Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Món Ngon Hà Nội (Vũ Bằng)

Vào khoảng năm tàn tháng hết, ở miền Nam nước Việt có những buổi tối đìu hiu lạnh như mùa thu đất Bắc.

Gió buồn đuổi lá rụng trên hè. Mây bạc nặng nề trôi đi chầm chậm như chia mối buồn của khách thiên lý tương tư.

Người xa nhà đột nhiên thấy trống trải trong lòng. Lê bước chân trên những nẻo đường xa lạ, y thấy tiếc nhớ một cái gì không mất hẳn, nhưng không còn thấy. Nhớ vẩn vơ, buồn nhẹ nhẹ. Cái buồn không se sắt, cái nhớ không day dứt, nhưng chính cái buồn và cái nhớ đó mới thực làm cho người ta nhọc mệt, thẫn thờ. Lòng người, cũng như cánh hoa, chóng già đi vì thế.

Người ta không nặng lắm về hiện tại, nhưng thiết tha với quá khứ hơn.

Một tiếng dế ở chân tường, một ngọn gió vàng heo hắt, hay một tiếng lá đụng cành trâm đều nhắc nhở ta những kỷ niệm xa xôi, dìu dịu. Tìm mua: Món Ngon Hà Nội TiKi Lazada Shopee

Ngày xưa, người cung nữ ở trong tiêu phòng lạnh ngắt thấy xe dê thì nhớ đến lúc được quân vương ấp ủ thương yêu. Tiếng con ý nhi gợi lại ở trong lòng người chinh phụ buổi người tráng sĩ "lâm hành". Tại kinh đô Trương Hàn thấy lá ngô rụng giếng thu thì sực nhớ đến rau thuần, cá lư và muốn treo ấn trở về quê cũ.

"Gió thu một tiếng bên tai, Thuần, lư sực nhớ đến mùi Giang Nam.

Đôi khi cũng mang bệnh nhớ nhung, người viết sách này vào lúc năm tàn hầu hết cũng ưa nghĩ đến một vài kỷ niệm xa xưa.

Một chén trà sen do nhà ướp; mấy cái bánh Tô Châu nhấm nháp vào một hôm mát trời; một nồi cơm gạo tám ăn với thịt rim; bát canh cần bốc khói xanh nghi ngút; mấy quả cà Nghệ giòn tan hay mẻ cốm Vòng ăn với chuối tiêu trứng cuốc... tất cả những thứ đó, gợi cho ta một nỗi thèm tiếc mờ mờ, như làm rung động tới những nơi thầm kín nhất của lòng.

Những lúc đó ta không thể không liên tưởng tới những ngày dịu ngọt bên cạnh mẹ già, vợ dại dưới cái mái nhà cũ kỹ rêu phong. Ngọn đèn không sáng lóe nhưng đủ soi một cách thân mật vào những mái tóc thân yêu; tiếng ca hát không nhiều nhưng đủ làm cho tim ta ấm áp; mà bữa cơm tuy là thanh đạm, nhưng đủ để cho ta ngon miệng hơn là ăn vây, ăn yến.

Đi trong gió lạnh lùng, tôi nhớ đến những buổi sum họp êm đềm, tôi nhớ đến những bữa cơm thân mật, tôi nhớ đến những miếng ngon gia dụng và đêm đêm tôi đã ghi những nhận xét và cảm xúc đó lên trên mặt giấy.

Hợp với những bài đã viết trước đây, cuốn sách nhỏ bé này không có tham vọng gì hơn là ghi lại được nỗi buồn nhớ xa xôi và gửi gắm một chút tình cho ai ai, ở Trung, Bắc cũng như Nam, mang nặng trong lòng những biệt ly xứ sở.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Vũ Bằng":Món Ngon Hà NộiBốn Mươi Năm Nói LáoMón Lạ Miền NamBóng Ma Nhà Mệ HoátMiếng Ngon Hà NộiNói Có SáchThương Nhớ Mười HaiTruyện Hai Người

