Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cách Ta Nghĩ (John Dewey)

CÁC nhà trường của chúng ta đang rối bời với vô số môn học, mỗi môn lại có cơ man các tài liệu và quy tắc. Gánh nặng càng dồn lên vai những người làm nghề dạy khi họ phải ứng xử với từng cá nhân học sinh chứ không phải trước một số đông. Trừ phi những bước đi tiên phong này rốt cuộc chỉ để tiêu khiển đầu óc, mục đích của chúng ta là tìm ra được điểm mấu chốt hay nguyên tắc nào đó hướng tới một sự giản lược hóa. Cuốn sách này thể hiện niềm tin vững chắc rằng, việc nỗ lực đưa thái độ tâm trí, đưa thói quen tư duy - những cái mà chúng ta gọi là có tính khoa học ấy - trở thành cứu cánh sẽ đồng thời làm phát lộ nhân tố có tác dụng củng cố và hướng đến niềm tin ấy. Dễ mường tượng được là thái độ khoa học này khó lòng dung hợp ngay với việc dạy dỗ thanh thiếu niên.

Nhưng cuốn sách này cũng thể hiện niềm tin rằng đó không phải là điều muốn hướng tới; rằng thái độ cố hữu và còn vô nhiễm của tuổi thơ, nổi bật với trí tò mò, óc tưởng tượng đầy hứng khởi cùng với lòng yêu thích tra xét thử nghiệm là những thứ gần gũi, rất gần gũi với thái độ của một đầu óc khoa học. Nếu những trang viết này giúp ích chút nào cho việc ngộ ra được mối liên hệ mật thiết này cũng như giúp cho việc nghiêm túc suy xét rằng làm thế nào mà khi điều này đi vào thực tiễn giáo dục sẽ đem đến hạnh phúc cá nhân và giảm bớt lãng phí xã hội, hẳn khi ấy tác dụng của cuốn sách đã vượt quá sự mong đợi.

Không thể kể tên cho hết các tác giả mà tôi muốn tri ân. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới vợ tôi, người tiếp nguồn cảm hứng cho những ý tưởng của cuốn sách, và chuyên tâm tận sức với Trường thực nghiệm tại Chicago trong thời gian từ năm 1896 đến năm 1903. Qua đó, những ý tưởng trong cuốn sách này trở nên cụ thể vì đã được tổ chức và thử nghiệm trong thực tiễn. Cũng qua đây, tôi vinh hạnh bày tỏ lòng biết ơn đối với những đóng góp trí tuệ và sự đồng cảm của những người đã cộng tác với tư cách tham gia giảng dạy, giám sát quá trình điều hành ngôi trường thực nghiệm, và nhất là bà Ella Flagg Young, khi còn là đồng nghiệp của tôi tại Trường đại học, nay là Thanh tra giáo dục Chicago.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cách Ta Nghĩ PDF của tác giả John Dewey nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hòn Tuyết Lăn: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Warren Buffett - Tập 2 (Alice Schroeder)
Giờ đây, cái tên Warren Buffett không còn mấy xa lạ với mọi người ở khắp các châu lục, bởi vì con người này có một tầm ảnh hưởng vô cùng rộng lớn và luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới suốt hai thập kỷ vừa qua. Song, ít ai biết rằng, vị tỷ phú 80 tuổi đáng kính ấy, “nhà hiền triết vùng Omaha” của Hoa Kỳ thuở thiếu thời lại là một cậu học sinh thường bị điểm kém, từng bỏ nhà đi hoang, nhiều lần tham gia đánh cắp những món đồ thể thao từ cửa hiệu Sears, điều hành một lộ trình giao báo năm 13 tuổi, mua một trang trại 40 mẫu Anh vào năm học lớp 10, bị trường Harvard từ chối, có một cuộc tình “đầy sóng gió” với Hoa hậu Nebraska 1949 Vanita Mae Brown, từng là một “tín đồ” trung thành có thâm niên hàng chục năm của Pepsi trước khi chuyển sang uống Cherry Coke của Coca-cola từ năm 1987, kết thân và xem vợ chồng tỷ phú số 1 thế giới 2009 Bill Gates và Melinda Gates gần như con ruột nhưng không bao giờ đầu tư một đồng vào “đế chế” Microsoft hùng mạnh, cùng vô số những thương vụ đầy táo bạo mang đến cho ông những thành công tột bậc (và một vài thất bại “nho nhỏ”) dọc theo chiều dài sự nghiệp của ông... cho đến khi đọc The Snowball - Hòn Tuyết Lăn, quyển tự truyện về cuộc đời và sự nghiệp của Warren Buffett do Alice Shroeder chấp bút theo đề nghị của chính ông.***Đó là mùa đông thứ chín trong cuộc đời của Warren. Cậu đang nghịch tuyết ngoài sân cùng Bertie, cô em gái nhỏ của mình.Warren đưa tay đón từng bông tuyết trắng tinh đang rơi xuống từ trên tận trời cao rồi đặt vào lòng bàn tay kia cho đến khi cậu có một nắm bông tuyết đầy ắp. Cậu ém chặt và vo nó lại thành một viên bi rồi đặt xuống đất. Viên bi bắt đầu lăn chầm chậm sau mỗi cú hích của cậu và ngày càng to ra vì tích thêm nhiều tuyết trên đường lăn của nó. Cậu lăn nó xuyên qua thảm cỏ nhà mình, lúc này đã phủ tuyết trắng xóa, chẳng mấy chốc cậu đã chạm đến mí vườn. Một thoáng ngập ngừng, cậu quyết định tiến lên và lăn viên bi sang thảm cỏ của những nhà kế cận. Và kể từ đó, Warren tiếp tục lăn quả bóng tuyết của mình đi khắp trên thế giới... Tìm mua: Hòn Tuyết Lăn: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Warren Buffett - Tập 2 TiKi Lazada Shopee ***Omaha, 1980 - 1986 Năm trăm con người giàu có và lịch lãm trong những chiếc áo tô-ga thắt nơ đen lần lượt bước lên tấm thảm đỏ tiến vào Đại Khán phòng Metropolitan sang trọng vào hàng bậc nhất