Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

NHO GIÁO - LỆ THẦN TRẦN TRỌNG KIM (Trọn bộ)

Mặc dầu sống trong đời Âu hóa nầy, không biết Khổng giáo cũng không phải là người Việt Nam. Nho giáo là sách của Trần tiên sanh đã dùng thức lực và lắm công phu nghiên cứu mà soạn ra, mọi người Việt Nam đều nên đọc.

Mặc dầu sống trong đời Âu hóa nầy, không biết Khổng giáo cũng không phải là người Việt Nam. Nho giáo là sách của Trần tiên sanh đã dùng thức lực và lắm công phu nghiên cứu mà soạn ra, mọi người Việt Nam đều nên đọc.

Nho giáo là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu của nhà văn hóa, nhà sử học Trần Trọng Kim được in lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX. Trong những bộ khảo luận về Nho học xuất bản ở nước ta cho tới nay, bộ Nho giáo của Lê thần Trần Trọng Kim vẫn được đánh giá cao. Đây là một trong số không nhiều cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam ta hàng nghìn năm nay. Ở Việt Nam Nho giáo có dấu ấn rất sâu đậm trong nhiều mặt của đời sống. Nghiên cứu Nho học hay Nho giáo là để thấy cái hay cái dỡ, cái thái quá và cái bất cập, thấy Nho giáo xưa còn lại đến ngày hôm nay, mức độ và màu sắc thế nào, đó là điều rất cần thiết để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ hơn mười năm nay, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa, lịch sử của Trần Trọng Kim đã lại có dịp đến với bạn đọc rộng rãi. Đó là việc làm cần thiết với mục đích tốt đẹp góp phần bảo vệ và phát huy vốn văn hóa cổ truyền, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Nội dung bộ Nho Giáo của Lệ thần-Trần Trọng Kim

Nho giáo là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu của nhà văn hóa, nhà sử học Trần Trọng Kim được in lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX. Trong những bộ khảo luận về Nho học xuất bản ở nước ta cho tới nay, bộ Nho giáo của Lê thần Trần Trọng Kim vẫn được đánh giá cao. Đây là một trong số không nhiều cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam ta hàng nghìn năm nay.

Ở Việt Nam Nho giáo có dấu ấn rất sâu đậm trong nhiều mặt của đời sống. Nghiên cứu Nho học hay Nho giáo là để thấy cái hay cái dỡ, cái thái quá và cái bất cập, thấy Nho giáo xưa còn lại đến ngày hôm nay, mức độ và màu sắc thế nào, đó là điều rất cần thiết để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ hơn mười năm nay, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa, lịch sử của Trần Trọng Kim đã lại có dịp đến với bạn đọc rộng rãi. Đó là việc làm cần thiết với mục đích tốt đẹp góp phần bảo vệ và phát huy vốn văn hóa cổ truyền, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nội dung bộ Nho Giáo của Lệ thần-Trần Trọng Kim

Trước hết ta phải phục cái sự xếp đặt trong cuốn Nho giáo là rất khéo. Chia làm tám chương: Chương I, nói về thượng cổ thời đại, kể cái tình trạng xã hội Tàu và cái triết học thuở xưa, là cái nền Nho giáo bởi đó lập lên. Chương II, nói về Xuân Thu thời đại và Khổng phu tử, đặng cho biết Nho giáo cũng là theo sự cần dùng của thời đại mà xuất hiện, y như cái luật nhân quả. Chương III, nói về học thuyết của Khổng phu tử, mà Hình nhi thượng học là cái học về phần huyền diệu. Chương IV, nói về Hình nhi hạ học, là cái học về phần đời. Chương V, nói về những sách Khổng phu tử. Chương VI, nói về môn đệ Khổng phu tử, tức là những học trò của ngài. Chương VII, nói về Chiến Quốc thời đại, các học phái của Nho giáo, tức là cái học phái do từ Khổng phu tử mà chia ra. Chương VIII, nói về Mạnh tử, là người tiếp lấy chơn truyền của Khổng phu tử. Trong tám chương ấy có chương III và IV là trọng yếu hơn hết. Chính cái thống hệ của Khổng học là ở đó. Khổng Tử thường xưng cái đạo của mình là nhứt quán, tức là phần hình nhi thượng học và phần hình nhi hạ học xâu suất cùng nhau làm một vậy. Thiệt Trần tiên sanh đã móc cái chỗ tinh vi của đạo ngài ra cho thiên hạ cùng xem.

