Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

PHẬT GIÁO - TRẦN TRỌNG KIM

Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hoá điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.

Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hoá điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.

Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về đường tin tưởng và sự hành vi trong cuộc sinh hoạt của ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta ưa chuộng về vật chất, coi rẻ nhữn điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hoá trong cuộc đời.

Các bậc thánh hiền đời trước, biết rõ những điều ấy, muốn tìm ra một con đường mà đi trong đám tối tăm mờ mịt, nên mới lập ra học thuyết nọ, tôn giáo kia để đưa người ta đi cho khỏi  mắc phải chông gai nguy hiểm. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một quan niệm như thế cả. Song mỗi học thuyết đều có một tôn chỉ và một phương pháp riêng để học đạo tu thân, cho nên các luận lý, cách lập giáo và sự hành đạo có nhiều chỗ khác nhau.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Thất Giác Chi (Satta Bojjhanga)
Lời Mở Đầu Kinh điển Phật Giáo, gồm ba tạng, luôn luôn nhắc đến những yếu tố của sự giác ngộ mà Ðức Thế Tôn đã nhiều lần giảng giải, trong nhiều trường hợp khác nhà Trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm (Samyutta Nikaya, Maha Vagga) có một phần đề tựa là Bojjhanga Samyutta ghi lại những bài thuyết giảng của Ðức Phật về những Giác Chi (Bojjhanga). Phần này có ba bài Kinh mà từ thời Ðức Phật người Phật tử thường được tụng như một loại kinh để bảo vệ (paritta hay pirit) chống lại sự đau khổ, bịnh hoạn, hay một bất hạnh nào của đời sống. Danh từ Bojjhanga bao gồm hai phần: bodhi và anga. Bodhi bao hàm ý chứng ngộ, hay nói một cách chính xác, là sự hiểu biết sâu sắc liên quan đến sự chứng ngộ Tứ Diệu Ðế, bốn Chơn Lý Cao Quý, tức là Chơn Lý Cao Quý về sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về nguồn gốc của sự khổ, Chơn Lý Cao Quý về sự chấm dứt khổ, và Chơn Lý Cao Quý về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Anga có nghĩa là yếu tố, hay tay chơn (chi). Do đó, Bodhi + anga (bojjhanga) là những yếu tố của sự giác ngộ, hay những yếu tố của tuệ minh sát, hay của trí tuệ. Danh từ nầy thường được dịch là Thất Giác Chi. Tìm mua: Thất Giác Chi TiKi Lazada Shopee "Bojjhanga! Bojjhanga! Bạch hóa Ðức Thế Tôn, xin Ngài từ bi chỉ dạy, lời dạy nầy có thể được áp dụng đến mức nàỏ" Một thầy tỳ-khưu bạch hỏi Ðức Phật như vậỵ "Bhodaya samvattantiti kho bhikkhu tasma bhojjhanga ti vuccanti". "Nó dẫn đến giác ngộ, nầy tỳ-khưu, vì lẽ ấy nó được gọi như thế". Ðó là lời giải đáp vắn tắt của Ðức Bổn Sư ( trong Samyutta Nikaya). Ở một đoạn khác Ðức Phật dạy: "Nầy chư Tỳ-khưu, cùng trong một cái nhà nóc nhọn, tất cả những cây kèo đều đâm vào góc nhọn, đều nghiêng về góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, và trong tất cả sườn nhà, cái góc nhọn được xem là điểm chánh. Cùng thế ấy, nầy chư Tỳ-khưu, thầy tỳ-khưu trau dồi và chuyên cần phát triển bảy yếu tố của trí tuệ cũng thiên về Niết-Bàn, nghiêng về Niết-Bàn, hướng về Niết-Bàn như vậy". Bảy yếu tố ấy là: 1. Niệm (Sati) 2. Trạch Pháp (Dhammavicaya) 3. Tấn (Viriya) 4. Hỉ (Piti) 5. An (Passadhi) 6. Ðịnh (Samadhi) 7. Xả (Upekkha) Ở đây xin ghi lại một trong những bài Kinh về Thất Giác Chi (Bojjhanga). Bài nầy bắt đầu như sau: "...Ta có nghe như vầy: Một thủa nọ, Ðức Thế Tôn ngự trong thành Vương