Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kiếm Đạo Độc Tôn - Phần 2 (Kiếm Du Thái Hư)

Chân Linh Đại Lục, hàng ngàn hàng vạn tông môn, cường giả như mây.

Một đệ tử đại gia tộc bởi vì một biến cố kỳ dị mà từ người bình thường trở thành thiên tài, không chỉ cảm nhận trở nên nhạy cảm mà khả năng lĩnh ngộ cũng tăng vọt chỉ cần gặp qua là không thể quên, trở thành một tồn tại biến thái.

Quyết đấu kịch liệt, nhiệt huyết phun trào, thiên tài đỉnh cấp va chạm, võ học trên thế gian không hề có cực hạn, có thể khiến con người phiên giang đảo hải, thông thiên độn địa.

Tất cả đếu có ở Kiếm Đạo Độc Tôn.

Phân chia cảnh giới trong Kiếm Đạo Độc Tôn: Luyện Khí Cảnh, Ngưng Chân Cảnh, Bão Nguyên Cảnh, Tinh Cực Cảnh, Linh Hải Cảnh, Sinh Tử Cảnh … updating … Tìm mua: Kiếm Đạo Độc Tôn - Phần 2 TiKi Lazada Shopee

Luyện Khí Cảnh chia làm mười tầng, từ tầng một đến tầng mười.

Ngưng Chân Cảnh, Bão Nguyên Cảnh, Tinh Cực Cảnh, Linh Hải Cảnh, Sinh Tử Cảnh chia thành sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ, ở mỗi một tầng thứ đếu có thêm giai đoạn nối tiếp gọi là đỉnh phong.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Kiếm Du Thái Hư":Vĩnh Hằng Chí TônKiếm Đạo Độc TônKiếm Đạo Độc Tôn - Phần 2Kiếm Đạo Độc Tôn - Phần 3Kiếm Đạo Độc Tôn - Phần 4Kiếm Đạo Độc Tôn - Phần 5

