Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Áo Nghĩa Thư [pdf]

Uống nước uống tận nguồn.

Một công trình khảo cứu dù tinh vi đến đâu cũng không thể nào thay thế được kinh văn cội gốc. Giỏi lắm chỉ là một bộ xương khổ so với con người sống thật co linh hồn long lanh trong ảnh mắt và tỏa ra trong hơi thở. Ấy là chưa kể những công trình phản bội, làm sai nghĩa chiếm đến chín mươi phần trăm số sách khảo cứu. Xin kể một thí dụ.

Trước khi đọc những mảnh tàn văn của Parmenide, triết gia vĩ đại phải Eléc, tôi đã tìm hiểu qua những bộ triết sử và nghiên cứu của những học giả Tây phương đã thừa hưởng công trình vài chục thế kỷ. Đến khi bắt đầu đọc, tôi đi từ sửng sốt này đến sửng sốt khác vì mọi sách khảo cứu mà tôi được biết đều phản bội, lật ngược lại chủ ý sâu xa của Parménide, của phái Elée, một triết phải không để lại nhiều sách vở nhưng được coi là một trong những trường phải lớn của tư duy Hy Lạp, của thế giới Tây phương. Thời gian tôi dùng để đọc dăm trang khảo cứu là một vài giờ, còn đọc thẳng vào vài trang bản văn là mười lăm đêm, mỗi đêm 4 tiếng đồng hồ, tức là 60 giờ. Đỏ là một chuỗi hàm số liên tiếp mà người đọc phải tự giải, nhưng giải xong thì thấy cả núi sách khảo cứu dầu đúng cũng không đi vào chiều sâu, vào cải thần, ấy thế mà lại giải sai.

Nếu Parménide với triết phái Elée, được người Tây phương khảo sát nhiều thế kỷ vì tự coi là thừa kế triết học Hy Lạp, mà còn bị phản bội như thể thì những triết thư Ấn Độ như Upanishads được khảo sát ra san, ta có thể suy đoán được.

Người Việt ta vài ngàn năm quen với một dòng của triết đạo Ấn Độ là Phật giáo, nhưng về những dòng khác thì mới bắt đầu từ vài chục năm nay. Cho đến bảy giờ những bộ căn bản nhất như Upanishads cũng chỉ được trích dẫn vài câu đã trở thành sảo ngữ trong vài cuốn khảo cứu. Đã đến lúc uống nước uống tận nguồn. Bởi thế cho nên chúng tôi lựa chọn ba bộ tiêu biểu được đạo sư có uy tín người Ấn Độ là Shri Aurobindo vừa thừa hưởng được truyền thống, vừa có căn bản triết học Tây phương để bình giải, trình bày cho chúng ta thời bấy giờ hiểu nổi.

Ấn Độ có ba dòng lớn về triết học là: Bà-la- môn giáo, Kỳ-na giáo, Phật giáo. Trong lòng Bà la-môn giáo lại có sáu phải mà quan trọng nhất là hai phải. Số luận tức là Samkhya, Vệ Đàn-Đà tức Védanta nghĩa là Viên thành Vệ Đà.

Gạt ra ngoài vấn đề so sánh giá trị nội tại của hai phải này, mà chỉ nói quan niệm của đa số người Ấn cũng như học giả thế giới thì Vệ Đàn Đà được coi như tiêu biểu cho tư tưởng Ấn Độ, là cái phần tinh túy nhất mà văn hóa Ấn Độ cung hiến cho nhân loại. Đó là tư tưởng nhất nguyên coi vũ trụ, nhân loại, Thượng đế chỉ là một, chỉ có một Đại Ngã, Đại Hồn. Bởi thế cho nên Upanishads nhắc đến Thượng để hay đáng Chủ Tề thì ta chở nền lẫn với nhất thần giáo mà chỉ coi là một lối nói tạm để bị vượt ngay trong một bộ sách như phép giải toán lập số khử số để đi đến đáp số cuối cùng. Nó là nhất nguyên luận mà người Tây phương gọi là phiếm thần giáo, Phật giáo Đại thừa gọi là nhất như thuyết. Vedanta với Đại thừa cùng một dòng tư tưởng, đó là điều hiển nhiên tuyệt đối.

