Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước Mỹ (Donald J. Trump)

Tân Tổng thống Mỹ năm 2016 thiết lập một đại kế hoạch giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại. Bởi theo Trump, người tiền nhiệm Obama là một thảm họa đối với đất nước này. Ông ta đã phá tung nền kinh tế, mở cửa biên giới cho những tên tội phạm bạo lực bước vào, thòng lên vai con cháu chúng ta gánh nặng nợ nần và đi khắp thế giới xin lỗi cho nước Mỹ như thể đất nước vĩ đại nhất thế giới này cần xin lỗi vì là mảnh đất của cơ hội và tự do như trước khi Obama trở thành Tổng thống. Giờ đây, nước Mỹ trông như một đất nước kiệt quệ.

Trong cuốn sách bestseller của New York Times, Trump đưa ra những câu trả lời mà nước Mỹ đang tìm kiếm như:

• Làm sao để đảm bảo an ninh biên giới và chặn dòng người nhập cư ồ ạt vào Mỹ.

• Làm sao để tạo ra việc làm cho người Mỹ bằng cách buộc Trung Quốc phải tiến hành hoạt động mậu dịch thật sự công bằng.

• Làm sao để trả dứt nợ mà không đe dọa các chương trình lâu đời như An sinh Xã hội, Chăm sóc Y tế và Trợ giúp Y tế mà hàng triệu người Mỹ đang phải sống dựa vào. Tìm mua: Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước Mỹ TiKi Lazada Shopee

Thẳng thắn, gay gắt và hấp dẫn từ đầu đến cuối, cuốn sách vạch ra một nghị trình dựa trên hiểu biết thông thường để khôi phục sự thịnh vượng của nước Mỹ và khiến đất nước này trở lại với vị trí dẫn đầu thế giới.***

Tôi viết cuốn sách này vì ngay lúc này đây, đất nước tôi yêu đang trải qua một thảm họa kinh tế toàn diện.

Khi tôi bắt đầu cầm bút viết cuốn sách này, nợ của chúng ta là 15 nghìn tỷ. Giờ thì khoản nợ này đã vượt qua con số 18 nghìn tỷ, và không bao lâu nữa sẽ cán mức 20 nghìn tỷ. Để tôi giúp bạn đả thông con số này nhé. Nếu nhờ phép màu nào đó, các vị gọi là lãnh đạo ở Washington kia tìm ra cách mỗi ngày tiết kiệm được 1 tỷ đô-la tiền thuế, thì chúng ta vẫn phải mất 38 năm mới trả dứt nợ. Đó là chưa nói đến tiền lãi.

Chúng ta chẳng có 38 năm để xoay chuyển tình thế này. Như tôi thấy, ta chỉ có bốn hoặc cùng lắm là tám năm mà thôi.

Trong hoạt động kinh doanh, ngày nào tôi cũng thấy nước Mỹ bị cắt cổ và ngược đãi. Chúng ta đã và đang trở thành một trò hề, một kẻ chịu tội thay cho toàn thế giới, bị đổ lỗi tất thảy mọi thứ, chẳng được công nhận công trạng và cũng chẳng nhận được sự tôn trọng nào. Bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận thấy điều đó quanh mình, và tôi cũng vậy.

Lấy một ví dụ, Trung Quốc đang mắc nợ ta hàng trăm tỷ đô-la bằng cách thao túng và giảm giá trị đồng tiền của họ. Dù Washington nói năng vui vẻ thế nào thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không phải là bạn. Tôi từng bị lên án vì dám gọi họ là “kẻ thù” của nước Mỹ. Song, liệu bạn có thể gọi những kẻ đang hủy hoại tương lai con cháu mình bằng từ nào khác? Bạn muốn tôi dùng cái mỹ từ nào cho những người đang ra sức đẩy đất nước ta vào nguy cơ phá sản, cướp việc làm của ta, do thám hòng ăn cắp công nghệ của ta, và hủy hoại lối sống của ta đây? Đối với tôi, đó chính là kẻ thù. Nếu muốn phục hồi vị trí số 1 cho nước Mỹ, chúng ta cần phải có một tổng thống biết cách cứng rắn với Trung Quốc, biết cách đàm phán thắng Trung Quốc, và biết làm thế nào để bọn họ đừng giở trò lừa gạt ta hết lần này đến lần khác.