New York để dự buổi tiệc mừng sinh nhật lần thứ 50 của Warren Buffett. Với mỗi cổ phiếu Berkshire Hathaway đang được giao dịch ở mức 375 đô la, tài sản gia đình Buffett giờ đây đã tăng lên gấp đôi so với một năm rưỡi trước đó và họ không chút đắn đo khi chọn địa điểm này để tổ chức mừng sinh nhật ông. [1] Thấp thoáng giữa các thành viên của Nhóm Buffett là các ngôi sao chớm nổi tiếng như chị gái của nam diễn viên Cary Cooper. Susie đã đặt một chiếc bánh kem sáu tầng có hình dáng như những thùng Pepsi-Cola thân yêu của Buffett. Ông đã đề nghị người bạn thời kinh doanh máy trò chơi pinball trong các tiệm hớt tóc, Dan Danly, mang theo cho ông bảng cân đối kế toán của công ty sản xuất các loại máy vận hành bằng tiền xu (Coin-Operated Machine Company) [2] của Ngài Wilson. Buffett bắt đầu thu thập tài liệu về các công ty từ thuở ông vừa bước chân vào kinh doanh ở tuổi niên thiếu. Ông xem các vật này như những vật thiêng và thường mang ra khoe với mọi người bằng một ánh mắt ánh lên vẻ phục thù. Chúng trông như những bằng chứng có thể sờ mó được, những món đồ tạo tác, về chính con người ông. Susie mang theo ban nhạc của bà đến từ San Francisco. Họ chiếm lấy sân khấu trung tâm và mở màn bằng bài hát cải biên có tựa đề đặt lại là “Shuffle Off to Buffalo” để chúc mừng Buffett: Warren đã ngán kẹo tới cổ Nhưng tem thưởng thì không thuận tay… Bài hát tiếp tục hết đoạn này đến đoạn khác nhắm vào việc làm kỳ quặc mới nhất của Buffett: gói ghém hành lý và vội vàng đi Buffalo để mua lại một tờ báo được bán dưới giá gốc. Giọng hát của Susie lúc này đã chuyển sang một khuynh hướng mới, nghe ủy mị nhưng ngọt ngào. Các thành viên trong gia đình Buffett và bạn bè bắt đầu lên sân khấu để kể ra - trước sự chứng kiến của ông - danh sách các công ty và các thương vụ mà ông đã sưu tầm được như những hạt ngọc trong một chuỗi ngọc quý. Với đôi chân mày xoăn tít như đám dây thường xuân nhô lên khỏi cặp kính, trông ông lúc này đã bớt vụng về hơn trong bộ vét-tông kiểu cách thắt nơ đen. Một Berkshire Hathaway hiện đại giờ đây đều đặn sản xuất ra rất nhiều hạt ngọc mới cho gia đình ông. Cuộc săn lùng thâu tóm các công ty khác giờ đã trở thành một tham vọng mãnh liệt hơn vì không còn những mẩu xì-gà béo bở hay những vụ kiện tụng bó buộc chân tay như trong thập niên trước đó. Qui luật lãi suất kép miệt mài phát huy tác dụng như một tên đầy tớ chăm chỉ phụng sự ông chủ của nó trong sự kinh ngạc của mọi người. Phương pháp đầu tư của ông vẫn vậy: đánh giá giá trị thực chất của từng vụ đầu tư, tối thiểu hóa các rủi ro, mua vào theo biên an toàn, duy trì sự tập trung, luôn giữ mức thu nhập dồi dào và để quả bóng tuyết tự do lăn tới trước trong khi lãi suất kép phát huy tác dụng. Bất kỳ ai cũng có thể hiểu được những ý tưởng đơn giản này nhưng chỉ có một vài người biết cách áp dụng. Mặc dù Buffett cố gắng giải thích sao cho mọi người thấy qui trình này không mất nhiều công sức, nhưng kỳ thực bản thân ông và các nhân viên của ông phải làm việc cật lực với một khối lượng công việc và thông tin cực lớn. Toàn bộ đế chế kinh doanh của ông giờ đây đã mở rộng từ bờ Đông sang bờ Tây nước Mỹ, từ bờ Hồ Erie phía Bắc dọc xuống các khu ngoại ô Los Angeles, nơi có tòa nhà Kiewit Plaza đứng sừng sững ngay giữa trung tâm thành phố - một tòa nhà thương mại yên tĩnh nhưng bận rộn không dứt được trang trí nội thất bằng những bộ bàn ghế có khung sắt thường bị người ta kéo tới kéo lui xoàn xoạt trên sàn nhà được lót bằng vải sơn. Cứ thêm một thương vụ mới thì họ lại có thêm nhiều việc hơn để làm, nhưng số lượng nhân viên trong văn phòng không hề tăng lên. Buffett vẫn cố thủ trong phòng cách ly, được chốt chặn bởi cô thư ký Gladys. Bill Scott giàu sụ lúc này chỉ còn làm việc bán thời gian và dành phần còn lại trong ngày đi nhảy Polka với nhóm bạn bè của mình. Một quản lý mới tên là Mike Goldberg vừa gia nhập góp phần làm tăng tổng số nhân viên của công ty. Verne McKenzie chịu trách nhiệm quản lý tài chính. Các nhân viên hiếm khi rời chỗ làm việc chật chội của mình trừ phi phải tham dự một buổi họp kín nào đó trong phòng họp công ty, vốn chỉ đủ chỗ cho bốn người. Không một cuộc tán gẫu nào diễn ra quanh bàn nước. Nói về giai đoạn thoải mái này sau những cuộc tranh chấp tại tòa báo Buffalo Evening News, McKenzie phát biểu: “Chưa bao giờ có quãng thời gian nào giống như thế!” [3] Những người đã từng thử Luật Nhiệt động lực học của Rickershauser nhận ra rằng thật ra “mặt trời” rất dịu dàng và nồng ấm, nhưng Buffett là người rất tập trung và nhanh nhạy đến mức những cuộc đàm luận mở rộng với ông có thể làm họ bị “bỏng nắng”. “Đầu óc tôi quá mệt mỏi!” một người nói. “Tôi cần nghỉ ngơi để hồi phục sau khi gặp ông ấy!” Một người khác. “Đầu tôi như vừa hứng những cú đấm thẳng choáng váng!” Một nhân viên cũ của ông nói nh ư thế. Buffett có nguồn năng lượng và bầu nhiệt