Kinh điển nòng cốt của Vedanta là những bộ Upanishads. Chúng tôi dịch là Áo Nghĩa Thư với danh từ thông dụng từ lâu của những nhà Phật học nhưng giá trị của nó không ở dưới những bộ được gọi là kinh thư như tử thư so với Ngũ Kinh. Là vì bên Ấn Độ, những bộ được gọi là Sutras, vẫn được dịch là kinh, chưa hẳn giá trị hơn những bộ không được gọi là Sutras. Bởi thế những bộ như Vedas tôn quí bậc nhất mà không gọi là sūtras. Và người ta đã có lý khi dịch kinh Vệ Đà. Vậy Áo Nghĩa Thư hay Áo Nghĩa Kinh cũng vậy.

Những bộ này được xếp sau những bộ Vệ Đà nên được coi là Liễu Kết Vệ Đà hay Viện Thành Vệ Đà với hai nghĩa đen và bóng: Nó được coi là rút tỉa tinh hoa của Vệ Đà, đào sâu mở rộng cái trực giác thần diệu nhất giữa nhiều trực giác ở Vệ Đà phong phủ như cái mỏ. Đó là trực giác về nhất nguyên luận hay nhất như thuyết

Những bộ Áo Nghĩa Thư thật nhiều, khởi từ trước hay ngang thời Phật Thích Ca đến cuối Trung cổ, nhưng những bộ căn bản được coi là có mười hai, mà ba bộ sau đây ở trong số đó. Những tác giả thường vô danh, những vị được nhắc đến ở bộ này bộ nọ là những bậc truyền miệng được người ta ghi lại thêm bớt mà có vị chỉ là nhân vật huyền thoại.

Những bộ này thường được coi là thần kỳ bí hiểm, những bản dịch nhiều khi khác nhau đến mực đưa ra những nghĩa không liên quan gì với nhau. Nên chúng tôi lựa chọn những bộ do đạo sư người Ấn dịch ra Anh ngữ, hơn hẳn những bản dịch của những học giả Tây phương mà tôi có để đối chiếu. Bản dịch từ Anh ngữ ra Pháp ngữ v hai bộ Isha và Mundaka do ông Jean Herbert đã được đạo sư Aurobindo hiệu chính, còn bản dịch Kena do ông Jean Herbert cộng tác với hai bạn là Cunulle Rao và René Daumal tuy không được đạo sự hiệu chính nhưng chắc chắn dùng tin cậy để tôi dịch lại ra tiếng Việt vì ông Jean Herbert đã cả đời hiến mình cho việc dịch, khảo và truyền bá triết đạo Ấn Độ, có tiếp xúc với nhiều bậc thầy Ấn hiện sống.

Chỉ xin có đôi lời về lối dịch của chúng tôi.

chữ Tat, Phạn ngữ, được dịch sang Pháp ngữ là chữ Cela, Cái y để ám chỉ Chân Thể mà người nghe được coi là đã ngầm hiểu. Người Việt tu đã quen từ lâu với tiếng Chân Như nên chúng tôi dịch là Chân Như. Đó là trong cuốn Isha nhưng sang cuốn Kena thì tài phải dịch sát là Cái Ấy vì Chân Thể trong cuốn này được coi như là một nghi vấn, một ẩn số đối với chủ thần, mãi đến cùng mới nhận ra.

Soham, tiếng Phạn, dịch sát ra Pháp ngữ là Je Suis Lui – chúng tôi dịch: Ta là Chân Như cũng vì lẽ trên.

Tattvam asi: - Tu es Cela – chúng tôi dịch: Ngươi là Chân Như cũng vì lẽ trên.

Chữ Étre thường được dịch là Hữu Thế mà theo Parménide, cổ triết gia Hy Lạp người đã xây dựng toàn bộ học thuyết trên ý niệm này, thì thuộc tỉnh lớn nhất của Hữu Thế là hằng hữu, bất sinh bất diệt, vậy chúng tôi dịch là Hằng Hữu để phân biệt với être thường không viết hoa dịch là hữu thể.

Chữ Existence có hai nghĩa chính là thực hữu hay hiện hữu và sinh tồn, chúng tôi dịch thành hữu tồn, tuy cũng có khi là sinh diệt, khi là sinh hóa, khi là sáng hóa, vừa theo tinh thần triết học Ấn Độ vừa uốn theo sắc thái, nhịp độ tư tưởng rất biến hóa linh động của Aurobindo.