Rồi cả vụ khủng hoảng dầu mỏ nữa. Cái ý kiến 85 đô-la cho một thùng dầu từng là điều không tưởng. Vậy mà giờ đây, OPEC đang ngồi ngáp vặt trước con số này, rồi kích giá lên cao hơn nữa, và cười ha hả trên đường đến ngân hàng. Kết quả là: Bạn và gia đình phải trả 3 đô-la/ga-lông(1), 4 đô-la/ga-lông, 5 đô-la/ga-lông và giá cứ ngày càng vọt cao. Nhưng xin lỗi nhé, OPEC - 12 gã đang ngồi quanh bàn tròn ấy - thậm chí còn chẳng thể tồn tại trên đời nếu không nhờ nước Mỹ giải cứu và bảo vệ các quốc gia Trung Đông! Tổng thống của ta ở đâu trong toàn bộ chuyện này? Trách nhiệm giải trình ở đâu? Vai trò lãnh đạo điều hành có nghĩa lý gì khi mà nhà điều hành của ta yếu kém và không dẫn dắt được gì? Có lời biện hộ nào cho một vị tổng thống mà để đáp lại cuộc khủng hoảng dầu khí thì không phải bằng sự cứng rắn với OPEC, không phải bằng việc để các công ty dầu khí nội địa của ta tự do làm phần việc của họ và khoan dầu, mà là xả quỹ dự trữ [dầu mỏ] chiến lược? Đấy không phải là lãnh đạo, mà là từ bỏ quyền lãnh đạo.

Bất kể thế nào, dầu mỏ vẫn là trục quay của các nền kinh tế thế giới. Mọi sự là thế đấy. Khi giá dầu tăng, giá của gần như tất cả mọi thứ cũng tăng theo. Hãy nghĩ thử mà xem. Bạn đi mua một ổ bánh mì. Làm sao ổ bánh mì ấy đến được tiệm bánh? Cái gì làm cho xe chở bánh mì chạy được? Nông dân dùng thiết bị gì để gặt ngũ cốc? Thiết bị và xe cộ không tự cung cấp nhiên liệu cho chúng được. Chúng cần dầu. Và khi giá của nhà sản xuất tăng, chúng đẩy chi phí này cho bạn dưới hình thức giá cao hơn. Tôi may mắn được học ở trường kinh doanh tốt nhất thế giới, Trường Kinh doanh Wharton. Song, bạn chẳng cần phải có một tấm bằng kinh doanh ở một trường danh giá thì mới nhận ra chuyện gì đang xảy ra ở đây. Đó chỉ là phép toán cơ bản.

