Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm (Nguyễn Văn Thọ)

KINH HOA NGHIÊM

Toát lược KINH HOA NGHIÊM:

1. Kinh Hoa Nghiêm có mục đích chính yếu là dạy con người đi từ phàm phu đến chính đẳng chính giác, qua 53 giai đoạn.

- Cảm tình viên.

- Hiền:. Thập tín (10). Thập trụ. (20). Thập Hạnh (30). Thập hồi hướng (40) Tìm mua: Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm TiKi Lazada Shopee

- Thánh:. Thập Địa (50). Đẳng giác. (51) Nhất sanh bổ xứ: còn một lần xuống thế. Văn thù cho gặp Di Lặc (tượng trưng cho lòng Đại Bi.). Diệu giác (52) Thế gian là Niết Bàn. Thị hiện để giáo hóa chúng sinh,. Vô Thượng chính đẳng chính giác. (53)

[Chuyển kiếp: Phần đoạn sinh tử (bỏ thân này lấy một thân khác), Biến dịch sinh tử (ý sinh thân)]

2. Kinh hoa Nghiêm có thể gọi là Bồ tát Hạnh, cốt ý hướng dẫn con người từ phàm phu đến Bồ Tát.

3. Phẩm 39 là phẩm Phổ Hiền cho Thiện Tài Đồng tử thực hành 53 giai đoạn đó.

Toát lược 53 giai đoạn.

Càn huệ Địa: (khôn ngoan của Thế gian: Dry wisdom stage: Worldly wisdom. a Dictionary of Chinese

Buddhist terms, p. 41) A Nan! Người tu hành khi ái dục khô khan, sáu căn không còn chạy theo sáu trần nhiễm trước, lúc bấy giở chỉ có trí huệ khô khan chưa thấm nhuần nước Pháp của Phật, đây là địa vị đầu tiên tên Càn Huệ Địa (huệ khô) lần lần tấn tu vào địa vị Thập Tín.

A. THẬP TÍN (Trích trong Thủ Lăng Nghiêm Kinh của Sa Môn Thích Chân Giám, Linh Sơn Phật Học Nghiên Cứu Hội, 149 Đường Cô Giang Saigon, Tr. 511- 521).

Tín tâm trụ: Những người tu hành đã được tâm càn huệ, rồi dùng tâm ấy tập trung vào dòng Pháp Lưu khiến tâm được mở mang viên dung thắng diệu, do đó mà thăng tiến đến bực chân diệu, thì khi đó diệu tín thường trụ, các thứ vọng tưởng dứt sạch, duy một trung đạo viên thân thuần nhất, chân thật, nên gọi «Tín Tâm Trụ».

Niệm Tâm Trụ: Chân tín đã sáng tỏ rồi, thì tất cả đều viên thông, năm ấm, 12 xứ và 18 giới không thể ngăn ngại được, cho đến sự thọ thân, xả thân trong vô số kiếp quá khứ và vị lai cùng nhất thiết tập khí hiện tiền, vị Thiện Nam Tử ấy đều thầm nhớ được cả, không quên sót một mảy cho nên gọi là Niệm Tâm Trụ.

Tinh Tấn Tâm: Tâm Thắng diệu viên dung đã thuần nhất chân thiệt, thì chân tinh phát sanh, nghĩ nhớ đã không quên sót, thì vô thỉ tập khí phải tiêu, thông vào một thể tinh minh, rồi chỉ dùng một thể Tinh Minh ấy thăng tiến đến địa vị chân tịnh, nên gọi là Tinh Tấn Tâm.

Huệ Tâm Trụ: Tâm tinh hiện tiền toàn dùng trí huệ, nên gọi là Huệ Tâm Trụ.

Định Tâm Trụ: Gìn giữ trí sáng, thì khắp cả vắng lặng trong sạch, tâm thể tịnh diệu, thường không xúc động, thành tựu đại định, nên gọi là Định Tâm Trụ.

Bất thối Tâm: Định quang phát sáng, tánh sáng thâm nhập chỉ tăng tiến mãi chớ không thối chuyển, nên gọi là Bất Thối Tâm.

Hộ pháp tâm: Tâm tăng tiến một cách an nhiên, cầm giữ chẳng mất, được giao tiếp với khí phần của khắp mười phương trobg Hộ Tâm Pháp, ngoài hộ Phật pháp, nên gọi là Hộ Pháp Tâm.