Xá (Rajagaha), tại Trúc Lâm (Veluvanna), chỗ nuôi sóc. Lúc ấy Ðức Ðại Maha Kassapa lâm bịnh, Ngài lâm trọng bịnh. Vào lúc hoàng hôn Ðức Phật rời khỏi trạng thái vắng lặng của Ngài, đến thăm Ðại Ðức Maha Kassapa (Ma-ha Ca-diếp), ngồi lại, và ngõ những lời trí tuệ sau đây: "Nầy Kassapa, hôm nay con đau thế nào? Con có nghe đau đớn quá lắm hay không? Con chịu nổi không? Sự đau đớn có thuyên giảm không, hay vẫn đang tăng thêm? Có dấu hiệu nào cho thấy bớt không, hay vẫn thêm? -- Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, con rất đau đớn. Con không thể nào chịu nổi. Thật là đau đớn vô cùng. Không có dấu hiệu nào thuyên giảm mà càng lúc càng đau thêm. -- Nầy Kassapa, bảy yếu tố của sự giác ngộ ấy mà Như Lai đã giảng giải tường tận, Như Lai đã trau dồi và phát triển đầy đủ, và khi đã được trau dồi và phát triển đầy đủ, bảy giác chi này đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn. Bảy yếu tố ấy là gì? 1. Niệm. Nầy Kassapa, pháp nầy Như Lai đã giảng giải tận tường, đã trau dồi và đã phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ, tâm niệm đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn. 2. Trạch Pháp... 3. Tinh Tấn... 4. Hỉ... 5. An... 6. Ðịnh... 7. Xả. Nầy Kassapa, pháp nầy Như Lai đã giảng giải tận tường, đã trau dồi và đã phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ, tâm niệm đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn. Bảy giác chi nầy, quả thật vậy, nầy Kassapa, Như Lai đã giảng giải tận tường. Như Lai đã trau dồi và phát triển đầy đủ, và khi mà được trau dồi và phát triển đầy đủ thất giác chi nầy đưa đến chứng ngộ trọn vẹn, trí tuệ toàn hảo, đến Niết-Bàn. -- Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, quả thật vậy, bảy yếu tố ấy là Thất Giác Chi! Bạch Hóa Ðức Thế Tôn, quả thật vậy, đó là Bảy Yếu Tố Giác Ngộ!" Ðó là những lời của Ðức Phật và tiếp theo là lời của Ðại Ðức Maha Kassapa đón mừng tiếp nhận những lời vàng ngọc của Ðức Thế Tôn. Liền sau đó Ðại Ðức Maha Kassapa hết bịnh. Lúc bấy giờ bịnh tình của Ðại Ðức Maha Kassapa liền tan biến". (Samyutta Nikaya V, trang 79) Bài Maha Cunda Bojjhanga Sutta, một trong ba bài kinh đã được nhắc đến ở phần trên, ghi rằng một lần nọ chính Ðức Phật lâm bịnh và Ðại Ðức Maha Cunda đọc Kinh Bojjhanga, Thất Giác Chi. Sau đó bịnh tình của Ðức Phật liền tan biến. (Samyutta Nikaya V, trang 81). Tâm của con người ảnh hưởng đến thân một cách rất sâu xa và vô cùng kỳ diệu. Nếu ta để tâm buông lung tác hành và duyên theo những tư tưởng ô nhiễm và tồi tệ tâm có thể gây nên tai hại không thể lường được, đến mức độ có thể giết chết một chúng sanh. Tuy nhiên, tâm cũng có thể chữa khỏi một chứng bịnh của thể xác. Nếu ta gom tâm mạnh mẽ vào những tư tưởng chơn chánh, với sự hiểu biết chơn chánh, thì thành quả mà tâm có thể đạt đến thật vô cùng rộng lớn và sâu xa "Tâm không những gây bịnh mà còn có thể chữa bịnh, một bịnh nhơn lạc quan có nhiều hy vọng được chữa trị dễ dàng hơn người luôn luôn lo âu và sầu muộn. Trong những trường hợp đã được ghi nhận, có nơi cho thấy đức tin cũng chữa được hầu như tức khắc những chứng bịnh thuộc cơ hữu" (Aldous Huxley - Ends and Means - London 1946. Trang 259). Giáo Pháp của Ðức Phật - gọi là Phật Pháp - là những lời dạy sáng suốt, đầy trí tuệ. Những ai có nguyện vọng thành đạt sự giác ngộ, trước tiên nên hiểu rõ ràng những trở ngại đang chặn ngang con đường đưa đến giác ngộ. Theo sự hiểu biết chơn chánh của Ðức Phật, đời sống là khổ. Và sự khổ nầy