Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc (Trí Quang)

TỪ GIỜ, TA HÃY LÀ

MỘT NGƯỜI HẠNH PHÚC

Nhắc tới hạnh phúc, người ta thường nghĩ nó gắn liền với sự giàu có nhất nhì một vùng, sự xuất sắc hơn người, tiếng tăm vang dậy xa gần; nói khác đi, đó chính là vinh, hoa, phú, quý.

Mọi chúng sinh đều theo đuổi vinh hoa phú quý. Vì nó, họ làm việc không quản ngày đêm. Thế nhưng, công việc lại mang đến biết bao phiền não: dù là một nông phu bận rộn việc cấy cày trồng trọt hay một nhà sáng lập khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, một công chức bôn ba từ cơ quan này sang cơ quan khác, tất cả đều phải đối mặt với muôn nỗi muộn sầu phát sinh trong lao động.

Để sinh tồn, con người phải làm việc, nhưng công việc luôn mang lại khổ đau; để cảm nhận sự ấm áp của tình người, con người phải chung sống với nhau, nhưng cuộc sống tập thể lại luôn song hành cùng mâu thuẫn; khát khao được người khác thấu hiểu và cảm thông, nhưng những gì nhận được chỉ là sự hiểu lầm và ánh mắt lạnh lùng. Tìm mua: Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee

Công sở là nơi mọi người cùng nhau làm việc, khó tránh khỏi nảy sinh vấn đề này hay vấn đề khác. Nếu phần lớn thời gian làm việc trong ngày bạn tự dày vò, dằn vặt mình thì hơn một nửa cuộc đời, bạn phải sống với nỗi đau triền miên không dứt.

Kết quả một cuộc điều tra trắc nghiệm cho thấy, “Vì cuộc sống mưu sinh” là đáp án được chọn nhiều nhất của câu hỏi “Mục đích của bạn khi đến công ty làm việc là gì?” Khó ai có thể đạt được cảnh giới “Tôi mong muốn được thể hiện mình và đúc rút nhiều bài học bổ ích qua cuộc sống ở công sở”. Có một thực tế là, càng làm việc lâu, con người càng mất đi lòng hăng say cống hiến, trong họ chỉ còn nỗi mệt mỏi vô cùng vô tận.

“Đi làm vì cuộc sống mưu sinh”, tất nhiên đó là câu trả lời chính xác và thẳng thắn nhất, nhưng nếu chỉ dừng lại ở ý nghĩa ấy thì một ngày nào đó, bạn sẽ băn khoăn tự hỏi: “Rốt cuộc, mình sống trên đời là vì cái gì?”

Công việc nhiều khi khiến bạn bận rộn tới mức không còn đủ thời gian để suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Nỗi lo lắng vì chưa thể thấy sự nghiệp tương lai, nỗi muộn phiền vì mối quan hệ giữa người với người, áp lực phải làm việc để được hưởng mức lương cao hơn và khát khao được đề bạt, nỗi dằn vặt vì không thể cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp, sự khác biệt quá lớn giữa lý tưởng và hiện thực, tình cảnh tiến thoái lưỡng nan ở công ty, những khó khăn chưa thể tháo gỡ trong công việc, nỗi mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần do công việc nhiều và nặng… khiến con người chỉ muốn mau chóng thoát khỏi tình cảnh khó khăn ấy.

Quá nhiều phiền não làm con người đánh mất tình yêu công việc, thậm chí vứt bỏ sự nghiệp; mâu thuẫn trong quan hệ xã hội khiến con người chọn cách xa rời tập thể; gánh nặng kinh tế làm con người không còn sức lực.

Nhưng sau khoảng thời gian dừng lại, nghỉ ngơi và điều chỉnh, con người vẫn sẽ chọn công việc, chọn cách kết giao với những người mới và vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt. Tuy đã nỗ lực giải quyết vấn đề nhưng họ chẳng những không thể giải quyết vấn đề mà còn rơi vào vòng quay đau khổ không dứt của nhân gian, để rồi cuối cùng lại cảm thấy mệt mỏi, chán chường, nản lòng và tuyệt vọng:

“Chẳng nhẽ đây là tất cả ý nghĩa của cuộc sống sao?”

Chúng ta hãy cùng đi tìm nguyên nhân bên trong của tình trạng ấy.