huyết của một cậu thiếu niên hiếu động. Dường như ông nhớ tất cả các con số hay dữ kiện mà ông đã đọc qua. Ông khuyến dụ mọi người tình nguyện nhận những công việc khó để sau đó tuyên bố rằng họ vừa tạo ra một phép màu. Ông sẵn sàng chịu đựng búa rìu dư luận, miễn là điều đó giúp ông tiết kiệm được tiền bạc. Ông hết sức quan tâm đến hiệu quả công việc, ông nắm rõ kỹ năng của từng nhân viên cho nên bất kể họ hoàn thành công việc với kết quả xa gần thế nào so với kỳ vọng của ông, ông luôn đánh giá thấp khối lượng công việc của họ. Buffett, mặt trời mà mọi người đều phải quay quanh, cứ trơ trơ trước sức tác động của Luật Nhiệt động lực học của Rickershauser. “ Mọi người bảo rằng tôi đặt áp lực lên họ. Tôi không bao giờ có ý đó. Một số người thích gây áp lực với nhân viên, nhưng tôi thì không bao giờ. Thực ra đó chỉ là biện pháp cuối cùng mà thôi. Tôi nghĩ tôi không bao giờ làm như vậy, nhưng khi có quá nhiều người nói như thế thì có lẽ chuyện đó cũng có phần đúng.” Các nhà quản lý chịu trách nhiệm điều hành các công ty nằm sâu trong lục địa mà Berkshire Hathaway và Blue Chip sở hữu lại khá may mắn vì Buffett hầu như để họ tự do một mình. Bí quyết quản trị của ông là chọn những người có óc cầu toàn đến mức ám ảnh, như chính ông, kiểu người chỉ biết làm việc không ngơi nghỉ. Sau đó, ông cứ để mặc họ, ngoại trừ thỉnh thoảng ông lại “Carnegizing” [4] họ - tức tỏ ra ân cần, thán phục và sử dụng những bí quyết “đắc nhân tâm” khác đối với họ. Hầu như không ai có thể làm khác đi các kỳ vọng mà ông đã đặt vào họ. Quyết định của Buffett về việc mua vào ồ ạt các loại cổ phiếu trong thập niên 1970 là những vụ đặt cược đầy thách thức trước sự bi quan của thị trường các nhà đầu tư giá xuống, lại bị gây khó khăn bởi nạn thất nghiệp lan tràn và sự gia tăng giá cả sinh hoạt tới mức không thể chịu đựng nổi: 15% một năm. Giờ đây, phán đoán của ông đã được đền bù, một phần nhờ Tổng thống Jimmy Carter trong cơn tuyệt vọng đã bổ nhiệm Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang mới, Paul Volcker, vào năm 1979. Volcker nâng tỉ lệ chiết khấu cho ngân hàng trung ương lên 14% để kiểm soát lạm phát. Năm 1981, Tổng thống mới đắc cử Ronald Reagan bắt đầu mạnh tay cắt giảm thuế và tiến hành bãi bỏ các qui định cản trở kinh doanh đồng thời ủng hộ Volcker bất chấp những tiếng thét gào của dân chúng vì phải chịu đựng chính sách kinh tế hà khắc của ông. Nền kinh tế và thị trường trải qua một thời kỳ đen tối trong khoảng hai năm rưỡi. Vào cuối năm 1982, thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư giá lên bắt đầu biến động khi giá cả cổ phiếu bắt đầu bắt kịp tốc độ tăng tỉ suất lợi nhuận của các công ty. [5] Những khoản tiền mà Buffett đã sử dụng để thực hiện những vụ đầu tư lớn ở những năm cuối thập niên 1970 đến từ nguồn trôi nổi qua các công ty bảo hiểm và từ những con tem thưởng. Trong khi National Indemnity làm ăn phát đạt thì tại Blue Chip, việc kinh doanh tem thưởng tiếp tục thu hẹp và các khoản đầu tư từ nguồn float đang dần dần co lại từ các khoản tiền tem vốn được trả trước một cách hào phóng. [6]Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hòn Tuyết Lăn: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Warren Buffett - Tập 2 PDF của tác giả Alice Schroeder nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hơn Cả Tiền (Mark Albion)
“Lạ thường.” “Sôi nổi.” “Truyền cảm.” “Tuyệt diệu.” Là sinh viên các lớp Cao học QTKD, bạn chạm trán với nhiều kiểu giáo viên. Có những giáo sư biên chế giảng bài bằng trí nhớ. Có những giảng viên thỉnh giảng mang những nghiên cứu điển hình có thật trong cuộc sống vào lớp học. Có những trợ giảng kiên nhẫn, những người một cách tượng trưng giúp bạn gặm nhấm chương trình giảng dạy nòng cốt. Và tiếp theo là Mark Albion. Mark là một kiểu giáo viên khác biệt, một người mạo hiểm thoát khỏi những khuôn khổ trường lớp để dạy những gì ông ấy yêu quý cho những người ông ấy yêu quý. Mark đam mê tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống và công việc, và ông biến nó thành nhiệm vụ của cuộc đời mình để chia sẻ niềm đam mê đó với những người khác. Tại hội nghị thường niên của Net Impact, chúng ta may mắn được gặp vô số những diễn giả tuyệt vời, nhưng rất ít người có tác động đến sinh viên như Mark Albion đã làm. Những tính từ ở đầu phần này chỉ là một vài từ trong những lời ca ngợi được nghe hàng năm khi chúng tôi thăm dò ý kiến của những người tham dự về diễn giả yêu thích nhất của họ. Tên của Mark luôn luôn nằm đầu danh sách. Tìm mua: Hơn Cả Tiền TiKi Lazada Shopee Tại sao Mark lại là một người được yêu thích như vậy với các sinh viên cao học QTKD và những sinh viên ngành kinh doanh khác hay những chuyên gia? Tôi có vài giả thuyết của mình: Ø Mark hiện thân cho lời khuyên ông đưa ra. Trong cuốn Hơn Cả Tiền, Mark khuyên độc giả nghĩ khác đi về những khả