Trước hết ta phải phục cái sự xếp đặt trong cuốn Nho giáo là rất khéo. Chia làm tám chương:

Chương I, nói về thượng cổ thời đại, kể cái tình trạng xã hội Tàu và cái triết học thuở xưa, là cái nền Nho giáo bởi đó lập lên.

Chương II, nói về Xuân Thu thời đại và Khổng phu tử, đặng cho biết Nho giáo cũng là theo sự cần dùng của thời đại mà xuất hiện, y như cái luật nhân quả.

Chương III, nói về học thuyết của Khổng phu tử, mà Hình nhi thượng học là cái học về phần huyền diệu.

Chương IV, nói về Hình nhi hạ học, là cái học về phần đời.

Chương V, nói về những sách Khổng phu tử.

Chương VI, nói về môn đệ Khổng phu tử, tức là những học trò của ngài.

Chương VII, nói về Chiến Quốc thời đại, các học phái của Nho giáo, tức là cái học phái do từ Khổng phu tử mà chia ra.

Chương VIII, nói về Mạnh tử, là người tiếp lấy chơn truyền của Khổng phu tử.

Trong tám chương ấy có chương III và IV là trọng yếu hơn hết. Chính cái thống hệ của Khổng học là ở đó. Khổng Tử thường xưng cái đạo của mình là nhứt quán, tức là phần hình nhi thượng học và phần hình nhi hạ học xâu suất cùng nhau làm một vậy. Thiệt Trần tiên sanh đã móc cái chỗ tinh vi của đạo ngài ra cho thiên hạ cùng xem.

Tóm lại, một cuốn sách nói về Nho giáo tường tận tinh tế như vầy, thiệt là trong cõi Việt Nam ta từ xưa đến nay chưa hề có. Mà cũng chỉ có người nào đã chịu phép bóp-tem của khoa học như Trần quân thì mới nói được ra. Cho nên, công việc nầy, nói thì mích lòng, đâu có thể trông mong được ở những nhà nho cổ hủ!  

Tóm lại, một cuốn sách nói về Nho giáo tường tận tinh tế như vầy, thiệt là trong cõi Việt Nam ta từ xưa đến nay chưa hề có. Mà cũng chỉ có người nào đã chịu phép bóp-tem của khoa học như Trần quân thì mới nói được ra. Cho nên, công việc nầy, nói thì mích lòng, đâu có thể trông mong được ở những nhà nho cổ hủ!

MUA SÁCH (TIKI)

MUA SÁCH (TIKI)

