Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống (Ludwig Von Mises)

Cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dầy và ngôn ngữ khiêm nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho một xã hội như thế; và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức một xã hội như thế.***

Ludwig von Mises (1881-1973) là một trong những nhà kinh tế học và chính trị học nổi bật nhất thế kỉ XX. Ông là người đứng đầu, đồng thời là người củng cố và hệ thống Trường phái kinh tế học Áo. Các tác phẩm nổi bật của ông gồm:

The Theory of Money and Credit (1912, 1953); Socialism: An Economic and Socialogical Analysis (1922, 1932, 1951); Liberalismus (1927, 1962); Bureaucracy (1944, 1962); Human Action: A Treaty on Economics (1949, 1963, 1966, 1996); Planning for Freedom (1952, 1962, 1974, 1980); Theory and History: An Interpretation of Social and Economic Evolution (1957).

Bốn mươi năm sau khi von Mises qua đời, tác phẩm đầu tiên của ông - cuốn Liberalismus (chủ nghĩa tự do truyền thống) - được xuất bản bằng tiếng Việt, Phạm Nguyên Trường dịch, Đinh Tuấn Minh hiệu đính. Tên gốc của tác phẩm có nghĩa “Chủ nghĩa tự do” nhưng nhà xuất bản và dịch giả thống nhất lựa chọn tựa đề “Chủ nghĩa tự do truyền thống” nhằm phản ánh đúng tinh thần của von Mises và tránh nhầm lẫn về mặt thuật ngữ. Bởi khái niệm “tự do” hay “chủ nghĩa tự do” hiện nay được sử dụng với rất nhiều nghĩa khác nhau, và trong đó có không ít nghĩa đi ngược khái niệm vốn có của nó, được Mises sử dụng. Qua bản dịch này chúng tôi mong muốn mở con đường để tìm hiểu kĩ hơn về di sản của Mises. Mặc dù có nhiều ý kiến phê phán các quan điểm của ông, song ảnh hưởng của Mises là rất rõ nét đối với tư tưởng kinh tế-xã hội phương Tây thế kỉ XX và XXI.

Chúng tôi cũng xin lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, phản ánh hoàn toàn quan điểm của tác giả, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi xin được giới thiệu đầy đủ bản dịch đến bạn đọc. Rất mong bạn đọc cân nhắc khi tiếp nhận quan điểm của tác giả với tinh thần phê phán cần thiết. Tìm mua: Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống TiKi Lazada Shopee

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.***

Thuật ngữ “chủ nghĩa tự do” có xuất xứ từ tiếng Latin: “liber”, nghĩa là “tự do”, khởi kì thuỷ là để nói đến triết lí tự do. Ở châu Âu, khi tác phẩm này được chấp bút (1927), nó vẫn còn có nghĩa như thế, vì vậy độc giả của nó đã hi vọng là sẽ tìm được ở đây lí giải về triết lí tự do truyền thống. Đáng tiếc là trong mấy chục năm gần đây thuật ngữ “chủ nghĩa tự do” đã có ý nghĩa hoàn toàn khác. Thuật ngữ này đã bị những nhà triết học theo đường lối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ở Mĩ, sử dụng để nói về chủ nghĩa can thiệp của chính phủ và những chương trình “nhà nước phúc lợi” của họ. Một trong rất nhiều thí dụ có thể dẫn ra ở đây là ông cựu thượng nghị sĩ Mĩ, Joseph S. Clark con, khi ông này còn làm thống đốc bang Philadelphia, đã mô tả lập trường “tự do” của ông ta bằng những từ như sau:

Xin làm rõ ngay từ đầu và loại bỏ mọi sự mù mờ về mặt ngữ nghĩa, người tự do được hiểu là người tin vào việc sự dụng mọi lực lượng của chính phủ nhằm thúc đẩy sự công bằng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội trên bình diện địa phương, bang, quốc gia và quốc tế … Người tự do tin rằng chính phủ là công cụ tốt cho việc phát triển xã hội, người muốn đưa những nguyên tắc của đạo Thiên chúa giáo vào đời sống” (Tờ Atlantic, tháng 7 năm 1953, trang 27)

Quan điểm như thế về “chủ nghĩa tự do” đã giữ thế thượng phong vào năm 1962, tức là năm tác phẩm này được dịch sang tiếng Anh, Mises tin rằng dịch sát nghĩa tên gọi ban đầu của tác phẩm là Liberalismus có thể sẽ gây ra hiểu lầm. Vì vậy mà ông đề nghị gọi bản tiếng Anh là Cộng đồng tự do và thịnh vượng (The Free and Prosperous Commonwealth). Nhưng năm sau ông quyết định không nhường thuật ngữ “chủ nghĩa tự do” cho các triết gia xã hội chủ nghĩa nữa. Trong lời giới thiệu cho lần xuất bản thứ hai và thứ ba tác phẩm Hành vi của con người, tác phẩm quan trọng nhất của đời ông, Mises viết rằng những người ủng hộ cho triết lí tự do cần phải giành lại “thuật ngữ ‘chủ nghĩa tự do'.. vì đơn giản là không có thuật ngữ nào thể hiện được đúng đắn phong trào trí thức và chính trị vĩ đại đó”, một phong trào dẫn đến nền văn minh hiện đại bằng cách thúc đẩy thị trường tự do, chính phủ hạn chế và tự do cá nhân. Thuật ngữ “chủ nghĩa tự do” được dùng trong tác phẩm này theo nghĩa đó.