năng nghề nghiệp. Câu chuyện cá nhân của Mark là một câu chuyện mà trong đó ông đã nghĩ khác đi, đã chọn khác đi, và đã hành động khác đi - và ông cảm thấy ấm áp với sự bình yên cá nhân khi làm như vậy. Ø Mark hiểu rằng đề tài của ông là một đề tài khó. Thật không dễ để đưa ra những lựa chọn sự nghiệp trong khi còn ở trường kinh doanh, với rất nhiều lựa chọn, nhiều nguồn lời khuyên, và những thúc ép tài chính bạn phải đối mặt. Chọn lựa công việc hay nơi thực tập thích hợp có thể dường như là quyết định quan trọng nhất trên thế giới đối với những sinh viên cao học QTKD đang căng thẳng và ngập mình trong đó. Mark biết điều này, và ông không hề xem thường sự nghiêm túc của việc lựa chọn, nhưng quan trọng hơn là giúp đỡ thính giả của ông đưa ra quyết định đúng đắn. Ø Giống như bất kỳ sinh viên giỏi nào, Mark đã làm bài tập về nhà của ông. Ông đã thu thập hàng trăm câu chuyện đời và những ví dụ về những con đường sự nghiệp, và ông đã đi toàn cầu để học và chia sẻ những kinh nghiệm này với người khác. Ø Mark là một người nồng hậu, vui vẻ, và chu đáo. Với Mark là người hướng dẫn thay vì vài loại người khác bạn có thể gặp trên hành trình QTKD của mình (bạn biết những loại tôi muốn nói), sẽ dễ dàng hơn nhiều để tin rằng mọi thứ sẽ ổn. Và Mark đã đúng - mọi thứ sẽ ổn! Đặc biệt là nếu bạn dùng Hơn Cả Tiền làm một nguồn tham khảo. Tại Net Impact, chúng tôi rất thường nghe từ những sinh viên cao học QTKD rằng họ bị giằng xé về việc làm thế nào để tạo ra sự khác biệt và khi nào cần tạo ra sự thay đổi trong sự nghiệp của họ. Đưa ra quyết định quả là việc khó khăn, và những câu trả lời phụ thuộc vào đam mê, tài năng, và những mục tiêu cuộc đời của mỗi cá nhân. Quyển sách này là cho tất cả những ai hiện nay đang cân nhắc những vấn đề này hay những ai sẽ phải đối mặt với chúng trong tương lai. Mark sẽ dẫn dắt chúng ta qua quy trình chất vấn bằng những câu hỏi đúng đắn và quy trình tìm ra con đường đúng đắn độc nhất vô nhị của ông. Có rất nhiều cuốn sách được thiết kế để giúp bạn nghĩ về sự nghiệp và những cuốn khác giúp bạn khám phá những cảm xúc về cuộc đời của mình, nhưng rất ít cuốn hòa lẫn hai chuyện này một cách thành công như Mark đã làm. Hơn Cả Tiền sẽ hỏi bạn những câu hỏi khó về việc bạn là ai, bạn muốn gì, và bạn đưa ra những quyết định như thế nào. Nếu bạn thách thức chính bản thân mình thì cuốn sách này không phải là cuốn sách dễ dàng nhất mà bạn từng đọc, nhưng nó có thể tránh cho bạn nhiều năm phiền muộn. Mark viết quyển sách của ông dựa trên bốn câu hỏi và 12 nguyên tắc sống (lifeline), kết quả của điều này là cái mà ông gọi là một “kế hoạch số phận (destiny plan)”. Ông cung cấp cho bạn những lựa chọn về việc bạn muốn đào sâu như thế nào những câu hỏi ông đưa ra và cung cấp những đề xuất để bạn làm việc với những nhóm bạn hay đồng nghiệp nhằm khám phá những ý tưởng và những hành động tiềm tàng. Ông cũng cung cấp những công cụ và những nguồn tham khảo để trang bị cho bạn trên hành trình tìm kiếm của mình. Và ông đưa ra rất nhiều câu chuyện thú vị để giữ cho bạn đầy cảm hứng và làm cho bạn cười. Cho dù bạn tò mò hay chỉ muốn thưởng thức bài viết hay của Mark hoặc bạn sẵn sàng để lên kế hoạch chi tiết cho tương lai của bạn, quyển sách của Mark sẽ đền đáp cho những nỗ lực của bạn với những ý tưởng sâu sắc và những khả năng mới. Quyển sách này là một món quà từ một người bạn tận tâm của Net Impact, và một người thầy uyên bác tận tụy dành cho các sinh viên cao học QTKD và những chuyên gia khắp thế giới. Như Mark nói, Hơn Cả Tiền “hỗ trợ bạn để bạn theo đuổi giấc mơ của mình và để bạn cống hiến.” Tôi hy vọng rằng quyển sách này dẫn dắt bạn đến chỗ không những hơn cả tiền mà là một tương lai sẽ làm bạn hài lòng hơn bất cứ điều gì bạn từng dám mơ đến. ________________________________ Liz Cutler Maw là giám đốc điều hành của Net Impact từ mùa thu năm 2004. Liz đã làm việc với mạng lưới Net Impact từ năm 1999; bà là đồng lãnh đạo của hội sinh viên Net Impact của Trường Kinh Doanh Columbia và là đồng sáng lập và lãnh đạo của Hội Chuyên Gia Vùng Vịnh (Bay Area Professionals Chapter). Kinh nghiệm chuyên môn của Liz bao gồm tư vấn chiến lược cho những tổ chức phi lợi nhuận cùng Bridgespan Group, một hãng tư vấn chiến lược phi lợi nhuận, cũng như gây quỹ và tiếp thị trực tiếp cho những tổ chức phi lợi nhuận ở thành phố New York và Washington, D.C. Bà lấy bằng cử nhân hạng ưu tại Đại học Yale và bằng cao học QTKD tại Trường Kinh Doanh Columbia. Liz cũng học một học kì tại Trường Kinh Doanh Haas của Đại học California ở Berkeley (U.C. Berkeley).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hơn Cả Tiền PDF của tác giả Mark Albion nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Du Hành Trong Thế Giới Sáng Tạo (Michael De Kretser)
