôi chưa bao giờ có ý định viết cuốn sách này. Nó xuất phát từ bài diễn văn mà tôi chưa bao giờ muốn đọc. Tôi tạo ra cả hai vì mặc cảm tội lỗi, đến giờ mà tôi vẫn còn run vì đã làm thế. Để tôi giải thích cho các bạn hiểu. Cách đây hai năm, trường Holy Cross ở Worcester bang Massachusetts mời tôi phát biểu trong lễ phát bằng. Tôi ghét đọc diễn văn, ghét vì sợ. Dù có đọc bao nhiêu bài diễn văn đi nữa thì việc ấy cũng không dễ dàng hơn. Viết gì đây? Tôi thấy căng thẳng trước mấy tháng trời. Sao lại có người muốn nghe những điều tôi nói nhỉ? Phải nói gì bây giờ? Tôi hình dung ra đủ thứ tai họa có thể xảy ra. Lỡ có một con ma xuất hiện khiến tôi dựng tóc gáy lên, rồi thổi bay bài phát biểu của tôi đi thì sao? Chưa hết: lỡ tôi nói nghe như một con đại ngốc thì sao? Nếu tôi từ chối thì sao nhỉ? ( Tôi biết, tôi biết). Nếu sợ tới mức đó, làm sao tôi có gan đứng trước máy quay truyền hình mà ba hoa trước hàng triệu người? Ấy là vì tôi không thể thấy bất kỳ ai trong số họ). Những suy nghĩ và sợ hãi này ám ảnh tôi hàng mấy tuần trước khi phải phát biểu. Thần kinh tôi căng ra. Tôi hốt hoảng, bồn chồn, cáu kỉnh, sợ hãi. Mọi người đều hỏi, “Nếu ghét đến thế, sao từ đầu còn nhận lời phát biểu làm gì?”. À, trong trường hợp này, cũng như thường lệ, tôi đã từ chối ngay. Khi Holy Cross gọi điện, tôi đã muốn cám ơn họ nhiều và nói “Không” một cách lịch sự. Nhưng có một vấn đề nhỏ. Các bạn biết đấy, một trong số bốn ông anh tôi đã học ở Holy Cross. Vợ anh ấy cũng học ở Holy Cross. Cả cha và mẹ tôi đều nhận học vị danh dự của Holy Cross. Và nếu thấy thế vẫn còn chưa đủ, thì cả chú tôi cũng vậy khi ông còn làm Tổng thống Hoa Kỳ. Vị hiệu trưởng nhà trường nêu tất cả những điểm trên trong lá thư viết cho tôi. Ông liệt kê chúng theo cách mà một linh mục Thiên chúa giáo đầy kinh nghiệm thường dùng để đạt được điều mình muốn, chơi đùa với mặc cảm tội lỗi của tôi cứ như đang thổi một ống sáo kim vậy. Bức thư của ông ta là phương án A. Còn có phương án B nữa- yêu cầu các thành viên trong gia đình phải làm sao cho tôi hiểu, việc đọc bài diễn văn này đối với tôi quan trọng ghê gớm tới mức nào. Anh tôi gọi điện dọa tôi. Ui cha! Rồi mẹ tôi tham gia ý kiến. Tôi ấp úng, ậm ừ. Cũng giống mọi kẻ nhát gan thành thạo khác, tôi tránh né suốt mấy tháng trời. Thế là, Holy Cross thực hiện phương án C. Họ viết cho tôi một bức thư ngắn nói rằng, thực ra, vì không thấy tôi trả lời, họ phải tiếp tục công việc. Ban giám hiệu rất thất vọng, toàn bộ giảng viên rất thất vọng, và dĩ nhiên, các sinh viên chắc phải thất vọng khủng khiếp. Nhưng rõ ràng là tôi không thể hứa, nên họ phải tìm xem có ai khác coi đó là một niềm vinh dự lớn không. Tôi gọi cho mẹ. tôi gọi cho ông anh. Mọi người đều nói, nếu tôi sợ phát biểu đến mức ấy thì thôi, không sao- nhưng ôi trời ơi, họ cũng thất vọng lắm. Thế là hiệu nghiệm. Tất cả các phương án đều hiệu nghiệm. Đúng như các phương án ấy không thể hiện ra ngoài, mặc cảm tội lỗi lớn dần trong tôi, áp lực tăng dần - cho tới khi quyết tâm của tôi vỡ tung. Các vị ĐÚNG, tất cả các vị!. Tôi thật là một người đáng ghét, vô dụng, nhút nhát khi từ chối phát biểu! Và thế là trước khi kịp nhận ra, tôi đã khẩn cầu Holy Cross làm ơn cho tôi được phát biểu trong lễ phát bằng. Ngay khi h ọ đồng ý, tôi phát đau bao tử và quay trở lại tình trạng cực kỳ căng thẳng trước khi phát biểu. Có lẽ tôi vẫn có thể chuồn. tôi có thể đề nghị hãng NBC cử tôi đi chiến trường Nam Tư vào đúng hôm đó. Tôi có thể nói một đứa con của tôi bị ốm. Hoặc: “ Rất lấy làm tiếc. Tôi phải đi phỏng vấn Đức giáo hoàng”. Chắc chắn một