Nhằm giúp những độc giả mới làm quen với các công trình của Ludwig von Mises (1881-1973), xin nói thêm rằng ông đã là người phát ngôn nổi bật của Trường phái kinh tế Áo. Trường phái này được gọi như thế vì Mises và hai vị tiền bối nối tiếng của ông là Carl Menger và Eugen von Behm Bawerk đều là những người sinh trưởng ở nước Áo. Hòn đá tảng của Trường phái kinh tế Áo là lí thuyết về cách đánh giá chủ quan về giá trị hữu dụng cận biên. Lí thuyết này chỉ ra rằng tất cả mọi hiện tượng kinh tế, cả đơn giản lẫn phức tạp, đều là kết quả của những đánh giá mang tính chủ quan của từng cá nhân. Mises giải thích và phân tích phương pháp luận, giá trị, hành vi, giá cả, thị trường, tiền tệ, tập đoàn độc quyền, sự can thiệp của chính phủ, tăng trưởng nóng và sụp đổ kinh tế… trên cơ sở của lí thuyết đánh giá chủ quan đó và đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực tiền tệ và tính toán kinh tế.

Mises bảo vệ luận án tiến sĩ ở trường đại học tổng hợp Vienna vào năm 1906. Đề tài luận văn của ông, Lí thuyết về tiền tệ và tín dụng, được xuất bản ở Đức vào năm 1912 và ở Anh vào năm 1934, là tác phẩm đầu tiên trong rất nhiều công trình lí thuyết của ông về kinh tế học. Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, ngoài những tác phẩm và bài báo viết về kinh tế, trong đó có tác phẩm tạo được tiếng vang như Chủ nghĩa xã hội, Mises còn là cộng sự của Phòng thương mại Áo (cố vấn về kinh tế cho chính phủ Áo) và giảng dạy bán thời gian tại trường tổng hợp Vienna. Ông còn hướng dẫn những buổi thảo luận của các nhà nghiên cứu kinh tế, nhiều người trong số họ đã trở thành những học giả có ảnh hưởng quốc tế. Năm 1926 ông thành lập Viện nghiên cứu chu kì kinh tế ở Áo, Viện này vẫn còn cho đến ngày nay.

Ngay sau khi Hitler giành được chính quyền ở Đức, Mises đã nhìn thấy rằng nước Áo sẽ gặp rắc rối. Cho nên năm 1934 ông đã chuyển sang làm việc cho Viện nghiên cứu quốc tế ở Thụy Sĩ. Ở đây, ông bắt đầu chấp bút tác phẩm Nền kinh tế quốc dân (Nationaloekonomie-1940). Mặc dù ở châu Âu xã hội chủ nghĩa quốc gia hồi đó chẳng có mấy người biết tiếng Đức đọc tác phẩm này, nhưng cách lí giải những nguyên lí kinh tế sâu sắc của Mises đã tìm được nhiều độc giả qua bản dịch tiếng Anh, và sau đó được Mises viết lại cho độc giả Mĩ dưới nhan đề Hành vi của con người (Human Action - xuất bản lần đầu năm 1949)

Nhằm chạy khỏi châu Âu lúc đó đã bị phát xít Hitler chiếm đóng, Mises và vợ đã rời khỏi Thuỵ Sĩ và đến định cư ở Mĩ vào năm 1940. Tiếng tăm của ông đã vang dội ở châu Âu, nhưng ở Mĩ thì chưa mấy người biết. Vì vậy mà ông phải bắt đầu gần như từ con số không. Những tác phẩm bằng tiếng Anh bắt đầu xuất hiện dưới ngòi bút của ông: Chính phủ toàn trí toàn năng và Bộ máy quan liêu, cả hai đều được xuất bản vào năm 1947. Sau đó là tác phẩm Hành vi của con người, một tác phẩm quan trọng nhất của cuộc đời ông, được xuất bản vào năm 1949. Và những tác phẩm khác: Kế hoạch hoá vì tự do (1952), Tâm lí bài tư bản (1952), Lí thuyết và lịch sử (1957), Những nguyên lí căn bản của kinh tế học (1962), lần lượt xuất hiện. Tất cả đều là những tác phẩm cực kì quan trọng về lí thuyết kinh tế.

Năm 1947 Mises giúp thành lập hội Mont Pelerin Society. Ông giảng dạy tại nhiều trường đại học Mĩ và Mĩ Latin và tiến hành những buổi hội thảo về kinh tế học tại trường đại học tổng hợp New York trong suốt 24 năm. Ông còn là cố vấn cho Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia và Quĩ giáo dục kinh tế.

