Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thiện, Ác Và Smartphone (Đặng Hoàng Giang)

Trong thời đại của Internet, chưa bao giờ con người lại bị lăng nhục nhanh, nhiều và dễ dàng đến thế! Qua những câu chuyện thời sự nóng bỏng, Thiện, Ác và Smartphone của Đặng Hoàng Giang phác họa sắc nét chân dung của văn hóa làm nhục thời mạng xã hội, khiến chúng ta rùng mình vì sự xấu xí và sức phá hủy của nó. Những phân tích thấu đáo buộc chúng ta phải đối diện với bản thân, và giật mình nhận ra đôi khi chính mình cũng đang góp phần tạo ra bức chân dung đó, để hủy hoại người khác và hủy hoại bản thân.

Không dừng lại ở đó, tác giả chỉ ra con đường thoát bằng sức mạnh của sự điềm tĩnh và vững vàng của lòng trắc ẩn. Để luôn ý thức rằng đằng sau những avatar ảo là con người thật. Để phê bình mà không mạt sát, lên án nhưng không lăng nhục. Để trong khi thượng tôn pháp luật vẫn trân trọng nhân phẩm con người. Để thấu cảm, khoan dung, tha thứ và hướng tới một xã hội của công lý phục hồi và hàn gắn, thay vì của trừng phạt tàn khốc.

Giàu chất thời sự nhưng mang ý nghĩa vững bền, chạm tới từng góc khuất trong tâm can mỗi người nhưng đồng thời bao quát cả xã hội, cuốn sách mang tính xây dựng và tinh thần nhân văn sâu sắc.

Hãy đặt smartphone xuống và đọc cuốn sách này!

*** Tìm mua: Thiện, Ác Và Smartphone TiKi Lazada Shopee

Cuốn sách của Đặng Hoàng Giang ngập tràn những câu chuyện thực tế và những ví dụ cụ thể. Vì vậy, tôi sẽ viết lời tựa cho nó cũng bằng một ví dụ cụ thể.

Tháng 9 năm 2016, một quán karaoke ở Hà Nội bị cháy và bức ảnh một nữ nhân viên chạy ra ngoài che mặt bằng chiếc áo lót thấm nước lan truyền trên mạng. Thay vì khen ngợi cô gái có kỹ năng sống và biết xử lý tình huống rất thông minh (trong hỏa hoạn ta dễ chết ngạt vì khói hơn là chết thiêu trong lửa), vô số những bình luận độc ác nhanh chóng nhấn chìm cô gái xuống bùn đen. Người ta mặc định cô là gái bán hoa, miệt thị nhân cách của cô, phán xét cô vì là gái bán hoa nên cũng sẽ là kẻ toàn ăn không ngồi rồi, cướp chồng người khác (!), và ám chỉ nếu cô chết thiêu thì cũng đáng kiếp bằng những lời nói dửng dưng tàn nhẫn: “Úi giời, toàn là bọn điếm ý mà”. Hai ngày sau vụ tai nạn kinh hoàng, cô gái phải kêu lên: “Có lẽ nào tôi chết trong đám cháy ấy còn tốt hơn là may mắn sống đến bây giờ để nhận những lời miệt thị từ các bạn?”

Hãy thử tưởng tượng là họ chạy ra từ một công sở bị cháy, cô gái có cách xử lý cực kỳ thông minh ấy sẽ được tung hô như người hùng. Nhưng định kiến xã hội và sự tàn ác của những kẻ vô danh mạnh hơn sự công bằng: làm ở quán karaoke thì là gái làm tiền. Không ai có bằng chứng, nhưng cần gì bằng chứng? Một xã hội càng thiếu khoan dung thì càng nhiều định kiến, đơn giản vì nó khiến người ta phán xét tốt xấu một cách giản đơn nhất mà không cần lòng nhân ái, khả năng biết chờ đợi sự thật, và khả năng lắng nghe những số phận riêng biệt của từng con người.

Việc tuyên án các cô gái là người bán dâm tạo nguyên cớ cho việc sỉ nhục thay vì tung hô. Trong cuốn sách này, Đặng Hoàng Giang phân tích khá kỹ lưỡng về quá trình diễn biến và nguồn gốc của sỉ nhục từ khía cạnh tâm lý. Khối lượng kiến thức mà tác giả đầu tư khiến cuốn sách mang tầm vóc của một tác phẩm khoa học thường thức. Nó thỏa mãn sự đòi hỏi học thuật của các chuyên gia tâm lý, nhưng đồng thời cũng là một cánh cửa biến hóa với chiếc tay nắm vừa tầm với bất kỳ một người đọc nào, dù tình cờ hay chủ ý. Cuốn sách là một chiếc gương tâm lý phản chiếu một phần cuộc sống của chúng ta, nơi mỗi cá nhân có thể dễ dàng nhận thấy mình đã từng vừa là nạn nhân, và đôi khi vừa là thủ phạm một cách vô thức.