Hối Hướng Tâm: Giác minh đã do nơi định lực cầm giữ thì tự mìng có thể dùng diệu lực xoay lại ánh sáng từ quang của tha phật tới an trụ nơi tâm phật của mình, một cách sáng tỏ, ví như 2 cái gương đối chiếu bóng soi vào trong, xen lẫn nhau, trùng trùng bổn nhập, quang diệu truyền ra vô tận nên gọi là Hồi Hướng Tâm.

Giới Tâm Trụ: Tự tâm với Phật quang đã xoay lại một cách kín đáo tức là được tâm thể thường trụ bất động,và cảnh diệu tịnh vô thượng của Phật, an trụ nơi vô vi, không sót mất, nên gọi là Giới Tâm Trụ.

Nguyện Tâm Trụ: Trụ giới tự tại, thì được như ý, có thể dạo khắp mười phương đi đến đâu cũng mãn nguyện, nên gọi là Nguyện Tâm Trụ.

B. THẬP TRỤ

Phát Tâm Trụ: A Nan, Thiện Nam Tử ấy, dùng phương tiện chân thiệt phát sinh ra 10 thứ tín tâm, tâm đã tinh thuần phát huy mười diệu dụng của 5 căn, 5 lực thâu nhiếp vào, viên thành nhất Tâm, nên gọi là Phát Tâm Trụ. Phát tâm trụ là nhất định thành Bồ Tát Trị địa trụ: Tự tâm phát sáng cũng như trong đồ lưu ly tinh sạch hiện rõ vàng ròng rồi nương theo Diệu Tâm trước mà luyện thành tâm địa tự nhiên xuất sinh các thiện pháp, nên gọi là Trị Địa Trụ. Trị địa trụ là tự kiểm soát được mình.

Tu Hành Trụ: Tâm và Địa biết nhau, đồng một giác thể rõ ràng, thì dạo khắp 10 phương không còn chi trở ngại, nên gọi là Tu Hành Trụ, Tu Hành trụ là Hoàn toàn tự do, tự tại.

Sanh quí trụ: Hạnh đồng với Phật, thì thọ được khí phần của Phật, cũng như thân trung ấm tự tìm cha mẹ, âm tín ngầm thông, nhập vào giống Như Lai, nên gọi Sinh Quí Trụ. Sinh quí Trụ là có Pháp Thân Như Lai.

Phương tiện cụ túc trụ: Đã vào Đạo Thai, thì tự mình thừa phụng tôn tự của Đại Giác, cũng như thai đã thành rồi, tướng người chẳng thiếu, tức là đầy đủ phương tiện độ thoát chúng sinh được giống như Phật, nên gọi là Phương tiện cụ túc trụ.

Chánh Tâm Trụ: Dung mạo đã giống như Phật, thì Tâm Tướng cũng đồng, nên gọi là Chánh Tâm Trụ. Tâm mình Tâm Phật giống nhau.

Bất thối trụ: Tâm Phật thì càng ngày càng tăng trưởng mãi, nên gọi là Bất Thối Trụ.

Đồng Chân Trụ: Linh tướng của 10 thân (Phật Thân, Pháp Thân, Báu Thân, Hóa Thân, Nguyện Thân, Trí Thân, Bồ Đề Thân, Trang nghiêm Thân, Oai Thế Thân, Ý sanh Thân) đều đày đủ trong một lúc, nên gọi là Đồng Chân Trụ.

Pháp Vương tử trụ: 10 thân Cụ Túc, tức là hình đã ra khỏi thai, thì làm con Phật, nối gia nghiệp của Như Lai, nên gọi là Pháp Vương Tử Trụ.

Quán Đảnh Trụ: Đến lúc đã thành nhân, gánh vác được Phật Sự, ví như vị Đại Vương ở trong xứ, dùng các việc quốc chánh, chia sớt cho Thái Tử đảm đương. Phật dùng nước Trí rưới trên đỉnh Bố Tát, cũng như trần thiết lễ nghi dùng nước của bốn biển rưới trên đỉnh Thái Tử, tức nên gọi là Quán Đảnh trụ, (Ngài Ôn Lăng nói: từ Phát Tâm Trụ cho đến Sinh quí Trụ gọi là Nhập Thánh Thai. Từ Phương Tiện Trụ cho đến Đồng Chơn Trụ thì gọi là nuôi lớn Thánh Thai. Công phu nuôi lớn đã thành tựu gọi là ra khỏi Thánh Thai.)... Trong kinh Hoa Nghiêm hàng Thập Trụ đầy đủ cùng với hàng Thập Địa thầm phù hợp (Kinh Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ trọn bộ, thiền sư Hàm Thị giải, Dịch giả Thích Phước Hảo, tr. 694)

C. THẬP HẠNH

Hoan Hỉ Hạnh: A Nan! Thiện Nam Tử ấy sau khi thành Phật rồi, đủ cả diệu đức của Vô Lượng Như Lai tùy thuần theo sở nguyện trong 10 phương, mà làm việc tài thí, pháp thí khiến chúng sinh vui mừng, riêng phần mình không hề tưởng đây là người thí, kia là kẻ thọ, làm cho thiên hạ mến đức nhớ ơn, nên gọi là Hoan Hỉ Hạnh.