Mises nhận được nhiều danh hiệu như: tiến sĩ danh dự của trường các Grove City College (1957), đại học tổng hợp New York (1963),và đại học tổng hợp Freiburg ở Đức (1964). Thành tựu của ông được trường học cũ, tức trường đại học tổng hợp Vienna, công nhận và theo truyền thống châu Âu, trường này đã kỉ niệm lần thứ 50 ngày ông nhận bằng tiến sĩ và “tái” cấp bằng cho ông. Năm 1962, đến lượt chính phủ Áo vinh danh ông. Hiệp hội các nhà kinh tế học Mĩ bầu ông làm hội viên danh dự vào năm 1969.

Ảnh hưởng của Mises vẫn tiếp tục mở rộng. F. A. Hayek, người học trò nổi tiếng nhất của ông từ những ngày ông còn giảng dạy ở châu Âu, cũng là người từng được giải Nobel về kinh tế học, viết: “Ảnh hưởng của Mises đã vượt qua khuôn khổ cá nhân. Ngọn lửa mà ông thắp lên đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho một phong trào mới, một phong trào ngày càng có thêm sức mạnh”. Còn Giáo sư Israel Kirzner của trường đại học tổng hợp New York, một trong những người học trò nổi tiếng nhất của ông ở Mĩ, thì mô tả ảnh hưởng của ông đối với sinh viên hiện nay như sau: “Sự quan tâm đầy nhiệt tình và hăng hái đang tái xuất hiện đối với trường phái Áo mà ta chứng kiến hiện nay có đóng góp mang tính quyết định của Mises”.

Mises là một lí thuyết gia sắc bén và rất thận trọng, nhưng ông không phải là lí thuyết gia ngồi trong tháp ngà. Được dẫn dắt bởi lí luận khoa học rằng xã hội tự do với nền kinh tế thị trường là con đường duy nhất đưa đến sự hài hoà và hoà bình cả trong nước lẫn trên trường quốc tế, Mises cảm thấy trách nhiệm phải áp dụng những lí thuyết mà ông trình bày vào lĩnh vực chính sách của chính phủ. Trong tác phẩm Chủ nghĩa tự do, Mises không chỉ giải thích một cách ngắn gọn nhiều hiện tượng kinh tế quan trọng mà còn trình bày một cách rõ ràng quan điểm của ông về chính phủ và vai trò, tuy hạn chế nhưng vô cùng quan trọng, của chính phủ trong việc bảo đảm sự hợp tác của xã hội, chỉ có như thế thì thị trường tự do mới có thể hoạt động được. Quan điểm của Mises vẫn rất mới mẻ và hiện đại và độc giả sẽ thấy rằng ngày hôm nay lí giải của ông vẫn còn nguyên giá trị.

Thông điệp của Mises: tư tưởng cai trị thế giới, là điệp khúc được nhắc đi nhắc lại trong tất cả các tác phẩm của ông. Nhưng tư tưởng này được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm Chủ nghĩa tự do. “Kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh”, giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa toàn trị, “sẽ không được giải quyết bằng vũ lực mà bằng tư tưởng. Chính tư tưởng đưa con người vào các nhóm đấu tranh và đặt vũ khí vào tay họ, tư tưởng quyết định vũ khí sẽ được dùng để chống lại ai và vì ai. Cuối cùng, chính tư tưởng chứ không phải vũ khí sẽ quyết định kết quả”, ông đã viết như thế vào năm 1927.

Trên thực tế, chính hi vọng giữ cho thế giới không tiếp tục lao vào hỗn loạn và xung đột đã thuyết phục người ta từ bỏ chủ nghĩa can thiệp của chính phủ và chấp nhận chính sách tự do.

Bettina Bien Greaves

Quỹ Giáo dục Kinh Tế, tháng 8 năm 1985.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống PDF của tác giả Ludwig Von Mises nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Triết Học Tây Phương Từ Khởi Thủy Đến Đương Đại (Bernard Morichère)
Bộ tập hợp quyển triết văn này nhằm gửi đến tất cả những ai mà quá trình học tập khiến họ quan tâm đến các bản văn triết học: những học sinh lớp cuối cấp Trung học, các lớp dự bị Đại học cũng như các sinh viên khoa Văn & Triết. Sách cũng nhằm hướng đến mọi đối tượng độc giả có mong muốn mở rộng văn hoá trong một lĩnh vực mà sự đào tạo ban đầu chưa cho phép họ truy cập hoặc đào sâu đầy đủ. Mục đích của tác phẩm này - Không muốn chỉ đơn thuần là một tập hợp những bản văn - là giới thiệu tính đa dạng của tư tưởng triết lý một cách rộng rãi nhất, từ khởi thuỷ đến đương đại, trong sự tôn trọng tính đa nguyên của các học thuyết và các trào lưu đã tạo nên dòng tư tưởng nhân loại. Triết học là một mà cũng là nhiều và chính sự đa dạng trong nhất tính này (cette persité dans l’ unité) đã mang lại vẻ toàn mãn phong phú cho triết học. Nhằm mục đích đó, chúng tôi muốn, trong khi vẫn trang trọng dành cho các tác giả - minh chủ (auteurs-phares) và các bản văn kinh điển (textes canoniques) của lịch sử triết học, vị trí xứng đáng mà truyền thống vẫn dành riêng cho họ, mở rộng khuôn khổ các bản văn đến những tác giả và những trào lưu tư tưởng, và những thời đại mà các giáo trình thông thường ít dành chỗ và nhiều khi, chẳng dành cho một chỗ đứng nào. Chính theo cách ấy mà tất cả một thời kỳ trải dài từ đầu thời Trung cổ (Boèce) cho đến cuối thời Phục hưng (Galilée), nghĩa là khoảng mười thế kỷ triết học thường bị lặng lẽ bỏ rơi cho một số ít chuyên gia, đã tìm lại vị trí triết học cho dòng chảy liên tục từ Thượng cổ. Cũng thế, chúng tôi muốn rằng những trào lưu tư tưởng thường chỉ được khảo sát sơ lược hay bất toàn, chẳng hạn như các chủ thuyết duy vật hiện đại, hay là, ở cực kia, triết học Pháp của thế kỷ mười chín, thoát thai từ Kant hay từ Maine de Biran, sẽ được giới thiệu kỹ lưỡng hơn trong hợp tuyển này. Chúng tôi cũng quyết tâm sao cho nền triết học phân tích của Anh, ít được biết đến tại Pháp, được quyền hiện diện chính đáng, trong tư tưởng thế kỷ hai mươi. Còn đối với một số tác giả, như Grotius, mà ngày nay những người không chuyên môn hầu như chẳng hề biết đến, thế nhưng tầm quan trọng đối với triết học chính trị của các thế kỷ mười bảy và mười tám, là rất đáng kể. Hay như Jacobi, mà Kant không nề hà chọn làm đối thủ của mình, là những thí vụ về những ý hướng của chúng tôi muốn phục hồi phẩm giá cho vài tên tuổi lớn mà chỉ những sử gia triết học còn lưu giữ hoài niệm. Rất nhiều trong số những bản văn này - hầu như tất cả những bản văn liên quan đến thời Trung cổ và thời Phục hưng, cũng như nhiều bản văn thời Thượng cổ được cập nhật hoá một cách khoa học, đã được dịch hay dịch lại bởi các chuyên gia đặc trách về từng thời kỳ - Đối với những bản văn triết học Đức, chúng tôi cũng dụng công như thế, Tìm mua: Triết Học Tây Phương Từ Khởi Thủy Đến Đương Đại TiKi Lazada Shopee Có hai nguyên lý hướng dẫn công trình của nhóm chúng tôi, mà cả hai đều không phải là không có những ngoại lệ. Nguyên lý thứ nhất hệ tại ở chỗ tự giới hạn vào những tác gia triết học, loại trừ lãnh vực khoa học nhân văn. Vậy nên xin bạn đọc đừng ngạc nhiên khi thấy vắng bóng một vài tên tuổi lớn, rất quen thuộc với công chúng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn bảo lưu một số văn bản - chẳng hạn của Freud, một tác gia vẫn được coi là triết gia - nơi một cách đặt vấn đề thực sự triết lý hiện diện rõ ràng, bởi sự thực là biên giới giữa cái gì là triết lý (le philosophique) với cái gì là phi - triết lý (le non - philosophique) đôi khi cũng khó phân biệt cho rạch ròi. Nguyên lý thứ nhì tệ hại ở chỗ nhận cái trật tự biên niên sử trong việc trình bày các tác gia. Trật tự này có ưu thế là cho phép độc giả định vị dễ dàng các tác gia trong dòng thời gian. Nó cũng chỉ giúp cho tác phẩm độc lập với những khái niệm được hàm chứa trong các chương trình học tập và những biến cải có thể tác động đến chúng. Cuối cùng trật tự này tạo thành một thứ lịch sử triết học qua triết văn. Tuy nhiên trật tự này không phải là không đem lại điều bất tiện. Kiểu trình bày biên niên tạo ra tính bất liên tục nó che giấu tính liên tục nằm ở chỗ tầng sâu hơn của