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Ấn Độ Và Phật Thích Ca (Will Durant)
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích. Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Đất nước Ấn Độ có một vị thế địa lý rất đặc biệt. Đó là lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông, lại còn có 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại. Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti, thi hào Rabindranath Tagore, v.v… và các tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo, Đạo Sikh, v.v… TÓM TẮT VỀ CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người khai sáng ra Phật Giáo, sinh vào năm 624 trước công nguyên tại Thành Phố Lâm Tỳ Ni (Lumbini) mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ngài nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) của dòng họ Cồ Đàm (Gautama) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu). Phụ vương của Thái Tử là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu hậu là Hoàng Hậu Maya. Năm 16 tuổi Thái Tử kết hôn với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara). Năm 29 tuổi Thái Tử vào Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh. Tìm mua: Ấn Độ Và Phật Thích Ca TiKi Lazada Shopee Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người khai sáng ra Phật Giáo, sinh vào năm 624 trước công nguyên tại Thành Phố Lâm Tỳ Ni (Lumbini) mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ngài nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) của dòng họ Cồ Đàm (Gautama) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu). Phụ vương của Thái Tử là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu hậu là Hoàng Hậu Maya. Năm 16 tuổi Thái Tử kết hôn với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara). Năm 29 tuổi Thái Tử vào Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia tầm đạo tìm con đường giải thoát khổ đau cho mình và chúng sinh.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Will Durant":Ấn Độ Và Phật Thích CaBài Học Của Lịch SửLịch Sử Văn Minh Ấn ĐộLịch Sử Văn Minh Trung HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ấn Độ Và Phật Thích Ca PDF của tác giả Will Durant nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ajaan Mun (Ajahn Maha Bua)
Cuốn tiểu sử này được viết ra để hé mở về cuộc đời và cách tu tập của vị Đại sư đã quá cố Phra Acharn Mun Bhūridatta. Đây là kết quả của việc góp nhặt những thông tin do một số các đệ tử cùng thời với Ngài, những người đã được Ngài chỉ dạy vào những thời điểm khác nhau, hảo tâm cung cấp. Do vậy, mức độ chính xác của những thông tin này là khá đáng tin cậy, dù vậy, đương nhiên, không thể trông cậy từng vị đệ tử của Ngài nhớ lại được từng từ chỉ dạy của Ngài, từng địa điểm và từng sự kiện trong cuộc đời của Ngài. Tuy vậy, không thể chờ để có thể thu thập được thông tin hoàn hảo và đầy đủ. Ta càng chờ lâu, những chi tiết quan trọng chắc chắn sẽ phai dần trong trí nhớ của các vị đệ tử thời đó. Những thế hệ tương lai sẽ mất dần một tấm gương cao cả, một người họ có thể ngưỡng trông và noi theo. Vì lưu ý tới sự thật này nên cuốn tiểu sử này được viết ra, với hy vọng là ít nhất có được cái gì đó có thể tốt hơn là không có gì cả. Phương pháp trình bày ở đây tuân theo phương pháp của các vị viết tiểu sử các Vị đệ tử Cao cả thời cổ trong các bài kinh kệ khác nhau, với hy vọng rằng đó sẽ là những ví dụ khích lệ các thế hệ tương lai. Nếu bất kể cái gì liên quan tới cố Đại sư Phra Acharn Mun mà có vẻ là “không thích hợp”, người viết xin độc giả thứ lỗi. Đây là vì những người quan tâm đến khía cạnh này của Phật Pháp mà người viết cố gắng làm việc này. Người viết phải thừa nhận rằng người viết không thể không cảm thấy lo lắng về cố gắng của mình. Boowa *** Lời người dịch tiếng Anh Tìm mua: Ajaan