Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Những Câu Chuyện Khoa Học Hiện Đại (Phạm Việt Hưng)

Nếu bạn là người quan tâm đến số phận của vũ trụ, trong đó có số phận của chính bạn và tôi, hẳn là bạn sẽ phải thích thú với bài báo của Micheal Lemonick trên tạp chí TIMES ngày 25 tháng 06 năm 2001, nhan đề “How The Universe Will End” (Vũ trụ sẽ kết thúc ra sao). Nội dung bài báo này nói về “ngày tận thế của vũ trụ”, về cái ngày vũ trụ sẽ không còn tồn tại nữa, mọi thứ sẽ hoá ra hư không.

Xin nói ngay rằng đây không phải là “ngày phán xử cuối cùng” trong Kinh Thánh. Không ai có tội lỗi gì ở đây cả. Đây là một lý thuyết khách quan về những quy luật tất yếu của vũ trụ, một lý thuyết hoàn toàn mới của vũ trụ học, ra đời đúng vào phút bản lề chuyển sang thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới.

Để thấy rõ cái mới trong lý thuyết này, bạn phải biết rằng trước đây vài ba năm, các nhà vũ trụ học không tiên đoán số phận vũ trụ như thế. Mặc dù từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng vũ trụ dãn nở, nhưng không mấy ai nghĩ rằng vũ trụ sẽ dãn nở mãi mãi. Bởi lẽ như thế thì bức tranh tương lai của vũ trụ quá bi đát: Nếu dãn nở mãi mãi thì điều tất yếu là vũ trụ sẽ loãng dần, mật độ vật chất trong vũ trụ sẽ tiến tới 0, và vũ trụ sẽ tiêu vong.

Để tránh sự tiêu vong đó, các nhà vũ trụ học nghĩ ra nhiều mô hình về tương lai của vũ trụ. Các mô hình này đều tuỳ thuộc vào yếu tố mật độ vật chất trong vũ trụ.

Nếu mật độ vật chất quá nhỏ, lực hấp dẫn sẽ không đủ để giữ vật chất ở lại với nhau, khi đó cơn ác mộng vũ trụ dãn nở mãi mãi sẽ là hiện thực. Vật chất hiện nay mà chúng ta nhìn thấy, như các ngôi sao, các thiên hà, các cụm thiên hà, v.v. quả thật là quá ít so với số lượng cần thiết theo tính toán để giữ cho vũ trụ tồn tại được ít nhất ở mức như thiện nay. Vì thế các nhà khoa học quả quyết rằng ắt phải có những dạng vật chất bí ẩn - gọi là vật chất tối (dark matter) - mà khoa học chưa hề biết đã đóng vai trò chủ yếu vào việc giữ cho vũ trụ tồn tại. Việc thăm dò tìm kiếm những dạng vật chất tối này là một trong những đề tài quan trọng nhất của vũ trụ học và vật lý học hiện đại. Nhiều nhà khoa học tin rằng, những dạng vật chất tối đó có thể chiếm một tỷ lệ cực lớn so với vật chất nhìn thấy, và do đó tổng khối lượng vật chất trong vũ trụ sẽ tạo ra một lực hãm đủ mạnh để hãm dần tốc độ dãn nở của vũ trụ chậm lại, v.v. Tìm mua: Những Câu Chuyện Khoa Học Hiện Đại TiKi Lazada Shopee

Nhưng đùng một cái, năm 1998, tin tức phát đi từ California, Mỹ, đã làm toàn thế giới khoa học sửng sốt: những số liệu đo đạc và tính toán mới nhất của nhóm các nhà thiên văn dưới sự lãnh đạo của Perl Mutter tại Lawrence Berkeley Laboratory về các vụ nổ của các siêu-tân-tinh (supernova) dạng Ia cho thấy vũ trụ không hề dãn nở chậm lại như người ta hy vọng, mà ngược lại ngày càng nhanh lên. Nói cách khác, vũ trụ dãn nở với gia tốc. Điều này có nghĩa là chẳng có gì có thể kìm hãm đà dãn nở của vũ trụ được, và rằng cơn ác mộng vũ trụ dãn nở mãi mãi có thể sẽ là một hiện thực!