Nhiêu Ích Hạnh: Có năng lực thiện xảo, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, tự mình giữ tròn giới đức và dạy bảo chúng sinh đồng giữ tròn giới đức nên gọi là Nhiêu Ích Hạnh.

Vô Sân Hận Hạnh: Tự mình giác ngộ lại giác ngộ cho người, đối với những nghịch cảnh, đều vui lòng nhẫn nhục tự mình hay nhẫn lại dạy người hay nhẫn, nên gọi là Vô Sân Hận Hạnh.

Vô Tận Hạnh: Xuất hiện chủng này, loại khác, nhẫn đến số kiếp vị lai, bình đẳng cả 3 đời, thông suốt cả 10 phương, không hề thối chuyển tâm độ sanh, nên gọi là Vô Tận Hạnh

Ly Si Loạn Hạnh: Nhất thiết đều hiệp đồng trong các pháp môn, không một mảy sai lầm, nên gọi là Ly Si Loạn Hạnh.

Thiện Hiện Hạnh: Ở trong pháp Đồng mà hiển hiện ra các pháp khác, rồi thấy ở trong các tướng khác, đều thấy đồng, sự lý viên dung vô ngại, nên gọi là Thiện Hiện Hạnh.

Vô Trước Hạnh: Như vậy, cho đến 10 phương hư không đầy cả vi trần, trong mỗi vi trần hiện đủ 10 phương thế giới, hiện trần hiện giới thông dung lẫn nhau, chẳng hề lưu ngại, cũng vì tâm không chấp trước, nên gọi là Vô Trước Hạnh.

Tôn Trọng Hạnh: Các thứ biến hiện ấy thuộc về trí huệ đáo bỉ ngạn đệ nhất cho nên gọi là Tôn Trọng Hạnh.

Thiện Pháp Hạnh: Bởi vì viên dung vô ngại như vậy, mà thành được khuôn phép của 10 phương chư Phật tùy căn cơ ứng thời thuyết pháp độ sinh, nên gọi là Thiện Pháp Hạnh, Chân Thiện Hạnh: Nhất thiết đều là Thanh Tịnh Vô Lậu, thuần Chân vô vi,tánh bản nhiên như vậy, rốt ráo thiệt quả, cho nên gọi là Chân Thiện Hạnh.

D. THẬP HỒI HƯỚNG

Cứu hộ nhất thiết chúng sinh, ly chúng sinh tướng hồi hướng: A Nan! Những thiện nam tử ấy, đầy đủ thần thông, đã thành Phật sự, thì hoàn toàn tronh sạch, tinh chân, xa lìa các lưu loạn, trong lúc độ chúng sinh, đoạn trừ các tướng năng độ, sở độ, hồi tâm vô vi, thẳng một đường Niết Bàn, nên gọi là Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sinh, Ly Chúng Sinh Tướng Hồi Hướng.

Bất Hoại Hồi Hướng: Hoại diệt tướng nên hoại, và xa lìa tất cả các thứ nên xa lìa, gọi là Bất Hoại Hồi Hướng.

Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng: Trí bổn giác trong sạch đồng với trí cứu cánh của Phật nên gọi là Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.

Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng: Thể bổn giác tinh chân đã phát huy ra diệu dụng, thì Nhân Địa của tự tâm đồng quả địa của chư Phật nên gọi là Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng.

Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng: Thế giới và Như Lai liên quan đến nhau. Thế giới thiệp Như Lai, Như Lai nhập Thế Giới, không có chi ngăn ngại, nên gọi là Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng.

Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hối Hướng: Tâm địa đã đồng với Phật Địa, thì trong địa ấy mỗi mỗi đều xuất sanh nhân thanh tịnh, rồi do nhân thanh tịnh chứng đạo Niết bàn, nên gọi là Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn hồi hướng.

Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng: Chân căn bình đẳng đã thành, thì chúng sinh trong 10 phương đều là Bổn tánh của ta, nhưng Tánh tuy có tự có tha thành tựu viên mãn, mà chẳng mất sự cứu độ chúng sinh, nên gọi là Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng.