Là một người nghiên cứu văn hóa từ góc độ liên ngành (interdisciplinary), tôi cảm thấy thực sự thích thú khi có cơ hội được ráp nối những phân tích sắc sảo của tác giả với những hiểu biết của chính mình về vai trò của “ý thức nhóm” trong sinh học tiến hóa.

Từ góc nhìn chọn lọc tự nhiên, một lý do khiến con người trở nên ác độc với kẻ khác là việc chúng ta phải bảo vệ người cùng phe với mình. Con người là sinh vật bầy đàn, không có bầy đàn thì cá nhân không thể tồn tại. Vì vậy, bầy đàn trở thành đối tượng quan trọng để yêu thương, hy sinh và bảo vệ. Trong quá trình tiến hóa, chúng ta dần dần xây dựng khả năng nhận biết kẻ cùng bầy đàn thông qua ngôn ngữ, cách ăn mặc, giá trị, hoặc hành vi... Kẻ không chia sẻ những đặc tính này thường kích hoạt hệ thống amygdala trong não chúng ta với tín hiệu “kẻ lạ, dè chừng”. Khi phải cạnh tranh nguồn sinh sống, chúng ta không thể vị tha với kẻ khác bầy đàn giống như kẻ cùng bầy đàn được, và tiến hóa xã hội hình thành một công cụ hữu hiệu để giúp con người có đủ dã tâm tàn hại kẻ khác (demonization - nghĩa là “biến kẻ khác thành quỷ dữ”).

Để lòng trở nên vô cảm với kẻ thù, ta sẽ miêu tả họ là vô đạo đức, dã thú, xấu xa. Giết một kẻ xấu xa sẽ dễ dàng hơn giết một kẻ cũng giống như chúng ta. Đó là công cụ đắc lực để con người coi đồng loại là loài cầm thú đáng bị tiêu diệt, để vượt qua lòng vị tha và sẵn sàng vung kiếm trên chiến trường hoặc trên Facebook. Phi nhân hóa và sỉ nhục kẻ khác vì vậy một phần có nguồn gốc tiến hóa, và oái oăm thay, lại là sản phẩm của lòng trung thành với bầy đàn của chính mình. Nói cách khác, chúng ta vì yêu bầy đàn (gia đình, tộc họ, quốc gia, tôn giáo) của mình quá mà kết quả là biến bầy đàn khác thành kẻ xấu xa. Điều đó giải thích cho việc một số phụ nữ kiên quyết đổ tội cho gái mại dâm chứ chồng mình nhất định chỉ là nạn nhân bị dụ dỗ. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng vậy, nó bôi nhọ, kết án, sỉ nhục, và biến quốc gia và nhóm người khác thành quỷ dữ.

Con đường mà Đặng Hoàng Giang dẫn bạn đọc đi qua sẽ khiến không ít kẻ trong chúng ta giật mình vì nhìn thấy chính bản thân trong đó. Vô tình hay cố ý, ai trong chúng ta cũng từng phán xét, hạ nhục, hoặc phi nhân hóa kẻ khác, về khía cạnh tâm lý, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi các phân tích của tác giả bởi tôi cho rằng, một cách gián tiếp, hạ thấp kẻ khác khiến cho ta cảm thấy hài lòng với bản thân, với nhân cách mình đang có mà không mất nhiều thời gian tự kiểm điểm. Nếu kẻ kia xấu xa thì đương nhiên kẻ mạt sát họ (tức là ta) trở thành tốt đẹp. Những vấn đề mà ta đang có bị lu mờ và đẩy lùi vào hậu trường. Ta mải mê mạt sát mà quên soi gương để tự kiểm điểm bản thân, vì chỉ cần chứng minh kẻ kia là bóng tối thì ta thành ánh sáng.

Tôi đặt tên cho hành động này là “thủ dâm nhân cách”, với ý rằng sỉ nhục, hạ thấp, phi nhân hóa đối phương chỉ là một cơn cực khoái bằng đồ giả, một liều doping trá hình để xoa xít cho cái nhân cách đang hơi hoang mang, hơi bối rối, thậm chí đôi khi hơi thiếu tự tin của bản thân. Như một kẻ phải bắt nạt người khác mới thấy mình mạnh mẽ, bôi đen người khác mới có thể tự thuyết phục rằng mình trong sạch, giết chết người khác mới có thể biết rằng mình đang sống.