Bản thân tôi bị choáng váng bởi thông tin này, bởi tôi là kẻ yêu đời, ước mong sao cho thế gian tồn tại mãi mãi. Chắc bạn còn nhớ bản nhạc “The End of the World” của The Carpenters? Lới bài hát thật tuyệt vời:

“Do they know it’s the end of the world,

It ended when you said good-bye …“

(Chúng có biết chăng thế gian này đã đến

phút tận cùng kể từ ngày em nói lời chia tay …).

Thế đấy, chỉ có những người thất vọng vì tình ái mới có thể chấp nhận thế giới kết thúc. Còn tôi, tôi lo lắng cho số phận của vũ trụ, mặc dù theo lý thuyết vũ trụ mới mẻ nói trên, “Kỷ Đen Tối” (Dark Era) - tức là lúc vũ trụ chỉ còn một màn đêm tuyệt đối vì chẳng còn ngôi sao nào nóng bỏng chiếu sáng nữa - cũng còn phải mất một thời gian rất lâu nữa mới xẩy ra. Chắc chắn là lúc đó chúng ta không còn trên thế gian này nữa, và không chắc toàn bộ loài người lúc đó còn tồn tại nữa, vậy mà tôi vẫn thấy hồi hộp!

Vì thế tôi quyết định đem câu chuyện này tâm sự với một người bạn, một chuyên gia vật lý lý thuyết mà tôi rất kính nể. Nhưng anh dội cho tôi một gáo nước lạnh: “Làm gì có chuyện đó, làm gì có chuyện vũ trụ dãn nở gia tốc, chuyện ở đâu ra vậy?”. Tôi ngẩn người, thuật lại đầu đuôi mọi chuyện, dẫn chứng sách vở khá chi tiết. Vậy mà anh vẫn nhất định không chịu, khăng khăng nói rằng đó là chuyện vô lý, và bản thân anh chưa từng đọc thông tin ấy ở bất kỳ đâu, kể cả trên sách vở, báo chí, lẫn Internet.

Tôi buồn quá, không tranh luận nữa, vì thực tế tôi chỉ định hỏi ý kiến anh, mong anh có những luận cứ khoa học giúp tôi hiểu rõ vấn đề hơn mà thôi. Và lúc đó tôi chợt nhận ra rằng vấn đề thông tin khoa học quan trọng thật. Tôi chẳng qua là may mắn đã có thông tin khá đầy đủ về sự kiện nói trên, cả trên báo, trên sách, lẫn trên Internet, nên mới biết rõ hơn anh một chút mà thôi. Có thể bạn tôi mải mê dạy học suốt ngày nên không có điều kiện nắm bắt thông tin mới chăng?

Nhiều người hiện nay tuyên bố khá tự tin rằng trong thời buổi thông tin Internet, bất kể điều gì cũng có thể nắm bắt được hết, miễn là có một chiếc computer nối mạng. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng 50% thôi. Internet quả thật là một biển thông tin vô hạn, nhưng chắc chắn không phải có sẵn và đầy đủ mọi thông tin mà bạn cần biết, ít nhất đó cũng là kinh nghiệm của bản thân tôi và của rất nhiều người sử dụng internet khác. Sách báo vẫn là những thứ không thể có gì thay thế được, đặc biệt những sách báo kinh điển. Thí dụ: Một phát minh được loan báo trên Internet đồng thời được in trên một ấn bản hàn lâm định kỳ truyền thống, thì xin thưa rằng văn bản in trên ấn bản đó mới được coi là văn bản gốc, chính thức. Vả lại chắc gì bạn đã dễ dàng khai thác được một thông tin quý báu trên Internet nếu bạn không “đánh hơi” được nguồn của nó. Cách thu thập thông tin tốt nhất vẫn là cách tổng hợp mọi nguồn thông tin, trong đó sách báo vẫn đóng một vai trò rất quan trọng. Những người vội tin rằng thời đại Internet sẽ chôn vùi sách báo có lẽ đã nhầm. Sách báo chắc chắn còn sống mãi cùng với loài người, thậm chí ngày càng phát triển hơn. Xét cho cùng, các hình thức thông tin khác nhau không loại trừ lẫn nhau, mà chúng bổ xung cho nhau.

