Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa (Khuyết Danh)

VẠN HUÊ LẦU là một bộ y truyện có giá trị sử liệu của TQ, được phổ biến rộng rãi sang Việt Nam từ xa xưa. Các vị cụ lão nước ta trước đây đã lấy tích truyện soạn ra tuồng hát và trình diễn khắp nơi trong dân gian, làm cho nhân vật trong truyện trở nên quen thuộc.

Truyện viết vào thời Tống, sau Ngũ Đại, Thập Quốc, thời kỳ mà “năm nước mười đời” đánh nhau liên miên, dân chúng chết chóc đói khát.

Bắt đầu từ năm 960, Triệu Khuông Dẫn cướp ngôi nhà hậu Chu, tiêu diệt các lực lượng phong kiến hùng cứ các nơi, thống nhất đất nước, trừ nước Liêu phía Bắc sông Hoàng Hà, đánh nước Hạ phía Bắc Trung Quốc... và đóng đô ở Khai Phong lập nên nhà Tống, lịch sử gọi là Bắc Tống (960- 1127).

Sau thời kỳ thống nhất, nước Tống luôn bị nước Liêu và nước Hâ ở phía Bắc Trung Quốc tấn công, làm cho nước Tống nhiều lần thảm bại.

Nước Liêu gồm các bộ lạc du mục ở phía Đông Bắc Trung Quốc đến phía Bắc sông Hoàng Hà, năm 916 gọi là nước Khiết Đan, sau đổi thành nước Liêu. Tìm mua: Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa TiKi Lazada Shopee

Nước Tây Hạ gồm các bộ lạc dân tộc Khương ở Tây Bắc Trung Quốc, thấy nước Tống muốn gồm thâu thiên hạ nên kéo quân xuống phía Nam tranh chấp.

Đến năm 1115, vùng Cát Lâm, Liêu Ninh lại nổi lên một quốc gia mới gọi là nước Kim.

Năm 1125, nước Kim tiêu diệt nước Liêu, rồi kéo binh xuống đánh Tống, bao vây Khai Phong. Vua Tống đầu hàng, nước Kim tạm rút lui về phía Bắc.

Năm 1127, Kim lại đánh Tống bắt được vua Tống là Tống Huy Tong và vua Tống Khâm Tông, phá nát kinh đô, làm cho nhà Bắc Tống bị diệt vong.

Sau khi quân Kim rút lui về Bắc, Triệu Cấm em của Khâm Tông, được một số tôi thần tôn lên làm vua ở Ưng Châu Hà Nam, xưng hiệu là Cao Tông thành lập nhà Nam Tống (1127-1287)

Nhưng triều đình Nam Tống nhu nhược, thu dụng nhiều tôi nịnh nên chính trị không vững vàng, nhiều lần bị quân Kim đánh phá làm cho nhân dân bị đói kém, sưu thuế nặng nề, phong trào nhân dân khởi nghĩa nhiều nơi, gồm cả cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang điều khiển.

Nói về việc cải tổ, chỉnh đốn việc cai trị thì thời Bắc Tống có cuộc cải cách của Phạm Trọng Yêm, thời Nam Tống có cuộc cải cách của Vương An Thạch, nhưng cả hai cuộc cải cách ấy cũng không cứu vãn được tình thế.

Triều Tống có hai lần kéo quân đến đánh Việt Nam, nhưng cả hai lần đều bị thua thiệt.

Lần thứ nhất vào năm 981, quân Tống bị Lê Hoàn đánh bại ở sông Bạch Đằng, tướng Tống là Hầu Nhân Báo bị giết chết.

Lần thứ hai vào năm 1076, nước Tống lại đem quân xâm lược nhưng Lý Thường Kiệt đánh phá không vượt qua nổi sông Cầu và binh Tống bị giết chết quá nhiều, nên tướng Tống là Quách Quỳ phải rút quân về nước.

Đến thế kỷ XIII, quân Mông Cổ bành trướng khắp nơi ở Châu Á, và Đông Âu, năm 1234 diệt nước Kim, năm 1297 diệt Nam Tống thành lập nhà nước Nguyên ở Trung Quốc.

Đó là bối cảnh chung của một số truyện ghi lại tình hình Trung Quốc thời ấy.

Vạn Huê Lầu dựa theo những thập niên đầu của thời Bắc Tống giai đoạn chống lại nước Liêu, và những diễn biến nội bộ của triều đình nhà Tống.

Phần nội bộ phản ánh hai phe trung và nịnh âm mưu chiếm đoạt quyền thế, tạo ra nhiều âm mưu xảo trá, tác động vào chính trị của Tống triều.

VẠN HUÊ LẦU là một quán rượu, được lấy tên đặt cho bộ truyện, nơi đó là chỗ gặp gỡ của các anh hùng khí phách, mà cũng là nơi mâu thuẫn giữa trung và nịnh, giữa chánh và tà làm cho cốt truyện lắm điều kỳ thú.