Bạn có biết hiện nay cứ bảy người Mỹ thì có một người phải xài phiếu thực phẩm không? Hãy nghĩ về chuyện này đi. Ở Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, quốc gia thịnh vượng nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, người dân đang phải chịu đói chịu khát. Tháng 3 năm 2011, chúng ta đã phải chứng kiến giá thực phẩm tăng vọt chưa từng thấy trong gần bốn thập niên. Kết hợp việc này với chi phí năng lượng tăng vùn vụt, tỷ lệ thất nghiệp ở mức hai con số, sự tiêu xài hoang phí của chính phủ, sự sáp nhập hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính quyền liên bang, thì kết quả trở nên rõ ràng đến đau đớn - chúng ta đang cắm đầu vào thảm họa kinh tế. Nếu chúng ta cứ đi con đường này thì nước Mỹ mà chúng ta để lại cho các con, các cháu mình sẽ không còn là nước Mỹ mà chúng ta từng được ban phước sống trong đó. Giấc mơ Mỹ sẽ bị cầm cố. Thành phố tỏa sáng trên đồi sẽ ngày càng giống như khu đổ nát nội ô. Sẽ không còn bình minh ở Mỹ, như lời của Tổng thống Reagan nữa. Đồng đô-la sẽ rớt giá giống như đồng tiền quốc tế của thế giới. Nền kinh tế của ta sẽ lại sụp đổ lần nữa (đây là điều tôi tin có nguy cơ và rủi ro thật sự: Một cuộc suy thoái kép có thể biến thành một cuộc đại suy thoái). Và Trung Quốc sẽ thế chân Mỹ ở vị trí cường quốc kinh tế số 1 thế giới.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Donald J. Trump":Nghệ Thuật Đàm PhánTrump - Đừng Bao Giờ Bỏ CuộcĐã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước MỹNghĩ Như Nhà Vô Địch