Vì thế tôi quyết định gửi những bài báo của tôi đã được đăng trong nước đến nhà xuất bản, chủ yếu bao gồm những câu chuyện khoa học hiện đại. Hy vọng những thông tin trong cuốn sách này sẽ thật sự bổ ích với độc giả, vì hầu hết đó là những thông tin về những khám phá, phát minh khoa học và công nghệ mới nhất trong vài năm gần đây, tất nhiên trong đó có những phần liên quan đến câu chuyện vũ trụ nói trên.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Câu Chuyện Khoa Học Hiện Đại PDF của tác giả Phạm Việt Hưng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vũ Trụ Và Hoa Sen (Trịnh Xuân Thuận)
1)Về tác giả Trịnh Xuân Thuận (sinh năm 1948) là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội. 2) Về tác phẩm: Trong cuốn sách này, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Trịnh Xuân Thuận sẽ trả lời những câu hỏi hấp dẫn trên và nhiều câu hỏi khác nữa theo những trải nghiệm riêng của bản thân ông. Số phận đã đặt ông vào nơi hợp lưu của ba nền văn hoá: xuất thân từ một gia đình nho giáo Việt Nam thấm đẫm truyền thống Phật giáo và Khổng giáo, ông đã được hưởng trọn vẹn nền giáo dục Pháp, và được đào tạo về khoa học theo kiểu Mỹ. Một sự giàu có và đa dạng như thế về các quan điểm đã cho phép GS. Trịnh Xuân Thuận cung cấp cho chúng ta, không phải những câu trả lời cao siêu dựa trên vốn kiến thức uyên thâm của ông, mà là những suy tư mà ai cũng có thể tiếp cận được, chúng cho phép chúng ta tham gia vào cuộc phiêu lưu vĩ đại của vật lý thiên văn từ hơn một thế kỷ nay. Giữa Vũ trụ, mà khoa học mỗi ngày lại hé lộ thêm với chúng ta, và "Hoa sen" của minh triết phương Đông, Trịnh Xuân Thuận đã mời gọi chúng ta hãy mượn con đường trí tuệ rộng mở. Tìm mua: Vũ Trụ Và Hoa Sen TiKi Lazada Shopee 3) Mục lục Lời nhà xuất bản PhẦn I TÔI LÀ AI: SỰ HỢP LƯU CỦA BA NỀN VĂN HÓA Một nền giáo dục kiểu Pháp Kế thừa truyền thống Nho giáo Cuộc chiến tranh chống Mỹ Thời niên thiếu hạnh phúc và chăm chỉ Tướng De Gaulle đã gửi tôi sang Thụy Sĩ như thế nào... và tuyết đã khiến tôi chọn mặt trời California ra sao Những giáo sư ngoại hạng Cái bóng của Hubble Những bước chập chững nghiên cứu đầu tiên Một xã hội sôi động Học cách nghiên cứu Cha đẻ của kính thiên văn không gian Hubble Tiếng gọi của bầu trời Trở về quê hương đang chiến tranh Đi tìm tương lai của vũ trụ Tin xấu từ Việt Nam Thomas Jefferson và Đại học Virginia Tại sao lại là nước Mỹ? Khi điều không thể tin được xảy ra Từ các thiên hà sơ sinh tới vật chất tối của vũ trụ Cuộc sống của một nhà nghiên cứu không còn như xưa Tại sao tôi sử dụng tiếng Pháp, tại sao tôi lại viết cho công chúng Trở lại quê hương Con người và số phận của nó PHẦN II TÔI NGHIÊN CỨU GÌ: KHOA HỌC Ở MỌI TRẠNG THÁI CỦA NÓ Thế giới không phải là một giấc mơ và ánh sáng là sứ giả của nó Thế giới tuyệt đẹp... và có trật tự Linh hồn của các định luật Hai cấp độ của thực tại Các định luật vật lí được phát hiện hay phát minh? Thiên nhiên nói bằng toán học Chớp sáng khoa học Định kiến khoa học và tri thức khách quan Trò lừa