Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình (Hoàng Quốc Hải)

Bộ tiểu thuyết “Bão táp triều Trần” là bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ nhất mà một nhà văn đương đại của Việt Nam viết ra. Qua hơn sáu nghìn trang tiểu thuyết, Hoàng Quốc Hải đã phục dựng rất sinh động bốn trăm năm tồn tại của hai thời đại hào hùng nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc ta. Hơn cả những bức tranh sinh động, đó là những thước phim hiện ra trước mắt người đọc với đầy đủ các yếu tố làm nên cuộc sống, từ không khí, thời tiết, quang cảnh đến tâm trạng, hoạt động của con người. Đó là cảnh thời bình với không khí của một buổi sáng yên ả của “sóng nắng” và gió gợn mặt hồ, là một cuộc đua thuyền với những tay trải cơ bắp nổi cuồn cuộn, là những đám cưới dân dã, những buổi mạn đàm của các bậc cao niên dưới mái đình làng, là mái tóc trái đào của trẻ nhỏ, cách nhai trầu của người già, vv.

Đó là cảnh thời chiến được mô tả chi tiết, từ sự dồn đẩy của những động cơ chiến tranh, không khí chuẩn bị của cả bên ta và địch, các diễn biến khi âm ỉ, lúc hỗn loạn của chiến trường, những mưu mô, chiến lược, kế sách, những vị tướng anh hùng, những người lính dũng mãnh, những kẻ hèn mạt. Được hỏi, “Ông hư cấu lịch sử đến mức nào?”, Hoàng Quốc Hải trả lời: “Đến chân thực”.

Quả thật, nhập tâm vào những trang tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải người đọc tưởng như chính tác giả đã sống ở thời ấy, là nhân chứng của những sự kiện lịch sử ấy, đồng thời được trải nghiệm sự cuốn hút mà sự kết hợp giữa văn chương và lịch sử tạo nên.

Những con chữ trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải không chỉ có nhiệm vụ phục dựng hình ảnh, không khí, sự kiện của quá khứ mà còn mang một sứ mạng quan trọng hơn. Đó là tôn vinh những tinh hoa của người Việt ta từ bao đời nay.

Tinh hoa đó là truyền thống văn hóa, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quật cường trong dựng nước và giữ nước thể hiện qua những việc làm thiết thực, từ những chiếu dụ của một vị vua như chiếu dụ miễn thuế cho dân hai đợt, mỗi đợt ba năm của Lý Thái Tổ, đến những chính sách, những việc làm của bộ máy điều hành nhà nước ở thời Lý giúp hòa hợp được cả ba tôn giáo lớn trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới xảy ra chiến tranh tôn giáo tàn khốc. Tìm mua: Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình TiKi Lazada Shopee

Đó là những lễ hội ở cấp làng xã, cấp quốc gia với áo mũ, cờ, trống, ca vũ, không lai căng, pha tạp mà thuần chất Việt, đặc trưng của người Việt. Đó là những gương mặt anh hùng như Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, các liệt nữ như Huyền Trân Công Chúa, An Tư Công Chúa, những nhà lãnh đạo có trí và tâm soi sáng cả đương thời và hậu thế như Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông…

Đó là tinh thần hiếu học, trọng nghĩa, khuyến tài, là truyền thống con kính trọng và hiếu thuận với cha mẹ, dân đồng lòng phò vua, là không khí sục sôi tinh thần quyết tâm giữ nước trước họa xâm lăng.

Vì sao Hoàng Quốc Hải lại chọn viết về nhà Trần? Bởi vì đó là một thời đại hưng thịnh vào bậc nhất trong bốn nghìn năm lịch sử của nước ta nhưng cũng là bởi những người dân đất Việt của thời Trần đã ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên, những kẻ xâm lược hùng mạnh và ngang ngược lúc bấy giờ đã chinh phục cả châu Âu, châu Á. Và tại sao sau khi viết bộ tiểu thuyết về thời Trần ông lại viết về thời Lý?