Nếu bạn đang tìm một cuốn sách chứa đầy những biểu đồ, số liệu và bảng biểu về PR ở Châu Á thì hãy đặt cuốn sách này xuống, vì nó không phải là những điều khô khan như thế. Hay nói cách khác, đây là một cuốn sách bom tấn - không phải là sách hàn lâm. Tại sao lại gọi đây là sách bom tấn? Vì tựa như những bộ phim bom tấn thu hút khán giả ngoài rạp chiếu kia, Đi Để Đến! tràn đầy sự đam mê, ý tưởng, sự phiêu lưu mạo hiểm và trên tất cả, nó tạo cảm giác thú vị cực kỳ cho người đọc. Xuyên suốt cuốn sách là câu chuyện của một người không bao giờ hài lòng với những gì đơn giản - Michael de Kretser, được mệnh danh là Quý ông PR của châu Á. Đó là câu chuyện về việc đứng lên và thành công từ vấp ngã, khi ông bắt tay xây dựng mạng lưới PR châu Á không phải một mà những hai lần! Đó cũng đồng thời là câu chuyện về những Kẻ Nói Không - những người luôn chỉ biết lặp đi lặp lại câu “Không được làm cái đó!” và “Đây không phải là thời điểm để làm điều này, Michael!”. Ngoài ra, bạn sẽ tìm thấy trong Đi Để Đến! cái cách Michael thuyết phục người đứng đầu Madame Tussauds để đặt Thiếu nữ Singapore vào bảo tàng tượng sáp danh tiếng này. Tìm mua: Du Hành Trong Thế Giới Sáng Tạo TiKi Lazada Shopee Bạn sẽ hiểu được lý do tại sao nên tá túc trong “khách sạn tình yêu” khi mở một văn phòng mới ở Đài Loan. Và bạn cũng sẽ tìm thấy những ích lợi của việc đặt văn phòng ngay phía trên nhà hàng Ấn Độ ở Kuala Lumpur. Trên tất cả, bạn chắc chắn sẽ bị thu hút bởi giọng văn hóm hỉnh, thông minh và đầy quyến rũ của Michael. Càng thu hút hơn nếu bạn nhận ra ẩn chứa trong những dòng chữ đó là một tâm hồn sâu sắc cùng sự tâm huyết trong công việc của ông để đem lại cho khách hàng những điều tốt nhất. Nếu bạn thấy hứng thú với PR nói riêng và quảng cáo nói chung, bạn nên đọc đi đọc lại cuốn sách này. Bởi vì những câu chuyện của Michael còn chứa đựng nhiều kiến thức thực tiễn về PR và truyền thông hơn bất kỳ bảng biểu hay số liệu nào trên thị trường. Và còn vì hành trình của ông ấy thật sự rất thú vị, như kịch bản của bao bộ phim bom tấn khác. Bạn đã sẵn sàng để mỉm cười trên suốt chặng đường thú vị trong cuốn sách chưa? Nếu câu trả lời là có, thì cuốn sách này hẳn nhiên dành cho bạn. *** Lời khen tặng“Sâu sắc và chạm vào tâm trí người đọc, khiến họ bị lôi cuốn theo cuộc hành trình đầy thú vị trong sự nghiệp PR sáng chói của Michael.” Christopher Forbes, Phó chủ tịch Nhà xuất bản Forbes “Chương nào trong cuốn sách cũng đều chứa đựng sự dí dỏm, vui nhộn và thông minh. Bạn sẽ cười phá lên, sẽ “ngấu nghiến” cuốn sách này và lắc đầu kinh ngạc khi Michael chỉ ra rằng tất cả chúng ta đều có thể suy nghĩ và biến những ý tưởng lớn thành hiện thực.” Tham Khai Meng, Giám đốc sáng tạo toàn cầu của Ogilvy & Mather “Trong một thế giới truyền thông đang bị nắm giữ bởi những cái đầu lạnh, thì đây thực sự là một cuốn sách dí dỏm, hài hước và đầy trí tuệ đến từ một trong những bậc thầy PR của thế giới. Michael viết sách như cách ông chơi cricket(1) vậy - súc tích, lôi cuốn, dí dỏm nhưng ẩn chứa bên trong là trí tuệ sắc bén và sự nỗ lực không ngừng trong công việc.” James Woolett, Giám đốc sáng tạo của J. Walter Thompson & Campaign Palace “Mỗi chương trong cuốn sách này lại đem đến cho người đọc những điều ngạc nhiên thú vị. Một “ly cocktail đời thực” - được pha trộn bằng “nguyên liệu” là những mẩu chuyện về con người, địa điểm và các chiến dịch PR. Rất dí dỏm, tinh nghịch và hữu ích. Lorraine Hahn, người dẫn chương trình TalkAsia của CNN “Một tư liệu có giá trị cho bất cứ ai yêu thích marketing và PR ở châu Á. Và những câu chuyện trong cuốn sách cực kỳ lý thú!” Jim Aitchison, Tác giả của cuốn Cutting Edge Advertising “Michael cho bạn một nguồn tư liệu phong phú về PR. Bạn có thể học được nhiều thứ từ Thầy phù thuỷ của những điều ngạc nhiên này.” Chris Boyd, Giám đốc điều hành của CB Richard Ellis, Malaysia “Sẽ không ngoa nếu tôi nói rằng Michael là bậc thầy của những điều kỳ thú! Ông ấy mang trong mình sự quyến rũ của những cô gái mặc đồ Sarong ưa tiệc tùng, sự hóm hỉnh của những nhân viên trên Đại lộ Madison(2) và sự khéo léo của một người làm bánh murtabak(3). Cuốn sách chứa đựng nhiều sự tiếc nuối và những điều tự hào chân thực nhất bởi vì nó là sự thật, nó là cuộc sống!” Harmandar Singh (Ham), chủ bút tạp chí ADOI “Du hành trong thế giới sáng tạo là câu chuyện về cuộc hành trình trong thế giới PR của nhân vật trung tâm - Michael de Kretser, người viết lên cuốn sách, chứa đầy sự kiên trì, năng lượng, hóm hỉnh và thật sự rất khác biệt!” Peter Semone, Phó chủ tịch Pacific Asia Travel Association (PATA) “Với những ai đã từng sống ở châu Á vào thập niên 70 và 80, cuốn sách này hẳn sẽ gợi lại rất nhiều những ký ức ở thời kỳ bùng nổ của marketing và truyền thông châu Á. Đó là một chuyến tàu lượn siêu tốc thực sự! Đầy những hiểm nguy, những khoảnh khắc eureka! tuyệt diệu và nguồn cảm hứng thì bất tận. PR từng thú vị như thế, và Michael, cùng