những trào lưu tư tưởng, đôi khi khiến cho các triết gia cách xa nhau trong thời gian lại rất gần gũi nhau trong tư tưởng. Để tránh điều bất tiện chính yếu này, đôi khi chúng tôi cũng tự cho phép tuỳ tiện một chút đối với kiểu biên niên thuần tuý. Chẳng hạn,việc tôn trọng nghiêm ngặt tính biên niên sẽ buộc phải để Maine de Biran ngồi giữa Fichte và Hegel. Nhưng kiểu trật tự này sẽ phá vỡ không chỉ tính thống nhất của trào lưu sau Kant mà còn phá vỡ tính liên tục đã dẫn dắt tư tưởng duy linh của Pháp từ Maine de Biran đến Bergson. Vậy nên trật tự được chọn nhận là một kiểu thoả hiệp giữ tính biên niên và sự tôn trọng - có tính thiết yếu trong mắt chúng tôi - đối với một thứ lô-gích riêng của lịch sử triết học. Cuối cùng, để soi sáng cho độc giả về những trường phái và những thời kỳ triết học, chúng tôi đã đặt ra một số những cột mốc (Thượng cổ, Trung cổ, Phục hưng, Hiện đại…) đánh dấu những tuyến lớn trong triết học. Người ta cũng sẽ tìm thấy trong tác phẩm này, những tập hồ sơ liên quan đến lịch sử tư tưởng (Việc Kiểm soát trí thức ở thời Trung cổ - Khoa học huyền bí vào thế kỷ 16) và lịch sử Khoa học. (Những lý thuyết về bản chất của ánh sáng trong thế kỷ 17, 18). Thực vậy, nếu các triết gia đọc của nhau - có khi hiểu rõ, có khi không hiểu rõ lắm - thì họ cũng đọc những thứ khác hơn là triết học. Những bản văn triết quy chiếu về Triết học và kể cả những cái không phải là triết học, được phác thảo một cách triết lý, nghĩa là thuần khái niệm (conceptuellement). Những tập hồ sơ về lịch sử tư tưởng và lịch sử Khoa học tìm cách soi sáng cái bên ngoài đó của triết học mà dầu muốn hay không triết gia vẫn luôn luôn giữ một mối quan hệ khá là lập lờ. Đối với mỗi tác giả, người đọc sẽ gặp một tiểu sử ngắn, và một thư mục gói gọn những tác phẩm chính của vị ấy và vài công trình nghiên cứu phê bình. Các tác phẩm quan trọng trở thành đối tượng của những chú thích giới thiệu ngắn gọn. Các bản văn trích tuyển được mở đường bằng một đoạn dẫn nhập ngắn nhằm khai mở đối tượng và cách đặt vấn đề của đoạn văn đó. Một vài biên chú hoặc cước chú đã được dự trù nhằm giúp cho việc đọc hiểu được thuận lợi hơn. Ở cuối mỗi bản văn và đôi khi đề xuất một hay nhiều tham chiếu đến các thời gian khác và các bản văn khác. Những tham chiếu này không hề có nghĩa là một đồng nhất tính giữa khái niệm của bản văn đang bàn và những khái niệm của bản văn mà những tham chiếu này nêu lên cho độc giả lưu ý. Như Eric Weil đã viết, lịch sử triết học là lịch sử việc chuyển di những khái niệm. Như vậy người ta sẽ không tìm thấy được một khái niệm chung cho hai triết gia, nhưng luôn luôn vẫn hữu ích cho việc suy tư khi nêu lên mối quan hệ giữa các ý niệm, gần gũi nhau hay đối lập nhau, và nắm bắt được sự khác biệt để khoanh vùng chính xác hơn ý nghĩa của những gì ta đọc. Chính trong tinh thần đó mà người ta phải sử dụng những tham chiếu tác phẩm mà chúng tôi đã nêu ra. Đưa cả hai mươi lăm thế kỷ triết lý vào chỉ trong khoảng 1200 trang quả là một sự đánh cược táo bạo. Chúng tôi lấy làm tiếc phải từ chối không cho phép hiện diện trong quyển sách này một số bản văn có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn bước tiến hoá tư tưởng của một triết gia. Muốn mở rộng tối đa tác phẩm đến tính hiện đại nên thường khi chúng tôi đành phải giới hạn ở mức mỗi tác giả một vài bản văn mà thôi (ngoại trừ đối với một số tác giả - minh chủ như Platon, Aristote, Descartes, Kant, Hegel, Husserl, Heidegger v.V…) Thêm một lần nữa, người ta lại thấy ở đây sự thoả hiệp giữa những yêu cầu triết lý và những ràng buộc của thực tế. Cuối cùng chúng tôi muốn nhắc nhở món nợ tinh thần mà mọi người đọc - tất nhiên là kể cả chúng tôi - đều mang ơn đối với việc làm vô cùng hữu ích và đáng giá của các sử gia lớn của Triết học, những người bảo lưu di sản triết văn, theo kiểu diễn tả của Henri Gouhier, một trong những triết sử gia lỗi lạc nhất. Là những luận sư (commentateurs) của các bản văn lớn, trước tiên họ cũng phải là những triết gia. Họ thường suy tư một cách triết lý về lịch sử triết học. Dầu không hiện diện trong hợp tuyển này, điều này cũng không nên khiến cho chúng tôi quên công việc tuy âm thầm lặng lẽ mà có giá trị rất đáng kể của họ. "Tất cả những gì quí thì cũng khó và hiếm", Spinoza đã viết như thế ở cuối quyển Đạo đức học. Chẳng có một bản triết văn nào lại dễ đọc cả. Chẳng có một bản triết văn nào để cho ta dễ dàng đi vào, không cần phải cố gắng động não. Nhưng người đọc nào chấp nhận cố gắng đó sẽ cảm thấy được tưởng lệ bởi niềm vui chưa bao giờ lỡ hẹn trong cuộc hành trình tìm đạt tri kiến. Niềm vui đó, khi dần thân vào cuộc nghiên cứu riêng tư sẽ còn được tài bồi bởi bao niềm mãn nguyện khác. Niềm vui đó cũng còn được chia sẻ trong những cuộc tranh luận tự do. Thay vì, giam mình trong cuộc độc thoại, những bản triết văn mở ra cho một hội sống tinh thần và chỉ trở nên sinh động qua cuộc sống đó.Bernard Morichère.