Chữ Dissolution thường được dịch là hòa tan hay tiêu diệt chúng tôi dịch là tiêu nhập theo tinh thần ở dây.

Chữ Jeu có nhiều nghĩa, mà kể ba là trò chơi, sự vận dụng, sự xếp đặt xảo diệu, chúng tôi dịch, là trò diệu hóa hay diệu hóa lực theo hệ thống tư tưởng của Aurobindo vẫn gọi bằng tiếng Phạn là Lila thay cho Mâyân tức Huyễn Hóa.

Egoisme thường được dịch là vị kỷ, vị ngã, nhưng tư tưởng Ấn Độ còn suốt nguồn gốc vị ngã là chấp ngã vậy chúng tôi dịch là ngã chấp. Mental theo nghĩa của Tây triết là tâm trí và Mentalité là tâm tính, nhưng ở đây theo Ấn triết phải dịch là phàm thức và thức tỉnh đối với siêu thức tuy đôi chỗ có thể dịch đại khái là tâm thức hay thức và tâm tính.

Đó chỉ là một vài trong số nhiều thí dụ về lối dịch của chúng tôi không thể hoàn toàn y theo những tự điển hiện hành, nhưng có lẽ độc giả cũng thừa thông cảm.

Ngoài ra cũng nhắc đến một danh từ thường dùng đến là Phạm Thể dịch từ tiếng Phạn, Brahman. Theo quan niệm Ấn Độ thị Brahma là thần linh tối cao đã sinh ra vũ trụ, mà Brahman là bản thể của Brahmô cũng như chư thần, cũng như chúng ta cũng như vũ trụ theo lẽ nhất nguyên, vậy nếu Brahmà đã được dịch từ mấy ngàn xưa là Phạm Thiện thì bây giờ chúng tôi dich Brahman là Phạm Thể.

Về cú pháp, nhiều chỗ mông lung, hàm súc vì huyền diệu mà ông Jean Herbert cùng các bạn phải vượt khuôn khổ của Pháp ngữ, vốn nổi tiếng là minh bạch, khúc chiết, để phản ảnh với những câu như buông lơi, lỏng lẻo nên phải đọc kỹ bình giải mới quyết nghĩa được. Xem kinh văn, nếu thấy những chỗ bí hiểm thì độc giả không nên khổ công tìm hiểu mà cứ tạm để đó, tiến đến phần bình giải sẽ vỡ ra.

Đọc thẳng một bộ như thế này, quí vị sẽ thâm nhập hơn là loanh quanh mãi ở vành ngoài với những bộ khảo cứu có công dụng giúp ta bước đầu với những ý niệm đại khái như bộ xương khô so với người sống thực.

