Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tam Giới Toàn Thư - Quyển 8 (Thủy Liên Tử)

Lá rụng về cội.

Chúng sinh muôn đời như thế.

Chúng ta sinh tồn nơi thế gian hữu tình hữu hoại, mỗi người đều có thời gian hạn định của riêng mình. Không ai có thể biết chắc được rằng bản thân mình có thể dùng hết thời gian hạn định ấy cho đến khi răng long đầu bạc, hay ngày mai ta còn thở hay không vì các nguyên do không mong muốn. Việc tìm kiếm ý nghĩa của kiếp sinh hữu hoại vô thường này vẫn luôn là đề mục cho chúng ta chiêm nghiệm và thực hành mỗi ngày, trong từng sát na ý niệm.

Thế sự vô thường, sinh tồn giữa đời hư ảo thì thân bất do kỷ.

Chúng ta vẫn phải sống và làm việc, sinh hoạt mỗi ngày với những điều không thể như ý mình. Tìm mua: Tam Giới Toàn Thư - Quyển 8 TiKi Lazada Shopee

Cuộc sống không như ý mình, mình không hoan hỷ là bình thường, nhưng là tự làm mình phiền não vậy.

Thôi thì để lại những gì không như ý ra ngoài tâm trí mình, để thân tâm có thể chấp nhận những điều không thể như ý được, tự nhiên chúng ta dễ sống an lạc vậy.

Dù sao, Tạo Hóa có an bài cho tất thảy mọi sự.

Tam Giới Toàn Thư đã bước được một chặng đường dài hơi, quý vị đang xem quyển 8 rồi.Tác giả không mong gì hơn ngoài việc có thể chia sẻ phần nào đó những điều tự mình đã từng kinh qua, chiêm nghiệm đối với thế giới xung quanh, nhất là với những sự linh diệu thuộc thế giới tâm linh huyền bí.

Khi xem sách, quý độc giả có thể hiểu hơn các lý sự vận hành trong vũ trụ này với kiếp sinh của mình, từ đó thân tâm an lạc hơn, dễ sống đời thuận tự nhiên hợp lẽ Đạo Trời. Được như vậy thật là điều hạnh phúc vô cùng đối với tác giả cùng nhóm biên tập nên bộ sách Tam Giới Toàn Thư.

Mến chúc quý độc giả được thân tâm thường an lạc, tinh tấn từng ngày. Thanh tịnh trần gian chẳng nặng lòng Để hồn hòa điệu với non sông Trăm năm để bước vui mùi Đạo Xuân hết thu tàn tự tại không...

Thủy Liên Tử

Tháng 3, năm 2021Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thủy Liên Tử":Tam Giới Toàn Thư - Quyển 1Tam Giới Toàn Thư - Quyển 2Tam Giới Toàn Thư - Quyển 3Tam Giới Toàn Thư - Quyển 4Tam Giới Toàn Thư - Quyển 5Tam Giới Toàn Thư - Quyển 6Tam Giới Toàn Thư - Quyển 7Tam Giới Toàn Thư - Quyển 8Tam Giới Toàn Thư - Quyển 9Tam Giới Toàn Thư - Quyển 10Huyền Thoại Kim Quang SứQuái Đàm Mạn LụcTam Độc Ký

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tam Giới Toàn Thư - Quyển 8 PDF của tác giả Thủy Liên Tử nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nhật Tụng Dược Sư Và Luận Kim Cương - Nguyễn Thượng Cần (NXB Lang Tuyết 1935)
Nhật Tụng Dược Sư Và Luận Kim CươngNXB Lang Tuyết 1935Nguyễn Thượng Cần78 TrangFile PDF-SCAN
Phật Đạo Giải Về Hai Chữ Đạo Đức - Nguyễn Kim Muôn (NXB Xưa Nay 1932)
Nói về chữ Đức, thiết nghĩ cũng nên nói về quan niệm của Đạo Phật về Đức. Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện… để từ đó có được sự từ bi, hỷ xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Hơn nữa, Đạo Phật còn có quan niệm về sự luân hồi, nghĩa là có sự nối tiếp nhân quả của Đức từ tiền kiếp trong quá khứ. Vì vậy mới có lời khuyên rằng: Ăn ở hiền lành để phúc cho con; hoặc có lời răn: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước… Mỗi khi ta đến chùa tụng kinh niệm Phật là đến với cõi tâm linh mà cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ là điều ta hướng tới. Bởi Đức Phật Thích Ca có ba đức là Bi đức, Trí đức và Tịnh đức. Trong đó, Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn; Trí đức là trí tuệ cao khó có gì sánh bằng; Tịnh đức là dù ở trước mặt hay sau lưng thì tâm Phật đều vậy, không đổi thay. Như thế, tình thương, trí tuệ và sự chân thật ở con người là cốt lõi của Đức. Phật Đạo Giải Về Hai Chữ Đạo ĐứcNXB Xưa Nay 1932Nguyễn Kim Muôn44 TrangFile PDF-SCAN
Một Trăm Bài Kinh Phật Quyển 1 - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1940)
Cuốn “Một trăm bài kinh Phật” này nguyên bản tiếng Phạn nhan đề là Avadna-Cataka, nằm trong Đại Tạng Kinh, và đã được phiên dịch ra nhiều thứ tiếng như Tây Tạng, Pli, Hán, Pháp... Bản dịch tiếng Pháp lấy tựa là “Avadna-Cataka ou Cent légendes bouddhiques”, do Léon Feer dịch và phát hành tại nhà sách Ernest Leroux 28 Rue Bonaparte Paris, in xong năm 1891. Trước đây cư sĩ Đoàn Trung Còn đã dịch bản tiếng Pháp này sang tiếng Việt. Bản chữ Hán nhan đề là “Soạn tập bá duyên kinh”, do ngài Chi Khiêm đời nhà Ngô ở Trung Quốc dịch từ tiếng Phạn. Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị. Và với nội dung như thế, nên hầu như thích hợp với tất cả mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Bất cứ ai khi đọc qua một trong những truyện tích này, cũng đều có thể rút ra được những điều cần chiêm nghiệm, suy ngẫm trong cách ứng xử hàng ngày của mình. Phật Học 12-Một Trăm Bài Kinh Phật Quyển 1NXB Sài Gòn 1940Đoàn Trung Còn174 TrangFile PDF-SCAN
Phật Học Ngụ Ngôn Pháp Vị Quyển 1 - Lê Khánh Hòa (NXB Bùi Văn Nhẩn 1930)
Kể lại một số câu chuyện ngụ ngôn về đạo phật, cũng là những lời răn dạy ở đời như: Lão Khờ ăn muối, con yêu bị giết, người tham tưới mía, cởi thuyền vạch sóng, người đói sợ gương.Phật Học Ngụ Ngôn Pháp Vị Quyển 1NXB Bùi Văn Nhẩn 1930Lê Khánh Hòa44 TrangFile PDF-SCAN