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Tây Phương Từ Khởi Thủy Đến Đương Đại PDF của tác giả Bernard Morichère nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Triết Học Kant (Trần Thái Đỉnh)
Cuốn sách Triết học Kant của TS. Trần Thái Đỉnh được xuất bản lần đầu tiên năm 1969, NXB Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn; sau đó sách được Nxb Văn Mới, Sài Gòn, tái bản lần thứ nhất năm 1974. Triết học Kant vẫn ảnh hưởng một cách sâu sắc đến các trào lưu tư tưởng hiện đại. Có thể nói không quá đáng rằng không hiểu Kant thì không thể hiểu thấu đáo Hegel (1770-1831), Marx (1818-1883), Heidegger (1889-1976) và Claude Lévi-Strauss (1908-2009). Kant đã làm con người tỉnh giấc mơ tiên, biết mình không phải là thần thánh, mà là người; biết mình là hữu thể hữu hạn chứ không phải là hiện thể tuyệt đối. Trước Kant, chúng ta đã có 2 lần bắt đầu trong lịch sử triết học (lần thứ nhất với Socrate với mục tiêu “Anh hãy hiểu biết chính bản thân mình”, đi qua các đời Platon, Aristote rồi trải qua mười mấy thế kỷ trong đêm trường Trung cổ, triết học đã ngủ giấc ngủ giáo điều trong thân phận nữ tỳ của thần học; lần thứ hai với Descartes đưa triết học vào hẻm cụt của thuyết Duy tâm - thuyết đã gán cho con người những khả năng mà con người không có được, sau đó là Locke và Hume, triết học thoát khỏi giấc ngủ giáo điều nhưng lại đi vào một ngõ cụt khác: đó là thuyết Duy cảm, Duy nghiệm - đối lập với thuyết Duy tâm) và phải đến lần thứ 3, với Kant, triết học mới thật sự đi vào đúng hướng của nó, “Vậy phải bắt đầu lại từ đầu. Phải bắt đầu lại với Kant.” - Jacques Derrida. Theo Kant, một nền triết học nghiêm chỉnh là phải hướng về những vấn đề cơ bản của con người. Kant đặt vấn đề với chính khả năng tư tưởng của con người, cụ thể ông tự đặt cho triết học phê bình của ông 4 câu hỏi: 1. Tôi có thể biết gì? 2. Tôi phải làm gì? 3. Tôi được phép hy vọng gì? và 4. Con người là gì? Kant dành quyển Phê phán Lý tính thuần túyđể trả lời câu hỏi thứ nhất; quyển Phê phán Lý tính thực hành (Đạo đức học) - then chốt và chính yếu trong 3 cuốn Phê phán làm nên tòa nhà tư tưởng triết học Kant - để trả lời câu hỏi thứ hai; và, trong các tác phẩm tương đối ngắn về triết học lịch sử và triết học tôn giáo để trả lời câu hỏi thứ ba. Quyển Phê phán năng lực phán đoán (Mỹ học và Mục đích luận) là “cầu nối” quan trọng giữa cả ba câu hỏi với tầm quan trọng đặc biệt về hệ thống lẫn về nội dung. Câu hỏi thứ 4 là tất cả triết học của Kant: triết học về con người. Tuy chưa thể đi sâu vào phần triết học pháp quyền, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, nhưng với việc trình bày cô đọng nhưng không kém cặn kẽ về ba quyển "Phê phán chủ yếu", tác giả đã cho ta một cái nhìn khá bao quát về triết học Kant - thứ triết con người bị cắt xé giữa tinh thần và thể xác, giữa lý trí và cảm giác. Và mục đích chính của Kant không phải là tri thức, mục đích của Kant là quy về vấn đề con người. Tất cả chỉ là vấn đề con người mà thôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Kant PDF của tác giả Trần Thái Đỉnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Triết Học Kant (Trần Thái Đỉnh)
Cuốn sách Triết học Kant của TS. Trần Thái Đỉnh được xuất bản lần đầu tiên năm 1969, NXB Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn; sau đó sách được Nxb Văn Mới, Sài Gòn, tái bản lần thứ nhất năm 1974. Triết học Kant vẫn ảnh hưởng một cách sâu sắc đến các trào lưu tư tưởng hiện đại. Có thể nói không quá đáng rằng không hiểu Kant thì không thể hiểu thấu đáo Hegel (1770-1831), Marx (1818-1883), Heidegger (1889-1976) và Claude Lévi-Strauss (1908-2009). Kant đã làm con người tỉnh giấc mơ tiên, biết mình không phải là thần thánh, mà là người; biết mình là hữu thể hữu hạn chứ không phải là hiện thể tuyệt đối. Trước Kant, chúng ta đã có 2 lần bắt đầu trong lịch sử triết học (lần thứ nhất với Socrate với