Đó là bởi thời Lý là một ví dụ tiêu biểu của sự hưng thịnh, sự thành công trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là thời đại đã để lại những bài học sinh động và sâu sắc về sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, sự thu phục lòng dân, dựa vào sức dân, vì dân, những bài học vẫn còn nguyên giá trị lớn lao trong thế sự hiện tại.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hoàng Quốc Hải":Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung ĐìnhHuyền Trân Công ChúaBÃO TÁP CUNG ĐÌNHĐuổi Quân Mông ThátHuyết Chiến Bạch ĐằngThiền Sư Dựng NướcVương Triều Sụp Đổ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bão Táp Triều Trần Tập 1 - Bão Táp Cung Đình PDF của tác giả Hoàng Quốc Hải nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Vua Duy Tân 1916 (Nguyễn Trương Đàn)
Vua Duy Tân tên là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Hoảng, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý (19 tháng 9 năm 1900). Năm 1907, vua Thành Thái thoái vị, triều đình Huế đưa Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy niên hiệu là Duy Tân lúc mới được 8 tuổi. Vua Duy Tân là vị vua lên ngôi nhỏ tuổi nhất trong 13 vua Nguyễn. Tuy nhiên vua lại là người chững chạc, có khí phách của một bậc đế vương. Cũng như cha mình, vua Duy Tân là người có tư tưởng chống Pháp. Vua đã cùng với Thái Phiên, Trần Cao Vân... vạch định cuộc nổi dậy chống Pháp vào ngày 3 tháng 5 năm 1916. Nhưng âm mưu bại lộ, vua cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân trốn ra khỏi Kinh Thành. Ba ngày sau, vua Duy Tân bị Pháp bắt và bị kết tội rồi đày sang đảo Réunion. Vua Duy Tân mất ngày 21 tháng 11 năm Ất Dậu (26-12-1945) trong một tai nạn máy bay khi được 46 tuổi. Vua được an táng tại nghĩa trang Thiên Chúa Giáo M’Baiki, thuộc Cộng Hòa Trung Phi. Ngày 6 tháng 4 năm 1987, vua được cải táng trong khuôn viên của An Lăng (Lăng Dục Đức). Duy Tân có 5 người con (3 trai, 2 gái). Cột mốc: 1900: Nguyễn Phúc Vĩnh San 19 tháng 9 năm 1900, con thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Định Tìm mua: Vua Duy Tân 1916 TiKi Lazada Shopee 1907: Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân 1916: Duy Tân cùng cha là vua Thành Thái 1940: Vĩnh San đăng vào bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì 1945: Ông được đưa qua phục vụ tại Bộ Tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa (9ème DIC) đóng ở Forêt Noire, Đức. 1945: Ông tử nạn khi máy bay rớt gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hòa Trung Phi. Tất cả phi hành đoàn đều thiệt mạng, gồm có một thiếu tá hoa tiêu, hai trung úy phụ tá, hai quân nhân (trong đó có cựu hoàng Vĩnh San) và bốn thường dân 1987: Hài cốt của vua Duy Tân được gia đình đưa từ M'Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An Lăng, Huế, cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái 1992: Tại thành phố Saint-Denis (đảo La Réunion) đã khánh thành một đại lộ mang tên ông: Đại lộ Vĩnh SanĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Vua Duy Tân 1916 PDF của tác giả Nguyễn Trương Đàn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam (Lê Minh Quốc)
Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Khi giặc đến nhà thì toàn dân kiên quyết cầm vũ khí chống giặc, lúc chiến đấu công khai, lúc hoạt động bí mật, lớp người trước anh dũng ngã xuống, lớp người sau hăng hái tiến lên, không ai cam chịu sống cúi đầu dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước là cuộc đấu tranh lâu dài, trải qua mấy ngàn năm để giành Độc lập - Tự do đã tạo nên những trang sử vẻ vang chính là do toàn dân ý thức được chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong chiều hướng bày tỏ lòng biết ơn đối với tiền nhân, NXB Trẻ chúng tôi xuất bản tập sách Danh nhân cách mạng Việt Nam - trong bộ sách nhiều tập KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM do nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn. Trong đó, chúng tôi cố gắng nêu bật thành tích của các danh nhân như Nguyễn Cao - người có công tổ chức lực lượng đánh Pháp ngay từ lúc mới xâm lược miền Bắc lần thứ nhất (1873). Chỉ riêng cái chết hào hùng, oanh liệt của ông được người đương thời rất khâm phục và nó còn có tác dụng kích thích tinh thần của nghĩa quân đang chiến đấu. Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, chúng tôi đề cập đến các nhân vật như Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần - là hai liệt sĩ đã nhận trách nhiệm của tổ chức Việt Nam Quang phục Hội ném tạc đạn giết giặc Pháp và tay sai của chúng. Hành động oanh liệt này có ý nghĩa tích cực cổ động hàng triệu con dân nước Việt đang bị áp bức tin tưởng vào phong trào cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam đi đầu trong cuộc biểu tình vĩ đại chống sưu cao thuế nặng năm 1908, chúng tôi đề cập đến nhân vật Nguyễn Hàng Chi. Kế tiếp, chúng tôi đề cập đến một nhân vật lạ lùng, đó là Phan Xích Long - người của tổ chức Thiên Địa Hội ở Nam kỳ, tự xưng “hoàng đế” và đã làm nên cuộc khởi nghĩa oanh liệt năm 1913 ở Sài Gòn, mà tiếng thơm còn để lại cho đời sau. Tương tự ta còn thể kể đến nhân vật Bạch Xỉ lập căn cứ kháng chiến ở vùng núi phía Nam Quảng Bình. Chúng tôi tiếp tục nêu bật thành tích của là chí sĩ Trần Cao Vân, người đã cùng với các yếu nhân của Việt Nam Quang phục Hội tại các tỉnh miền Trung vận động vua Duy Tân tham gia cuộc khởi nghĩa năm 1916. Cho dù, Trần Cao Vân cùng các đồng chí như Thái Phiên, Phan Thành Tài... bước lên đoạn đầu đài thì tinh thần yêu nước vẫn sống mãi cùng non sông đất nước. Mặc dầu cuộc khởi nghĩa năm 1916 thất bại, nhưng qua năm sau lại nổ ra cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do anh hùng Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn chỉ huy. Qua cuộc khởi nghĩa này, ta thấy rõ được tinh thần yêu nước của ngụy binh Việt Nam, cho dù bị cưỡng bức vào đội ngũ lính khố xanh, lính khố đỏ để đàn áp phong trào cách mạng nhưng một khi được giác ngộ về lý tưởng, lẽ phải họ sẵn sàng quay mũi súng bắn lại quân cướp nước! Trong các nhân vật hoạt động cách mạng ở hải ngoại, chúng tôi đề cập đến anh Phạm Hồng Thái đã ném tạc đạn giết Toàn quyền Mẻlin ở Sa Diện (Quảng Châu-Trung Quốc); anh Lê Hùng Sơn - người đã nhận nhiệm vụ cùng liệt sĩ Phạm Hồng Thái, sau sa vào tay giặc và bị án chém. Không chỉ đánh kẻ thù bằng bom đạn, có người đánh bằng những vần thơ viết từ máu và nước mắt. Ta có thể kể đến anh Phạm Tất Đắc - từ năm 17 tuổi đã dũng cảm viết những vần thơ Chiêu hồn nước với tinh thần “Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền” đánh thức “hồn nước” của quốc dân trong ách nô lệ. Lịch sử nước nhà đã chứng minh một cách hùng hồn rằng, không một lực lượng nào có thể dùng bạo lực để đàn áp tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng. Tìm mua: Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam TiKi Lazada Shopee Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức có mặt trên vũ đài chính trị - một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước nhà. Ta có thể kể đến gương hy sinh dũng cảm của những người cộng sản trẻ tuổi, như anh Nguyễn Phong Sắc - khi giữ chức bí thư Kỳ bộ Trung kỳ đã phát động cao trào cách mạng mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận định: “Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc khởi nghĩa vĩ đại làm chấn động nền thống trị của chế độ thực dân và phong kiến hồi năm 1930-1931, mở đầu phong trào cách mạng đưa đến những thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân”. Trong khi đó, ở Nam kỳ hoạt động cùng thời với anh còn có anh Châu văn Liêm - là một trong những người sáng lập Đảng và hy sinh khi chỉ huy cuộc biểu tình rầm rộ ở Đức Hòa (Long An). Ở miền Trung, chúng tôi viết về anh Nguyễn Nghiêm, người