Chân Như Tướng Hồi Hướng: Tức tất cả Pháp, ly tất cả tướng, «tức» với «Ly» hai cái cũng đều không dính mắc, chứng được Trung Đạo nên gọi là Chân Như Tướng Hồi Hướng.

Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng: Đã đắc Chân Như tất nhiên trong các nơi 10 phương đều không có chi ngăn ngại, nên gọi là Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng.

Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng: Tánh đức đã viên thành, thì Pháp Giới không còn hân lượng chi cà nên gọi là Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng.

E. TỨ GIA HẠNH

A nan! Những thiện nam tử ấy, thanh tịnh cả 41 tâm, theo thứ lớp mà thành tựuTứ gia hạnh diệu viên.

Noãn Địa: Lấy giác quả của Phật, dùng làm tâm nhơn của mình, nhưng phật giác hình như hiều rõ mà chưa hiểu rõ; chẳng khác gì dùi cây vào lửa, lửa muốn bén cây, nhưng chưa bén, như vậy gọi là Noãn địa.

Đảnh Địa: Lấy tâm mình làm thành chỗ sở lý của Phật, dường như nương mà chẳng phải nương, chẳng khác chi người leo lên núi cao,thân tay vào giữa hư không, mà dưới chân còn bấm đất, tức là còn có ngăn ngại, nên gọi là Đảnh Địa.

Nhẫn Địa: Tâm với phật đã đồng nhau, chúng được Trung Đạo một cách thiện xảo, ví như người gặp việc, hay nhẫn nhục, không cam sự oán ghét, cũng không quên dứt, nên gọi là Nhẫn địa.

Thế Đệ Nhất Địa: Tâm và Phật viên dung, thì số lượng dứt tuyệt. Khi nhân và quả khác nhau, tức là Mê Trung Đạo, khi nhân và quả đồng nhau, thì tức là Giác Trung Đạo. Nay số lượng tuyệt dứt, thì hai cái «mê» và «giác» đó, thảy đều không có chỗ chỉ,khỏi lạc vào thế giới pháp, và được siêu việt hơn đời, nên gọi là Thế Đệ Nhất Địa.

F. THẬP ĐỊA

Hoan Hỉ Địa: A Nan! Vì thiện nam tử đối với quả vị đại giác ngộ, đã được thông đạt, giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới Phật, gọi là Hoan Hỉ Địa.

Ly Cấu Địa: Tâm tánh chúng sinh vào chỗ đồng một cảnh giới Phật, và tánh đồng ấy cũng dứt tuyệt, gọi là Ly Cấu Địa.

Pháp Quang Địa: Hết sức thanh tịnh nên sinh ra sáng suốt, gọi là Pháp Quang Địa.

Diệm Huệ Địa: Hết sức sáng suốt, thì giác tánh viên mãn, gọi là Diệm Huệ Địa.

Nan Thắng Địa: Tất cả cái đồng, cái khác đều không thể đến, gọi là Nan Thắng Địa.

Hiện Tiền Địa: Sự thanh tịnh sáng suốt của tánh vô vi Chân Như, đã hiện rõ, gọi là Hiện Tiền Địa.

Viễn Hành Địa: Cùng tột đến Chân Như, gọi là Viễn hành Địa.

Bất Động Địa: Toàn một tâm Chân Như, gọi là Bất Động Địa.

Thiện Huệ Địa: Phát sinh công dụng của Chơn Như, gọi là Thiện Huệ Địa Pháp Vân Địa: A Nan! Chư Bồ tát nương theo Chân Như tu tập hoàn toàn công đức, từ địa vị này trở đi, tức là Tu Tập vị, âm từ và mây diện phủ trùm khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa

Như lai đi ngược giòng, khởi từ ngài đi vào biển giác, chư bồ tát đi thuận giòng thẳng đến biển giác, giác tế nhập giao gọi là Đẳng Giác.

A Nan! Từ tâm Càn Huệ cho đến địa Đẳng Giác, mới thấu triệt Trung Tâm Đỉêm, Kim Cương của Địa sở Càn Huệ.