nương tựa trên vô minh (avijja). Vô minh là thọ cảm những gì không đang được thọ cảm, tức là điều bất thiện. Lại nữa, Vô Minh là không nhận thức được bản chất cấu hợp của năm uẩn, là không nhận thức được những căn và những trần (giác quan và đối tượng của giác quan) và bản chất thật sự của chúng, là không nhận thức được tánh cách rỗng không và tương đối của tứ đại (đất, nước, lửa, gió), không nhận thức được bản chất trọng yếu của những khả năng kiểm soát giác quan (ngũ căn), không thể nhận thức tánh cách thực tiễn, không thể sai lầm, của Tứ Diệu Ðế. Và năm pháp triền cái, tức năm chướng ngại tinh thần, là chất dinh dưỡng cho (hay làm duyên tạo nên) cái vô minh ấy. Năm pháp được gọi là triền cái, hay chướng ngại, vì nó hoàn toàn đóng lại, cắt lìa, và chặn ngang. Năm pháp nầy gây trở ngại cho sự hiểu biết con đường giải thoát ra khỏi đau khổ. Ðó là tham dục (kamacchanda), oán ghét (vyapada), dã dượi hôn trầm (thinamiđha), phóng dật lo âu (uddhacca kukkucca), và hoài nghi (vicikicca). Cái gì nuôi dưỡng năm triền cái nầy? Thân bất thiện nghiệp, khẩu bất thiện nghiệp, và ý bất thiện nghiệp (tini duccaritani) nuôi dưỡng năm pháp nầỵ Còn ba bất thiện nghiệp nầy lại được nuôi dưỡng bằng giác quan không thu thúc (indriya asamvaro). Không thu thúc và sân thâm nhập vào sáu giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Không thu thúc lục căn vì thiếu giác tỉnh, không niệm, không hay biết đầy đủ (asati asampajjanna). Theo đoạn kinh đề cập đến vấn đề dinh dưỡng; để đối tượng bị lôi cuốn đi mất, để sự hiểu biết về ba đặc tính của kiếp sinh tồn (vô thường, khổ, vô ngã) thoát ra khỏi tâm, lãng quên thực chất của sự vật, là lý do làm cho ta không thu thúc lục căn. Chính trong những lúc không nhận thức bản chất vô thường, khổ, vô ngã của sự vật ta tự buông lơi cho bao nhiêu loại tự do thân, khẩu mặc tình tạo bất thiện nghiệp và để cho trí tưởng tượng mặc tình trôi chảy theo dòng tư tưởng bất thiện. Thiếu hay biết đầy đủ là: 1. Thiếu sự hay biết đầy đủ về mục tiêu (sattha sampajjanna); 2. thiếu sự hay biết về tánh cách thích nghi (sappaya sampajjann); 3. thiếu sự hay biết về phương sách (gocara sampajjanna); 4. thiếu sự hay biết về tánh cách sáng suốt, không si mê (asammoha sampajjanna). Khi ta làm việc gì mà không có mục tiêu chánh đáng, khi ta nhìn sự vật và có hành động không giúp tăng trưởng điều thiện, khi ta làm điều gì không thuận lợi cho sự cải thiện, khi ta quên Giáo Pháp (Dhamma) tức là quên phương sách chơn chánh mà ta đang cố gắng thành đạt, khi ta bám víu vào những vật một cách si mê, mà ta lầm tưởng là đáng được ưa thích, đẹp đẽ, trường tồn, hữu ngã, khi ta làm như vậy là ta nuôi dưỡng sự không thu thúc lục căn. Nằm bên dưới lớp thiếu tâm niệm và thiếu sự hiểu biết đầy đủ, có sự suy tư không chơn chánh (ayoniso manasikara, chăm chú không chánh đáng). Kinh điển ghi rằng suy tư không chơn chánh là tư tưởng sai lầm, đi ra ngoài con đường chơn chánh, có nghĩ là xem cái vô thường là thường còn, cái khổ là vui thích, vô ngã là linh hồn trường cửu, thiện xem là bất thiện, cái xấu, trái lại, thấy là tốt. Cuộc lặn hụp kéo dài mãi mãi trong vòng luân hồi bắt nguồn từ suy tư không chơn chánh. Suy tư không chơn chánh càng gia tăng, lớp si mê càng gia tăng, và càng bám chặt hơn vào kiếp sinh tồn. Vô minh đã hiện hữu, toàn khối đau khổ do đó cũng phát sanh. Vậy, người suy tư nông cạn cũng tựa hồ như chiếc thuyền trôi giạt theo chiều gió, như đàn cừu bị cuốn trong giòng nước lũ, như bò mang