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đã Đến Lúc Phải Cứng Rắn Để Khôi Phục Sự Vĩ Đại Của Nước Mỹ PDF của tác giả Donald J. Trump nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đội Cấn Khởi Nghĩa (Nguyễn Quỳnh)
Chuyện kể về nghĩa quân Đội Cấn và khởi nghĩa Thái Nguyên vào những năm đầu thế kỉ 20. Đội Cấn, hay Ông Đội Cấn (1881 - 11 tháng 1 năm 1918) là biệt danh của Trịnh Văn Cấn, một thủ lĩnh trong cuộc binh biến chống chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên năm 1917. Ông tên thật là Trịnh Văn Đạt, sinh năm 1881, người làng Yên Nhiên, phủ Vĩnh Tường, nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà nghèo, năm 1910, ông đăng lính khố xanh thay cho anh trai với cái tên là Trịnh Văn Cấn, sau thăng dần lên chức đội lính khố xanh trong cơ binh Pháp đóng ở Thái Nguyên, vì thế ông được gọi là Đội Cấn.Đội Cấn và các chiến hữu đã làm chủ Thái Nguyên được 5 ngày. Sáng ngày 5 tháng 9 năm 1917, nhà cầm quyền Pháp điều 2 ngàn quân lên Thái Nguyên đàn áp. Ngay từ trong những phút đầu Lương Ngọc Quyến bị tử thương do bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu (có tài liệu chép ông tự sát vì bị giam giữ quá lâu nên không thể vận động và không muốn ảnh hưởng đến việc rút quân). Do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân đành phải rút quân ra ngoài thị xã trong đêm đó, rút về vùng núi Tam Đảo, giáp Vĩnh Yên, xây dựng căn cứ chống giữ. Đội Cấn và nghĩa quân cầm cự được hơn 5 tháng. Ngày 11 tháng 1 năm 1918, trong một cuộc phản kích quân Pháp tấn công lên căn cứ tại núi Pháo, nay thuộc huyện Đại Từ, nghĩa quân bị tổn thất nặng nề, bản thân Đội Cấn bị thương nặng. Để không rơi vào quân Pháp, ông đã tự bắn vào bụng tự sát.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đội Cấn Khởi Nghĩa PDF của tác giả Nguyễn Quỳnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Định Tường - Xưa Và Nay (Huỳnh Minh)
Mỹ Tho cảnh vật nên thơDệt tình luyến ai bên bờ Long Giang.Khoa Huân tô đậm son vàngTrong Nam Quốc sử rỡ ràng Rồng TiênDanh còn vang dội sơn xuyên Tìm mua: Định Tường - Xưa Và Nay TiKi Lazada Shopee Ngũ Linh Thiên Hộ oai rền muôn thuCồn Phụng rạng tiếng nhà tuNghìn phương mây gió phiêu du đồng vềGió chiều thổi nhẹ lê thêAi người trĩu nặng tình quê Định TườngMau về giải kiếp song phương Trên đường sưu tầm xuyên qua các tỉnh miền Nam tiền giang và hậu giang đã xuất bản như Kiến Hòa xưa và nay, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Gò Công nay trở lại tìm hiểu đất đai và nhân vật tỉnh Định Tường qua nhiều khía cạnh, lịch sử, địa lý, danh nhân, di tích, huyền thoại, sinh hoạt v.v... Định Tường từ xa xưa vẫn là một tỉnh lớn trong sáu tỉnh của miền Nam. Tuy có kém quan trọng về mặt hành chánh, vì rất nhiều cơ quan đầu não thiết lập tại Vĩnh Long, nhưng Định Tường lại rất trọng yếu về mặt quân sự. Những địa danh vang lừng về quân sự như Rạch Gầm, Nguyễn Huệ đại phá quân Xiêm, Đồng tháp Mười gắn liền với những tên tuổi lớn Thủ Khoa Huân, Thiên hộ Dương, Lãnh binh Cẩn, có những trang sử oai hùng làm tăng phần quan trọng của Định Tường chẳng nhỏ. Lại nữa, bao nhiêu nhân vật ưu tú của miền Nam, sau khi sáu tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp, lui về sống đời ẩn dật để bảo tồn tiết tháo của bậc sĩ phu, rải rác ở các nơi Thuộc nhiêu, Vĩnh Kim, Cai lậy, càng làm đẹp cho phong khí Định Tường. Đến ngày nay, nhắc lại những Phan Hiển Đạo, Phạm Viết Chánh, Học Lạc, Cử Đa, Mai văn Ngọc, yêu mến các sĩ phu ấy bao nhiêu, ắt lòng càng trìu mến quê hương xứ Mỹ bấy nhiêu. Nhân tài Định Tường về sau và gần đây cũng đều lỗi lạc. Về mọi ngành, đều có người xứng đáng làm