Qua Đẳng giác đến Diệu giác tức là Phật. Như vậy từ quả vị Thập Tín đến Đẳng giác là 55 địa vị mới đến quả Phật.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền Cầm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Suối Nguồn Tâm Linh (Ajahn Chah)
Cách đây vài tháng, tôi về nhà và muốn tìm một quyển sách trong kệ sách của sư phụ để đọc thì nhìn thấy cuốn Suối nguồn tâm linh của Thiền sư Ajahn Chah. Quyển sách được xuất bản năm 2007 bởi Nhà xuất bản Lao Động. Vì đã ra đời hơn 10 năm nên chất lượng giấy thấp và cỡ chữ nhỏ. Tuy nhiên, những bài viết trong sách đã mở ra trong tôi những kiến thức về Phật pháp mà từ trước đến giờ tôi vẫn chưa nhận ra, hay còn mơ hồ. Sách bao gồm 38 chương được chia thành 3 phần là Giới luật, Thiền định và Trí huệ. Đó là những bài pháp thoại của Thiền sư Ajahn Chah - một nhà sư theo lối tu trong rừng ở Thái Lan. Quyển sách đã nói rõ bản chất cốt tuỷ của Phật giáo, đó là nhìn lại bản tâm của mình. Ngài chỉ rõ cho hàng để tử của mình về nguồn gốc của sự khổ và cách để chúng ta thoát khỏi cái khổ do chính chúng ta mang lại. Con người thường nghĩ rằng, khi chúng ta có được điều kiện hạnh phúc là chúng ta đã thoát khỏi sự khổ. Nhưng khi có hạnh phúc, chúng ta lại quên mất bản tâm đắm chìm trong mê lầm và sự khổ lại xuất hiện. Đó là bởi vì những hạnh phúc đó chỉ là hạnh phúc thế gian, vẫn còn sanh-diệt, do duyên mà biểu hiện nhưng ta cứ nghĩ là thật, còn mãi. Do đó, thiền sư khuyên, để được bình an thật sự thì điều quan trọng là phải huấn luyện tâm. Khi tâm vượt qua cả khổ đau và hạnh phúc, không chấp giữ thì lúc đó chúng ta mới có được bình an thật sự. Tìm mua: Suối Nguồn Tâm Linh TiKi Lazada Shopee Khi giảng dạy, ngài luôn đưa vào những ví dụ thú vị và gần gũi để Phật tử ở bất cứ trình độ nào cũng có thể hiểu được triết lý mà đạo Phật mang lại. Và ngài luôn nhắc nhở Phật tử rằng: “Sự tu hành giống như những lọ thuốc mà vị y sĩ chữa trị cho bệnh nhân”, nếu ta chỉ đọc kinh điển mà không thực hành thì kinh điển đó chỉ rỗng tuếch chứ không mang lại lợi lạc cho mình. Tu hành là để hiểu biết bản chất của sự việc để rổi đau khổ không còn phát sinh. Nếu chúng ta suy nghĩ sai lạc, chúng ta tự mình xung với thế gian, với Đạo, và với chân lý. Giả sử bạn bị bệnh và phải di đến bệnh viện. Đa số người sẽ nghĩ, "Xin đừng để tôi chết, tôi muốn lành bệnh". Đây là lỗi suy nghĩ sai lầm; nó sẽ dẫn tới sự đau khổ. Bạn phải nghĩ, "Nếu tôi lành bệnh thì tốt. Nếu tôi chết, cũng không sao". Nếu bạn nghĩ như thế, thì dầu bạn chết hay lành bệnh, bạn không có gì phải lo lắng. Bằng cách này, chúng ta hòa nhịp với sự diễn biến tự nhiên của mọi việc. Thiền sư Ajahn Chah Hiện nay, quyển Suối nguồn tâm linh đã được tái bản với chất lượng tốt hơn, của Nhà xuất bản Hồng Đức. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ tôn giáo mà bạn đang theo, thì quyển sách này là một lựa chọn không thể thiếu để chúng ta có cách nhìn lại bản tâm. Từ đó, chúng ta có một cuộc sống an yên mỗi ngày.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Ajahn Chah":Hương Vị Của Giải ThoátThân Và TâmLẽ Sinh Diệt, Lý Tu HànhThiền ĐịnhSuối Nguồn Tâm LinhNhững Lời Dạy Vượt Thời GianChẳng Có Ai CảChỉ Là Một Cội CâyTâm Tĩnh LặngThiên Nhiên TâmSự Bình An Không Gì Lay ChuyểnPhật Tại TâmTrong Vòng Sinh DiệtPháp Đơn Giản - 108 Ẩn Dụ Về PhápĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Suối Nguồn Tâm Linh PDF của tác giả Ajahn Chah nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới (Thiện Minh)