Mun TiKi Lazada Shopee Bản dịch này đã cố gắng hết sức để tóm bắt được ý nghĩa đầy đủ của bản gốc tiếng Thái, mà trong vài trường hợp là thể hiện ẩn ý, và do vậy bản dịch này không thể gọi là dịch từng từ. Mọi từ mà người dịch thêm vào được để trong ngoặc. Thấy cần phải thêm chú thích để làm rõ nghĩa của các từ vì không như vậy có thể hiểu theo các nghĩa khác, hoặc vì người phương Tây, độc giả của cuốn sách này, không đủ quen với các thuật ngữ Phật giáo hoặc việc tu tập của các tỳ khưu. Phần Chú Giải Bổ Sung ở cuối sách cũng là nhằm mục đích này. Người dịch xin hồi hướng nỗ lực của mình trong công trình này tới tất cả những ai quyết tâm chuyển Pháp từ Kinh tạng vào tâm mình, và tới những ai dám dũng cảm chịu đựng đau khổ dẫn tới việc kết thúc đau khổ, và những ai mong muốn nhìn được dấu chân “tươi rói” của Đức Phật và các vị đệ tử Cao cả của Ngài trong thời đại này. Siri Buddasukh 22/12/2519/1976 *** Lời của người hiệu đính Đây là bản chép lại từ bản dịch Việt của Sumanā Lê Thị Sương và Sunanda Phạm Kim Khánh do Nārada Center phát hành, được dịch từ bản dịch tiếng Anh của Siri Buddhasukh. Cuốn sách này được hoàn thành với mong ước rằng tất cả những ai đọc cuốn sách này sẽ được khích lệ trong việc tu tập theo Giáo Pháp của Đức Phật. Quá trình thực hiện cuốn sách này được bắt đầu từ việc đánh máy lại nguyên bản dịch. Tiếp đó là hiệu đính lại những lỗi chính tả rõ ràng và một số từ ngữ sau khi đã đối chiếu với nguyên bản. Trong quá trình hiệu đính, những chỗ khó hiểu đã được đối chiếu với bản dịch tiếng Anh khác của Bhikkhu Dick Sīlaratano và được chỉnh lại khi cần thiết. Phần Chú Giải Bổ Sung ở cuối sách được lược bớt đi vì thấy không cần thiết đối với độc giả Việt Nam. Nếu quý vị nào có nhu cầu đọc phần này, xin gửi email tới d.dieuhanh@gmail.com, chúng tôi xin cung cấp. Có tới gần 10 người tham gia vào công trình này, trợ giúp trong các việc đánh máy, hiệu đính, đọc bản bông. Mỗi người trong số họ đều đáng được nhiệt thành tán dương. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do sức lực và khả năng có hạn, khó lòng có thể tránh được sai sót trong lần xuất bản này. Xin quý vị độc giả rộng lòng tha thứ và xin góp ý để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Mọi góp ý, phê bình xin gửi email về d.dieuhanh@gmail.com. Nhóm chép sách 8 tháng 3 năm 2014Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ajaan Mun PDF của tác giả Ajahn Maha Bua nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Á Châu Huyền Bí (Baird T. Spalding)
Tập sách ghi lại cuộc hành trình hy hữu của một nhóm các nhà thám hiểm và khảo cứu, vượt qua những vùng đất hoang vắng xa xôi trên khắp lục địa châu Á để tìm kiếm những kiến thức mà khoa học chưa bao giờ thỏa mãn được cho họ. Dõi theo từng bước chân của các nhân vật, người đọc sẽ khám phá những điều chưa từng được biết. Và mỗi một sự kiện được ghi nhận nơi đây đều hàm chứa các triết lý sâu xa được truyền dạy bởi những bậc minh triết của nhân loại. Tập sách Á Châu Huyền Bí gồm có: Cuộc Gặp Gỡ Đầu Tiên Với Các Vị Chân Sư Ý Nghĩa Ngày Lễ Giáng Sinh Người Có Quyền Năng Xuất Quỷ Nhập Thần Thuật Phân Thân Ngôi Đền Im Lặng Thuật Đi Trên Mặt Nước Ngôi Đền Chữa Bịnh Phép Chuyển Di Tư Tưởng Những Sơn Nhân Một Ngôi Đền Cổ Một Trăm Hai Mươi Thế Kỷ Vượt Qua Khu Rừng Cháy Những Di Tích Của Thánh Jean Baptiste Những Cuộc Chữa Bịnh Nhiệm Màu Vị Mẫu Thân Của Chân Sư Tuệ Minh Một Buổi Dạ Tiệc Với Các Chân Sư Người Thiếu Phụ Đẹp Tuyệt Trần Tình Bác Ái Thiêng Liêng Một Ngôi Đền Đục Trong Hang Núi Tài Liệu Cổ Xưa Đến Bốn Trăm Năm Mươi Thế Kỷ Đức Jesus Xuất Hiện Tài Liệu Khắc Trên Những Bia Đá Cổ Một Nền Văn Minh Cổ Xưa Đến Hai Trăm Ngàn Năm Cơn Bão Tuyết Trên Vùng Sa Mạc Gobi Những Di Tích Các Thành Phố Cổ Một Cuộc Gặp Gỡ Huyền Diệu Một Cuộc Cứu Chữa Nhiệm Màu Căn Nhà Huyền Diệu Phái Đoàn Trở Về Căn Cứ Mùa Đông Bọn Cướp Hăm Dọa Tấn Công + Một Đêm Yên Tịnh Với Đức Jesus Luồng Bạch Quang Tinh Anh Bức Tường Rào Màu Nhiệm Yến Kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyến Đi Trở Về Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Á Châu Huyền Bí PDF của tác giả Baird T. Spalding nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thiền Đốn Ngộ (Thích Thanh Từ)
