Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 (Võ Văn Hà)

Kí Ức Của 1 Người Lính Trinh Sát Sư 307 ra đời chẳng vì cái gì cả, nó chỉ là một cuốn hồi ức sống động của một người lính thầm lặng của một chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi dần vào dĩ vãng hơn ba mươi năm, nhưng hãy còn đó những CCB, những anh hùng ngày xưa mà lịch sử đã một thời lãng quên họ, những người anh hùng vô danh ấy, đã sống đã chiến đấu dũng cảm cho đất mẹ yêu thương, những trong số họ đã nằm xuống cho đất nước Chùa Tháp hồi sinh, những người trở về thì lặng yên cố hòa mình vào cuộc sống, nhưng trong họ vẫn âm ỉ cháy một ngọn lửa hồi ức không bao giờ tắt về những ngày tháng chiến đấu bên đồng đội, cùng trèo đèo lội suối chia sẻ nhau chút lương khô trên đường truy kích địch, hay còn nguyên cảm giác không nói nên lời khi tự tay khiêng xác thằng bạn mới hôm qua còn tếu táo với nhau... Tuổi trẻ các anh đã hiến dâng cho tổ quốc nào có ai đòi hỏi gì, đó là những năm tháng không thể nào quên, có những phút nghỉ ngơi sau những tất bật cơm áo gạo tiền, nghĩ lại những giây phút ngày xưa các anh bỗng chợt trào nước mắt vì thương những thằng bạn ra quân sau, mà cứ ngỡ tới tận bây giờ nó vẫn còn nằm chốt bên ấy (lời Trungsy1), để rồi các anh có thêm nghị lực, mà sống cả cho những đồng đội không được sống.

Truyện nói lên những dòng hồi ức của một người lính thực thụ, người đã cầm súng chiến đấu cho đất mẹ và cho sự sống của chính mình, qua ngòi bút của chính tác giả, một nhà giáo đã vẽ nên một bức tranh sống động về chiến tranh và cuộc sống người lính trong chiến tranh. Chiến tranh nào phải những con số khô khan lạnh lùng, chiến tranh nào phải trò chơi mà chỉ có thắng với thắng, người lính nào phải chỉ biết đánh nhau… Trăm điều thú vị, nghìn chuyện ngậm ngùi… Tôi đã cùng cười cùng khóc với những dòng hồi ức này, cảm ơn chú Võ Văn Hà nhiều lắm. Giờ thì mời mọi người cùng đọc truyện tuổi teen để hiểu hơn về câu chuyện và Võ Văn Hà gửi gắm.***

Chắc chắn rằng trận đánh đã mang tính chất bất ngờ hoàn toàn với địch. Do địa hình không thuận tiên nên hai khẩu 12.7 và khẩu DKZ phải đặt trước BB và bắn tà âm trực tiếp vào địch. Ngay từ những loạt đạn đầu tiên của DKZ thì căn cứ địch đã bị thiệt hại nặng. Khẩu DKZ của địch nòng vẫn còn quay về hướng bãi mìn đã bị hư nặng nên chúng không phát huy được. Khi dứt đợt hỏa lực đầu tiên, anh em C9 do ở gần nên cơ động nhanh chiếm được một phần trận địa của chúng, và chính vì hai C9 và C10 không đồng bộ trong chiếm lĩnh trận địa nên anh em C9 sau khi chúng định thần lại bị chúng tấn công tới tấp bằng hỏa lực. Cả hai lần C9 bị khựng lại vì anh em không tiến lên được và bị thương khá nhiều. Lúc này hỏa lực của ta đi cùng không phát huy được, nên anh Khánh phải dùng tới cối 120. Không biết thực hư ra sao, nhưng phải công nhận cối rơi vào các điểm trọng yếu của địch và toàn bộ Pốt chết trên tuyến hào này đều do cối.