THẠCH TRUNG GIA 

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung (Nguyễn Văn Thọ)
Từ trước tới nay, nói đến Trung Dung, người ta thường quan niệm đó là một cuộc sống không thái quá, không bất cập, nước đôi lấp lửng giữa dòng. Thậm chí nhà học giả Lâm Ngữ Đường còn đề cao lối sống lừng chừng, trung lập, nước đôi đó, và giới thiệu nó như là một đời sống lý tưởng với các độc giả Âu Châu, qua mấy vần thơ của Lý Mật Am, mà tôi xin tạm dịch như sau: Ta sống quá nửa đời phù phiếm, Mới nhận ra huyền nhiệm Trung Dung. Trung Dung hương vị khôn cùng, Tìm mua: Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung TiKi Lazada Shopee Làm cho lòng dạ tưng bừng niềm vui. Lúc mà cái con người sướng nhất, Chính là khi tới cấp trung niên, Quang hoa dùng dắng triền miên, Như chờ như đợi gót tiên tạm ngừng. Cõi trần lọt giữa chừng trời đất, Giữa tỉnh quê ta cất nhà ta, Thảnh thơi ta mở trại hoa, Giữa chừng sông núi la đà nước non. Biết vừa đủ tiền nong vừa đủ, Vòng lợi danh vương nửa tấm son, Không xinh nhưng cũng dễ nom, Không giàu nhưng cũng còn dòn hơn ai. Nhà ta xây nửa đài nửa các, Đồ đạc ta lác đác đủ chơi, Áo cũ mới chơi vơi, Uống ăn na ná như người bậc trung. Vài tôi tớ không thông không dở, Vợ con ta đơ đỡ ta ưng, Nửa tiên nửa tục lừng chừng, Nửa cùng thần thánh, nửa cùng thê nhi. Nửa bụng dạ lo vì con cái, Nửa tâm hồn gửi lại Hoàng Thiên, Để khi thoát xác ta yên, Biết đường thưa gửi, biết niềm tới lui. Ngà say là lúc ly bôi, Đóa hoa hàm tiếu là thời mê ly. Buồm nửa cánh thuyền đi thong thả, Cương vừa dong, vó ngựa mới hay. Quá giàu phiền lụy sẽ dày, Quá nghèo cuộc sống sẽ đầy truân chuyên. Trần ai sướng với phiền khó tách, Trong ngọt ngào pha phách đắng cay. Hưởng đời đừng quá mê say, Lừng chừng đại khái tháng ngày tiêu dao. [2] Nhưng nếu Đức Khổng và các danh nho chỉ đưa ra cho nhân quần một mục phiêu, một lý tưởng tầm thường như vậy thì có gì đáng cho thiên hạ kính tôn? Nếu Trung Dung đã được các danh nho coi là tâm pháp của Khổng giáo, là tuyệt phẩm thì phải có cái gì cao siêu gấp bội. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ cố gắng chứng minh Trung Dung, hiểu cho đúng mức sẽ là Thiên đạo, sẽ là đạo Vô Thượng trong thiên hạ, vì chỗ đạt đạo, đạt đích của Trung Dung cũng tương đồng với chỗ đạt đạo đạt đích của các đạo giáo trong thiên hạDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Huyền Nhiệm Trung Dung PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trời Chẳng Xa Người (Nguyễn Văn Thọ)
Kính thưa quí vị, Hôm nay được Quí liệt vị danh cho vinh dự đặc biệt đến đây hầu chuyện cùng Quí vị, tôi hết sức cảm kích. Nên lời nói đầu tiên của tôi là xin chân thành cảm tạ Quí vị. Quí vị đã có lòng ưu ái đối với tôi, tôi cũng xin đáp lại bằng ba chữ Thành, Kính, Ái. Thành là lòng thành khẩn của tôi. Kính là lòng kính trọng của tôi. Ái là lòng quí mến của tôi đối với Quí vị. Đề tài «TRỜI CHẲNG XA NGƯỜI», mà hôm nay tôi muốn thuyết trình cùng Quí vị, là một đề tài hết sức đơn giản, đơn giản như tấm lòng trung thực của tôi; lời lẽ mà tôi dùng để trình bày vấn đề cũng là những lời lẽ đơn sơ trung thực; những ý kiến tôi đưa ra hôm nay, tôi cũng muốn cho nó trong sáng như ánh trăng sao. Tất cả những ý tứ, những lời lẽ mà tôi trình bày, phát biểu hôm nay, tôi còn muốn lồng chúng vào trong những cảm tình thành khẩn, đẹp đẽ nhất của tôi, để chúng trở nên những đóa hoa thơm gởi tặng Quí vị. Thảng hoặc mà lực bất tòng tâm, sự thể không theo được lý tưởng, thời kính mong Quí vị lượng thứ. Trong bài thuyết trình này, tôi sẽ dùng lời lẽ thánh hiền các đạo giáo, những chứng lý của triết học, khoa học để dẫn chứng cho những lời của tôi. Tìm mua: Trời Chẳng Xa Người TiKi Lazada Shopee Tôi nghĩ rằng: Đại Đạo thời phải lớn, lớn trùm cả khung trời! như lời Đức Lý Thái Bạch, trong bài thơ Hành lộ nan,[2] và như vậy nó không còn có không gian, thời gian, biên cương, hay màu da, sắc áo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền CầmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trời Chẳng Xa Người PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Đường Của Người Đệ Tử (Clara M. Codd)
