Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1 (Thích Minh Châu)

Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali: Dìgha Nikàya (Kinh Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Kinh Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Kinh Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Kinh Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Kinh Tiểu Bộ).

Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996, qua số thứ tự 21, 22, 23, và 24.

Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được quí ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang Việt văn (Ðại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Minh Châu":Đại Thừa Và Sự Liên Hệ Với Tiểu ThừaKinh Tiểu Bộ - Tập 1Kinh Tiểu Bộ - Tập 2Kinh Tiểu Bộ - Tập 3Kinh Tiểu Bộ - Tập 4Kinh Tiểu Bộ - Tập 5Kinh Tiểu Bộ - Tập 6Kinh Tiểu Bộ - Tập 7Kinh Tiểu Bộ - Tập 8Kinh Tiểu Bộ - Tập 9Kinh Tiểu Bộ - Tập 10Kinh Tiểu Bộ - Tập 11Kinh Tiểu Bộ - Tập 12Kinh Trung Bộ - Tập 1Kinh Trung Bộ - Tập 2Kinh Trung Bộ - Tập 3Kinh Trường Bộ - Tập 1Kinh Trường Bộ - Tập 2Kinh Trường Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 1Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 2Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 3Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 4Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 5Kinh Tương Ưng Bộ - Tập 6Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 2Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 3Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 4Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 5Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 6

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Tăng Chi Bộ - Tập 1 PDF của tác giả Thích Minh Châu nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Giác Niệm Về Hơi Thở (Bhikkhu Santikaro)
Như vầy tôi nghe:Một thời, Thế tôn ở Savatthi, tại Đông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng toạ có thời danh, có danh xưng... như Tôn giả Sariputta (Xá lợi phất), Tôn giả Mahamoggallana (Đại Mục kiền liên),Tôn giả Mahakaccayana (Đại Ca chiên diên), Tôn giả Mahakotthita (Đại Câu hy la), Tôn giả Maha kappina (Đại Kiếp tân na), Tôn giả Mahacunda (Đại Thuần đà), Tôn giả Anuruddha (A na luật), Tôn giả Revata (Ly bà đa) và Tôn giả Ananda (A nan), cùng với nhiều bậc Thượng toạ đệ tử khác có thời danh, có danh xưng. Lúc bấy giờ, các Thượng toạ Tỳ kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỳ kheo. Một số Thượng tạo Tỳ kheo khuyến giáo, giảng dạy mười tân Tỳ kheo. Một số Thượng tọa Tỳ kheo khuyến giáo, giảng dạy hai mươi tân Tỳ kheo. Một số Thượng toạ Tỳ kheo khuyến giáo, giảng dạy ba mươi tân Tỳ kheo. Một số Thượng toạ Tỳ kheo khuyến giáo, giảng dạy bốn mươi tân Tỳ kheo. Và các tân Tỳ kheo được các Thượng toạ Tỳ kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt. Lúc bấy giờ, Thế tôn vào ngày Bố tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỳ kheo đoanh vây.Thế tôn nhìn quanh chúng Tỳ kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng, rồi bảo các Tỳ kheo:- Ta được thoả mãn, nầy các Tỳ kheo, với đạo lộ nầy. Tâm ta được thoả mãn, nầy các Tỳ kheo, với đạo lộ nầy. Do vậy, nầy các Tỳ kheo, hãy tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây, tại Savatthi cho đến tháng tư, lễ Komudi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Giác Niệm Về Hơi Thở PDF của tác giả Bhikkhu Santikaro nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đừng Coi Thường Ô Nhiễm Tâm (Ts Ashin Tejaniya)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đừng Coi Thường Ô Nhiễm Tâm PDF của tác giả Ts Ashin Tejaniya nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đối Mặt Với Thế Giới Hoảng Loạn (Jiddu Krishnamurti)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đối Mặt Với Thế Giới Hoảng Loạn PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh (Kinh Phật)
Địa Tạng Vương Bồ Tát có hồng nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn cho đến khi Phật Di Lặc giáng thế. Ngài còn có nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống không. Chắc hẳn đối với các bạn theo Phật pháp chắc chắn có ít nhất một lần nghe nhắc tới Địa Tạng Vương Bồ Tát. Vậy Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Đây là một trong tứ đại Bồ Tát bao gồm Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngài dùng pháp lực và lòng từ bi của mình để phổ độ chúng sinh, cứu độ những người sa vào địa ngục. Người ta thường nói rằng Địa Tạng Vương xuất thế nhằm cứu giúp phàm trần, với mong muốn giúp mọi người đều được lên cõi Vĩnh Hằng. Địa Tạng Bồ Tát được mô tả là một tỳ kheo với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Nguồn gốc tên gọi Địa Tạng Vương Bồ TátĐịa Tạng Vương Bồ Tát hay Địa Tạng Bồ Tát được phiên âm từ tiếng Phạn, danh xưng này toát lên lòng từ bi và nguyện lực vững vàng của ngài trên con đường tu Phật. Ngài mong muốn độ hóa chúng sinh và đưa con người thoát khỏi bể khổ địa ngục. Địa là dày chắc, Tạng là đủ chứa, Địa Tạng là sâu dày, đủ chứa muôn vàn khổ đau của sinh linh. Tìm mua: Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh TiKi Lazada Shopee Sức mạnh Địa Tạng Vương Bồ TátĐược tôn xưng là một trong tứ đại Bồ Tát với pháp lực vô biên, từ bi vô hạn. Ngài có khả năng phổ độ và cứu vớt chúng sinh. Sự tích nổi bật về ngài chính là lời nguyện cứu độ chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và trước khi Di Lặc Bồ Tát hạ sinh. Ngài là người có nhân duyên sâu nặng với chúng sinh, gánh trọng trách giáo chủ toàn cõi. Điều này đã chứng tỏ sức mạnh và đức độ của Ngài. Đại Tạng Vương Bồ Tát có lòng cảm hóa chúng sinh, từ bi cùng với phẩm chất đạo hạnh tu hành ít ai bì kịp ở cõi trần. Chỉ khi hội tụ các yếu tố này, mới có thể đứng ra thuyết giảng Phật pháp, dẫn dắt chúng sinh đến cõi Phật.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh PDF của tác giả Kinh Phật nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.