ách, mãi mãi xuôi ngược trong vòng luân hồi. Kinh sách cũng dạy rằng một niềm tin không trọn vẹn (assaddhiyam) nơi Phật, Pháp, Tăng là điều kiện phát triển suy tư không chơn chánh. Và không có niềm tin trọn vẹn vì không nghe Chơn Lý, Giáo Pháp (Dhamma). Cuối cùng không được nghe Chơn Lý vì không đến gần bậc thiện trí, không kết hợp với người tốt (asappurisa samsevo). Rốt cùng, sự thiếu bạn lành (kalyana mittata) là lý do căn bản sanh ra những tệ hại trên thế gian. Và ngược lại, nền tảng và chất dinh dưỡng của điều tốt là tình bằng hữu trong sạch, kết bạn với người lành, người cho ta thức ăn làm bằng chất liệu của Giáo Pháp cao thượng, những gì tạo cho ta niềm tin nơi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Khi ta có niềm tin vững chắc nơi Tam Bảo ta sẽ có suy tư sâu xa và chơn chánh, có tâm niệm và sự hay biết đầy đủ, có thu thúc lục căn, có thân, khẩu, ý thiện nghiệp, có tứ niệm xứ, có bảy yếu tố của sự giác ngộ và có trí tuệ đưa đến giải thoát, tuần tự điều nầy kế tiếp điều kia.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thất Giác Chi PDF của tác giả Satta Bojjhanga nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thần Thánh Trung Hoa (Khuyết Danh)
Mục lục Bảo Sanh Đại Đế Cửu Thiên Huyền Nữ Đình Phước Táo Quân Huyền Thiên Thượng Đế Tìm mua: Thần Thánh Trung Hoa TiKi Lazada Shopee Nam Cực Tiên Ông Ngọc Hoàng Đại Đế Nguyên Thủy Thiên Tôn Nữ Oa Nương Nương Quan Thánh Đế Quân Tài Thần Tam Quan Đại Đế Tây Vương Mẫu Thái Thượng Lão Quân Thái Tuế Thành Hoàng Thập Điện Diêm La Vương Thiên Hậu Nương Nương Thổ Địa Nghi Thức Khai Kinh Tụng Kinh Minh Thánh Văn Xương Đế Quân THẦN THÁNH TRUNG HOA Bảo Sanh Đại Đế BẢO SANH ĐẠI ĐẾ Bảo Sanh Đại Đế còn gọi là “Ngô Chân Nhân”, “Ngô Chân Quân”, “Đại Đạo Công”, “Ân Chủ Công”, “Chân Nhân Tiên Sư”, “Hoa Kiều Công”, “Anh Huệ Hầu Ngô Công Chân Tiên” …Việc xưng hô tuy không đồng nhất, là do nhiều đời vua chúa phong tặng tôn hiệu khác nhau, vì tất cả đều thờ phụng Ngài là thần tiên. Bảo Sanh Đại Đế, họ Ngô, tên Bản, tự Hoa Cơ, hiệu Vân Đông. Ngài sinh ra vào năm thứ tư Thái Bình Hưng Quốc triều nhà Tống, tại làng Bạch Tiêu, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến. *Ngài là hậu duệ của Thái Bá Hoàng Đế triều nhà Châu, đóng đô ở Kim Lăng, huyện NGÔ, nên lấy theo đó làm họ. Truyền được 31 đời đến thời Chiến Quốc thì nước chư hầu Ngô bị diệt vong, hoàng tộc hoặc chết hoặc bị phân ly tứ tán khắp nơi. Trong đó có một chi chạy đến ở tại huyện Lâm Chương, đạo Hà Bắc, tỉnh Hà Nam. Dòng họ nầy nhiều đời ăn chay niệm Phật, làm phước bố thí cho bá tánh. Được chín đời, có người tên Ngô Thông, cưới vợ là Huỳnh Thị, nhân chạy giặc đến làng Bạch Tiêu, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến thì định cư ở đó. Đây chính là thân phụ của Đại Đế vậy. Vì thế, sau nầy lấy nơi sanh trưởng của Đại Đế là làng Bạch Tiêu làm quê quán. *Như đã nói trên, tổ tiên nhiều đời của Đại Đế đã từng tu nhân tích đức, bố thí cứu giúp bá tánh vô số. Riêng Ngài Ngô Thông, sau nầy được truy phong là “Hiệp Thành Nguyên Quân”, cũng là người hiền lành, cần kiệm làm ăn, vui vẻ siêng năng hành thiện cứu đời nhiều năm, tên tuổi và công đức của Ngài vang danh hắp chốn. Còn mấu thân Huỳnh Thị, truyền thuyết là “Ngọc Hoa Đại Tiên” đầu thai giáng thế, tính tình hiền hậu hòa nhã, trinh thục, đã có nhiều công quả ở kiếp trước, đời nầy lại chăm lo tích đức càng nhiều hơn. Một đêm nọ, bà đang say giấc nồng, nằm mộng thấy sao Tử Vi đầu thai vào mình, tỉnh