Ai trong chúng ta cũng từng thủ dâm nhân cách, và đều từng bị vướng vào vòng xoáy khủng khiếp ấy, nhất là những kẻ từng chịu đớn đau. Đặng Hoàng Giang đã rất chính xác khi gọi tên khát vọng muốn chà đạp kẻ khác đôi khi xuất phát từ sự tổn thương vì bị chối bỏ. Những nỗi đau vô thức dù ta đã quên đi nhưng luôn tồn tại như các cơn sóng ngầm lái con thuyền hành vi vào tâm bão, khiến ta quay cuồng mà khó thực sự hiểu ra nguyên cớ. Những trận đòn của bố mẹ hay sự xâm phạm tình dục thời thơ ấu sẽ như vết thương vô hình đi theo suốt cuộc đời và ngấm ngầm phá hoại tình yêu, công việc, hay các giao tiếp hết sức thông thường hằng ngày.

Tôi đặc biệt thích thú với những chương cuối trong cuốn sách. Nó mở ra những giải pháp và đặt vào tay người đọc những cơ hội thay đổi. Nó giúp mỗi chúng ta nhìn nhận rõ hơn sự khác nhau giữa phê bình và mạt sát, giữa lên án và sỉ nhục, giữa bản án của trái tim khoan dung và bản án của sự căm giận, giữa công bằng của pháp quyền và công lý của sự cuồng nộ.

Những điều xấu xa và tốt đẹp sẽ luôn song hành với nhau, nhưng cuốn sách này sẽ khiến bạn tự hỏi, liệu có gì không ổn ở việc trừng phạt sự xấu xa này bằng một sự xấu xa khác? Nó giống như án tử hình vậy, giết người để dạy rằng giết người là sai. Liệu chúng ta có thể đối mặt với cái ác bằng trái tim nhân từ và lý trí sáng suốt? Nếu có kẻ sỉ nhục ta hoặc những giá trị mà ta tôn thờ, liệu ta có nên sỉ nhục lại kẻ đó và biến kẻ đó thành ác quỷ? Liệu ta có hiểu rằng, ta không thể làm tổn thương kẻ khác trước khi làm chính mình bị tổn thương bởi những khát khao làm điều ác? Liệu ta có còn kịp nhớ rằng, ta không thể biến kẻ khác thành ác quỷ nếu trái tim ta không đủ nguyên liệu để hình thành nên ác quỷ?

Ác quỷ không dọn đường cho một cái thiện lớn hơn. Nó dọn đường cho một bãi chiến trường. Nếu trên bãi chiến trường ấy những đấu sĩ trở thành vô danh, những đối thủ chỉ là các avatar hư ảo, những nhát kiếm giết người chỉ cần bấm nút like, thì khả năng tàn sát của chúng ta chẳng kém gì các trò chơi điện tử đẫm máu. Vấn đề ở đây là máu thật và những số phận người thật. Chính vì lý do này, những điều Đặng Hoàng Giang chia sẻ chưa bao giờ đúng thời điểm hơn, khi mà mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại.