Quyển "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới" mà quý độc giả hiện có trong tay do Andrew Skilton tức Đại đức Dharmacari Sthiramati biên soạn bằng Anh ngữ, được Tu sĩ Nguyễn Văn Sáu dịch ra tiếng Việt, giới thiệu một cách bao quát về sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ và các nước trên thế giới. Trong tựa đề nguyên tác, tác giả chỉ ghi là "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo" (A Concise History Of Buddhism) nhưng tựa đề bản dịch tiếng Việt ghi thêm từ "Thế Giới" có lẽ vì dịch giả nhận thấy một phần ba số trang của quyển sách đề cập đến sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở các nước châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Hiện nay, có ít nhất ba quyển sách giới thiệu về Phật Giáo Thế Giới: Quyển thứ nhất có tựa đề là "2500 Năm Phật Giáo" (2500 Years of Buddhism) dày hơn 400 trang, do một tập thể tác giả biên soạn dưới sự chủ biên của giáo sư P.V. Bapat, được bộ Thông Tin và Tuyên Truyền của Chính phủ Ấn Độ xuất bản lần đầu vào năm 1956, được Nguyễn Đức Tư và Hữu Song dịch ra tiếng Việt và NXB Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2002. Mặc dù, tựa đề tác phẩm đề cập đến chiều dài 2500 năm của Phật giáo, nội dung của tác phẩm lại nhấn mạnh đến việc giới thiệu các phương diện khác nhau của Phật giáo như văn học Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, thánh địa Phật giáo, tín đồ Phật giáo, các công trình nghiên cứu về Phật giáo; dĩ nhiên cũng có chương giới thiệu về nguồn gốc của đạo Phật, bốn thời kỳ biên tập Kinh điển Phật giáo, các trường phái Phật giáo. Cách tiếp cận học đường như vậy tuy phong phú nhưng lại khó giúp cho độc giả nắm bắt được tiến trình phát triển của Phật giáo trải qua chiều dài lịch sử mấy ngàn năm ở khắp năm châu và bốn biển. Quyển thứ hai là quyển "Phật Giáo Khắp Thế Giới" (gần 500 trang) của Đại đức Thích Nguyên Tạng biên soạn và xuất bản tại châu Úc vào năm 2001. Tác phẩm này thực ra là tuyển tập các bài biên dịch bao quát của tác giả đăng tải trên báo và nguyệt san Giác Ngộ từ năm 1990 đến 2001 (dĩ nhiên đã đưa lên trang nhà Đạo Phật Ngày Nay, http://buddhismtoday.com và trang nhà Quảng Đức, http://quangduc.com) về ba phương diện: a) xứ sở Phật giáo, b) nhân vật Phật giáo và c) các sự kiện Phật giáo khắp thế giới. Quyển sách nhấn mạnh đến sự ra đời và phát triển của Phật giáo ở 20 nước thuộc châu Âu, châu Mỹ và châu Úc, bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên, Thái Lan. Đóng góp chính của tác phẩm này là ở chỗ ngoài 20 nước có sự hiện diện của Phật giáo, còn giới thiệu các tổ chức, hội đoàn, các nhân vật Phật giáo nổi tiếng và các sự kiện Phật giáo quan trọng xảy ra trong suốt quá trình mà Phật giáo đã du nhập vào các nước có nền văn minh hoàn toàn xa lạ với đạo Phật. Quyển thứ ba là quyển "Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo Thế Giới" của cư sĩ Nhất Tâm và Thiền sư Đinh Lực biên soạn và được NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành vào năm 2003. Phần lịch sử Phật giáo gồm 200 trang, trong khi phần giới thiệu về Thiền và Phật giáo chiếm hơn 400 trang. Điều rất ngạc nhiên là cư sĩ Nhất Tâm đã copy (?) nguyên xi toàn bộ phần này của Đại đức Thích Nguyên Tạng, với vài thay đổi nhỏ về cách xếp thứ tự của các nước Phật giáo trong mục lục, mà không nói rõ xuất xứ trong lời nói đầu, làm cho người đọc có cảm giác cư sĩ Nhất Tâm chính là tác giả của phần này, thay vì Đại đức Thích Nguyên Tạng! Tìm mua: Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới TiKi Lazada Shopee Sở dĩ chúng tôi điểm qua ba quyển sách trên là vì nhờ so sánh với bố cục của chúng mà chúng ta thấy được sự đóng góp của tác giả Andrew Skilton trong tác phẩm của mình. Tác giả đã dành hai phần ba sách giới thiệu về Phật giáo của Ấn Độ, vì đây là cái nôi đã khai sinh ra đạo Phật. Trong phần này, tác giả giới thiệu bối cảnh Ấn Độ cổ đại trước khi Phật giáo ra đời để giúp cho độc giả thấy được sự đóng góp to lớn của đức Phật cho lịch sử tôn giáo và văn minh Ấn Độ nói riêng và Ấn Độ nói chung. Tác