giấc thì biết là có mang. Đến năm thứ tư Thái Bình Hưng Quốc nhằm năm Kỷ Mão, bà Huỳnh thị chuyển dạ đau lưng đang nằm nghỉ, hỏang hốt nhìn thấy nào là Thái Bạch Kim Tinh, Nam Lăng Sứ Giả, Bắc Đẩu Tinh Quân… hộ tống một vị Tiên Đồng, đến phòng của bà nói:“Đây là sao Tử Vi ở thượng giới mà trước đây đã giáng thế đầu thai vào bà đó”. Hôm ấy là giờ Thìn ngày rằm tháng ba âm lịch, chính là ngày mà đức Ngô Bản giáng sanh. Lúc bấy giờ, mùi hương lạ bay thơm khắp nhà, háo quang tỏa rực, lại thấy Tiên Ngũ Lão và Tam Thai Khôi Tinh hiện thân bái hạ. Bên ngoài, trên trời có hoa năm sắc rơi xuống vô số phủ che hết căn nhà. Dân chúng ai ai cũng cho là điềm kỳ lạ, có thoại khí lành tốt chắc chắn không phải việc bình thường. *Ngô Bản từ nhỏ đã tỏ ra thông minh mẫn tuệ, biểu hiện tính cách có tâm đạo là không chịu ăn thịt. cá. Rồi khi lớn lên, không chịu cưới vợ, luôn tỏ ra phẩm hạnh khác với người đời. Đến tuổi trưởng thành, Ngài đã thông suốt các sách, xem qua liền nhớ. Ngài đọc hàng ngàn quyển sách đủ loại, kể cả Địa Lý, Lễ Nhạc và Hành Chính. Nhưng chú ý nhất là sách vở về Y thuật của Huỳnh Đế và các y gia khác. Ngài ra sức nghiên cứu và đã đính chính nhiều chỗ sai sót của các sách y học đời trước. Về phương diện bào chế thuốc, Ngài đã ra công chế tạo được nhiều dược phẩm kỳ diệu, có giá trị chữa bệnh rất hiệu quả.Ngô Bản thường bày tỏ ý chí của Ngài là “cứu thế giúp người”.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Khuyết Danh":Thần Thánh Trung HoaNói Nhiều Không Bằng Nói ĐúngBao Thanh Thiên - Thất Hiệp Ngũ NghĩaBuổi Tàn ThuCác Sự Tích Của Người Nhật BảnGiáo Trình C++Hôn Nhân Không Lựa ChọnHuyền Thoại Mạn Đà LaNguyễn Du (1766-1820)Sự Tích Cây Huyết Dụ TrướcSự Tích Con Sư TửSự Tích Phật A Di Đà Và Bảy Vị Bồ TátSự Tích Phật A-Di-Đà Bảy Vị Bồ TátThánh Tông Di ThảoTiết Đinh San Chinh TâyTrạng QuỳnhTruyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung QuốcVạn Huê Lầu Diễn NghĩaYên-Tử Cư-Sĩ -Trần Đại-SỹĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thần Thánh Trung Hoa PDF của tác giả Khuyết Danh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc (Osho)
Mục lục Lời nói đầu Điều quan trọng trước hết: abc về thân thiết..Bắt đầu tại chỗ bạn đang vậy..Đích thực..Lắng nghe bản thân mình..Tin cậy bản thân mình Thân thiết với người khác: bước tiếp theo..Bị thấy..Nhu cầu về riêng tư..Nối quan hệ, không thân thuộc..Mạo hiểm để chân thực..Học ngôn ngữ của im lặng Bốn cạm bẫy..Thói quen phản ứng..Mắc kẹt vào an ninh..Đấm bóng..Giá trị giả Tìm mua: Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee Công cụ cho biến đổi..Chấp nhận bản thân mình..Để bản thân mình mong manh..Vị kỉ..Kĩ thuật thiền Trên đường đi tới thân thiết Đáp lại câu hỏi Về Osho Lời nói đầu Mọi người đều sợ thân thiết - nó là điều khác dù bạn nhận biết về nó hay không. Thân thiết nghĩa là phơi bày bản thân bạn trước người lạ - và chúng ta tất cả đều là người lạ; chẳng ai biết ai. Chúng ta thậm chí còn là người lạ với bản thân mình bởi vì chúng ta không biết chúng ta là ai. Thân thiết đem bạn tới gần người lạ. Bạn phải vứt bỏ tất cả mọi phòng thủ; chỉ thế thì thân thiết mới là có thể. Và nỗi sợ là ở chỗ nếu bạn vứt bỏ tất cả mọi phòng thủ, tất cả mặt nạ của bạn, ai biết người lạ sẽ làm gì với bạn? Chúng ta tất cả đều che giấu cả nghìn lẻ một thứ, không chỉ với người khác mà với bản thân mình, bởi vì chúng ta đã được nuôi dưỡng bởi nhân loại ốm yếu với đủ mọi loại kìm nén, cấm đoán, kiêng kị. Và nỗi sợ là ở chỗ với ai đó là người lạ - và điều đó chẳng thành vấn đề, bạn có thể đã sống với một người trong ba mươi năm, bốn mươi năm; tính lạ chẳng bao giờ biến mất - người ta cảm thấy an toàn hơn khi giữ chút ít phòng thủ, chút ít khoảng cách, bởi vì ai đó có thể tận dụng điểm yếu của bạn, nhược điểm của bạn, mong manh của bạn. Mọi người đều sợ thân thiết. Vấn đề trở nên phức tạp hơn bởi vì mọi người đều muốn thân thiết. Mọi người đều muốn thân thiết bởi vì nếu không bạn một mình trong vũ trụ này - không bạn bè, không người yêu, không ai bạn có thể tin cậy được, không người nào bạn có thể mở tất cả các vết thương của mình ra. Và vết thương không thể được chữa lành chừng nào chúng còn chưa được mở ra. Bạn càng che giấu chúng, chúng càng trở nên nguy hiểm hơn. Chúng có thể trở thành ung thư. Một mặt thân thiết là nhu cầu bản chất, cho nên mọi người đều khao khát nó. Bạn muốn người khác thân thiết để cho người khác vứt bỏ phòng thủ của họ, trở thành mong manh, cởi mở tất cả các vết thương của người đó, vứt bỏ tất cả các mặt nạ và cá tính giả của người đó, đứng trần trụi như người đó vậy. Và mặt khác, mọi người đều sợ thân thiết - bạn muốn thân thiết với người khác, nhưng bạn không muốn vứt bỏ phòng thủ của mình. Đây là một trong những xung đột giữa bạn bè, giữa người yêu: Không ai muốn vứt bỏ phòng thủ của mình, và không ai muốn tới trong trần trụi và chân thành, cởi mở hoàn toàn - vậy mà cả hai đều cần thân thiết. Chừng nào bạn còn chưa vứt bỏ tất cả những kìm nén và cấm đoán của mình - cái vốn là món quà của tôn giáo của bạn, văn hoá của bạn, xã hội của bạn, bố mẹ của bạn, giáo dục của bạn - bạn sẽ không bao giờ có khả năng thân thiết với ai đó. Và bạn sẽ phải lấy bước đầu. Nhưng nếu bạn không có kìm nén hay cấm đoán nào, thế thì bạn cũng không có vết thương nào. Nếu bạn đã sống một cuộc sống đơn giản, tự nhiên, sẽ không có sợ hãi thân thiết, chỉ có niềm vui vô cùng của hai ngọn lửa tới gần nhau thế, chúng gần như trở thành một ngọn lửa. Và sự gặp gỡ này cực kì hài lòng, thoả mãn, hoàn thành. Nhưng trước khi bạn có thể đạt tới thân thiết, bạn phải lau sạch ngôi nhà mình hoàn toàn. Chỉ con người của thiền mới có thể cho phép thân thiết xảy ra. Người đó chẳng có gì để che giấu. Tất cả những điều làm cho người đó sợ rằng ai đó có thể biết, bản thân người đó đã vứt bỏ rồi. Người đó chỉ có trái tim im lặng và yêu thương. Bạn phải chấp nhận bản thân mình trong tính toàn bộ của mình. Nếu bạn không thể chấp nhận bản thân mình trong tính toàn bộ của mình, làm sao bạn có thể trông đợi ai đó khác chấp nhận bạn được? Và bạn đã từng bị mọi người kết án, và bạn đã học chỉ mỗi một điều: tự kết án mình. Bạn cứ che giấu nó; nó không phải là cái gì đó đẹp đẽ để trưng bày cho người khác. Bạn biết những điều xấu đang giấu kín trong mình, bạn biết điều ác đang bị giấu kín trong bạn, bạn biết tính thú vật bị giấu kín trong bạn. Chừng nào bạn còn chưa biến đổi thái độ của mình và chấp nhận bản thân mình như một trong những con vật trong sự tồn tại... Từ con vật - animal không xấu. Nó đơn giản nghĩa là sống động; nó bắt nguồn từ anima. Bất kì ai đang sống động đều là con vật. Nhưng con người đã được dạy, "Bạn không phải là con vật; con vật ở xa dưới bạn. Bạn là con người." Bạn đã được cho sự cao siêu giả dối. Sự thực là, sự tồn tại không tin vào cao siêu và thấp kém. Với sự tồn tại, mọi thứ đều bình đẳng: cây cối, chim chóc, con vật, con người. Trong sự tồn tại, mọi thứ đều tuyệt đối được chấp nhận như