của Sokal Phương pháp khoa học Giai điệu bí ẩn của vũ trụ Vẻ đẹp của một lí thuyết Vũ trụ tất định, quy giản của Newton và Laplace Sự thâm nhập của thời gian và lịch sử Hỗn độn đem lại tự do cho tự nhiên Sự nhòe mờ lượng tử Tái hồi liên minh giữa con người và vũ trụ PHẦN III TÔI TIN GÌ: LƯỢNG TỬ VÀ HOA SEN Khoa học không có gì để nói về cách chúng ta sống Khoa học và Phật giáo: nơi giao cắt của những con đường “Hãy xem xét sự đúng đắn trong các lời dạy của ta...” Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng Con lắc Foucault Con đẻ của các vì sao và anh em với cá heo Tính không: sự thiếu vắng một thực tại nội tại Vô thường ở ngay trong lòng thực tại Bóng ma Copernicus và nguyên lí vị nhân Ngẫu nhiên hay tất yếu? Con người và vũ trụ cộng sinh chặt chẽ Nguyên lí sáng tạo hay vũ trụ không có điểm khởi đầu? Các làn sóng ý thức hay các gói nơron? Bức bích họa vũ trụ vĩ đại về nguồn gốc của chúng ta, nguồn cảm hứng và minh triết Trách nhiệm của nhà khoa học Liệu sáng tạo khoa học có cần phải được kiểm soát? Biết chưa đủ để hiểu thấu thực tại Khoa học cho tôi tự do 4) Điểm nhấn “...Khoa học về bản chất của vũ trụ, về nguồn gốc và tương lai của nó thực sự nói với chúng ta điều gì? Do nguyên nhân bí ẩn nào mà ngôn ngữ toán học, một sáng tạo thuần túy của trí óc con người, lại tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc mô tả các hiện tượng vật lý, từ những cái vô cùng bé tới những cái vô cùng lớn? Nếu quả thật tồn tại một trật tự của thế giới, thì những cái mà vật lý lượng tử và thuyết tương đối nói với chúng ta liệu có tương thích với những điều mà đạo Phật truyền giảng? Và chúng ta có thể rút ra những kết luận gì về cuộc sống riêng của chúng ta?” (Vũ trụ và hoa sen, Trịnh Xuân Thuận, Phạm Văn Thiều, Phạm Nguyễn Việt Hưng, NXB Tri thức, 2013).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trịnh Xuân Thuận":Những Con Đường Của Ánh Sáng - Tập 1Những Con Đường Của Ánh Sáng - Tập 2Giai Điệu Bí Ẩn Và Con Người Đã Tạo Ra Vũ TrụKhát Vọng Tới Cái Vô HạnHỗn Độn Và Hài HòaTrò Chuyện Với Nhà Vật Lý Thiên Văn Trịnh Xuân ThuậnVũ Trụ Và Hoa SenĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Trụ Và Hoa Sen PDF của tác giả Trịnh Xuân Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vũ Trụ Và Hoa Sen (Trịnh Xuân Thuận)
1)Về tác giả Trịnh Xuân Thuận (sinh năm 1948) là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội. 2) Về tác phẩm: Trong cuốn sách này, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Trịnh Xuân Thuận sẽ trả lời những câu hỏi hấp dẫn trên và nhiều câu hỏi khác nữa theo những trải nghiệm riêng của bản thân ông. Số phận đã đặt ông vào nơi hợp lưu của ba nền văn hoá: xuất thân từ một gia đình nho giáo Việt Nam thấm đẫm truyền thống Phật giáo và Khổng giáo, ông đã được hưởng trọn vẹn nền giáo dục Pháp, và được đào tạo về khoa học theo kiểu Mỹ. Một sự giàu có và đa dạng như thế về các quan điểm đã cho phép GS. Trịnh Xuân Thuận cung cấp cho chúng ta, không phải những câu trả lời cao siêu dựa trên vốn kiến