với những trải nghiệm giá trị của ông, đã xác nhận cho chúng ta điều đó.” Lauren McMullen, Cựu biên tập viên của Singapore Trade & Industry “Michael được xem như là một trong những người khiêu khích nhất, bí ẩn nhất, hấp dẫn nhất, nhạy cảm nhất, khó đoán nhất, sôi nổi nhất và sáng tạo nhất trong lịch sử truyền thông ở châu Á Thái Bình Dương. Còn cuốn sách của ông giống như phiên bản chân thật và trẻ trung của Michael vậy!” Jacqueline Fong, Nhà sáng lập khách sạn Batik Boutique “Một hành trình thú vị xuyên suốt cuộc đời Michael - rất dí dỏm và hài hước! Nhiều bài học của cuộc sống đã được ghi nhận từ người đàn ông sâu sắc này.” Mary Buffet, đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất BuffettologyĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Du Hành Trong Thế Giới Sáng Tạo PDF của tác giả Michael De Kretser nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đông Lai Bác Nghị (Dương Tấn Tươi)
Nếu không có tài dàn xếp của bao sự ngẫu nhiên thì đâu có quyển Đông-Lai bác nghị nầy! Đầu tiên, một vị túc nho của chốn Thần kinh, lúc tản cư vào Sài-thành, ngẫu nhiên đến trú ngụ cạnh phòng khám bịnh của chúng tôi. Đó là việc hệ trọng: vì đối với chúng tôi, bực đại nhân ấy là một người thầy đáng kính, mặc dầu Cụ vẫn có nhã ý tự xem mình là bạn vong niên; vì đối với quyển sách này, bực lão thành ấy mới thật là người cha tinh thần, mặc dù Cụ ấy vẫn một mực chối từ không nhìn nhận. Vả lại, vì muốn giữ vẹn cốt cách của nhà ẩn dật, Cụ yêu cầu chúng tôi đừng nêu danh Cụ vào trong sách! Thật đáng phục thay đức tính khiêm tốn của bực nho phong, mà cũng khổ cho chúng tôi vì phải dài dòng nhắc lại tiểu sử của bổn dịch mà chỉ được phép dùng một chữ « Cụ » vỏn vẹn để kể cho tròn câu chuyện! Thì cũng bởi vai tuồng quan trọng của vị túc nho ấy trong khi phiên dịch cho nên chúng tôi xin độc giả niệm tình tha thứ khi thấy chúng tôi lắm lời nói về thân thế của một người đương cầu xin đời đừng nhắc đến tên. Sanh trưởng trong một thế gia của chốn đế đô, cha làm Thượng thơ bộ Lễ, thì khi vào sân Trình, Cụ chiếm bằng cử nhân, việc ấy, theo chúng tôi, cũng chưa đáng kể. Đáng nể là khi rời cửa Khổng để theo tân học, chỉ trong mấy năm Cụ theo kịp các bạn đồng niên nơi lớp tú tài « Tây »! Rồi sang Pháp để trau giồi học mới, rồi xông pha nơi bể hoạn, rồi cuối cùng nối được chức của cha, thì với sức học đó, với thông minh đó, âu cũng là một việc có thể đoán trước được. Tìm mua: Đông Lai Bác Nghị TiKi Lazada Shopee Ngày nay, đã chứng kiến bao cuộc bể dâu, Cụ chỉ còn giữ lại một ham muốn là tận hưởng chữ « nhàn » trong thời hưu trí. Muốn được thế, Cụ ẩn mình trong đám rừng người để thưởng thức một câu thơ đẹp với chén trà ngon hoặc cùng vài ba tri kỷ luận bàn về văn học. Cụ nhứt quyết chủ trương: « Lịch sử và địa dư đặt nước nhà vào giữa hai nguồn văn hóa, muốn trở nên một công dân đất Việt, chúng ta phải thâu thập cả đôi. Âu Tây giúp ta kỹ thuật, Á Đông cho ta nghệ thuật làm người ». Để chứng minh lời nói, Cụ nhắc lại một gay cấn vừa xảy ra trong trường quốc tế, rồi chỉ rõ giải pháp của người xưa khi gặp cảnh ngộ tương tợ để bắt buộc kẻ đối thoại phải nhìn nhận: « Thiếu Hán học là một sự thiệt thòi rất lớn ». Sẵn có quan niệm ấy nên Cụ nhận lời ngay khi chúng tôi ngỏ ý cầu học. Lối dạy của Cụ thật là đặc biệt. thường ngày Cụ dùng tiếng Việt để giảng bài, nhưng khi gặp áng văn quá bóng-bảy hay huyền-diệu thì Cụ dùng cả tiếng Pháp để diễn-tả tư-tưởng, mượn triết-học Đức để so-sánh, đem học-thuyết Hy-Lạp để chứng minh, cốt-yếu là giúp học trò hiểu cho thấu đáo, tận-tường. Khi gặp tư-tưởng thanh-cao hoặc áng văn bất-hủ, chúng tôi lật đật ghi rồi chép lại trong giờ nhàn rỗi để trình lên cho Cụ xem-xét. Cụ dò từng câu, đối-chiếu từng chữ để phê-bình. Nhờ Cụ tiến dẫn, chúng tôi mới « nuốt hận » chép thơ của Tư-mã Thiên, sụt sùi thảo tờ biểu xuất-sư của Gia-Cát, băn khoăn đứng trên lầu Nhạc-Dương với Trọng-Yêm, ngạo nghễ biên thơ từ-chức cùng Tạ-Phùng-Đắc. * Ngẫu-nhiên khéo sắp cho chúng tôi gặp được một bực thầy đáng kính, thì cũng nhờ ngẫu-nhiên chúng tôi lại gặp quyển sách đáng yêu. Kẻ vừa nhập đạo thường không tiếc lời ca-tụng tôn-giáo mới của mình. Chúng tôi nào có tránh được thường tình đó trong khi hầu chuyện với ông Trương-Quan, một nhân vật mà giới mại bản Huê-kiều và làng « thanh sắc » bổn xứ vẫn còn nhớ tiếng. Nghe chúng tôi ca tụng nhân tánh của nền văn-hóa Trung-Hoa, Trương-quân đột-ngột hỏi: « Như thế chắc bác-sĩ đã đọc quyển Đông-Lai bác nghị rồi? » Chúng tôi phải thẹn thùng nhìn nhận: « Chẳng những chưa được đọc mà như phần đông người Việt-Nam, chúng tôi chưa từng nghe đến tên! » Vì bác-sĩ khen ngợi văn học cổ Trung-Hoa, trí tôi vùng nhớ lại câu chuyện hai mươi năm về trước khi còn thơ ngây cặp sách vào trường để ăn mày chữ. Trong những giờ các bạn được nghỉ ngơi hoặc nô đùa chạy giỡn thì chúng tôi bị