Dù bị địch phản công mạnh, nhưng khi dứt đợt cối thứ hai thì C9 đã có bộ phận vào đến hầm của địch (hai LS cùng một chỗ), địch đã bị dồn tới nước cùng. Có hai hướng chúng định tháo chạy là tây và đông nam. Hướng tây của anh em D10 thì lực lượng mỏng, nhưng kẹt con suối ta đã chiếm sâu vào cứ của chúng. Anh Thìn đang cùng với một B của D10 đang án ngữ hướng này, hơn nữa địa hình hơi khó nên cũng không dễ gì thoát được (một nhóm địch chạy tháo ra bị anh em D10 đánh trả diệt hai tên).

Trên các hướng hầm hố đã bị chiếm, và một ít bị cối phá sập nên không còn điểm tựa. Chỉ còn con đường của bãi mìn là con đường lí tưởng của chúng. Tìm mua: Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 TiKi Lazada Shopee

Cả một lực lượng chúng bị co cụm trên một khu vực hẹp (có lẽ chúng biết bãi mìn của chúng có nơi dày thưa khác nhau) và chính diện vẫn là hướng C9. Tranh thủ thời cơ này, C10 tấn công mạnh yểm trợ cho anh em C9, và anh Thìn nhanh chóng thúc D10 vào chiếm lĩnh khu mạn tây của hào địch (tôi quẳng hai quả MK3 vào hầm địch) và buộc chúng phải rút chạy bất chấp là bãi mìn.

Theo nhận định, thì nếu chúng cố chống trả chừng mười - mười lăm phút (không bị mất trung tâm) thì chắc chắn ta và địch phải đánh giáp lá cà vì đạn của ta đã hầu như không còn bao nhiêu. Có một anh C9 trong nòng chỉ còn bảy viên AK, khi tiếp giáp với anh em D10 phải xin hai băng AK… một lúc sau cũng gặp anh này, đang nấp vào phía sau cái thùng phuy của địch đang đưa đạn lẻ thu của địch vào băng.

Trên hướng D3 ta hi sinh tám và bị thương hơn mười người. D10 bị thương tám do miểng cối của địch.

Trận đánh khép lại với những thắng lợi phải nói là giòn giã. Tâm lí anh em đã được giải tỏa rất nhiều trước những tổn thất trong thời gian qua.