LỜI NÓI ĐẦU Những người phê bình có thể chỉ trích tôi là đã trích dẫn quá nhiều trong quyển sách này. Nhưng tôi không xin lỗi về việc ấy. Những người minh triết hơn đã phát biểu những điều gây cảm hứng cho tôi, thế là tôi cũng trình bày chúng cho người khác, hi vọng rằng chúng cũng gợi linh hứng cho họ. Do cứ đi du hành miết trong nhiều năm cho nên tôi không truy nguyên được một vài câu trích dẫn, nhưng tôi có thể đoan chắc với bạn đọc rằng chúng đều chân thực và chính xác. Nếu có bạn đọc nào phát hiện ra được nguồn tham khảo chính xác của chúng thì xin báo cho tôi biết. Vì thường xuyên tham chiếu tên tuổi của một số người cho nên tôi đã dùng chữ đầu tiên để viết tắt ám chỉ Helena Petrovna Blavatsky, Charles Webster Leadbeater, William Quan Judge và đôi khi cả Annie Besant nữa. Điều đó cũng áp dụng cho những tác phẩm nổi tiếng như Ánh Sáng Trên Đường Đạo, Tiếng Nói Vô Thinh, Chí Tôn Ca, Giáo Lý Bí Truyền và Thư của các Chơn sư. Các trang được trích dẫn từ hai tác phẩm cuối vừa nêu có trong những ấn bản trước. MỤC LỤC PHẦN I Tìm mua: Con Đường Của Người Đệ Tử TiKi Lazada Shopee HỘI ĐOÀN HUYNH ĐỆ NHỮNG CON NGƯỜI TOÀN BÍCH Chương I. Bản chất của các Thánh sư II. Tri thức và Quyền năng trong Nội giới của ngài III. Một số Định luật của Hội đoàn Huynh đệ Huyền bí IV.Các thành viên của Hội đoàn Huynh đệ mà người ta có ít nhiều biết tới V. Những Mối liên kết Bất diệt VI.Con đường Khoa học Bí nhiệm PHẦN II GIAI ĐOẠN LÀM ĐỆ TỬ Tiết 1: Những Phẩm tính Bước đầu. I. Động cơ thúc đẩy Đúng đắn II. “Thành thật và Vị tha” III.Can đảm và Quyết tâm IV. Trí tuệ V. Nhận thức Tinh thần Tiết 2: Những Phẩm tính để được Điểm đạo I. Viveka - Giác ngộ II. Vairagya - Thăng bằng giữa các Cặp Đối đãi III. Shatsampatti - Sáu viên Ngọc quí của cái Trí 1. Sama: Kiểm soát được cái Trí 2. Dama: Kiểm soát được Hành động 3. Uparati: Để mặc cho người khác Tự biểu biện 4. Titiksha: Để cho diễn biến theo Tự nhiên 5. Samadhana: Toàn tâm toàn ý 6. Shraddha: Đức tin IV. Mumukshatva - Hiệp nhất với mọi Sinh linh V. Điểm đạo PHẦN III PHỤC HỒI CÁC BÍ PHÁP I. Các Trường Bí truyền trong Quá khứ II. Sự Phục hồi các Bí pháp trong Tương lai III.Sự trở lại của các Pháp sư Lời Bạt Phụ LụcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Của Người Đệ Tử PDF của tác giả Clara M. Codd nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghệ Thuật Biến Mất (Ajahn Brahm)
NỘI DUNG Lời Nói Đầu...ix 1. Bức Tranh Lớn... 1 2. Mang Tâm Vào Thời Hiện-Tại... 25 3. Tu Tập Khả Năng Chánh-Niệm. 43 Tìm mua: Nghệ Thuật Biến Mất TiKi Lazada Shopee 4. Những Bài Thuốc Cho Tâm.. 61 5. Năng Lực Trí Tuệ.. 83 6. Làm Lắng Dịu, Và Trí Tuệ Thấy Biết Theo Sau. 105 7. Trân Trọng Yếu Tố Hạnh-Phúc... 127 8. Nhận Biết Trí Tuệ Đích-Thực.. 143 9. Hạnh Phúc Có Được Từ Sự Biến-Mất... 157 10. Tu, Tu Cho Được Một Lần Cuối Cùng.. 179 11. Leo Lên Các Tháp Chánh-Định.. 199 Các Chữ Viết Tắt. 215 Các Danh Từ, Thuật Ngữ Trong Sách Này. 217Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghệ Thuật Biến Mất PDF của tác giả Ajahn Brahm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.