nó vậy; không có kết án. Nếu bạn chấp nhận tính dục của mình vô điều kiện, nếu bạn chấp nhận rằng con người và mọi sinh linh trên thế giới là mong manh, rằng cuộc sống là sợi chỉ rất mảnh có thể bị đứt vào bất kì lúc nào... Một khi điều này được chấp nhận, và bạn vứt bỏ bản ngã giả tạo - của việc là Alexander Đại đế, Mohammad Ali ba lần vĩ đại - bạn đơn giản hiểu rằng mọi người là đẹp trong cái bình thường của mình và mọi người đều có nhược điểm; chúng là một phần của bản tính người bởi vì bạn không được làm từ thép. Bạn được làm từ thân thể rất mảnh mai. Khoảng thân nhiệt của cuộc đời bạn là giữa ba sáu độ và bốn ba độ, chỉ bẩy độ là toàn thể khoảng nhiệt cuộc sống bạn. Xuống thấp dưới nó và bạn chết; vượt lên hơn nó và bạn chết. Và cùng điều đó áp dụng cho cả nghìn lẻ một thứ trong bạn. Một trong những nhu cầu cơ bản nhất là được cần tới. Nhưng không ai muốn chấp nhận rằng "chính nhu cầu cơ bản của tôi là được cần tới, được yêu mến, được chấp nhận."Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc (Osho)
Mục lục Lời nói đầu Điều quan trọng trước hết: abc về thân thiết..Bắt đầu tại chỗ bạn đang vậy..Đích thực..Lắng nghe bản thân mình..Tin cậy bản thân mình Thân thiết với người khác: bước tiếp theo..Bị thấy..Nhu cầu về riêng tư..Nối quan hệ, không thân thuộc..Mạo hiểm để chân thực..Học ngôn ngữ của im lặng Bốn cạm bẫy..Thói quen phản ứng..Mắc kẹt vào an ninh..Đấm bóng..Giá trị giả Tìm mua: Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee Công cụ cho biến đổi..Chấp nhận bản thân mình..Để bản thân mình mong manh..Vị kỉ..Kĩ thuật thiền Trên đường đi tới thân thiết Đáp lại câu hỏi Về Osho Lời nói đầu Mọi người đều sợ thân thiết - nó là điều khác dù bạn nhận biết về nó hay không. Thân thiết nghĩa là phơi bày bản thân bạn trước người lạ - và chúng ta tất cả đều là người lạ; chẳng ai biết ai. Chúng ta thậm chí còn là người lạ với bản thân mình bởi vì chúng ta không biết chúng ta là ai. Thân thiết đem bạn tới gần người lạ. Bạn phải vứt bỏ tất cả mọi phòng thủ; chỉ thế thì thân thiết mới là có thể. Và nỗi sợ là ở chỗ nếu bạn vứt bỏ tất cả mọi phòng thủ, tất cả mặt nạ của bạn, ai biết người lạ sẽ làm gì với bạn? Chúng ta tất cả đều che giấu cả nghìn lẻ một thứ, không chỉ với người khác mà với bản thân mình, bởi vì chúng ta đã được nuôi dưỡng bởi nhân loại ốm yếu với đủ mọi loại kìm nén, cấm đoán, kiêng kị. Và nỗi sợ là ở chỗ với ai đó là người lạ - và điều đó chẳng thành vấn đề, bạn có thể đã sống với một người trong ba mươi năm, bốn mươi năm; tính lạ chẳng bao giờ biến mất - người ta cảm thấy an toàn hơn khi giữ chút ít phòng thủ, chút ít khoảng cách, bởi vì ai đó có thể tận dụng điểm yếu của bạn, nhược điểm của bạn, mong manh của bạn. Mọi người đều sợ thân thiết. Vấn đề trở nên phức tạp hơn bởi vì mọi người đều muốn thân thiết. Mọi người đều muốn thân thiết bởi vì nếu không bạn một mình trong vũ trụ này - không bạn bè, không người yêu, không ai bạn có thể tin cậy được, không người nào bạn có thể mở tất cả các vết thương của mình ra. Và vết thương không thể được chữa lành chừng nào chúng còn chưa được mở ra. Bạn càng che giấu chúng, chúng càng trở nên nguy hiểm hơn. Chúng có thể trở thành ung thư. Một mặt thân thiết là nhu cầu bản chất, cho nên mọi người đều khao khát nó. Bạn muốn người khác thân thiết để cho người khác vứt bỏ phòng thủ của họ, trở thành mong manh, cởi mở tất cả các vết thương của người đó, vứt bỏ tất cả các mặt nạ và cá tính giả của người đó, đứng trần trụi