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kiếm Đạo Độc Tôn - Phần 2 PDF của tác giả Kiếm Du Thái Hư nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Công Chúa Băng (Camilla Lackberg)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Công Chúa Băng PDF của tác giả Camilla Lackberg nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Voi (Slawomir Mrozek)
“Con voi” là tập truyện ngắn của nhà văn trào phúng số một của Ba Lan từ trên nửa thế ký nay: Slawomir Mrozek. Những tác phẩm châm biếm giàu tính bi hài của ông thường nêu lên vấn đề quan hệ giữa cá nhân với tập thể, phê phán thói hư tật xấu, tư duy thấp kém, nghịch lý đời thường và phương pháp giáo dục thô thiển. Có những truyện người ta phải đọc đi đọc lại mới cảm thụ hết chiều sâu của tác phẩm và càng đọc càng thấy hay. Có những chuyện từ Ba Lan xa xôi, nhưng độc giả Việt Nam hẳn cũng thấy bóng dáng mình đâu đó. Hãy thử đọc tác phẩm “Cuộc sống mới”, một truyện ngắn trong tập truyện này: “Tôi quyết định bắt đầu một cuộc sống mới. Kiên quyết và dứt khoát! Chỉ còn một câu hỏi phải trả lời: từ khi nào? Và câu trả lời không chút do dự là: từ ngày mai.Hôm sau, khi ngủ dậy, tôi nhận thấy lại đang là hôm nay, y hệt ngày hôm qua. Bởi lẽ, tôi phải bắt đầu cuộc sống mới từ ngày mai, cho nên hôm nay không thể bắt đầu thực hiện điều này.“Chẳng sao cả! - tôi nghĩ bụng - Ngày mai sẽ là ngày mai thôi”.Và tôi yên tâm sống ngày này theo kiểu cũ. Lương tâm tôi không hề bị cắn rứt, toàn những ý nghĩ tốt đẹp và tràn đầy hy vọng.Có điều, hôm sau lại là hôm nay, như hôm qua và hôm kia.“Đó đâu phải tại mình, - tôi thầm nghĩ - cái đồ quỷ sứ nào đó liên tục biến ngày mai thành hôm nay. Quyết định của mình không thể bị chê trách và không thể đảo ngược. Hãy thử một lần nữa xem sao, có thể tên quỷ sứ này sẽ mệt mỏi và ngày mai rồi sẽ được là ngày mai”.Tiếc thay, không phải như vậy, vẫn cứ chỉ hôm nay và hôm nay. Cuối cùng tôi mất hy vọng. “Có lẽ cái ngày mai kia sẽ không bao giờ có - tôi nghĩ bụng - nếu đã vậy, liệu mình bắt đầu cuộc sống mới không phải từ ngày mai, mà từ hôm nay có được không?”.Nhưng rồi ngay sau đó tôi nhận ra cái phi lý của ý nghĩ này. Bởi vì, nếu hôm nay lặp đi lặp lại không ngừng đã từ xa xưa thì nó là rất cũ và theo đó, mỗi cuộc sống hôm nay cũng phải cũ. Cuộc sống mới là cuộc sống mới, nó chỉ có thể bắt đầu từ mới, tức ngày mai, nếu nó muốn là mới thật sự.Và tôi lên giường đi ngủ với quyết định dứt khoát, kể từ ngày mai, tôi bắt đầu cuộc sống mới. Vì dù gì đi chăng nữa, lúc nào cũng có một ngày mai” Trong truyện “Sứ mạng bí mật”, tác giả nhạo báng kẻ dốt nát đã không từ một thủ đoạn vô liêm sỉ nào để dấu dốt, giữ thể diện, ra oai với thiên hạ. Hoặc phê phán bệnh quan liêu qua “Kẻ lỗ mãng”. Người khách chỉ vào trú mưa nhờ thôi mà cả cơ quan lo sốt vó, cứ ngỡ là khách của mình. Tìm mua: Con Voi TiKi Lazada Shopee Là nhà văn đương đại rất ăn khách tại Ba Lan, các tác phẩm của Slawomir Mrozek đã được dịch ra hàng chục thức tiếng khác nhau trên thế giới. Qua ngòi bút của dịch giả Lê Bá Thự, người đọc sẽ thấy được một Ba Lan gần gũi hơn, thú vị và nhiều cảm xúc hơn.***Con voi (cũng là tiêu đề của tập truyện) là một truyện ngắn nổi tiếng của Mrozek, được đưa vào sách giáo khoa của Ba Lan từ nhiều năm nay. Giám đốc vườn bách thú nọ, một cán bộ hãnh tiến, vì cái lợi trước mắt đã gây nên hậu quả khôn lường. Con voi làm bằng cao su theo “sáng kiến” của ông là kết quả của bệnh sính thành tích, dối trên lừa dưới, đã làm hại công việc giảng dạy của nhà trường, làm hỏng giờ học ngoại khóa môn sinh vật, khiến học sinh nghi ngờ bài giảng của thầy giáo, thậm chí không tin là có voi. Tượng thi hào, Vườn bách thú cũng là những truyện châm biếm và phê phán bệnh dối trên lừa dưới như vậy. Tiền để