trường Thiên chúa giáo sẽ cho tôi phép miễn trừ vì lý do đó. Tiếc thay, không kịch bản nào do tôi hình dung ra có thể xóa đi mặc cảm tội lỗi mà tôi biết mình sẽ cảm thấy, nếu không chịu xuất đầu lộ diện. Thú thật, tôi đã sái cả cổ vì cứ đi tới đi lui suy nghĩ. Rốt cuộc, tôi thôi không kháng cự nữa mà bắt tay vào hành động. Qua nhiều năm dài đối diện với nỗi sợ hãi, tôi đã học được cách duy nhất để đối phó là mở đường đi thẳng qua nó. Tôi bứt đầu suy nghĩ. Tôi có thể nói gì với những đứa trẻ sắp rời ghế nhà trường để bước vào đời này nhỉ? Nhớ khi tốt nghiệp ở tuổi hai mươi mốt - hình như tôi đã có quá nhiều quyền chọn lựa mà lại biết quá ít về những điều thực sự sẽ xảy đến với mình. Tôi bắt đầu tự hỏi không biết đời tôi có khác đi không nếu chỉ cần tôi biết được điều NÀY, hoặc điều KIA khi ra trường. Ngay sau đó, tôi đã có trong tay một danh sách những điều NÀY, điều KIA, và một đề tài cho bài diễn văn. Nào, thử xem! Có lẽ tôi đã có thứ đủ làm cho bọn trẻ này quan tâm để ngưng chuyền bia và champagne mà chú ý lắng nghe. Trong ghi chép của tôi toàn những thứ mà tôi ước giá mình được học trước khi bước vào cuộc đời thực. Tôi viết, viết và viết, thật thú vị. Và tôi đã biết đó là bài diễn văn hay khi tôi đọc nó ở một mỹ viện, nghe xong, mọi người đã khóc và xin bản photo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Điều Tạo Nên Số Phận PDF của tác giả Maria Shriver nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Điều Tạo Nên Số Phận (Maria Shriver)
Tương lai của bạn sẽ ra sao, thành công hay thất bại? Bạn có sẵn sàng chịu thất bại không? Bạn phải chuẩn bị gì để có thể vượt qua những khó khăn, thất bại phía trước? Đây là những điều bạn cần quan tâm và học hỏi trước ngưỡng cửa cuộc đời: - Xác định niềm say mê - Làm việc cho ai và với ai? - Mỗi cách cư xử của ta đều để lại hậu quả Tìm mua: 10 Điều Tạo Nên Số Phận TiKi Lazada Shopee - Sẵn sàng chịu thất bại. - Có nên trông chờ người khác hỗ trợ tài chính? - Tiếng cười. -.. Hãy học hỏi từ cuốn sách này những kinh nghiệm, những điều bạn cần biết trước khi bước vào lời (Lời nhà xuất bản) Lời tựa Tôi chưa bao giờ có ý định viết cuốn sách này. Nó xuất phát từ bài diễn văn mà tôi chưa bao giờ muốn đọc. Tôi tạo ra cả hai vì mặc cảm tội lỗi, đến giờ mà tôi vẫn còn run vì đã làm thế. Để tôi giải thích cho các bạn hiểu. Cách đây hai năm, trường Holy Cross ở Worcester bang Massachusetts mời tôi phát biểu trong lễ phát bằng. Tôi ghét đọc diễn văn, ghét vì sợ. Dù có đọc bao nhiêu bài diễn văn đi nữa thì việc ấy cũng không dễ dàng hơn. Viết gì đây? Tôi thấy căng thẳng trước mấy tháng trời. Sao lại có người muốn nghe những điều tôi nói nhỉ? Phải nói gì bây giờ? Tôi hình dung ra đủ thứ tai họa có thể xảy ra. Lỡ có một con ma xuất hiện khiến tôi dựng tóc gáy lên, rồi thổi bay bài phát biểu của tôi đi thì sao? Chưa hết: lỡ tôi nói nghe như một con đại ngốc thì sao? Nếu tôi từ chối thì sao nhỉ? ( Tôi biết, tôi biết). Nếu sợ tới mức đó, làm sao tôi có gan đứng trước máy quay truyền hình mà ba hoa trước hàng triệu người? Ấy là vì tôi không thể thấy bất kỳ ai trong số họ). Những suy nghĩ và sợ hãi này ám ảnh tôi hàng mấy tuần trước khi phải phát biểu. Thần kinh tôi căng ra. Tôi hốt hoảng, bồn chồn, cáu kỉnh, sợ hãi. Mọi người đều hỏi, “Nếu ghét đến thế, sao từ đầu còn nhận lời phát biểu làm gì?”