tiêu biểu. Như cổ nhạc có nhạc sĩ Trần văn Triều tức bảy Triều xuất sắc, văn học thì có Nguyễn văn Bá, Cao hải Để, Lương khắc Ninh v.v... Riêng về giới phụ nữ, thuở trước có Sương Nguyệt Ánh, về sau có Trần ngọc Diện đều là những người có tài uy tín đạo đức cao, đóng góp tâm huyết để điểm tô trang sử Định Tường đậm nét huy hoàng. Nhìn quá trình lịch sử của tỉnh Định Tường, lắm điều vẻ vang khiến được các thế hệ sau tin tưởng ở khí thiêng non nước đã chung đúc vào mảnh đất « địa linh nhơn kiệt » ấy. Dù không nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng những vườn dừa tươi tốt, vườn cây trái xum xuê, nước sông Cửu Long êm đềm, tất cả giúp Định Tường có bộ mặt khả ái nên thơ và quyến rủ du khách. Rồi đây với những chương trình kiến thiết quy mô, trong tương lai tỉnh Định Tường càng nhiều hứa hẹn. Chúng tôi không dám tự phụ sưu tầm đầy đủ, không bỏ sót một khía cạnh nào. Nhưng với tất cả cố gắng của chúng tôi, cuốn sách này ít nữa cũng giúp cho quý vị có một quan niệm tổng quát về tỉnh Định Tường trong dĩ vãng và hiện tại.HUỲNH MINHDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Huỳnh Minh":Bạc Liêu XưaCần Thơ Xưa Và NayĐịnh Tường - Xưa Và NayGò Công - Xưa Và NayTây Ninh XưaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Định Tường - Xưa Và Nay PDF của tác giả Huỳnh Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Định Mệnh Chiến Tranh - Mỹ Và Trung Quốc Có Thể Thoát Bẫy Thucydides? (Graham Allison)
"Đây không phải là một cuốn sách về Trung Quốc. Mà là một cuốn sách về tác động của một Trung Quốc đang trỗi dậy đối với Mỹ và trật tự toàn cầu. Khi một cường quốc đang trỗi dậy đe dọa thế chỗ một cường quốc đang thống trị, hệ quả có khả năng xảy ra nhất chính là chiến tranh. Đề cập tới Chiến tranh Peloponnese từng tàn phá Hy Lạp cổ đại, sử gia Thucydides đã giải thích rằng: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà nó gây ra ở Sparta đã khiến chiến tranh trở thành điều tất yếu.” Tình trạng tương tự đã xảy ra 16 lần trong suốt 500 năm qua. Và 12 lần đã kết thúc trong bạo lực. Trong lần thứ 17, sự trỗi dậy khôn cưỡng của Trung Quốc đang đi tới chỗ va chạm với một nước Mỹ đang giậm chân tại chỗ. Cả Tập Cận Bình và Donald Trump đều cam kết “khôi phục sự vĩ đại” cho nước mình. Nhưng nếu Trung Quốc không sẵn sàng tiết chế các tham vọng của mình, hoặc Washington không chịu chia sẻ vị thế đứng đầu ở Thái Bình Dương, một cuộc xung đột thương mại, một vụ tấn công mạng, hay một tai nạn trên biển cũng có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh lớn. Trong cuốn sách này, Allison giải thích tại sao Bẫy Thucydides lại là lăng kính tốt nhất để hiểu rõ sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Liệu Washington và Bắc Kinh có thể chèo lái con thuyền quốc gia của họ vượt qua những bãi cạn nguy hiểm? + ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA: Tìm mua: Định Mệnh Chiến Tranh - Mỹ Và Trung Quốc Có Thể Thoát Bẫy Thucydides? TiKi Lazada Shopee ""Bẫy Thucydides đã xác định một thách thức chính yếu đối với trật tự thế giới: xung đột lợi ích. Tôi chỉ có thể hy vọng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở thành trường hợp thứ 5 có thể được giải quyết trong hòa bình, thay vì trở thành trường hợp thứ 13 nổ ra chiến tranh."" - Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ. “Trung Quốc và Mỹ sẽ tạo ra một trật tự quốc tế mới, dựa trên sự thừa nhận rằng cường quốc mới đang trỗi dậy sẽ được trao một vai trò phù hợp trong việc hình thành các quy tắc và thể chế toàn cầu… Trong thế kỷ XXI, Bẫy Thucydides sẽ nuốt chửng không chỉ Mỹ và Trung Quốc, mà cả toàn thế giới.” - Nouriel