Phần nổi bật nhất trong truyện là Bao Công xử án Quách Hoè sau mười sáu năm mới phát giác. Mặc dù Quách Hoè được Hoàng thái hậu che chở, song Bao Công là người ngay thẳng, tôn trọng công lý, nên đã vạch trần âm mưu của nịnh thần qua những hành động gian ác chôn chặt trong qúa khứ.

Đọc VẠN HUÊ LẦU chúng ta tìm hiểu được lòng người tự ngàn xưa, vẫn phân định hai ranh giới thiện, ác, và đó là những bài học mà chúng ta tìm hiểu trong lẽ sống con người.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Khuyết Danh":Thần Thánh Trung HoaNói Nhiều Không Bằng Nói ĐúngBao Thanh Thiên - Thất Hiệp Ngũ NghĩaBuổi Tàn ThuCác Sự Tích Của Người Nhật BảnGiáo Trình C++Hôn Nhân Không Lựa ChọnHuyền Thoại Mạn Đà LaNguyễn Du (1766-1820)Sự Tích Cây Huyết Dụ TrướcSự Tích Con Sư TửSự Tích Phật A Di Đà Và Bảy Vị Bồ TátSự Tích Phật A-Di-Đà Bảy Vị Bồ TátThánh Tông Di ThảoTiết Đinh San Chinh TâyTrạng QuỳnhTruyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung QuốcVạn Huê Lầu Diễn NghĩaYên-Tử Cư-Sĩ -Trần Đại-Sỹ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa PDF của tác giả Khuyết Danh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Trạng Quỳnh
Truyện Trạng Quỳnh Truyện Trạng Quỳnh – Nhiều tác giả Cho đến nay, vấn đề Trạng Quỳnh vẫn còn đòi hỏi thêm sự nghiên cứu và phân tích. Qua sử sách, gia phả, người ta tìm thấy một Nguyễn Quỳnh thực, cũng giỏi thơ văn, có tài hài hước. Tuy nhiên không thể đồng nhất hương cống Nguyễn Quỳnh với Trạng Quỳnh dân gian, bởi vì trong kho tàng chuyện Trạng ở Việt Nam có sự khác nhau giữa những câu chuyện có thật của những ông Trạng có thật và những chuyện mang tính chất hoặc giá trị “Trạng”. Ở vế thứ hai, trong dân gian đã lưu truyền những giai thoại về những nhà khoa bảng trí thức không đỗ Trạng Nguyên. Trạng Lợn Các cụ Trạng Việt Nam Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Tuy không có học vị nhưng vì tài năng và những hoạt động, hoặc trong cuộc sống của của các vị “Trạng” này có những nét đặc biệt, mang phong cách Trạng và đậm màu cổ tích nên họ được dân gian ngưỡng mộ, tôn vinh làm Trạng. Thậm chí, có cả những nhân vật mà không ai dám quyết đoán đó là những người đã sống giữa cõi nhân gian hay chỉ là những nhân vật hoàn toàn được hư cấu. Càng ngày, những mẫu chuyện, giai thoại về họ càng được dân gian sáng tác, thêm thắt khiến hình ảnh của các vị Trạng này càng trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi người. Để cung cấp thêm cho bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu vài nét về ông hương cống Nguyễn Quỳnh, một người được tin rằng là khởi hình lịch sử của Trạng Quỳnh dân gian.
Emmanuelle – Tập 1
Emmanuelle – Tập 1 Emmanuelle – Emmanuelle Arsan Vào cuối thập niên sáu mươi, cuốn Emmanuelle được xuất bản ở Pháp và gây sôi nổi trong dư luận rộng lớn. Lý do chính không phải vì tác giả cuốn này, Emmanuelle Arsan, là một phụ nữ mà lại đi viết truyện dâm tình. Lý do làm cuốn Emmanuelle nổi tiếng phức tạp hơn nhiều. Lý do thứ nhất là tại từ trước đến giờ đa số dâm thư đều do đàn ông viết theo cảm quan và thân xác của nam iới. Lần này Emmanuelle Arsan viết theo cảm quan và thân xác nữ giới – dĩ nhiên là phải khác. Lý do thứ hai có nguyên nhân văn hóa văn minh. Trong các xã hội phụ hệ của thế giới hiện tại, người đàn bà thường được giản lược vào hai hình ảnh, hai chức năng: hình ảnh thứ nhất là một thánh nữ trên bục cao, hoàn toàn trong sạch, bước xuống bục đi lấy chồng chỉ cốt để đẻ con; hình ảnh thứ hai là làm gái điếm, làm một dụng cụ để thỏa mãn dục tình cho đàn ông. Kim Bình Mai 50 Sắc Thái – Tập 1: Xám Hồng Lâu Mộng Tác giả Emmanuelle Arsan không chịu như vậy. Bà chủ trương rằng người đàn bà cũng là một con người, cũng là một chủ thể tính dục, nghĩa là cũng