thức uyên thâm của ông, mà là những suy tư mà ai cũng có thể tiếp cận được, chúng cho phép chúng ta tham gia vào cuộc phiêu lưu vĩ đại của vật lý thiên văn từ hơn một thế kỷ nay. Giữa Vũ trụ, mà khoa học mỗi ngày lại hé lộ thêm với chúng ta, và "Hoa sen" của minh triết phương Đông, Trịnh Xuân Thuận đã mời gọi chúng ta hãy mượn con đường trí tuệ rộng mở. Tìm mua: Vũ Trụ Và Hoa Sen TiKi Lazada Shopee 3) Mục lục Lời nhà xuất bản PhẦn I TÔI LÀ AI: SỰ HỢP LƯU CỦA BA NỀN VĂN HÓA Một nền giáo dục kiểu Pháp Kế thừa truyền thống Nho giáo Cuộc chiến tranh chống Mỹ Thời niên thiếu hạnh phúc và chăm chỉ Tướng De Gaulle đã gửi tôi sang Thụy Sĩ như thế nào... và tuyết đã khiến tôi chọn mặt trời California ra sao Những giáo sư ngoại hạng Cái bóng của Hubble Những bước chập chững nghiên cứu đầu tiên Một xã hội sôi động Học cách nghiên cứu Cha đẻ của kính thiên văn không gian Hubble Tiếng gọi của bầu trời Trở về quê hương đang chiến tranh Đi tìm tương lai của vũ trụ Tin xấu từ Việt Nam Thomas Jefferson và Đại học Virginia Tại sao lại là nước Mỹ? Khi điều không thể tin được xảy ra Từ các thiên hà sơ sinh tới vật chất tối của vũ trụ Cuộc sống của một nhà nghiên cứu không còn như xưa Tại sao tôi sử dụng tiếng Pháp, tại sao tôi lại viết cho công chúng Trở lại quê hương Con người và số phận của nó PHẦN II TÔI NGHIÊN CỨU GÌ: KHOA HỌC Ở MỌI TRẠNG THÁI CỦA NÓ Thế giới không phải là một giấc mơ và ánh sáng là sứ giả của nó Thế giới tuyệt đẹp... và có trật tự Linh hồn của các định luật Hai cấp độ của thực tại Các định luật vật lí được phát hiện hay phát minh? Thiên nhiên nói bằng toán học Chớp sáng khoa học Định kiến khoa học và tri thức khách quan Trò lừa của Sokal Phương pháp khoa học Giai điệu bí ẩn của vũ trụ Vẻ đẹp của một lí thuyết Vũ trụ tất định, quy giản của Newton và Laplace Sự thâm nhập của thời gian và lịch sử Hỗn độn đem lại tự do cho tự nhiên Sự nhòe mờ lượng tử Tái hồi liên minh giữa con người và vũ trụ PHẦN III TÔI TIN GÌ: LƯỢNG TỬ VÀ HOA SEN Khoa học không có gì để nói về cách chúng ta sống Khoa học và Phật giáo: nơi giao cắt của những con đường “Hãy xem xét sự đúng đắn trong các lời dạy của ta...” Sự phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng Con lắc Foucault Con đẻ của các vì sao và anh em với cá heo Tính không: sự thiếu vắng một thực tại nội tại Vô thường ở ngay trong lòng thực tại Bóng ma Copernicus và nguyên lí vị nhân Ngẫu nhiên hay tất yếu? Con người và vũ trụ cộng sinh chặt chẽ Nguyên lí sáng tạo hay vũ trụ không có điểm khởi đầu? Các làn sóng ý thức hay các gói nơron? Bức bích họa vũ trụ vĩ đại về nguồn gốc của chúng ta, nguồn cảm hứng và minh triết Trách nhiệm của nhà khoa học Liệu sáng tạo khoa học có cần phải được kiểm soát? Biết chưa đủ để hiểu thấu thực tại Khoa học cho tôi tự do 4) Điểm nhấn “...Khoa học về bản chất của vũ trụ, về nguồn gốc và tương lai của nó thực sự nói với chúng ta điều gì? Do nguyên nhân bí ẩn nào mà ngôn ngữ toán học, một sáng tạo thuần túy của trí óc con người, lại tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc mô tả các hiện tượng vật lý, từ những cái vô cùng bé tới những cái vô cùng lớn? Nếu quả thật tồn tại một trật tự của thế giới, thì những cái mà vật lý lượng tử và thuyết tương đối nói với chúng ta liệu có tương thích với những điều mà đạo Phật truyền giảng? Và chúng ta có thể rút ra những kết luận gì về cuộc sống riêng của chúng ta?” (Vũ trụ và hoa sen, Trịnh Xuân Thuận, Phạm Văn Thiều, Phạm Nguyễn Việt Hưng, NXB Tri thức, 2013).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Trịnh Xuân Thuận":Những Con Đường Của Ánh Sáng - Tập 1Những Con Đường Của Ánh Sáng - Tập 2Giai Điệu Bí Ẩn Và Con Người Đã Tạo Ra Vũ TrụKhát Vọng Tới Cái Vô HạnHỗn Độn Và Hài HòaTrò Chuyện Với Nhà Vật Lý Thiên Văn Trịnh Xuân ThuậnVũ Trụ Và Hoa SenĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vũ Trụ Và Hoa Sen PDF của tác giả Trịnh Xuân Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần 3 (Jeremy Rifkin)
Hai cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mang đến những tiến bộ vượt bậc và vĩ đại trong lịch sử nhân loại bằng việc sử dụng động cơ hơi nước, động cơ đốt trong và sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu mỏ, hoá chất, thép và điện lực. Nhưng thực tế, nhân loại và mọi nền kinh tế đang quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng có hạn và đang suy tàn ở mức báo dộng của Trái Đất. Từ việc khai thác vô tội vạ những nguồn tài nguyên của môi trường, đến việc sản xuất hàng hoá hay những hành dộng đơn giản như ăn uống và hấp thụ để góp phần tạo ra sự phát thải CO2 và những loại khí cùng chất thải gây ô nhiễm - với số lượng ngày một gia tăng gây nên hiện trạng quá tải cho việc tái tạo của bầu sinh quyển. Cuốn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III này sẽ cung cấp cho chúng ta những phân tích về thực trạng hiện nay của môi trường cũng như sự tồn vong của trái đất. Thông quá đó, chúng ta sẽ biết được vai trò tất yếu của việc phát dộng một cuộc cách mạng mới. Một cuộc cách mạng trong đó, mọi người đều có thể tự tạo ra những nhà máy phát điện mini tại nhà hoặc tại cơ quan bằng việc sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo - từ nguồn năng lượng thiên nhiên vô hạn như nước, gió, và mặt trời...Tận dụng công nghệ hydro và Internet để lưu trữ, chia sẻ và phân phát năng lượng một cách rộng rãi dồng thời thay đổi các loại phương tiện hiện tại thành phương tiện sử dụng pin nhiên liệu có thể mua và bán điện thông qua một lưới điện thông minh. Tất cả sẽ tạo nên một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ III - một hành trình nỗ lực để cải cách năng lượng xanh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần 3 PDF của tác giả Jeremy Rifkin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Vượn Trần Trụi (Desmond Morris)