ông bác ngồi kèm bên cạnh ép buộc đọc một vài trang Đông-Lai bác nghị. Đó là lời phê-bình về hành vi và hạnh kiểm của các nhân vật đời Đông-Chu. Câu văn huyền diệu, lập luận chặt chẽ, tâm lý sâu sắc là ba đặc điểm của tác phẩm bất hủ đó. Nhưng đối với bộ óc non nớt của đứa trẻ lên mười thì làm sao thưởng thức nổi vẻ đẹp của câu văn hay và sự điêu-luyện của bài luận khéo? Vậy mà, ông bác vẫn bắt buộc chúng tôi « ê » « a » đọc cho xong vì: « nơi trường, thầy dạy cháu làm văn; nơi đây, bác dạy cháu làm người ». Lời của bác thật là chí lý! Thời-đại Đông-Chu là khoảng đen tối nhứt của lịch-sử Trung-Hoa, vì lúc ấy, xã hội đương vươn mình thay đổi lốt, nên gây ra bao sự xáo trộn lớn lao. Bực thánh phải chung đụng với sát nhân, hiền triết phải ăn ở cùng gian tà, rồi tranh đấu chống chọi nhau nẩy sanh ra trăm ngàn việc, hay dở đều có. Tất cả hai mặt - tốt và xấu, thanh với tục - của con người đều phô bày. Nếu gặp một nhà phê-bình có cặp mắt tinh đời, có bộ óc sáng suốt, lại thông tâm lý, hiểu chánh trị, khảo sát thời kỳ ấy thì chắc chắn sẽ để lại cho đời một tác phẩm vô cùng hữu ích. Lữ Đông-Lai có đủ điều kiện ấy cho nên quyển Bác-nghị là một chiếc thuyền đã cắm sào ở ngoài dòng thời gian… Khi đọc quyển Đông-Lai, chúng ta có cảm giác đương nghe một tay thợ chuyên môn giải thích về các bộ phận trọng yếu của guồng « máy lòng » rồi chỉ cho chúng ta thấy các nguyên do thường làm cho động cơ ấy chạy. Cũng bởi « động cơ » và nguyên do ấy không thay đổi cho nên lời của Đông-Lai luận về một thời vẫn có thể giúp ích cho người trong muôn thuở. Vì lẽ đó, lúc trẻ, chúng tôi oán trách ông bác bao nhiêu, thì ngày nay, đã tránh được nhiều kinh nghiệm chua cay, chúng tôi lại cám ơn ông bác bấy nhiêu! Đáp lời yêu cầu, ông Trương-Quan phải nhờ người về tận Thượng-hải mua giùm cho chúng tôi một bổn. Của báu cầm tay, chúng tôi đến nhờ Cụ dẫn giải giùm điều thắc mắc: « Tại sao một tác phẩm giá trị dường kia, mà từ xưa, trong xứ ta chưa từng nói đến? » Cụ giảng: « Những sách Trung-Hoa được phiên dịch và truyền bá ở Việt-Nam phần nhiều vì ba cớ: Một là bởi có nhiều người bị bắt buộc phải đọc đến, cho nên bàn tới cũng nhiều, dịch ra không ít, đó là những sách có tên trong chương trình thi cử. Hai là các thứ sách quyến rủ người vì cốt chuyện, ấy là lịch sử tiểu thuyết tức là truyện. Còn về loại thứ ba là vận văn, vì đọc lên nghe êm tai, lại dễ nhớ, nên có nhiều người ưa thích. « Đông-Lai bác nghị không đứng vào ba hạng đó. Vì là văn phê bình nên đòi hỏi ở độc giả một trí phán đoán mà người đời ít hay dùng đến. Và là văn nghị luận nên khô khan mà bắt buộc người đọc phải suy xét mới thưởng thức. Không có vần, thiếu cốt chuyện hấp dẫn, lại không được ghi vào chương trình thi cử, như vậy ít người biết đến thì cũng là một chuyện không lạ. Nói thế không phải bảo sách ấy không có độc giả! Ngoài số thí sinh hiếu kỳ nên tìm Đông-Lai đọc trước khi vào đình thí, phần đông, các người mê thích sách đó toàn là những kẻ đã đỗ đạt, ra làm quan, ưa dùng quyển Bác-nghị để kiểm điểm hành động trong lúc chăn dân hay khi xử thế. Rồi đến lúc chiều tà bóng xế, khi đã mỏi mệt thì trí muốn yên nghỉ hơn là dịch sách? Vả lại đối với các bực tiền bối ấy, dịch hay viết sách là một sự ngoài tưởng tượng. Đối với họ, học là hành nghĩa là đem ra áp dụng, để làm tròn bổn phận của mình, chớ không dám học để truyền cho ai cả. » * Rồi theo lệ thường, Cụ giải thích, chúng tôi ghi chép. Cả thảy được tám mươi bốn bài. Mỗi bài là một sự ngạc nhiên. Trong văn chương Trung-Hoa, chúng ta thường bực mình vì gặp lời nhiều hơn ý. Với Lữ Đông-Lai, câu văn đẹp đẽ vẫn đi kèm với tư tưởng cao thâm. Lắm bài không đầy gang tấc mà chất chứa ý dài muôn vạn dặm. Càng suy xét, càng thấy sâu rộng. Về mặt tâm lý thực nghiệm và chánh trị thực hành, chưa chắc có quyển sách nào trong văn chương Âu-Mỹ sánh kịp Đông-Lai bác nghị. Ấy là chưa bàn đến lý luận, phần cốt yếu của sách. Mở đầu cho mỗi bài, tác giả nêu ra một tư tưởng căn-bản, nhiều khi không dính-líu với cốt chuyện đem ra phê-bình. Độc-giả còn tưởng nhà văn lạc đề, thì chỉ vài câu, đã móc dính đầu-đề với ý-niệm căn-bản. Rồi dùng câu chuyện đem phê-bình để chú-thích tư-tưởng chánh ghi trên đầu bài. Trước với sau, đầu với đuôi đều ăn khớp, các bộ-phận liên-lạc cùng nhau một cách tế-nhị làm cho độc-giả tưởng là đương nghe nhà toán-học khéo chứng-minh một định-lý của hình-học. * Rồi một hôm, mấy người bạn tình-cờ đến viếng giữa giờ giảng dạy của cụ, đó là ngẫu nhiên thứ ba. Cũng như chúng tôi, các bạn đều bị câu văn trong-sáng và lập-luận huyền-diệu của Đông Lai hấp-dẫn nên mới khuyên chúng tôi cho xuất-bản. Từ-chối là sự dĩ-nhiên, vì bổn-tâm của chúng tôi là chỉ học cho mình… Lý-luận của các bạn thật cũng chặt-chẽ: « Hiện nay, quốc-văn đương nghèo… học-sanh thiếu món ăn tinh-thần, v.v…. Trong lúc các tiểu-thuyết khiêu-dâm chường mặt