giả đã trình bày một đức Phật lịch sử, với những lời dạy về đạo đức và trí tuệ rất đặc sắc, loại bỏ các yếu tố thần quyền và huyền thoại. Con đường hoằng pháp của Phật, giáo đoàn đầu tiên của Ngài, sự phân chia giáo phái Phật giáo do bất đồng về quan niệm Giới luật, học thuyết và phương thức hành trì, các đại hội biên tập Kinh điển, ba kho tàng kinh sách Phật giáo v.v... đã được tác giả trình bày rất cô động và rõ ràng. Các trường phái chính của Phật giáo Đại thừa hay còn gọi là Phật giáo phát triển, như Trung Quán Tông (Madhyamaka), Duy Thức Tông (Yogācāra) và Mật Tông (Tantric Buddhism) cũng như một số học thuyết quan trọng của Phật giáo Đại thừa đã được tác giả trình bày rất khách quan và nghiêm túc. Nguyên nhân của sự suy tàn Phật giáo tại Ấn Độ cũng là mối quan tâm của tác giả, vì nó giúp cho các giáo hội Phật giáo ngày nay tránh được vết xe lịch sử. Riêng về phần Phật giáo ở ngoài Ấn Độ, tác giả chỉ giới thiệu các nước thuộc châu Á như Nepal, Tích Lan, Miến Điện, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ, Ba Tư (nay là Iran) và vài nước Trung Á. Sự du nhập và tương tác của Phật giáo trong các nền văn hóa châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc lẽ ra là phần mà tác giả nên chú trọng tương đương với các nước châu Á, lại không được đề cập đến. Có lẽ chủ ý của tác giả là nhằm giới thiệu các hình thái của đạo Phật ở châu Á cho người phương Tây, hơn là sự xuất hiện quá mới mẻ của Phật giáo ở các xứ sở của họ. Riêng về bản dịch, Đại đức Thiện Minh đã để nguyên nhân danh và địa danh có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài, theo mặc ước học đường. Tên của các tác phẩm, dịch giả cũng giữ nguyên nguyên bản. Đối với độc giả Việt Nam có thói quen đọc nhân danh, địa danh nước ngoài theo phiên âm Hán Việt, dịch giả nên chua phần phiên âm và dịch nghĩa được sử dụng quen thuộc trong các sách Phật học từ trước đến giờ, để độc giả khỏi ngỡ ngàng khi gặp các từ nước ngoài. Tác phẩm này được xem như một quyển sổ tay cho các du khách Việt Nam có thể tự mình cất bước trên cuộc hành trình tìm về quê hương của Phật giáo cũng như những nước mà giáo lý Phật giáo đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người địa phương. Nhờ cuộc tự hành trình không mạo hiểm nhưng đầy thú vị của quyển sách này, quý độc giả sẽ thấy được tính thích ứng của Phật giáo ở mọi thời và mọi nơi, không giới hạn trong quốc gia, sắc tộc hay tôn giáo. Phật giáo lúc đầu xuất hiện như một "viếng sáng châu Á" nhưng dần dần đã trở thành ánh đạo vàng của Đông Tây, hiện hữu ở mọi châu lục, đáp ứng được nhu cầu cao cấp của đời sống tâm linh của nhân loại, không lệ thuộc vào thần quyền, tha lực, nhưng đặt nặng sự chuyển hóa tâm tư bằng những nỗ lực tự thân như thiền định, đời sống đạo đức và nhận thức tuệ giác. Vấn đề chính yếu của người Phật tử Việt Nam không phải là làm thế nào để truyền bá Phật giáo sâu rộng ở các nước phương Tây, mà là làm thế nào để Phật giáo Việt Nam có lịch sử trên dưới 2000 năm tại đất nước con Rồng cháu Tiên. Hy vọng rằng quyển Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới sẽ giúp độc giả Việt Nam nhìn thấy được các thành tựu ngoạn mục của Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng 200 năm để nhìn lại chính mình đã, đang và sẽ làm gì cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, trong bối cảnh của cuộc cách mạng tin học hiện nay.