Roubini, giáo sư tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York và Chủ tịch của Roubini Global Economics “Cuốn sách được xây dựng từ những nghiên cứu chuyên sâu trong dự án ‘Bẫy Thucydides’ mà Graham Allison đã dày công xây dựng nên có sức thuyết phục cao, với các lập luận và dẫn chứng có tính thuyết phục. Cuốn sách có cách diễn giải mạch lạc và lôi cuốn. Việc Graham Allison để mở mà không đưa ra khuyến nghị chính sách như thường thấy trong các nghiên cứu của các học giả Mỹ, gợi mở cho mỗi người đọc những suy nghĩ và ý kiến khác nhau. Cuốn sách chắc chắn sẽ gây tiếng vang lớn trong giới học giả và công chúng. Rất nhiều học giả và chính trị gia trên thế giới đã có những đánh giá tích cực về cuốn sách. Hy vọng rằng, như Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đánh giá ‘các bài học trong sách có thể cứu hàng triệu mạng người’.” - Đỗ Mạnh Hoàng, Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao"Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Định Mệnh Chiến Tranh - Mỹ Và Trung Quốc Có Thể Thoát Bẫy Thucydides? PDF của tác giả Graham Allison nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Điệp Viên Yêu Chúng Ta - Chiến Tranh Việt Nam Và Trò Chơi Nguy Hiểm Của Phạm Xuân Ẩn (Thomas A. Bass)
“Đây là câu chuyện xuất sắc về một con người và thời đại của ông. Nó càng củng cố thêm cho cảm giác của tôi khi gặp ông trong giai đoạn cuối đời của ông rằng Phạm Xuân Ẩn là một trong những người ấn tượng nhất mà tôi từng gặp. Ông là con người của trí tuệ, lòng can đảm và tình yêu đất nước nồng nàn. Ông cũng là - mặc dù có vẻ thật trớ trêu khi nói ra điều này trong hoàn cảnh hiện nay - một con người của sự chính trực phi thường. Ông yêu chúng ta ở khía cạnh tốt đẹp nhất trong khi lại đối đầu với chúng ta ở khía cạnh tồi tệ nhất.”- Daniel Ellsberg, tác giả của Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers (Những bí mật: hồi ức về Việt Nam và tài liệu mật của Lầu Năm Góc)“Thomas Bass kể một câu chuyện tuyệt vời về mưu mô[1], nghề gián điệp và tình bạn. Cuốn sách của ông được viết như thể nó đến từ những bến bờ xa xôi nhất của sự hư cấu, và hẳn tôi sẽ không bao giờ tin nổi lấy một từ nào nếu như chính tôi không gặp rất nhiều nhân vật trong đó và không biết câu chuyện để tin rằng nó có thực và không biết câu chuyện đó có thực hay không.”- H. D. S. Greenway, biên tập viên, The Boston Globe, và là phóng viên chiến tranh Việt Nam cho tạp chí Time và báo Washington Post“Mỗi cựu binh, mỗi học giả, mỗi sinh viên, bất kỳ ai từng sống qua cuộc chiến tranh Việt Nam đều được khuyên đọc cuốn sách này và suy ngẫm về thông điệp của nó. Trong cuốn tiểu sử rất sâu sắc và kích thích này về một trong những điệp viên thành công nhất trong lịch sử, Thomas Bass thách thức một vài giả định cơ bản nhất của chúng ta về những gì đã thực sự xảy ra ở Việt Nam và về ý nghĩa của nó đối với chúng ta trong hiện tại.” Tìm mua: Điệp Viên Yêu Chúng Ta - Chiến Tranh Việt Nam Và Trò Chơi Nguy Hiểm Của Phạm Xuân Ẩn TiKi Lazada Shopee - John Laurence, phóng viên chiến tranh Việt Nam cho CBS News và là tác giả cuốn The Cat from Huế: A Vietnam War Story (Con mèo Huế: một câu chuyện chiến tranh Việt Nam).