trên báo và trong hàng sách thì ôm giữ cho mình một tác-phẩm có giá-trị là một việc… ích kỷ, một tội to đối với nền học-vấn ». Không phương chối-cãi, đành phải nghe theo. Từ đây mới gặp bao nỗi khó … * Trước hết, nếu cho in vỏn-vẹn tám mươi bài nghị-luận của Đông-Lai mà chẳng có những đoạn Xuân-Thu, Tả-Truyện thì làm sao độc-giả lãnh-hội được? Vả lại, lắm khi, vì bắt-bẻ một câu hoặc một chữ của Tả-Truyện mà Đông-Lai viết thành bài « bác-nghị ». Vậy dịch Xuân-Thu và Tả-Truyện song-song theo « bác-nghị » là một sự tối-cần. Cũng là một điều quá khó. Các bạn chắc đều biết Xuân-Thu là một trong năm quyển kinh của Đức Khổng-tử. Đó là bộ sử nước Lỗ do Ngài sửa-định, chép từ đời Lỗ Ẩn-công cho đến Lỗ Ai-công gồm có 240 năm (từ 721 tới 481 trước tây lịch). Với quan-niệm hiện-tại về sử học khi chúng ta trịnh-trọng lật quyển Xuân-Thu thì sẽ vô-cùng ngạc-nhiên hay thất-vọng. Vì đó chỉ là một mớ sử liệu chép rời-rạc, dường như gặp chuyện thì ghi, không màng đến sự liên-lạc hay tương-quan. Lại có nhiều việc quan-trọng mà không chép. Khi chép thì quá vắn-tắt gần như đơn-sơ. Thí-dụ: bà Khương-thị vì thương con không đồng nên gây ra cuộc xung-đột giữa Trịnh Trang-công và em là Cung Thúc-Đoạn thì nào là quỷ-kế của anh, nào là tham-vọng của em, nào là lời bàn của bá-quan rồi đến trận đánh, với cuộc vây thành phá lũy, cho đến khi cùng đường Thúc-Đoạn chạy vào xứ Yển. Trịnh Trang-công giam mẹ, thật là bao nhiêu gây cấn mà trong Xuân-Thu chỉ có một câu: « Mùa hạ, tháng năm, Trịnh-bá thắng Đoạn tại Yển ». Có lúc còn vắn tắt hơn, như « Tề cứu Hình » hoặc « Địch đánh Vệ ». Vậy thì chân giá trị của bộ Xuân-Thu ở đâu mà vẫn được xem là quyển kinh để « định công luận, đoán án cho muôn đời »? Tại sao chính Đức Phu-Tử cũng yêu cầu người đời « biết cho ta » hay « buộc tội cho ta » thì nên do bộ Xuân-Thu? Như vậy, bực thánh và dư luận cổ kim đã lầm chăng? Hoặc giả, vì quan niệm về sử học của xưa với nay quá khác nhau mới có điều chinh lịch đó? Nếu thật thế thì tại sao một học giả của thời đại nầy, cụ Nguyễn-Văn-Tố, một người mà chưa ai dám ngờ vực về sức học uyên thâm, cũng chưa ai dám nghi đến sự thận trọng của ngòi bút, đã viết: « Muốn thưởng thức cái hay của bộ Xuân-Thu, phải nhận thấy hương nồng của triết lý, thơm ngát của luân lý, mùi vị của chánh trị ở trong kinh đó. » Làm sao những câu văn vắn-tắt sơ sài kia lại chứa được bao nhiêu mùi, hương và vị? Chỉ vì Đức Phu-Tử khéo dùng một phương pháp kín đáo: quên TÊN và VIỆC. Sự quên hữu ý, sự cố tâm quên có nghĩa là chê bai, là khiển trách. Như trong thí dụ trên, không chép tên Trịnh Trang-công chỉ gọi Trịnh-bá là chê lỗi chẳng biết dạy em. Như Thúc-Tôn Kiểu-Như, đại phu nước Lỗ chuyên chế mạng lịnh qua rước vợ ở nước Tề thì Xuân-Thu chép: « Vợ Kiểu-Như tên Phụ-Hỉ ở Tề về. » Như vua của nước Châu, tên Thiệt, chức là công, thường gọi là Châu-công, vì sợ loạn nên bỏ xứ trốn qua Tào, sau cùng qua triều Lỗ, Xuân-Thu chỉ chép: « Thiệt đến ». Còn vua nước Kỷ, tước là bá, khi qua triều Lỗ lại dùng lễ của man di, Xuân-Thu chỉ biên: « Kỷ đến triều ». Chẳng những thiếu là chê, có khi thừa cũng là khiển trách, như thêm tên tộc của các vị vua có lỗi. Muốn chỉ trích vua Vệ dùng kế tiểu nhơn để chiếm nước Hình thì Xuân-Thu ghi: « Mùa xuân, tháng giêng, ngày bính ngọ, Vệ-hầu tên Hủy diệt Hình. » Khi muốn tỏ sự hư hèn của Tống Chiêu công thì chép: « Mùa đông, tháng mười một, người Tống giết vua tên là Chử-cữu. » Nhưng phần nhiều khi Xuân-Thu thêm tức là khen, nếu ghi cả chức tước. Muốn nêu tấm lòng trung của hai bề tôi nước Tống - công tử Ấn và Đãng Ý-Chư - Xuân-Thu chép: « Người Tống giết quan đại tư mã. Quan đại tư thành trốn qua Lỗ ». Như câu: « Mùa thu, tháng tám, ngày giáp ngọ, tên Vạn của Tống giết vua tên Tiệp và quan đại-phu Cừu Mục » là dụng-ý phạt Nam-Cung Trường-Vạn, một kẻ thí chúa, lại chê vua Tống vì tánh ham đùa-bỡn với bề tôi, phải mua lấy cái chết thảm-khốc, còn khen quan đại-phu tuy yếu-đuối mà dám cầm hốt đánh một tên võ phu, coi thường cái chết. Chỉ thêm bớt vài chữ, Đức Phu-tử đã tỏ sự khen chê, ban điều thưởng phạt. Mà khen với chê, thưởng và phạt, khi đã trưng nhiều lượt, sẽ tỏ bày một luân-lý và một đường chánh-trị. Cả hai là sản-phẩm của quan niệm về cuộc đời, về vũ-trụ tức là triết-lý. Phương-pháp kín đáo ấy chẳng những bày tỏ được mấy nguồn văn hoá mà còn gây một ảnh-hưởng, một hiệu lực phi thường: được một tiếng khen của Xuân-Thu là hưởng giọt mưa Xuân đầm-ấm, bị một câu trách là chịu ngọn nắng Thu gay gắt. Thật là kết quả mỹ-mãn, nhờ bởi tay thợ thánh khéo dùng một khí cụ thô sơ. Và cũng vì thế, sự phiên dịch Xuân-Thu chất chứa bao nhiêu nỗi khó: phải cân nhắc từng chữ, phải theo đúng nghĩa mà còn lo-sợ thừa lời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đông Lai Bác Nghị PDF của tác giả Dương Tấn Tươi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.