có nhu cầu nhục tình cần phải được thỏa mãn, và có quyền được thoả mãn – như đàn ông vậy. Vì tác giả không phải chỉ định viết về những thú vui dục tình của nhân vật Emmanuelle, mà còn dưa ra cả mặt triết lý sống nữa. Một nhân sinh quan vượt thoát ra khỏi sự khống chế của chủ nghĩa thanh giáo của bất cứ đạo nào, đặc biệt là thanh giáo của Công Giáo cũng như Tin Lành. Bời có chủ đích như thế nên truyện có nhiều đoạn triết lý rườm rà, sử dụng nhiều điển tích cũng như trích dẫn thơ văn Âu Châu xa lạ với một tác giả trung bình người Việt, do đó người dịch đã mạn phép lược bỏ bớt.
Thép Đã Tôi Thế Đấy
Thép Đã Tôi Thế Đấy Thép Đã Tôi Thế Đấy – Nikolai A.Ostrovsky Nikolai Ostrovsky viết Thép Đã Tôi Thế Đấy trên giường bệnh, trong khi bại liệt và mù, bệnh tật tàn phá chín phần mười cơ thể. Chưa bao giờ có một nhà văn sáng tác trong những điều kiện gian khổ như vậy. Trong lòng người viết phải có một nhiệt độ cảm hứng nồng nàn không biết bao nhiêu mà kể. Nguồn cảm hứng ấy là sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng bị tàn phế, đau đớn đến cùng cực, không chịu nằm đợi chết, không thể chịu được xa rời chiến đấu, do đó phấn đấu trở thành một nhà văn và viết nên cuốn sách này. Càng yêu cuốn sách, càng kính trọng nhà văn, càng tôn quý phẩm chất của con người cách mạng. Thép Đã Tôi Thế Đấy là cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Pavel là một thanh niên, được tôi luyện, được nung rèn trong lò lửa của cách mạng và đã vượt qua được nhiều khó khăn, cực khổ. Tác phẩm lột tả được niềm tự hào đã vượt qua những thử thách cam go, sức mạnh của niềm tin và khát khao được sống, được cống hiến, được bùng cháy trọn vẹn ngọn lửa đời mình cho tố quốc, cho cách mạng. Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm Suối nguồn 30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy Nhân dân Liên Xô, nhân loại tiến bộ chờ đợi văn học phản ánh và đào sâu cho mình hình ảnh con người anh hùng mới ấy. Lần đầu tiên trong văn học, N. A- xtơ-rốp-xki thu gọn được hình ảnh con người mới trong nhân vật Pa-ven Ca-rơ-sa-ghin. Pa-ven không những khác hẳn với những anh hùng của các thời đại trước. Khác hẳn với những tác phẩm văn nghệ của những năm đầu cách mạng, thường ca ngợi lòng dũng cảm vô tổ chức, tả sức mạnh tràn trề, lớn khỏe của quần chúng như một sức mạnh bột phát, tự nhiên. Thép đã tôi thế đấy cho ta thấy từng con người trong một quần chúng rộng lớn nảy nở như thế nào, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Thép đã tôi thế đấy ghi lại cả một quá trình tôi thép, bước đường gian khổ trưởng thành của thế hệ thanh niên Xô viết đầu tiên.
Ba Giai - Tú Xuất
Ba Giai – Tú Xuất Truyện Ba Giai Tú Xuất – Nhiều tác giả Ba Giai được biết nhiều bởi tài làm thơ châm biếm mà đối tượng chính là các quan lại tham nhũng, các người trọc phú. Ông được biết đến như là một người trong cặp bài trùng Ba Giai – Tú Xuất. Tú Xuất tên thật là Nguyễn Đình Xuất, ông và Ba Giai đã tạo nên một giai thoại Ba Giai – Tú Xuất “thứ nhất Ba Giai, thứ hai Tú Xuất”. Ông là một người thông minh, tri thức hơn người nhưng hay gặp thất bại trong khoa cử, từ đó sinh ra tính hay bông đùa, trêu cợt, đặc biệt là đả kích vào những thói hư, tật xấu và những tiêu cực của người đương thời. Đọc thêm: Trạng Quỳnh Tuyển tập truyện cười Vova Truyện cổ Grim hay nhất Đây cũng là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20 và là một cặp bài trùng trong văn học Việt Nam, nhắc tới người này thì không thể quên người kia và ngược lại. Đó là những mẩu chuyện về hai nhân vật đầy cá tính, thích trào lộng và hay bày ra tình huống quái ác khiến đối tượng bị “chiếu tướng” phải dở khóc dở cười hay những giai thoại đầy mưu mẹo, lấy của quan tham chia cho dân nghèo.