xây tượng thi hào thì người ta lại tùy tiện đem làm việc khác, đến nỗi phải thuê người thật đóng tượng giả. Hoặc, việc chiếm đoạt thức ăn dành nuôi khỉ trong vườn bách thú đã khiến con khỉ lăn đùng ra chết, phải dùng người đóng giả khỉ để rồi gây nên hậu quả nực cười, khách xem tưởng rằng “con khỉ vườn bách thú nói được tiếng người”. Trong truyện Sứ mạng bí mật, tác giả nhạo báng kẻ dốt nát đã không từ một thủ đoạn vô liêm sỉ nào để giấu dốt, giữ thể diện, ra oai với thiên hạ. Mũi tên trào phúng của Mrozek cũng nhằm phê phán bệnh quan liêu mà truyện Tên lỗ mãng là một thí dụ. Người khách chỉ vào trú mưa nhờ thôi mà cả cơ quan lo sốt vó, cứ ngỡ đó là khách của mình. Bệnh quan liêu ở bệnh viện lại càng tai hại, bệnh nọ xọ bệnh kia, phẫu thuật nhầm, đến nỗi biến đàn ông thành đàn bà! Mrozek cũng chọc cười chúng ta, khi ông cho thấy những điều tưởng chừng phi lý nhưng lại hoàn toàn có lý. Hai anh em sinh đôi trong truyện Sự đời chính là hai nhân vật chứng tỏ cái phi lý có lý này. Rốt cuộc, nhân vật trong truyện phải thốt lên: “Sự đời thật giản đơn, chỉ có óc tưởng tượng của tôi cứ làm cho nó rối rắm không cần thiết”. Trong Chuyến tàu tốc hành đêm, Mrozek giễu nhại kẻ nhạy cảm, tự chuốc khổ vào thân rất tội nghiệp và khôi hài. Trong truyện Mất ngủ vì logic tác giả nhắc nhở chúng ta, không phải logic lúc nào cũng logic, chỉ vì logic mà ông khách nọ đã mất ngủ cả đêm vì một con chuột và ông ta đã rút ra bài học: “Từ đó trở đi tôi không suy luận theo kiểu logic nữa. Một con chuột ngu mạnh hơn tất thảy mọi logic, còn logic chỉ tổ làm mất ngủ mà thôi”. Trong truyện Người bạn nhỏ, kẻ cho mình vô tội, vì mọi tội lỗi của hắn đã có con mèo gánh chịu, càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn tội lỗi, khiến con mèo gánh tội thay hắn càng ngày càng trở nên tiều tụy, thân tàn ma dại. Hắn lại còn tưởng bở, nghĩ cách nhân giống con mèo, để được tha hồ mắc tội. Nhưng hắn đã bị cụt hứng, vì con mèo không chịu nhân giống... Rốt cuộc hắn đã ngộ sát ông già, đương nhiên con mèo cũng chết vì phải gánh tội tày đình của hắn và cả hắn nữa cũng bị trừng phạt. Một tấn bi kịch theo kiểu “quýt làm cam chịu”. Slawomir Mrozek là nhà văn đương đại rất ăn khách ở Ba Lan hiện nay. Các tác phẩm của nhà văn đa tài này đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng khác nhau trên thế giới. 85 truyện dịch trong cuốn sách này là do chúng tôi chọn lựa từ tuyển tập truyện ngắn của ông, ấn hành năm 1999, gồm ba tập, tổng cộng gần bốn trăm truyện ngắn và cực ngắn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Voi PDF của tác giả Slawomir Mrozek nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Trâu (Trần Tiêu)
Từ rằm tháng hai sang đầu tháng ba, lại suốt tháng ba sang tháng tư, không một giọt mưa. Cây cối xơ xác như sau một trận giông tố. Chỉ trừ một vài thứ cây chịu khô, chịu nắng như cây si, cây đa, cây tre là giữ được màu xanh tươi. Bao nhiêu ruộng đồng cao đều nẻ toác. Những cây lúa cằn cỗi đâm tua tủa lên trời những lá cứng, vàng úa, ngọn cháy xém. Không còn kiếm đâu ra nước mà tát. Các ao chuôm cạn khô để phơi đáy bùn phần nhiều phủ cỏ và những cây cúc dại, hoa vàng chóe. Tìm mua: Con Trâu TiKi Lazada Shopee Chỉ mười hôm không mưa nữa là đi đời cả một cánh đồng hàng nghìn mẫu. Nếu được cái lạch con ăn thông với cái đầm ở đồng cửa (ruộng triều) thì cũng chưa đến nỗi hoàn toàn thất vọng. Khốn nỗi các cụ không dám cho đào, sợ đứt long mạch, động đến làng, đến mồ mả nhà các cụ. Ngày năm ngoái, hôm làng họp về việc cấp điền, ông Rao bàn đến vấn đề đào ngòi xây cống liên tiếp đồng nọ sang đồng kia để phòng đại hạn đã bị các cụ nhiếc móc thậm tệ. Các cụ cho ông là một người thiển cận, chỉ biết việc sờ sờ trước mắt, không nhìn xa đến tương lai, đến dòng