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới PDF của tác giả Thiện Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Du Già Tây Tạng - Giáo Lý Và Tu Tập (Đỗ Đình Đồng)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang - giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 - biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ. Tuyển tập này vốn từ các nguyên tác của Phật giáo Mật tông Tây Tạng theo Truyền thừa Kagyu (Khẩu truyền). Sách gồm những pháp môn mà Milarepa, Đại Hành Giả Du-già Tây Tạng, đã được mật truyền từ Đạo sư của Ngài, Dịch giả Marpa, tu tập nhiều năm trong cô tịch, thành tựu viên mãn, và cứu độ gia trì rất nhiều chúng sinh. Những pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahamudra) và Sáu Yoga của Naropa, phát nguồn từ các Tổ sư Mật giáo Ấn độ là Tilopa và Naropa. Ngày nay, hai pháp môn này được các Đạo sư Tây Tạng hành trì, chỉ dạy nhiều người học và tu tập, cũng như nhiều học giả và hành giả phương Tây nghiên cứu, tu tập, truyền bá nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là Ấn độ, Anh quốc và Hoa kỳ, v.v… Những gì được ghi lại trong tập sách nhỏ này là những chỉ dẫn cốt lõi để thực hành nên rất trực tiếp, rõ ràng và cô đọng cho những ai muốn có một kiến thức căn bản vững chắc, một cẩm nang để tu tập từng bước một theo trình tự cần thiết như những chỉ dẫn ban cho. Tuy nhiên, như chính các tác giả của các chỉ dẫn trong sách này đã nói rõ, những ai muốn theo đó tu tập, trước hết, cần phải có một Đạo sư đầy đủ đạo hạnh khai thị và hướng dẫn. Điều này cực kỳ quan trọng vì nếu không có Đạo sư đích thực hướng dẫn, chắc chắn hành giả sơ cơ rất dễ bị lạc đường và nhất là có thể bị “tẩu hỏa nhập ma,” tức là khi chưa kiểm soát được luồng “hỏa hầu” trong khi luyện tập Yoga Dumo [Tumo] hay Yoga Nội Nhiệt - Yoga quan trọng nhất trong Sáu Yoga của Naropa. Đây là điều tối nguy hiểm nếu không có Đạo sư đủ tài năng và phẩm hạnh đi kèm. Ngay cả pháp môn Đại Thủ Ấn không hàm chứa nguy cơ như Sáu Yoga của Naropa, nhưng hành giả sơ cơ cũng rất cần có Đạo sư đầy đủ phẩm hạnh chỉ điểm và hướng dẫn, vì trong pháp môn này, hành giả bước đầu, ít nhất, phải thoáng thấy được Tâm-Yếu của mình để làm căn bản khởi tu và để tránh những sai lạc có thể xảy ra trên đường tu sau này. Vì vậy, nói chung, một Đạo sư đầy đủ phẩm hạnh là điều kiện tiên quyết trong tu tập Phật giáo Mật tông Tây Tạng. Ở đây người dịch tiếng Việt của tập sách này hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Garma C. C. Chang, dịch giả của bản tiếng Anh, khi ông viết những lời sau đây trong “Lời Nói Đầu” của ông cho tập sách này: “Dịch giả từ chối tất cả mọi trách nhiệm đối với những độc giả có thể liều lĩnh thực nghiệm Sáu Yoga này. Chỉ đọc các bản văn này không bao giờ có thể thay thế một vị Đạo sư sống thực mà từ ông một người cầu tìm Bồ-đề trước tiên phải nhận sự khai thị và chỉ dẫn trước khi họ có thể bắt đầu tu tập thực sự. Đối với những học viên nghiêm túc, tập sách này phục vụ không gì khác hơn là một nguồn tài liệu tham khảo, một dấu hiệu chỉ hướng đến đường Đạo.” Tìm mua: Du Già Tây Tạng - Giáo Lý Và Tu Tập TiKi Lazada Shopee Đặc biệt cảm ơn dịch giả Vô Huệ Nguyên đã bỏ thời giờ, công sức và trí tuệ vào việc làm khó nhọc hiệu đính bản dịch này. Dù đã cố gắng nhiều nhưng chắc vẫn còn sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng, chỉ bảo cho. Đa tạ. Đỗ Đình Đồng Frederick, Xuân 2014Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Du Già Tây Tạng - Giáo Lý Và Tu Tập PDF của tác giả Đỗ Đình Đồng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lợi Ích Của Nước Tiểu Trị Liệu (Jagdish R. Bhurani)
Những lợi ích tự nhiên của Liệu pháp nước tiểu, một trong “Những phần thuộc về giáo dục về Bí quyết để có Sức khỏe tuyệt vời” cho mọi người để duy trì sức khỏe và cuộc sống lành mạnh. Nó có năng lực chữa bệnh tự nhiên để kiểm soát và chữa trị mọi loại bệnh. Nó là một sự trị bệnh rất hiệu quả và là cách chữa trị tự nhiên hữu hiệu nhấtĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lợi Ích Của Nước Tiểu Trị Liệu PDF của tác giả Jagdish R. Bhurani nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.