bí thư chi bộ đầu tiên của Quảng Ngãi đã phát động quần chúng hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tương tự còn là những gương hy sinh của những người cộng sản trẻ tuổi như Tô Hiệu, Lý Tự Trọng... Hẳn chúng ta chưa quên lúc con thuyền cách mạng đang lướt sóng trong phong ba bão táp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt củng cố khối đoàn kết đại dân tộc. Người kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước…”. Đây là một chủ trương lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sự nghiệp chung đấu tranh giành Độc lập - Tự do của nước nhà. Do đó, tập sách còn đề cập đến những nhân vật yêu nước khác là nhà nho Nguyễn Khắc Nhu - một lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng, đã hy sinh anh dũng trong công cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930; là anh Ký Con Đoàn Trần Nghiệp - hy sinh lúc mới 23 xuân, anh đã chứng minh cho giặc Pháp biết rằng: Không thể dùng bạo lực để khuất phục tinh thần quả cảm và nhiệt huyết của những con người quyết đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc mình... Trong tập sách này, chúng tôi cũng đề cập đến những người lính Cụ Hồ có những đóng góp mà thế hệ trẻ hằng ngưỡng mộ. Đó là chiến sĩ nuôi quân Hoàng Cầm, người đã có sáng kiến tạo ra “bếp Hoàng Cầm” độc đáo trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc - đã được ghi nhận trong Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam... Bước qua giai đoạn chống Mỹ, cứu nước chúng ta từng nghe đến con đường huyền thoại Trường Sơn nhưng ai là người đầu tiên được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam giao nhiệm vụ khảo sát để mở tuyến đường này? Đó là thiếu tướng Võ Bẩm, vị tư lệnh đầu tiên của con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh bất tử. Và tất nhiên, chúng ta cũng không thể quên con đường Hồ Chí Minh trên biển Đông đã góp phần to lớn trong việc vận chuyển vũ khí, lương thực từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến thống nhất Tổ quốc. Lần đầu tiên, ngày 16.10.1962, vượt qua bao sóng gió trên biển, con tàu do Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa chỉ huy đã vào đến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn. Sự kiện này trong tập sách Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam ghi nhận: “Chuyến vận chuyển vũ khí đầu tiên bằng đường biển đã thành công. Đường giao thông xuyên suốt ven biển Bắc - Nam đã mở” (NXB Quân đội Nhân dân- 1985, tr. 156). Nhân dân muôn năm ghi nhớ công lao của những người đã hy sinh, đã có nhiều cống hiến cho Tổ quốc. Tên tuổi họ sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Tuy nhiên, do khuôn khổ tập sách có hạn nên chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến các danh nhân khác trong những tập sau. Nhân đây chúng tôi xin được nhắc lại, bộ sách KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM do nhà thơ Lê Minh Quốc thực hiện đã phát hành các tập: Danh nhân quân sự Việt Nam, Danh nhân khoa học Việt Nam, Các vị Tổ ngành nghề Việt Nam, Danh nhân Sư phạm Việt Nam, Danh nhân văn hóa Việt Nam, Nam, Các vị nữ danh nhân Việt Nam, Những nhà cải cách Việt Nam, Danh nhân cách mạng Việt Nam, Những người Việt Nam đi tiên phong, Những nhà chính trị Việt Nam và sẽ còn phát hành các tập tiếp theo, mời các bạn tìm đọc. Để bộ sách thật sự hữu ích cho bạn đọc - nhất là các bạn thanh thiếu niên- chúng tôi rất mong được sự chỉ giáo, giúp đỡ chân tình của các học giả uyên bác, của các nhà sử học và của các bạn đọc xa gần để tập sách ngày một hoàn hảo hơn. Trước hết xin bạn đọc ghi nhận ở đây sự biết ơn sâu xa của chúng tôi. *** Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam gồm có:Các Vị Tổ Ngành Nghề Việt Nam Những Người Việt Nam Đi Tiên Phong Danh Nhân Khoa Học Việt Nam Danh Nhân Văn Hóa Việt Nam Danh Nhân Quân Sự Việt Nam Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam Những Nhà Cải Cách Việt Nam Các Vị Nữ Danh Nhân Việt Nam Danh Nhân Sư Phạm Các Nhà Chính TrịDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Minh Quốc":Ngày Sống Đời ThơHành Trình Chữ ViếtCó Một Mầm Hoa Đã Nhú Dưới Tro TànThời Của Mỗi NgườiTướng Quân Hoàng Hoa ThámChuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tập 1Danh Nhân Cách Mạng Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam PDF của tác giả Lê Minh Quốc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam (Lê Minh Quốc)
Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Khi giặc đến nhà thì toàn dân kiên quyết cầm vũ khí chống giặc, lúc chiến đấu công khai, lúc hoạt động bí mật, lớp người trước anh dũng ngã xuống, lớp người sau hăng hái tiến lên, không ai cam chịu sống cúi đầu dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước là cuộc đấu tranh lâu dài, trải qua mấy ngàn năm để giành Độc lập - Tự do đã tạo nên những trang sử vẻ vang chính là do toàn dân ý thức được chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong chiều hướng bày tỏ lòng biết ơn đối với tiền nhân, NXB Trẻ chúng tôi xuất bản tập sách Danh nhân cách mạng Việt Nam - trong bộ sách nhiều tập KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM do nhà thơ Lê Minh Quốc biên soạn. Trong đó, chúng tôi cố gắng nêu bật thành tích của các danh nhân như Nguyễn Cao - người có công tổ chức lực lượng đánh Pháp ngay từ lúc mới xâm lược miền Bắc lần thứ nhất (1873). Chỉ riêng cái chết hào hùng, oanh liệt của ông được người đương thời rất khâm phục và nó còn có tác dụng kích thích tinh thần của nghĩa quân đang chiến đấu. Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, chúng tôi đề cập đến các nhân vật như Phạm Văn Tráng, Nguyễn Khắc Cần - là hai liệt sĩ đã nhận trách nhiệm của tổ chức Việt Nam Quang phục Hội ném tạc đạn giết giặc Pháp và tay sai của chúng. Hành động oanh liệt này có ý nghĩa tích cực cổ động hàng triệu con dân nước Việt đang bị áp bức tin tưởng vào phong trào cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam đi đầu trong cuộc biểu tình vĩ đại chống sưu cao thuế nặng năm 1908, chúng tôi đề cập đến nhân vật Nguyễn Hàng Chi. Kế tiếp, chúng tôi đề cập đến một nhân vật lạ lùng, đó là Phan Xích Long - người của tổ chức Thiên Địa Hội ở Nam kỳ, tự xưng “hoàng đế” và đã làm nên cuộc khởi nghĩa oanh liệt năm 1913 ở Sài Gòn, mà tiếng thơm còn để lại cho đời sau. Tương tự ta còn thể kể đến nhân vật Bạch Xỉ lập căn cứ kháng chiến ở vùng núi phía Nam Quảng Bình. Chúng tôi tiếp tục nêu bật thành tích của là chí sĩ Trần Cao Vân, người đã cùng với các yếu nhân của Việt Nam Quang phục Hội tại các tỉnh miền Trung vận động vua Duy Tân tham gia cuộc khởi nghĩa năm 1916. Cho dù, Trần Cao Vân cùng các đồng chí như Thái Phiên, Phan Thành Tài... bước lên đoạn đầu đài thì tinh thần yêu nước vẫn sống mãi cùng non sông đất nước. Mặc dầu cuộc khởi nghĩa năm 1916 thất bại, nhưng qua năm sau lại nổ ra cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do anh hùng Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn chỉ huy. Qua cuộc khởi nghĩa này, ta thấy rõ được tinh thần yêu nước của ngụy binh Việt Nam, cho dù bị cưỡng bức vào đội ngũ lính khố xanh, lính khố đỏ để đàn áp phong trào cách mạng nhưng một khi được giác ngộ về lý tưởng, lẽ phải họ sẵn sàng quay mũi súng bắn lại quân cướp nước! Trong các nhân vật hoạt động cách mạng ở hải ngoại, chúng tôi đề cập đến anh Phạm Hồng Thái đã ném tạc đạn giết Toàn quyền Mẻlin ở Sa Diện (Quảng Châu-Trung Quốc); anh Lê Hùng Sơn - người đã nhận nhiệm vụ cùng liệt sĩ Phạm Hồng Thái, sau sa vào tay giặc và bị án chém. Không chỉ đánh kẻ thù bằng bom đạn, có người đánh bằng những vần thơ viết từ máu và nước mắt. Ta có thể kể đến anh Phạm Tất Đắc - từ năm 17 tuổi đã dũng cảm viết những vần thơ Chiêu hồn nước với tinh thần “Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền” đánh