Trước đây chúng tôi đã cho ra tập Thiền Căn Bản, do các Thiền sư y trong kinh rút ra phương pháp tu thiền theo thứ lớp từ thấp lên cao. Đến tập này để tên là Thiền Đốn Ngộ, căn cứ vào các tác phẩm của các Thiền sư nằm trong hệ thống Thiền tông do Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền xuống. Tập sách này do góp năm tác phẩm nhỏ chung lại. Tác phẩm đầu là Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của Thiền sư Huyền Giác, đệ tử Lục Tổ Huệ Năng. Ngài thông suốt tam tạng giáo điển, lại rành rẽ về phương pháp tu Chỉ Quán của Tông Thiên Thai. Do đó, trong tác phẩm này Ngài giải thích cách tu Chỉ Quán và Thiền rất tinh vi, độc giả có thể nhân đó vào cửa đốn ngộ. Thích Định Huệ, một Thiền sinh tại Thiền Viện Chân Không phiên dịch, chúng tôi xem lại và cho đứng vào phần đầu của tập sách. Tác phẩm thứ hai là Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn của Thiền sư Tuệ Hải, đệ tử Mã Tổ Đạo Nhất, cháu đời thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng. Chúng tôi phiên dịch và đã xuất bản vào năm 1971, nhưng hiện đã hết, nay cho in vào đây cũng là một cách tái bản cho độc giả tiện việc nghiên cứu. Tác phẩm thứ ba là Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ của Thạch Thành Kim hiệu Thiên Cơ đời Minh, Ngài là môn đệ dòng Thiền Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch, chưa xuất bản. Tác phẩm thứ tư là Tọa Thiền Dụng Tâm Ký của Thiền sư Thiệu Cẩn hiệu Oánh Sơn dòng Tào Động ở Nhật Bản. Chúng tôi phiên dịch và đã cho in chung trong quyển Tham Thiền Yếu Chỉ xuất bản vào năm 1962, hiện đã hết. Tìm mua: Thiền Đốn Ngộ TiKi Lazada Shopee Tác phẩm thứ năm là Tham Thiền Yếu Chỉ của Hòa thượng Hư Vân, một Thiền sư Trung Hoa gần chúng ta nhất. Trong tác phẩm này, Ngài dạy nghiêng về thoại đầu theo lối tu sau này của dòng Lâm Tế. Chúng tôi phiên dịch và đã cho xuất bản năm 1962, hiện đã hết. Để góp lại làm một tài liệu chung cho phương pháp tu đốn ngộ, chúng tôi cho in chung trong tập này. Năm tác phẩm trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong các tác phẩm của Thiền tông. Nếu phiên dịch hết các tác phẩm về Thiền Đốn Ngộ có thể đến cả trăm quyển thế này. Vì phương tiện có hạn, chúng tôi cố gắng làm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Điều cần yếu là độc giả khéo nghiền ngẫm để lãnh hội. Một câu mà lãnh hội được thì tất cả đều thông.Nếu đọc cả trăm quyển mà không lãnh hội được vẫn là người đứng ngoài cửa. Một thông tất cả đều thông thì còn nói gì nhiều gì ít? Thế nên quý ở chỗ lãnh hội, chớ không quý ở chỗ đọc nhiều. Tuy thế, người không lãnh hội được, mà đọc nhiều sách Thiền hoặc đọc nhiều lần, lâu ngày cơ duyên thuần thục tự nhiên lãnh hội. Về phần lượng, quyển sách này chưa thấm vào đâu; song phần phẩm, nó thật đáng kể. Nếu là độc giả nghiền nát được văn tự, có thể con đường đốn ngộ không xa. Nếu là hành giả thì nương vào đây làm kim chỉ nam tiến bước, bảo sở không mong cũng sẽ đến. THÍCH THANH TỪDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Thanh Từ":Kinh Kim CangBát Nhã Tâm KinhĐốn Ngộ Nhập Đạo Yếu MônTham Thiền Yếu ChỉThiền Tông Trực ChỉThiền Tông Vĩnh Gia TậpThiền Tông Bản HạnhTọa Thiền Dụng Tâm KýTam Tổ Trúc LâmThiền Đốn NgộThiền Sư Trung HoaBước Đầu Học PhậtThiền Sư Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiền Đốn Ngộ PDF của tác giả Thích Thanh Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.