Mỗi khi đối diện với khó khăn, mâu thuẫn và đau khổ, bạn đừng vội oán trời trách người, mà trước tiên hãy xét hỏi lại bản thân mình. Bạn sẽ thấy rằng, trăm nỗi lòng đau khổ không phải do người khác mang đến mà là do chính bạn tự tạo mà thôi. Khi đã tìm được căn nguyên, bạn sẽ biết phải giải quyết sao cho thuận lợi.

Nếu phủ định mối liên hệ giữa cuộc sống nơi công sở với niềm hạnh phúc của bản thân mỗi người, chúng ta không thể có được cuộc sống hạnh phúc. Nếu bạn cho rằng làm việc chỉ vì mục đích kiếm tiền và dùng số tiền ấy để kiếm tìm hạnh phúc và tự do thì hạnh phúc và tự do - hai chữ ấy sẽ ngày càng rời xa bạn. Hãy vứt bỏ quan niệm “Hi sinh hôm nay cho ngày mai” để nỗ lực làm việc hơn nữa và cảm nhận niềm vui sướng hạnh phúc trong từng phút giây của hiện tại.

Tôi thực lòng mong cuốn sách này có thể giúp các bạn độc giả tiến một bước lớn trên con đường hướng tới hạnh phúc.

Xuân 2009

Đại sư Pomnyun Sunim

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Làm Việc Tôi Hạnh Phúc PDF của tác giả Trí Quang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Du Già Tây Tạng - Giáo Lý Và Tu Tập (Đỗ Đình Đồng)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang - giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 - biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ. Tuyển tập này vốn từ các nguyên tác của Phật giáo Mật tông Tây Tạng theo Truyền thừa Kagyu (Khẩu truyền). Sách gồm những pháp môn mà Milarepa, Đại Hành Giả Du-già Tây Tạng, đã được mật truyền từ Đạo sư của Ngài, Dịch giả Marpa, tu tập nhiều năm trong cô tịch, thành tựu viên mãn, và cứu độ gia trì rất nhiều chúng sinh. Những pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahamudra) và Sáu Yoga của Naropa, phát nguồn từ các Tổ sư Mật giáo Ấn độ là Tilopa và Naropa. Ngày nay, hai pháp môn này được các Đạo sư Tây Tạng hành trì, chỉ dạy nhiều người học và tu tập, cũng như nhiều học giả và hành giả phương Tây nghiên cứu, tu tập, truyền bá nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là Ấn độ, Anh quốc và Hoa kỳ, v.v… Những gì được ghi lại trong tập sách nhỏ này là những chỉ dẫn cốt lõi để thực hành nên rất trực tiếp, rõ ràng và cô đọng cho những ai muốn có một kiến thức căn bản vững chắc, một cẩm nang để tu tập từng bước một theo trình tự cần thiết như những chỉ dẫn ban cho. Tuy nhiên, như chính các tác giả của các chỉ dẫn trong sách này đã nói rõ, những ai muốn theo đó tu tập, trước hết, cần phải có một Đạo sư đầy đủ đạo hạnh khai thị và hướng dẫn. Điều này cực kỳ quan trọng vì nếu không có Đạo sư đích thực hướng dẫn, chắc chắn hành giả sơ cơ rất dễ bị lạc đường và nhất là có thể bị “tẩu hỏa nhập ma,” tức là khi chưa kiểm soát được luồng “hỏa hầu” trong khi luyện tập Yoga Dumo [Tumo] hay Yoga Nội Nhiệt - Yoga quan trọng nhất trong Sáu Yoga của Naropa. Đây là điều tối nguy hiểm nếu không có Đạo sư đủ tài năng và phẩm hạnh đi kèm. Ngay cả pháp môn Đại Thủ Ấn không hàm chứa nguy cơ như Sáu Yoga của Naropa, nhưng hành giả sơ cơ cũng rất cần có Đạo sư đầy đủ phẩm hạnh chỉ điểm và hướng dẫn, vì trong pháp môn này, hành giả bước đầu, ít nhất, phải thoáng thấy được Tâm-Yếu của mình để làm căn bản khởi tu và để tránh những sai lạc có thể xảy ra trên đường tu sau này. Vì vậy, nói chung, một Đạo sư đầy đủ phẩm hạnh là điều kiện tiên quyết trong tu tập Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Ở đây người dịch tiếng Việt của tập sách này hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Garma C. C. Chang, dịch giả của bản tiếng Anh, khi ông viết những lời sau đây trong “Lời Nói Đầu” của ông cho tập sách này: “Dịch giả từ chối tất cả mọi trách nhiệm đối với những độc giả có thể liều lĩnh thực nghiệm Sáu Yoga này. Chỉ đọc các bản văn này không bao giờ có thể thay thế một vị Đạo sư sống thực mà từ ông một người