*Gã cảm thấy mình đang vĩnh viễn quay lưng lại với sự thanh thản. Mắt mở to, ý thức rõ hậu quả, gã đi vào lãnh địa của sự dối trá không mang theo tấm hộ chiếu cho ngày quay trở lại.GRAHAM GREENECốt lõi của vấn đề (The Heart of Matter)***“Nước Mỹ chỉ giỏi tiến hành những cuộc thập tự chinh,” tướng David Petraeus viết trong luận án tiến sĩ của mình về đề tài “Quân đội Mỹ và những bài học từ chiến tranh Việt Nam”. Được đưa ra bảo vệ tại Đại học Princeton năm 1987, luận án của Petraeus công kích những gì đã trở thành quan niệm được giới nhà binh chấp nhận một cách rộng rãi về những bài học từ Việt Nam. Ông coi đây là một “lối suy nghĩ kiểu được ăn cả ngã về không”, mà chung quy là xuất phát từ học thuyết cho rằng nước Mỹ chỉ nên tiến hành những cuộc chiến tranh thông thường với sự ủng hộ áp đảo của một công chúng mang tinh thần thập tự chinh. Petraeus bác bỏ quan điểm “làm ăn như lối suy nghĩ bình thường” này. Thay vào đó, ông lập luận rằng nước Mỹ có nhiều khả năng là thấy mình sa vào những cuộc chiến tranh phi chính quy khác, đôi khi phải chống trả hai, ba, hay nhiều trận chiến kiểu Việt Nam. Sau này Petraeus tiếp tục biên soạn cẩm nang tác chiến cho lục quân về chống nổi dậy được ban hành ấn hành năm 2006. Năm sau, được trao cơ hội tiến hành công tác thực địa về chuyên ngành học thuật của mình, ông được bổ nhiệm vào vị trí tư lệnh lực lượng Mỹ tại Iraq.Chiến tranh không chỉ là những cuộc thập tự chinh; chúng còn là những cuộc dan díu của con tim. Chiến tranh được phát động vì tình yêu, điều này thì chúng ta đã biết từ thời nàng Helen của thành Troy[2] khiến cho cả nghìn chiến thuyền chở đầy những chàng trai mê mẩn sẵn sàng chết vì nàng xung trận. Nhà văn hài hước người Mỹ P. J. O’Rourke đã nhận ra chân lý này trong một bài tiểu luận ông viết về Việt Nam năm 1992. “Ở Huế, cứ chiều đến, những nữ sinh trung học trở về nhà sau khi tan học, từng đoàn nữ sinh đạp xe trên con phố, tất cả đều tha thướt trong những tà áo dài trắng tinh, một kiểu trang phục gồm áo dài may ôm sát người mặc trùm lên quần rộng. Không phải vô cớ mà những nhà thờ Công giáo còn lại gióng lên hồi chuông cầu kinh Đức Bà vào thời điểm này trong ngày. Tôi không hiểu ở một nơi mà cái đẹp đã trở nên quá đỗi bình dị như thế có thể thay đổi được bản chất của một xã hội hay không.”Sau khi trầm trồ trước “tỷ lệ khổng lồ những mỹ nhân ngư và giai nhân tuyệt sắc” ở cái đất nước Địa đàng này, O’Rourke viết: “Giờ thì tôi hiểu tại sao chúng ta lại can dự vào Việt Nam. Chúng ta đã phải lòng… [Chúng ta] đã ngây ngất bởi nơi này. Tất cả mọi người, từ những cố vấn đầu tiên mà Ike3 gửi tới đây năm 1955 cho đến Henry Kissinger ở bàn đàm phán hòa bình Paris, thảy đều mê mệt đến phát cuồng vì Việt Nam. Nó làm tan vỡ trái tim họ. Họ cứ tiếp tục đến thăm và gửi hoa mãi không thôi. Họ không thể tin nổi rằng đây là lần chia tay cuối cùng.”Trước khi bắt đầu câu chuyện của mình về Việt Nam và nước Mỹ (với đôi nét điểm qua về nước Pháp và những khu vực khác trên thế giới), tôi xin phép được nói rằng cuốn sách này nói về chiến tranh và tình yêu, về những bài học Việt Nam, tác chiến chống nổi dậy và những cuộc xung đột khác bị gọi là phi chính quy. Nó cũng nói về những điệp viên và phóng viên cùng sự lẫn lộn giữa hai nghề này. Một số người sẽ cho rằng các phóng viên góp phần làm cuộc chiến (của chúng ta) tại Việt Nam thất bại. Trong trường hợp này, tôi xin khẳng định rằng có một phóng viên đã góp phần mang đến chiến thắng trong cuộc chiến - cho phía người Việt. Cuốn sách phiền muộn này nói về thông tin và hỏa mù cùng sự mơ hồ không thể tránh khỏi trong việc xác định ranh giới nơi hai yếu tố này hòa nhập vào nhau. Cuốn sách không đưa ra thêm chân lý nào có thể được đúc rút thành những bài học mới về chiến tranh Việt Nam. Nó nói về cuộc sống đơn giản của một con người phức tạp. Sự thật nằm trong các chi tiết. Chúng ta hãy bắt đầu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Điệp Viên Yêu Chúng Ta - Chiến Tranh Việt Nam Và Trò Chơi Nguy Hiểm Của Phạm Xuân Ẩn PDF của tác giả Thomas A. Bass nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.