thức “hồn nước” của quốc dân trong ách nô lệ. Lịch sử nước nhà đã chứng minh một cách hùng hồn rằng, không một lực lượng nào có thể dùng bạo lực để đàn áp tinh thần quật khởi của một dân tộc anh hùng. Tìm mua: Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam TiKi Lazada Shopee Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức có mặt trên vũ đài chính trị - một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước nhà. Ta có thể kể đến gương hy sinh dũng cảm của những người cộng sản trẻ tuổi, như anh Nguyễn Phong Sắc - khi giữ chức bí thư Kỳ bộ Trung kỳ đã phát động cao trào cách mạng mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận định: “Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc khởi nghĩa vĩ đại làm chấn động nền thống trị của chế độ thực dân và phong kiến hồi năm 1930-1931, mở đầu phong trào cách mạng đưa đến những thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân”. Trong khi đó, ở Nam kỳ hoạt động cùng thời với anh còn có anh Châu văn Liêm - là một trong những người sáng lập Đảng và hy sinh khi chỉ huy cuộc biểu tình rầm rộ ở Đức Hòa (Long An). Ở miền Trung, chúng tôi viết về anh Nguyễn Nghiêm, người bí thư chi bộ đầu tiên của Quảng Ngãi đã phát động quần chúng hưởng ứng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tương tự còn là những gương hy sinh của những người cộng sản trẻ tuổi như Tô Hiệu, Lý Tự Trọng... Hẳn chúng ta chưa quên lúc con thuyền cách mạng đang lướt sóng trong phong ba bão táp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt củng cố khối đoàn kết đại dân tộc. Người kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước…”. Đây là một chủ trương lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sự nghiệp chung đấu tranh giành Độc lập - Tự do của nước nhà. Do đó, tập sách còn đề cập đến những nhân vật yêu nước khác là nhà nho Nguyễn Khắc Nhu - một lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng, đã hy sinh anh dũng trong công cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930; là anh Ký Con Đoàn Trần Nghiệp - hy sinh lúc mới 23 xuân, anh đã chứng minh cho giặc Pháp biết rằng: Không thể dùng bạo lực để khuất phục tinh thần quả cảm và nhiệt huyết của những con người quyết đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc mình... Trong tập sách này, chúng tôi cũng đề cập đến những người lính Cụ Hồ có những đóng góp mà thế hệ trẻ hằng ngưỡng mộ. Đó là chiến sĩ nuôi quân Hoàng Cầm, người đã có sáng kiến tạo ra “bếp Hoàng Cầm” độc đáo trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc - đã được ghi nhận trong Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam... Bước qua giai đoạn chống Mỹ, cứu nước chúng ta từng nghe đến con đường huyền thoại Trường Sơn nhưng ai là người đầu tiên được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam giao nhiệm vụ khảo sát để mở tuyến đường này? Đó là thiếu tướng Võ Bẩm, vị tư lệnh đầu tiên của con đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh bất tử. Và tất nhiên, chúng ta cũng không thể quên con đường Hồ Chí Minh trên biển Đông đã góp phần to lớn trong việc vận chuyển vũ khí, lương thực từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến thống nhất Tổ quốc. Lần đầu tiên, ngày 16.10.1962, vượt qua bao sóng gió trên biển, con tàu do Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa chỉ huy đã vào đến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn. Sự kiện này trong tập sách Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam ghi nhận: “Chuyến vận chuyển vũ khí đầu tiên bằng đường biển đã thành công. Đường giao thông xuyên suốt ven biển Bắc - Nam đã mở” (NXB Quân đội Nhân dân- 1985, tr. 156). Nhân dân muôn năm ghi nhớ công lao của những người đã hy sinh, đã có nhiều cống hiến cho Tổ quốc. Tên tuổi họ sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Tuy nhiên, do khuôn khổ tập sách