như người đó vậy. Và mặt khác, mọi người đều sợ thân thiết - bạn muốn thân thiết với người khác, nhưng bạn không muốn vứt bỏ phòng thủ của mình. Đây là một trong những xung đột giữa bạn bè, giữa người yêu: Không ai muốn vứt bỏ phòng thủ của mình, và không ai muốn tới trong trần trụi và chân thành, cởi mở hoàn toàn - vậy mà cả hai đều cần thân thiết. Chừng nào bạn còn chưa vứt bỏ tất cả những kìm nén và cấm đoán của mình - cái vốn là món quà của tôn giáo của bạn, văn hoá của bạn, xã hội của bạn, bố mẹ của bạn, giáo dục của bạn - bạn sẽ không bao giờ có khả năng thân thiết với ai đó. Và bạn sẽ phải lấy bước đầu. Nhưng nếu bạn không có kìm nén hay cấm đoán nào, thế thì bạn cũng không có vết thương nào. Nếu bạn đã sống một cuộc sống đơn giản, tự nhiên, sẽ không có sợ hãi thân thiết, chỉ có niềm vui vô cùng của hai ngọn lửa tới gần nhau thế, chúng gần như trở thành một ngọn lửa. Và sự gặp gỡ này cực kì hài lòng, thoả mãn, hoàn thành. Nhưng trước khi bạn có thể đạt tới thân thiết, bạn phải lau sạch ngôi nhà mình hoàn toàn. Chỉ con người của thiền mới có thể cho phép thân thiết xảy ra. Người đó chẳng có gì để che giấu. Tất cả những điều làm cho người đó sợ rằng ai đó có thể biết, bản thân người đó đã vứt bỏ rồi. Người đó chỉ có trái tim im lặng và yêu thương. Bạn phải chấp nhận bản thân mình trong tính toàn bộ của mình. Nếu bạn không thể chấp nhận bản thân mình trong tính toàn bộ của mình, làm sao bạn có thể trông đợi ai đó khác chấp nhận bạn được? Và bạn đã từng bị mọi người kết án, và bạn đã học chỉ mỗi một điều: tự kết án mình. Bạn cứ che giấu nó; nó không phải là cái gì đó đẹp đẽ để trưng bày cho người khác. Bạn biết những điều xấu đang giấu kín trong mình, bạn biết điều ác đang bị giấu kín trong bạn, bạn biết tính thú vật bị giấu kín trong bạn. Chừng nào bạn còn chưa biến đổi thái độ của mình và chấp nhận bản thân mình như một trong những con vật trong sự tồn tại... Từ con vật - animal không xấu. Nó đơn giản nghĩa là sống động; nó bắt nguồn từ anima. Bất kì ai đang sống động đều là con vật. Nhưng con người đã được dạy, "Bạn không phải là con vật; con vật ở xa dưới bạn. Bạn là con người." Bạn đã được cho sự cao siêu giả dối. Sự thực là, sự tồn tại không tin vào cao siêu và thấp kém. Với sự tồn tại, mọi thứ đều bình đẳng: cây cối, chim chóc, con vật, con người. Trong sự tồn tại, mọi thứ đều tuyệt đối được chấp nhận như nó vậy; không có kết án. Nếu bạn chấp nhận tính dục của mình vô điều kiện, nếu bạn chấp nhận rằng con người và mọi sinh linh trên thế giới là mong manh, rằng cuộc sống là sợi chỉ rất mảnh có thể bị đứt vào bất kì lúc nào... Một khi điều này được chấp nhận, và bạn vứt bỏ bản ngã giả tạo - của việc là Alexander Đại đế, Mohammad Ali ba lần vĩ đại - bạn đơn giản hiểu rằng mọi người là đẹp trong cái bình thường của mình và mọi người đều có nhược điểm; chúng là một phần của bản tính người bởi vì bạn không được làm từ thép. Bạn được làm từ thân thể rất mảnh mai. Khoảng thân nhiệt của cuộc đời bạn là giữa ba sáu độ và bốn ba độ, chỉ bẩy độ là toàn thể khoảng nhiệt cuộc sống bạn. Xuống thấp dưới nó và bạn chết; vượt lên hơn nó và bạn chết. Và cùng điều đó áp dụng cho cả nghìn lẻ một thứ trong bạn. Một trong những nhu cầu cơ bản nhất là được cần tới. Nhưng không ai muốn chấp nhận rằng "chính nhu cầu cơ bản của tôi là được cần tới, được yêu mến, được chấp nhận."Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh Phúc PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.