Cho nên, tôi sẽ là người đầu tiên tham gia vào “dự án trắc ẩn” của anh. Đó là những cố gắng ứng xử tử tế khi đối diện với giận dữ, đó là việc dừng lại và chờ cho đến khi tiếng nói cất lên không phải tiếng nói của nỗi căm ghét mà là của lòng từ tâm.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiện, Ác Và Smartphone PDF của tác giả Đặng Hoàng Giang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tạp Bút Bảo Ninh (Bảo Ninh)
Những bài báo ngắn ký tên Nhật Giang, Bảo Ninh, Mã Pí Lèng… in phần lớn trên báo Văn Nghệ Trẻ và các tờ Quân Đội Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tia Sáng, Lao Động… được tập hợp trong cuốn sách có cái tên giản dị - Tạp bút Bảo Ninh - thực sự cho thấy một nhà văn công dân Bảo Ninh. Cả với những bài như một tiểu luận nhỏ, văn chương Bảo Ninh vẫn đầy ắp cảm xúc chân thành, giận dữ với thói đê tiện, dịu dàng với cái đẹp và những kỷ niệm đời người của năm 69, năm 72, năm 75, và những năm sau này. Cuộc sống, con người trong và sau chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh thổn thức mãi khôn nguôi. Nhận định "Điều gì làm cho Bảo Ninh "viết cái gì cũng hay"? Đương nhiên là tài năng là tài năng trời phú của ông, nhưng nó chỉ là một phần như một nhà triết học đã nói, phần quan trọng còn lại là lao động. Mà yếu tố quan trọng nhất trong lao động của ông là sự nghiêm khắc. Bảo Ninh là người rất nghiêm khắc. Ông nghiêm khắc với những quy định của tờ báo, nghiêm khắc với đề tài ông chọn, nghiêm khắc với cách nhìn hay phán xét của mình, và sau cùng là nghiêm khắc với từng con chữ." (Nguyễn Quang Thiều)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tạp Bút Bảo Ninh PDF của tác giả Bảo Ninh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Gã Nghiện Giày - Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike (Phil Knight)
Một câu chuyện cuốn hút, và truyền cảm hứng. 24 tuổi, lấy bằng MBA ở Đại học Stanford, trăn trở với những câu hỏi lớn của cuộc đời, băn khoăn không biết tiếp tục làm việc cho một tập đoàn lớn hay tạo dựng sư nghiệp riêng cho mình... 24 tuổi, năm 1962, Phil Knight quyết định rằng con đường khác thường mới là lựa chọn duy nhất dành cho ông... Rồi ông khoác ba lô đi đến Tokyo, Hongkong, Bangkok, Việt Nam, Calcutta, Kathmandu, Bombay, Cairo, Jerusalem, Rome, Florence, Milan, Venice, Paris,, Munich, Vienna, London, Hy Lạp... Để rồi khi về lại quê nhà ở bang Oregon, ông quyết định mở công ty nhập khẩu giày chạy từ Nhật. Ban đầu chỉ một đôi để thử, rồi vài chục đôi, bán tại tầng hầm của gia đình bố mẹ Phil. Đam mê, quyết tâm, dám chấp nhận thất bại, vượt qua nhiều chông gai từ chuyện thiếu vốn, đến chuyện cạnh tranh từ đối thủ nhập khẩu khác… Phil Knight đã đưa công ty nhập khẩu giày ra đời với 50 đô-la mượn của bố phát triển đến doanh nghiệp có doanh số hơn 1 triệu đô-la chỉ 10 năm sau đó, năm 1972. Nhưng không may, đối tác Nhật Bản trở chứng, đứng trước nguy cơ phải giải tán công ty mình dày công thành lập, ông và cộng sự đã chuyển hướng sang sản xuất giày, từ đó logo và thương hiệu Nike ra đời. Ông không đưa ra bí quyết, chiến lược, hay bước hành động dành cho các bạn trẻ mê kinh doanh, các chủ doanh nghiệp đang dồn hết tâm sức cho đứa con doanh nghiệp của mình; nhưng qua câu chuyện và cách xử lý của ông, người đọc sẽ học được rất nhiều những bài học quý giá về gầy dựng doanh nghiệp, vượt qua khó khăn và thất bại không thể tránh khỏi, để từ đó có tư duy kinh doanh cho riêng mình. Đó là những câu chuyện là nhân sự (chọn được người để cùng mình bước lên hành trình xây dựng công ty đầy gian nan), dòng tiền, về làm ăn với các đối tác, khi bị đối thủ tấn công, rồi mặt bằng, rồi biến động tỉ giá, rồi cả những sự vụ pháp lý có liên quan… Con đường Phil Knight cùng những gã nghiện giày khác xây dựng thương hiệu Nike đầy chông gai, những cuộc “chiến đấu” bất tận và cả thất bại, và Knight đã chia sẻ thẳng thắn tất cả trong quyển sách này. Ông không giấu giếm, kể cả những chuyện xấu của ông, ví dụ như một lần lục cặp tài liệu của đối tác Nhật Bản! Bằng giọng văn mộc mạc, câu ngắn gọn, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện truyền cảm hứng này. Tìm mua: Gã Nghiện Giày - Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gã Nghiện Giày - Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike PDF của tác giả Phil Knight nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” (Ngô Đức Hùng)