. À, trong trường hợp này, cũng như thường lệ, tôi đã từ chối ngay. Khi Holy Cross gọi điện, tôi đã muốn cám ơn họ nhiều và nói “Không” một cách lịch sự. Nhưng có một vấn đề nhỏ. Các bạn biết đấy, một trong số bốn ông anh tôi đã học ở Holy Cross. Vợ anh ấy cũng học ở Holy Cross. Cả cha và mẹ tôi đều nhận học vị danh dự của Holy Cross. Và nếu thấy thế vẫn còn chưa đủ, thì cả chú tôi cũng vậy khi ông còn làm Tổng thống Hoa Kỳ. Vị hiệu trưởng nhà trường nêu tất cả những điểm trên trong lá thư viết cho tôi. Ông liệt kê chúng theo cách mà một linh mục Thiên chúa giáo đầy kinh nghiệm thường dùng để đạt được điều mình muốn, chơi đùa với mặc cảm tội lỗi của tôi cứ như đang thổi một ống sáo kim vậy. Bức thư của ông ta là phương án A. Còn có phương án B nữa- yêu cầu các thành viên trong gia đình phải làm sao cho tôi hiểu, việc đọc bài diễn văn này đối với tôi quan trọng ghê gớm tới mức nào. Anh tôi gọi điện dọa tôi. Ui cha! Rồi mẹ tôi tham gia ý kiến. Tôi ấp úng, ậm ừ. Cũng giống mọi kẻ nhát gan thành thạo khác, tôi tránh né suốt mấy tháng trời. Thế là, Holy Cross thực hiện phương án C. Họ viết cho tôi một bức thư ngắn nói rằng, thực ra, vì không thấy tôi trả lời, họ phải tiếp tục công việc. Ban giám hiệu rất thất vọng, toàn bộ giảng viên rất thất vọng, và dĩ nhiên, các sinh viên chắc phải thất vọng khủng khiếp. Nhưng rõ ràng là tôi không thể hứa, nên họ phải tìm xem có ai khác coi đó là một niềm vinh dự lớn không. Tôi gọi cho mẹ. tôi gọi cho ông anh. Mọi người đều nói, nếu tôi sợ phát biểu đến mức ấy thì thôi, không sao- nhưng ôi trời ơi, họ cũng thất vọng lắm. Thế là hiệu nghiệm. Tất cả các phương án đều hiệu nghiệm. Đúng như các phương án ấy không thể hiện ra ngoài, mặc cảm tội lỗi lớn dần trong tôi, áp lực tăng dần - cho tới khi quyết tâm của tôi vỡ tung. Các vị ĐÚNG, tất cả các vị!. Tôi thật là một người đáng ghét, vô dụng, nhút nhát khi từ chối phát biểu! Và thế là trước khi kịp nhận ra, tôi đã khẩn cầu Holy Cross làm ơn cho tôi được phát biểu trong lễ phát bằng. Ngay khi h ọ đồng ý, tôi phát đau bao tử và quay trở lại tình trạng cực kỳ căng thẳng trước khi phát biểu. Có lẽ tôi vẫn có thể chuồn. tôi có thể đề nghị hãng NBC cử tôi đi chiến trường Nam Tư vào đúng hôm đó. Tôi có thể nói một đứa con của tôi bị ốm. Hoặc: “ Rất lấy làm tiếc. Tôi phải đi phỏng vấn Đức giáo hoàng”. Chắc chắn một trường Thiên chúa giáo sẽ cho tôi phép miễn trừ vì lý do đó. Tiếc thay, không kịch bản nào do tôi hình dung ra có thể xóa đi mặc cảm tội lỗi mà tôi biết mình sẽ cảm thấy, nếu không chịu xuất đầu lộ diện. Thú thật, tôi đã sái cả cổ vì cứ đi tới đi lui suy nghĩ. Rốt cuộc, tôi thôi không kháng cự nữa mà bắt tay vào hành động. Qua nhiều năm dài đối diện với nỗi sợ hãi, tôi đã học được cách duy nhất để đối phó là mở đường đi thẳng qua nó. Tôi bứt đầu suy nghĩ. Tôi có thể nói gì với những đứa trẻ sắp rời ghế nhà trường để bước vào đời này nhỉ? Nhớ khi tốt nghiệp ở tuổi hai mươi mốt - hình như tôi đã có quá nhiều quyền chọn lựa mà lại biết quá ít về những điều thực sự sẽ xảy đến với mình. Tôi bắt đầu tự hỏi không biết đời tôi có khác đi không nếu chỉ cần tôi biết được điều NÀY, hoặc điều KIA khi ra trường. Ngay sau đó, tôi đã có trong tay một danh sách những điều NÀY, điều KIA, và một đề tài cho bài diễn văn. Nào, thử xem! Có lẽ tôi đã có thứ đủ làm cho bọn trẻ này quan tâm để ngưng chuyền bia và champagne mà chú ý lắng nghe. Trong ghi chép của tôi toàn những thứ mà tôi ước giá mình được học trước khi bước vào cuộc đời thực. Tôi viết, viết và viết, thật thú vị. Và tôi đã biết đó là bài diễn văn hay khi tôi đọc nó ở một mỹ viện, nghe xong, mọi người đã khóc và xin bản photo.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Điều Tạo Nên Số Phận PDF của tác giả Maria Shriver nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.