dõi con cháu. Rồi các cụ kết luận: - Thầy không am hiểu lý số có khác. Người ta không sợ nguy khi nào người ta không biết cái nguy. Thầy vào hạng người ấy đấy, thầy giáo ạ. Chúng tôi nói thầy đừng giận. *** Trần Tiêu (1900 - 1954) là một nhà văn Việt Nam. Ông là em ruột của Khái Hưng và là "cộng tác viên thân tín" của Tự Lực văn đoàn. Trần Tiêu sinh tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau khi đậu bằng thành chung,[Ghi chú 1] ông mở trường dạy tư. Trần Tiêu không có ý định viết văn nhưng được sự khuyến khích của Khái Hưng nên cũng bước vào nghề văn khi đã 36 tuổi, và có một vài tiểu thuyết như Con trâu, Chồng con. Sau cách mạng tháng Tám, Trần Tiêu viết tiểu thuyết Làng Cầm đổi mới phản ánh sự thay đổi của làng Cổ Am. Khác với Khái Hưng, Trần Tiêu đi theo cách mạng, làm Ủy viên Hội đồng nhân dân xã Cổ Am và tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian. Sau vì ốm nặng Trần Tiêu trở về Hải Phòng chữa bệnh rồi dạy học tư ở trường trung học Bạch Đằng. Ông mất ở Hà Nội năm 1954, có tài liệu ghi ông mất tại Hải Phòng. Ông là cha của giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng và ông nội của diễn viên, đạo diễn Trần Lực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Trâu PDF của tác giả Trần Tiêu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Con Trâu (Trần Tiêu)
Từ rằm tháng hai sang đầu tháng ba, lại suốt tháng ba sang tháng tư, không một giọt mưa. Cây cối xơ xác như sau một trận giông tố. Chỉ trừ một vài thứ cây chịu khô, chịu nắng như cây si, cây đa, cây tre là giữ được màu xanh tươi. Bao nhiêu ruộng đồng cao đều nẻ toác. Những cây lúa cằn cỗi đâm tua tủa lên trời những lá cứng, vàng úa, ngọn cháy xém. Không còn kiếm đâu ra nước mà tát. Các ao chuôm cạn khô để phơi đáy bùn phần nhiều phủ cỏ và những cây cúc dại, hoa vàng chóe. Tìm mua: Con Trâu TiKi Lazada Shopee Chỉ mười hôm không mưa nữa là đi đời cả một cánh đồng hàng nghìn mẫu. Nếu được cái lạch con ăn thông với cái đầm ở đồng cửa (ruộng triều) thì cũng chưa đến nỗi hoàn toàn thất vọng. Khốn nỗi các cụ không dám cho đào, sợ đứt long mạch, động đến làng, đến mồ mả nhà các cụ. Ngày năm ngoái, hôm làng họp về việc cấp điền, ông Rao bàn đến vấn đề đào ngòi xây cống liên tiếp đồng nọ sang đồng kia để phòng đại hạn đã bị các cụ nhiếc móc thậm tệ. Các cụ cho ông là một người thiển cận, chỉ biết việc sờ sờ trước mắt, không nhìn xa đến tương lai, đến dòng dõi con cháu. Rồi các cụ kết luận: - Thầy không am hiểu lý số có khác. Người ta không sợ nguy khi nào người ta không biết cái nguy. Thầy vào hạng người ấy đấy, thầy giáo ạ. Chúng tôi nói thầy đừng giận. *** Trần Tiêu (1900 - 1954) là một nhà văn Việt Nam. Ông là em ruột của Khái Hưng và là "cộng tác viên thân tín" của Tự Lực văn đoàn. Trần Tiêu sinh tại xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sau khi đậu bằng thành chung,[Ghi chú 1] ông mở trường dạy tư. Trần Tiêu không có ý định viết văn nhưng được sự khuyến khích của Khái Hưng nên cũng bước vào nghề văn khi đã 36 tuổi, và có một vài tiểu thuyết như Con trâu, Chồng con. Sau cách mạng tháng Tám, Trần Tiêu viết tiểu thuyết Làng Cầm đổi mới phản ánh sự thay đổi của làng Cổ Am. Khác với Khái Hưng, Trần Tiêu đi theo cách mạng, làm Ủy viên Hội đồng nhân dân xã Cổ Am và tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian. Sau vì ốm nặng Trần Tiêu trở về Hải Phòng chữa bệnh rồi dạy học tư ở trường trung học Bạch Đằng. Ông mất ở Hà Nội năm 1954, có tài liệu ghi ông mất tại Hải Phòng. Ông là cha của giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Bảng và ông nội của diễn viên, đạo diễn Trần Lực.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Trâu PDF của tác giả Trần Tiêu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.