Để yên cho bác sĩ 'Hiền' - cuốn sách mới tập hợp các câu chuyện đời, chuyện nghề qua giọng văn nhiều cung bậc cảm xúc, sắc sảo, tinh tế, thâm thúy của bác sĩ Ngô Đức Hùng với nghề, với đời. Không đơn thuần là cuốn sách tự sự hay tản văn, bởi có thể coi cuốn sách là sự tổng hòa giữa bút ký, tự sự và tản văn với cấu trúc được phân theo bốn chương như một tiểu thuyết xoay quanh những góc nhìn về cuộc sống của chính tác giả-bác sĩ Ngô Đức Hùng, bao gồm: Chuyện nghề, chuyện bệnh viện, chuyện đời và chuyện tôi. *** Bác sỹ Ngô Đức Hùng (1981) - Bác sĩ chuyên khoa Hồi Sức Cấp Cứu - BV Bạch Mai (Hà Nội) Tốt nghiệp loại giỏi trường Y và là bác sỹ nội trú sau 11 năm học liên tục. Được đi tu nghiệp nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn quyết định ở Việt Nam làm bác sỹ. Hiện anh đang làm việc ở tại một bệnh viện đầu ngành ở Hà Nội và sẵn sàng đóng góp cho cuộc đời một trái tim. Tìm mua: Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” TiKi Lazada Shopee Tự nhận mình là kẻ đứng giữa dòng chảy cuộc đời nhưng điềm nhiên như đứng ngoài sự việc và mắc một thứ bệnh kinh niên là “tiêu chảy ngôn ngữ”, bác sỹ Hùng Ngô rất khéo tự hoạ mình và cuộc đời mình bằng con chữ, tuy nhiên, không có trong vốn từ vựng hai chữ “giá như”. Bác sỹ Hùng Ngô là gương mặt quen thuộc cộng đồng mạng qua những bài viết đề cập những vấn đề “nóng” của xã hội, đặc biệt là những vấn đề của nghề Y - tâm điểm của những cơn bão trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Những câu chuyện đời, chuyện nghề qua giọng văn nhiều cung bậc cảm xúc, sắc sảo, tinh tế, thâm thúy của anh với đầy tâm huyết với nghề, với đời đã cuốn hút hàng chục ngàn lượt người tham gia tương tác và trò chuyện. “Để yên cho bác sỹ “hiền”” được chắt lọc từ những bài viết anh đã đăng tải trước đó trên mạng xã hội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” PDF của tác giả Ngô Đức Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” (Ngô Đức Hùng)
Để yên cho bác sĩ 'Hiền' - cuốn sách mới tập hợp các câu chuyện đời, chuyện nghề qua giọng văn nhiều cung bậc cảm xúc, sắc sảo, tinh tế, thâm thúy của bác sĩ Ngô Đức Hùng với nghề, với đời. Không đơn thuần là cuốn sách tự sự hay tản văn, bởi có thể coi cuốn sách là sự tổng hòa giữa bút ký, tự sự và tản văn với cấu trúc được phân theo bốn chương như một tiểu thuyết xoay quanh những góc nhìn về cuộc sống của chính tác giả-bác sĩ Ngô Đức Hùng, bao gồm: Chuyện nghề, chuyện bệnh viện, chuyện đời và chuyện tôi. *** Bác sỹ Ngô Đức Hùng (1981) - Bác sĩ chuyên khoa Hồi Sức Cấp Cứu - BV Bạch Mai (Hà Nội) Tốt nghiệp loại giỏi trường Y và là bác sỹ nội trú sau 11 năm học liên tục. Được đi tu nghiệp nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn quyết định ở Việt Nam làm bác sỹ. Hiện anh đang làm việc ở tại một bệnh viện đầu ngành ở Hà Nội và sẵn sàng đóng góp cho cuộc đời một trái tim. Tìm mua: Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” TiKi Lazada Shopee Tự nhận mình là kẻ đứng giữa dòng chảy cuộc đời nhưng điềm nhiên như đứng ngoài sự việc và mắc một thứ bệnh kinh niên là “tiêu chảy ngôn ngữ”, bác sỹ Hùng Ngô rất khéo tự hoạ mình và cuộc đời mình bằng con chữ, tuy nhiên, không có trong vốn từ vựng hai chữ “giá như”. Bác sỹ Hùng Ngô là gương mặt quen thuộc cộng đồng mạng qua những bài viết đề cập những vấn đề “nóng” của xã hội, đặc biệt là những vấn đề của nghề Y - tâm điểm của những cơn bão trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Những câu chuyện đời, chuyện nghề qua giọng văn nhiều cung bậc cảm xúc, sắc sảo, tinh tế, thâm thúy của anh với đầy tâm huyết với nghề, với đời đã cuốn hút hàng chục ngàn lượt người tham gia tương tác và trò chuyện. “Để yên cho bác sỹ “hiền”” được chắt lọc từ những bài viết anh đã đăng tải trước đó trên mạng xã hội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” PDF của tác giả Ngô Đức Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.