Cũng không ai có thể ngờ rằng… chính tại cứ điểm này những năm sau ta phải vất vả, tốn quá nhiều xương máu của anh em F307, F2, F315 và những lực lượng trợ chiến của QK5.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kí Ức Của Một Người Lính Trinh Sát Sư 307 PDF của tác giả Võ Văn Hà nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 (Trần Quốc Vượng)
Bộ sách Nghìn xưa văn hiến gồm 3 tập, được xây dựng từ những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước với vai trò chủ đạo của nhà sử học Trần Quốc Vượng cùng sự đóng góp công phu của các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa truyền thông có uy tín: Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Thản, Nguyễn Trần Đản. Bộ sách tái hiện lịch sử Việt Nam suốt từ thời thượng cổ cho đến trước thềm thế kỉ 20. Ngoài ra, bộ sách còn ghi chép, sưu tầm những truyền thuyết, dã sử được lưu truyền trong dân gian về sự tích những nhân vật lịch sử, những anh hùng dân tộc được tôn vinh như thần thánh. Tìm hiểu lịch sử để kế tục xứng đáng hơn với những con người lịch sử từ buổi đầu dựng nước, giữ nước thời kì vua Hùng, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… đến thời đại Hồ Chí Minh, đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh hơn trên dòng năm tháng.***Chu Văn An người làng Quang Liệt nay là xã Thanh Liệt huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Thuở nhỏ, An sớm là người có nghị lực, ngày đêm chuyên cần học tập, lại chăm sửa mình cho trong sạch, không cầu danh lợi. Lớn lên đi thi, Chu Văn An đậu Thái học sinh (tiến sĩ) đời Trần. Vốn là người ham đọc sách hơn ham mũ cao áo rộng nên ông không chịu ra làm quan mà lui về mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, giáp làng Quang Liệt. Cái học của ông chủ ở thực hành, cốt xét cho rõ lẽ, giữ ngay chính lòng mình, trừ gian tà, bỏ thói bậy. Học trò trong nước nghe danh đổ về theo học ông đông lắm. Trọng đạo làm thầy, giữ mình ngay thẳng, ông rất nghiêm nghị với học trò. Nhiều người sau này thành đạt rồi, như Phạm Sư Mạnh người ở Hiệp Sơn (Hải Dương) và Lê Quát người huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) đều đỗ Thái học sinh, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (Tể tướng) mà khi về thăm thầy cũng phải quỳ lạy dưới giường. Hễ được thầy bảo ban cho mấy lời thì lấy làm hân hạnh lắm. Bằng có điều gì không phải, thầy liền quở trách ngay, có khi còn quát mắng đuổi đi, không cho vào gặp. Khắp thiên hạ từ quan đến dân đều tôn quý ông, kính trọng ông như bậc thầy. Tiếng tăm ông lừng lẫy động đến tận cung cấm. Vua Trần Minh Tông hâm mộ, liền vời ông ra làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, giảng sử sách cho thái tử. Đáp lại thành lý của vua, ông đành rời Huỳnh Cung vào kinh thành nhận chức. Khanh tướng trong triều, nho sĩ bốn phương hay tin ấy đều hoan hỉ. Quan tư đồ Chương Túc Hầu Trần Nguyên Đán làm bài thơ mừng ông, trong có câu: Tìm mua: Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 TiKi Lazada Shopee Học hải hồi lan tục tái thuần Thượng trường Sơn Đẩu đắc tư nhân. (Bể học xoay chiều sáng, phong tục trở lại thuần hậu. Trường cao cấp nhất nước mời được ông thầy sáng như sao Bắc Đẩu, vững tựa núi Thái Sơn).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 3 PDF của tác giả Trần Quốc Vượng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 (Trần Quốc Vượng)