mục tiêu “Anh hãy hiểu biết chính bản thân mình”, đi qua các đời Platon, Aristote rồi trải qua mười mấy thế kỷ trong đêm trường Trung cổ, triết học đã ngủ giấc ngủ giáo điều trong thân phận nữ tỳ của thần học; lần thứ hai với Descartes đưa triết học vào hẻm cụt của thuyết Duy tâm - thuyết đã gán cho con người những khả năng mà con người không có được, sau đó là Locke và Hume, triết học thoát khỏi giấc ngủ giáo điều nhưng lại đi vào một ngõ cụt khác: đó là thuyết Duy cảm, Duy nghiệm - đối lập với thuyết Duy tâm) và phải đến lần thứ 3, với Kant, triết học mới thật sự đi vào đúng hướng của nó, “Vậy phải bắt đầu lại từ đầu. Phải bắt đầu lại với Kant.” - Jacques Derrida. Theo Kant, một nền triết học nghiêm chỉnh là phải hướng về những vấn đề cơ bản của con người. Kant đặt vấn đề với chính khả năng tư tưởng của con người, cụ thể ông tự đặt cho triết học phê bình của ông 4 câu hỏi: 1. Tôi có thể biết gì? 2. Tôi phải làm gì? 3. Tôi được phép hy vọng gì? và 4. Con người là gì? Kant dành quyển Phê phán Lý tính thuần túyđể trả lời câu hỏi thứ nhất; quyển Phê phán Lý tính thực hành (Đạo đức học) - then chốt và chính yếu trong 3 cuốn Phê phán làm nên tòa nhà tư tưởng triết học Kant - để trả lời câu hỏi thứ hai; và, trong các tác phẩm tương đối ngắn về triết học lịch sử và triết học tôn giáo để trả lời câu hỏi thứ ba. Quyển Phê phán năng lực phán đoán (Mỹ học và Mục đích luận) là “cầu nối” quan trọng giữa cả ba câu hỏi với tầm quan trọng đặc biệt về hệ thống lẫn về nội dung. Câu hỏi thứ 4 là tất cả triết học của Kant: triết học về con người. Tuy chưa thể đi sâu vào phần triết học pháp quyền, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, nhưng với việc trình bày cô đọng nhưng không kém cặn kẽ về ba quyển "Phê phán chủ yếu", tác giả đã cho ta một cái nhìn khá bao quát về triết học Kant - thứ triết con người bị cắt xé giữa tinh thần và thể xác, giữa lý trí và cảm giác. Và mục đích chính của Kant không phải là tri thức, mục đích của Kant là quy về vấn đề con người. Tất cả chỉ là vấn đề con người mà thôi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Kant PDF của tác giả Trần Thái Đỉnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Triết Học Hiện Sinh (Trần Thái Đỉnh)
Cuốn Triết học hiện sinh được in lần đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1967, NXB Thời Mới ấn hành; đã tạo nên hiện tượng kỳ lạ, là cuốn sách best sellers không thuộc thể loại tiểu thuyết. Cuốn sách Triết học hiện sinh (tập hợp từ các bài viết của Gs. Trần Thái Đỉnh đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ tháng 10/1961 đến tháng 9/1962) mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu tiến trình tư tưởng của con người trong thế kỷ XX, tìm một cách sống, một cách suy nghĩ, tìm hiểu chính mình để vượt mình; hãy tìm đọc cuốn sách này, đặc biệt là các bạn trẻ và các văn nghệ sĩ muốn cách tân thơ văn. Sách gồm 10 chương, tạm chia thành 2 phần: 3 chương đầu tìm hiểu về: Triết học hiện sinh là gì? (Lập trường của triết học hiện sinh, Triết học về con người); Những đề tài chính của triết học hiện sinh; Hai ngành của phong trào triết học hiện sinh. 7 chương sau viết về bảy triết gia hiện sinh lừng danh: Tìm mua: Triết Học Hiện Sinh TiKi Lazada Shopee - Kierkergaard, ông tổ hiện sinh chính thực; - Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần; - Husserl, ông tổ văn chương triết lý hiện tượng học; - Jaspers, hiện sinh và siêu việt; - Marcel, hiện sinh và huyền nhiệm; - Sartre, hiện sinh phi lý; - Heidegger, hiện sinh và hiện hữu. Triết học hiện sinh là triết dạy ta suy nghĩ về thân phận làm người. Văn của triết học hiện sinh là văn mô tả - đôi khi tả chân quá - nhưng chủ ý của họ không phải gì khác cho bằng vạch cho ta thấy vẻ buồn nôn của con người tầm thường, hòng thức tỉnh con người trỗi dậy, bỏ cách sống của sự vật để khai mạc một đời sống nhân vị, nhân vị cao cả của con người tự do. Triết học hiện sinh là triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX, đã đưa con người trở lại với con người, đã gợi hứng cho nhiều thanh niên biết suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, đừng “sống thừa ra”, sống không lý tưởng, sống như cây cỏ… Triết học hiện sinh đã đóng vai trò lịch sử của nó khá tốt đẹp, cuốn sách này của Gs. Trần Thái Đỉnh cũng đã và đang làm tốt vai trò lịch sử của nó; góp phần cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về triết học hiện sinh, một cuốn sách vừa dễ hiểu vừa đầy đủ hẳn nhiên là một cuốn sách tốt.