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Món Ngon Hà Nội PDF của tác giả Vũ Bằng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Truyền Kỳ Mạn Lục (Nguyễn Dữ)
Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi,[1] dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyền Kỳ Mạn Lục PDF của tác giả Nguyễn Dữ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Truyền Kỳ Mạn Lục (Nguyễn Dữ)
Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi,[1] dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút".Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyền Kỳ Mạn Lục PDF của tác giả Nguyễn Dữ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Di Sản Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kể Chuyện Tây Du Ký (Trần Văn Giang)
Chuẩn Đô đốc Trần Văn Giang, người gắn bó cả cuộc đời của mình với biển trời Tổ quốc, được đồng đội trìu mến gọi là “Chính ủy của trời và biển”. Ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan cũng như tại các đơn vị Bác tới thăm. Với cái nhìn tinh tế và trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, trong tác phẩm này, ông đã viết 14 mẩu chuyện về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động như: Bác của chúng ta là như thế; Bác Hồ khao quân; Bác Hồ kể chuyện Tây Du Ký; Ba câu hỏi của Bác Hồ; Bác Hồ với Sư đoàn Phòng không Hà Nội; Lẵng hoa của Bác; Mười lăm phút thiêng liêng… Các câu chuyện độc đáo ở chỗ chính tác giả “là người trong cuộc”; nội dung phản ánh tình yêu thương của Bác Hồ đối với quân và dân ta; và lòng kính yêu của bộ đội và đồng bào đối với Người, mỗi câu chuyện sinh động đều hàm chứa những bài học thực tiễn, cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Tác giả Trần Văn Giang là một vị tướng trong Quân đội Nhân dân, tham gia cách mạng từ thời bí mật, sau cách mạng tháng 8 - 1945 ông được cử sang Quân đội và phục vụ Quân đội suốt 45 năm liên tục cho đến ngày về hưu. Là cán bộ cao cấp trong Quân đội, ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan... Với cái nhìn tinh tế và trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, ông đã viết lên những khúc hồi ký về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Di Sản Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kể Chuyện Tây Du Ký PDF của tác giả Trần Văn Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Di Sản Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kể Chuyện Tây Du Ký (Trần Văn Giang)
Chuẩn Đô đốc Trần Văn Giang, người gắn bó cả cuộc đời của mình với biển trời Tổ quốc, được đồng đội trìu mến gọi là “Chính ủy của trời và biển”. Ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan cũng như tại các đơn vị Bác tới thăm. Với cái nhìn tinh tế và trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, trong tác phẩm này, ông đã viết 14 mẩu chuyện về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động như: Bác của chúng ta là như thế; Bác Hồ khao quân; Bác Hồ kể chuyện Tây Du Ký; Ba câu hỏi của Bác Hồ; Bác Hồ với Sư đoàn Phòng không Hà Nội; Lẵng hoa của Bác; Mười lăm phút thiêng liêng… Các câu chuyện độc đáo ở chỗ chính tác giả “là người trong cuộc”; nội dung phản ánh tình yêu thương của Bác Hồ đối với quân và dân ta; và lòng kính yêu của bộ đội và đồng bào đối với Người, mỗi câu chuyện sinh động đều hàm chứa những bài học thực tiễn, cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Tác giả Trần Văn Giang là một vị tướng trong Quân đội Nhân dân, tham gia cách mạng từ thời bí mật, sau cách mạng tháng 8 - 1945 ông được cử sang Quân đội và phục vụ Quân đội suốt 45 năm liên tục cho đến ngày về hưu. Là cán bộ cao cấp trong Quân đội, ông may mắn được gặp Hồ Chủ tịch nhiều lần trong các hội nghị, các lớp học, buổi liên hoan... Với cái nhìn tinh tế và trí nhớ tốt, cách kể chuyện trung thực những điều tai nghe mắt thấy và suy nghĩ của bản thân mình, ông đã viết lên những khúc hồi ký về Bác Hồ khá sinh động, hóm hỉnh và xúc động.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Di Sản Hồ Chí Minh - Bác Hồ Kể Chuyện Tây Du Ký PDF của tác giả Trần Văn Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.