Bộ sách Nghìn xưa văn hiến gồm 3 tập, được xây dựng từ những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước với vai trò chủ đạo của nhà sử học Trần Quốc Vượng cùng sự đóng góp công phu của các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa truyền thông có uy tín: Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Thản, Nguyễn Trần Đản. Bộ sách tái hiện lịch sử Việt Nam suốt từ thời thượng cổ cho đến trước thềm thế kỉ 20. Ngoài ra, bộ sách còn ghi chép, sưu tầm những truyền thuyết, dã sử được lưu truyền trong dân gian về sự tích những nhân vật lịch sử, những anh hùng dân tộc được tôn vinh như thần thánh. Tìm hiểu lịch sử để kế tục xứng đáng hơn với những con người lịch sử từ buổi đầu dựng nước, giữ nước thời kì vua Hùng, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… đến thời đại Hồ Chí Minh, đưa đất nước Việt Nam tiến nhanh hơn trên dòng năm tháng.***Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Tục truyền, một hôm ở cửa tam quan chùa Dận (Phù Lưu) có đứa trẻ sơ sinh ai đem vứt bỏ. Sư tu ở chùa là Lý Khánh Văn thấy tiếng trẻ thơ khóc mới động lòng thương bèn ra nhặt vào nuôi, đặt tên đứa bé là Lý Công Uẩn. Tìm mua: Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 TiKi Lazada Shopee Lý Công Uẩn lớn lên trông rất rắn rỏi, mặt mũi khôi ngô, tinh anh khác người. Sư Văn rất yêu quý, hết lòng trông nom dạy dỗ. Công Uẩn tuy còn nhỏ nhưng đã sớm thông minh sáng dạ. Mới sáu tuổi, bao nhiêu kinh kệ sư Văn dạy cho, Uẩn chỉ đọc một lần là nhớ hết. Duy chỉ phải mỗi tội là hay tinh nghịch. Một hôm, sư Văn sai Uẩn đem oản lên chùa cúng ông Hộ Pháp. Chú bé liền khoét hết ruột ăn rồi bày vỏ ngoài lên cúng. Đêm hôm ấy, Hộ Pháp hiện về phàn nàn với sư. Sáng ra, sư Văn gọi Uẩn ra hỏi chuyện và mắng cho một trận. Uẩn tức lắm, lẳng lặng lẻn lên chùa đánh ba cẳng tay vào tượng Hộ Pháp rồi viết vào sau lưng tượng bốn chữ “Đồ tam thiên lý” (đày đi xa 3.000 dặm). Đến đêm, sư Văn lại thấy Hộ Pháp hiện về. Mặt buồn rượi, Hộ Pháp nói với sư rằng: - Chào thầy ở lại, tôi đi. Hoàng đế đày tôi xa khỏi chùa này ba ngàn dặm. Tỉnh dậy, sư Văn vội lên chùa xem, quả thấy sau tượng rành rành nét chữ Công Uẩn: “Đồ tam thiên lý”. Nhà sư sai tiểu lấy nước để rửa. Lạ thay, kì cọ thế nào chữ cũng không đi! Sư phải gọi Công Uẩn lên bắt xoá. Uẩn chỉ di di tay là hết.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 2 PDF của tác giả Trần Quốc Vượng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngày Hoa Lư Ngược Gió (Vivu)
Lịch sử thuộc về những kẻ thắng trậnĐâu mới là chân sử?Một nữ cảnh sát tổ trọng án của Tổng cục an ninh Việt Nam tại sao lại lạc về đây? Giữa những âm mưu đầy máu? Để tìm ra những góc khuất tàn khốc của lịch sử hay sao?***Trời đã vào đêm, khu phố cảng Sài Gòn đã bắt đầu lên đèn. Tiếng hò reo của những người trẻ say khướt nhộn nhịp, quả thật, Sài Gòn là thành phố không ngủ. Tìm mua: Ngày Hoa Lư Ngược Gió TiKi Lazada Shopee Phía dưới chân cầu Khánh Hội, tiếng nhạc và tiếng cạn ly náo nhiệt cả không gian. -Đội trưởng, hướng hai giờ. Hoài An tay cặp một thúng đồ, chứa đầy xoài, cóc, trứng cút để bán dọc ven các quán ăn bên đường. -Tên đội nón đen, áo khoác jean. -Đã thấy. Hoài An len lỏi qua dòng người đang ngả nghiêng đàn hát theo men say. Khung cảnh hỗn tạp này, quả là thời cơ để bọn chúng thực hiện giao dịch. -Em ơi lấy bọn anh một bịch đậu phộng đi. Hoài An ngước nhìn thanh niên mặt mày đỏ lự đang níu lấy chiếc thúng của cô. -Đội trưởng, bọn chúng đã giao dịch xong rồi. Đội A sẽ đuổi theo tên mới đến! -Được. Hoài An cười khẽ, cô đẩy tay anh chàng kia ra. -Em không có bán anh ạ. Thanh niên kia ngệch mặt ra, bạn bè anh ta phá lên trêu đùa. -Này! Anh nói em đó, mặt mày cũng xinh xắn đấy. Hoài An gỡ tay anh ta ra, nhanh chóng bước đi. -Này! Anh ta túm lấy vai cô hét lên. Cả khu cảng dường như bất ngờ quay lại nhìn. Sài Gòn là vậy, dễ thương lắm. Người Sài Gòn luôn hiếu kì và quan tâm nhau. Nhưng hình như đây không phải đúng lúc!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Hoa Lư Ngược Gió PDF của tác giả Vivu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nam Phương Hoàng Hậu Cuối Cùng Triều Nguyễn - Lý Nhân (Phan Thứ Lang)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nam Phương Hoàng Hậu Cuối Cùng Triều Nguyễn - Lý Nhân PDF của tác giả Phan Thứ Lang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.