***Trần Thái Đỉnh sinh năm 1921 tại Hưng Yên. Từ nhỏ vẫn học trường đạo, nên lớn lên có chí hướng tu trì, vào trường Tiểu chủng viện Trung Linh, Bùi Chu. Sau khi tốt nghiễp tiểu chủng viện, được gửi theo học tại Đại chủng viện Saint Sulpice (Xuân Bích) Hà Nội. Trở lại Bùi Chu, học thần học tại Đại chủng viện Quần Phương, thụ phong linh mục năm 1947. Ông được chỉ định dậy học tại Tiểu chủng viện Bùi Chu. Năm 1953 qua Pháp học thêm, ông gia nhập tu hội Saint Sulpice tại Issi-les Moulineaux. Ông đậu Tiến sĩ Triết học tại Institut Catholic de Paris. Trở về Việt Nam, ông giảng dây Triết học tại Đại chủng viện Bùi Chu, lúc đó tọa lạc tại Đường làng 21, Gia Định. Đồng thời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Sàigon, rồi Đại học Đà Lạt. Năm 1972 ông giữ chức Trưởng Ban Việt Ngữ tại Đại học Văn Khoa Đà Lạt. Cũng năm ấy được bầu làm Bề Trên Tu hội Saint Sulpice tại Việt Nam và Giám Đốc Đại chủng viện Xuân Bích tại Huế. Trong hoàn cảnh thuận tiện ông cũng được mời dậy Triết Tây cho Đại học Văn Khoa Huế. Năm 1973 vì một tai nạn xe gắn máy, ông bị thương phải điều trị gần một năm trời. Trong hoàn cảnh chìm đọng và bi quan cũng như gặp một vài bất trắc, ông đã bỏ tu. Năm 1975, trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, ông bỏ hàng ngũ linh mục, sống đời bình thường như mọi người. Sau nhiều năm tháng thất chí, ông quay lại với sách vở, đọc và viết những gì ông muốn lưu ngôn.***Sau khi gây một phong trào mãnh liệt và sâu rộng trong văn học và nghệ thuật, và sau gần hai mươi năm hoạt động ở thế nổi, nay triết học hiện sinh đi vào thế chìm. Nó ăn sâu vào quan niệm sống của người Âu Mỹ. Nó đã lắng vào lòng người thời đại, và trở thành một cái gì quá quen thuộc, người chủ trương nó không còn bồng bột trưng xướng nó, người chống đối thì hoặc vì mệt, hoặc vì thấy không ai quan tâm đến vấn đề nữa, nên cũng im tiếng dần. Bên Việt Nam cũng thế, triết hiện sinh không còn gây chấn động như mấy năm trước đây. Thực ra người ta vẫn ngờ ngợ nó. Giới bảo thủ không biết rõ bộ mặt triết hiện sinh ra sao, nhưng nơm nớp coi nó như một thứ dịch tả, một thứ vi trùng gieo rắc ngông cuồng và phá phách. Giới thanh thiếu niên phần nhiều cũng chưa hiểu thế nào là triết hiện sinh, nhưng hăng nồng chào đón nó như một tin vui đang về, một tin còn hoang mang mơ hồ, nhưng chính vì thế mà dễ làm thỏa những ước mơ của họ. Năm 1961, tạp chí Bách Khoa xin tôi viết một loạt bài trình bày về triết hiện sinh cho giới hiếu học. Và đây là những bài tôi đã cho đăng trên tạp chí Bách Khoa từ tháng 10 năm 1961 đến tháng 9 năm 1962. Khi viết, tôi đã cố gắng viết sao vừa dễ hiểu, vừa không đơn giản hóa những vấn đề phức tạp. Không biết tôi có đạt được phần nào mục tiêu đó không, nhưng cần nói đây để bạn đọc thông cảm khi thấy tôi đi vào những vấn đề căn bản và sâu xa của các triết gia hiện sinh, và thấy tôi hay trích dẫn những đoạn văn điển hình của các triết gia đó. Khi trích dẫn các tác phẩm đó, tôi riêng nghĩ đến các bạn sinh viên: Tôi muốn họ dần dần làm quen với lời văn các triết gia, để họ đỡ ngại ngùng khi phải đích thân đọc vào các tác phẩm đó. Hôm nay xem lại các bài đó để in thành sách, tôi cảm thấy đã quá thiếu sót đối với triết Heidegger. Thú thật hồi đó tôi còn chịu ảnh hưởng một số giáo sư của tôi ở Ba Lê, nhất là R.Verneaux: Các ngài gọi triết Heidegger có khuynh hướng vô thần và tiêu cực. Hồi đó tôi lại chưa đọc cuốn “Thư về nhân bản chủ nghĩa” của Heidegger. Tôi đã đọc các tác phẩm khác của ông. Riêng cuốn nhỏ này, tôi tưởng nó cũng như tập “Hiện sinh chủ nghĩa là một thân bản chủ nghĩa” của Sartre, nghĩa là suýt soát một lời tự bào chữa. Và tôi không có sẵn cuốn đó, nên không cố công tìm để đọc. Không ngờ cuốn sách nhỏ này lại là một tài liệu quý báu, một lời thương xác của Heidegger đối với những ai hiểu sai chữ Dasein của ông, và nhất là đối với những người dám ghép cho ông thái độ vô thần. Heidegger tuyên bố ông không vô thần và cũng không chủ trương thuyết dửng dưng tôn giáo. Sở dĩ ông chưa bàn nhiều về định mệnh con người và về Thượng đế chỉ vì ông tự coi như chưa làm xong phần đặt nền cho khoa siêu hình học, tức phần siêu hình học tổng quát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Triết Học Hiện Sinh PDF của tác giả Trần Thái Đỉnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.