CUỐN SÁCH MÀ KHÔNG CON VẬT NGƯỜI NÀO DÁM BỎ QUA. Ở đây là con Vượn Trần trụi với tất cả những gì nền tảng nhất của nó - trong tình yêu, trong công việc và trong chiến tranh. Tìm hiểu con vật người đúng như bản chất vốn có của nó: là họ hàng của những con vượn, bị cởi bỏ khỏi cái mã văn minh bề ngoài khi chúng ta nhìn nó tán tỉnh bạn tình, yêu đương, ngủ, giao tiếp xã hội, chải chuốt, chơi trò chơi gia đình. Tác phẩm kinh điển của nhà động vật học Desmond Morris, cùng với Nguồn gốc muôn loài của Darwin, đã thể hiện con người không phải như một thiên thần sa ngã mà là một con vượn mới lên ngôi, đầy dẻo dai, nghị lực và trí tưởng tượng, tuy vậy vẫn chỉ là một con vật đang có nguy cơ quên mất nguồn gốc của mình. Với sự hiểu biết thấu suốt vào các căn nguyên, cuộc sống tình dục, các thói quen của con người và các ràng buộc đáng ngạc nhiên của chúng ta với thế giới động vật, tác phẩm ăn khách nhưng cũng gây vô vàn tranh cãi Vượn trần trụi là cột mốc lớn trên chặng đường con người tìm hiểu bản thân mình. Desmond Morris sinh năm 1928 tại Wiltshire. Sau khi tốt nghiệp Đại học Birmingham chuyên ngành động vật học, ông đạt được học vị tiến sĩ tại Đại học Oxford. Năm 1959, ông trở thành người phụ trách bộ phận động vật có vú tại Vườn thú London và giữ chức vụ này trong tám năm. Ông là tác giả của khoảng năm mươi bài báo khoa học và bảy cuốn sách trước khi hoàn thành cuốn Vượn trần trụi năm 1967, bán được hơn 10 triệu bản khắp thế giới và được dịch sang rất nhiều thứ tiếng. Ông cũng thực hiện nhiều chương trình truyền hình và phim về tập tính của người và động vật. Cách tiếp cận thân thiện, dễ hiểu khiến ông trở thành nổi tiếng với cả người lớn và trẻ em. Trong số loạt tác phẩm quen thuộc của ông có: Tìm mua: Vượn Trần Trụi TiKi Lazada Shopee Sinh học và nghệ thuậtĐộng vật có vú: Chỉ dẫn về các loài còn sinh tồnNgười và rắn (đồng tác giả)Người và vượn (đồng tác giả)Người và gấu trúc (đồng tác giả)Thời đại vườn thúTập tính học linh trưởng (biên soạn)Vườn thú ngườiCác kiểu tập tính sinh sảnTập tính gần gũi cơ thểTheo dõi người: Chỉ dẫn tại chỗ về tập tính của ngườiCác tư thế: Nguồn gốc và sự phân loại (đồng tác giả)Những ngày động vật (tự truyện)Bộ lạc bóng đáGấu trúc lớn (đồng tác giả)Trong đá (tiểu thuyết)Cuốn sách về các lứa tuổiNghệ thuật Síp cổ đạiTheo dõi cơ thể: Chỉ dẫn tại chỗ về loài ngườiTheo dõi mèoTheo dõi chóNhà siêu thực bí ẩnKiến thức truyền thống về mèoKẻ xây tổ ngườiTheo dõi ngựaKhế ước động vậtTheo dõi động vật: Chỉ dẫn tại chỗ về tập tính động vậtTheo dõi trẻTheo dõi lễ hội NoelThế giới của các con vậtBộ ba Vượn trần trụiCon vật người: Quan điểm cá nhân về loài ngườiTiếng nói của cơ thể: Chỉ dẫn trần tục về các tư thếThế giới mèo: Bách khoa toàn thư họ mèoCác giới: Lịch sử tự nhiên của đàn ông và đàn bàNhững con mèo lãnh đạm: 100 giống mèo trên thế giớiCác vệ sĩ của cơ thể: Bùa và ngảiVượn trần trụi và hành vi dùng mỹ phẩm (bằng tiếng Nhật)Mắt trần (tự truyện)Chó: Từ điển các giống chóTheo dõi của ngườiNgôn ngữ thầm lặng (bằng tiếng Ý)Bản chất của hạnh phúc (bằng tiếng Ý)Đàn bà trần trụiĐàn ông trần trụiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vượn Trần Trụi PDF của tác giả Desmond Morris nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.