có hạn nên chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến các danh nhân khác trong những tập sau. Nhân đây chúng tôi xin được nhắc lại, bộ sách KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM do nhà thơ Lê Minh Quốc thực hiện đã phát hành các tập: Danh nhân quân sự Việt Nam, Danh nhân khoa học Việt Nam, Các vị Tổ ngành nghề Việt Nam, Danh nhân Sư phạm Việt Nam, Danh nhân văn hóa Việt Nam, Nam, Các vị nữ danh nhân Việt Nam, Những nhà cải cách Việt Nam, Danh nhân cách mạng Việt Nam, Những người Việt Nam đi tiên phong, Những nhà chính trị Việt Nam và sẽ còn phát hành các tập tiếp theo, mời các bạn tìm đọc. Để bộ sách thật sự hữu ích cho bạn đọc - nhất là các bạn thanh thiếu niên- chúng tôi rất mong được sự chỉ giáo, giúp đỡ chân tình của các học giả uyên bác, của các nhà sử học và của các bạn đọc xa gần để tập sách ngày một hoàn hảo hơn. Trước hết xin bạn đọc ghi nhận ở đây sự biết ơn sâu xa của chúng tôi. *** Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam gồm có:Các Vị Tổ Ngành Nghề Việt Nam Những Người Việt Nam Đi Tiên Phong Danh Nhân Khoa Học Việt Nam Danh Nhân Văn Hóa Việt Nam Danh Nhân Quân Sự Việt Nam Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam Những Nhà Cải Cách Việt Nam Các Vị Nữ Danh Nhân Việt Nam Danh Nhân Sư Phạm Các Nhà Chính TrịDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Minh Quốc":Ngày Sống Đời ThơHành Trình Chữ ViếtCó Một Mầm Hoa Đã Nhú Dưới Tro TànThời Của Mỗi NgườiTướng Quân Hoàng Hoa ThámChuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tập 1Danh Nhân Cách Mạng Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Danh Nhân Cách Mạng Việt Nam PDF của tác giả Lê Minh Quốc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thời Xa Vắng (Lê Lựu)
Công cuộc đổi mới đất nước vừa được mở ra thì ngay lập tức văn học đã ghi được dấu ấn bất ngờ bằng tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. Ông viết từ mình, rút ruột mình ra mà kể chuyện mình, chuyện một người nhưng là chuyện của nhiều người, chuyện của một thế hệ, chuyện của một thời. Cái thời đó tác giả gọi là “Thời xa vắng” nhưng thật ra vẫn chưa qua. Đó là cái thời nhân vật Giang Minh Sài sống không phải là mình, nửa đời trước sống cho cái mình không có, nửa đời sau sống chạy theo cái không phải của mình. Nhân vật văn chương này đã được nhớ tên, được coi như một định ngữ chỉ một kiểu người, một kiểu sống, điều này rất ít có trong văn chương nhiều năm trước đó vốn chỉ có hình tượng nhân vật tập thể mà không thể gọi tên một nhân vật cụ thể nào. Thời xa vắng đã được đón đọc nồng nhiệt, ai đọc cũng thấy mình trong đó, và được giới phê bình coi là tác phẩm mở đầu cho một xu hướng của văn học đổi mới - xu hướng nhận thức lại thực tại. - Nhà LLPB Phạm Xuân Nguyên - Thời xa vắng là một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu. Tác phẩm ông chứa một dung lượng lớn chặng đường lịch sử 30 năm oai hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng toàn bộ đất nước. Lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết thông qua số phận của anh nông dân Giang Minh Sài: học giỏi, là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và dòng họ. Nhưng cũng chính niềm tự hào đó cũng đã đặt lên vai cậu bé Sài một thứ áp lực vô hình, lúc nào cũng phải học phải làm theo những điều mà mọi người xung quanh cho là "tốt nhất". Lấy vợ cũng phải do cha mẹ chọn, ngủ với vợ cũng vì để tránh cái án kỷ luật làm ô nhục danh tiếng gia đì Là một người lính với vẻ ngoài thô mộc, khô khan nhưng thực chất bên trong con người Sài lại là một người đang vùng vẫy với niềm khao khát được yêu, được sống với cảm xúc thực sự của mình. Hơn nữa tác phẩm còn có nhiều tầng nhiều lớp với nhưng trăn trở rất đáng suy ngẫm của tác giả.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thời Xa Vắng PDF của tác giả Lê Lựu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.