cầu tìm Bồ-đề trước tiên phải nhận sự khai thị và chỉ dẫn trước khi họ có thể bắt đầu tu tập thực sự. Đối với những học viên nghiêm túc, tập sách này phục vụ không gì khác hơn là một nguồn tài liệu tham khảo, một dấu hiệu chỉ hướng đến đường Đạo.” Tìm mua: Du Già Tây Tạng - Giáo Lý Và Tu Tập TiKi Lazada Shopee Đặc biệt cảm ơn dịch giả Vô Huệ Nguyên đã bỏ thời giờ, công sức và trí tuệ vào việc làm khó nhọc hiệu đính bản dịch này. Dù đã cố gắng nhiều nhưng chắc vẫn còn sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng, chỉ bảo cho. Đa tạ. Đỗ Đình Đồng Frederick, Xuân 2014Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Du Già Tây Tạng - Giáo Lý Và Tu Tập PDF của tác giả Đỗ Đình Đồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lợi Ích Của Nước Tiểu Trị Liệu (Jagdish R. Bhurani)
Những lợi ích tự nhiên của Liệu pháp nước tiểu, một trong “Những phần thuộc về giáo dục về Bí quyết để có Sức khỏe tuyệt vời” cho mọi người để duy trì sức khỏe và cuộc sống lành mạnh. Nó có năng lực chữa bệnh tự nhiên để kiểm soát và chữa trị mọi loại bệnh. Nó là một sự trị bệnh rất hiệu quả và là cách chữa trị tự nhiên hữu hiệu nhấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lợi Ích Của Nước Tiểu Trị Liệu PDF của tác giả Jagdish R. Bhurani nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam Bộ (Thích Nhật Từ)
Quyển sách trên tay quý vị “Phật giáo Nam tông tại vùng Nam bộ” là tập hợp một phần những bài viết của các nhà Phật học, các nhà nghiên cứu tham dự hội thảo quốc gia về cùng chủ đề, do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM đồng tổ chức vào ngày 10/01/2021. Bốn quyển sách còn lại được xuất bản từ hội thảo nêu trên gồm: (i) Phật giáo vùng Nam bộ: Sự hình thành và phát triển, (ii) Phật giáo vùng Nam bộ trong thế kỷ XX, (iii) Các hệ phái Phật giáo và tôn giáo mới tại vùng Nam bộ, (iv) Phật giáo các tỉnh và thành phố tại vùng Nam bộ. Phật giáo vùng Nam bộ luôn đi đầu về sự nghiệp phát triển Phật giáo toàn quốc trong thế kỷ XX. Vùng Nam bộ không chỉ là mảnh đất phát triển các trường phái, hệ phái, giáo phái Phật giáo, mà còn là nơi phát sinh các tôn giáo mới có nguồn gốc từ Phật giáo và một số tôn giáo mới chịu ảnh hưởng từ Phật giáo. Vùng Nam bộ là nơi khởi nguyên của các tổ chức, phong trào chấn hưng Phật giáo trong thế kỷ XX, nổi trội nhất có Lưỡng Xuyên Phật học hội (1934), Hội Phật giáo kháng chiến miền Tây Nam bộ (1940), Hội Phật học Nam Việt (1950), Giáo hội Tăng già Nam Việt (1951), Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (1957), Ủy Ban liên phái bảo vệ Phật giáo Việt Nam (1959), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1964), nhập thế mạnh và phát triển bền vững nhất là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-nay).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhật Từ":Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền NãoTinh Hoa Trí TuệKinh Phật Cho Người Mới Bắt ĐầuHạnh Phúc Giữa Đời ThườngChuyển Hóa Cảm XúcChuyển Hóa Sân HậnChìa Khóa Hạnh Phúc Gia ĐìnhPhật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam BộKinh Vu Lan Bồn - Vu Lan Báo HiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam Bộ PDF của tác giả Thích Nhật Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngũ Giới Là Thường Giới Của Mọi Người (Dhammarakkhita Bhikkhu)
Ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới (nicca-sīla) của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc nào cả, hễ là người tại gia thì phải giữ gìn ngũ-giới cho được trong sạch và trọn vẹn, bất luận là người có thọ trì ngũ-giới hoặc không thọ trì ngũ-giới cũng đều có bổn phận giữ gìn ngũ-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngũ Giới Là Thường Giới Của Mọi Người PDF của tác giả Dhammarakkhita Bhikkhu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.