Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi (Sigmund Freud)

Tâm Lý Học Đám Đông - Cùng Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi Của S. Freud - Tủ Sách Tinh Hoa Tri Thức Thế Giới. Sự kiện nổi bật nhất của đám đông tâm lí là điều sau đây: dù những cá nhân họp thành nó như thế nào, dù đời sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ của những cá nhân ấy giống nhau hay khác nhau ra sao, thì chỉ riêng việc họ chuyển biến thành...

Mới nhìn thì sự đối lập giữa tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội (hay tâm lí đám đông) có vẻ như sâu sắc, nhưng xét cho kĩ thì tính cách đối lập sẽ bớt đi nhiều. Tuy khoa tâm lí cá nhân đặt căn bản trên việc quan sát các cá nhân riêng lẻ, nó nghiên cứu các phương thức mà cá nhân theo nhằm đáp ứng các dục vọng của mình; nhưng thực ra chỉ trong những trường hợp hãn hữu, trong những điều kiện đặc biệt nào đó nó mới có thể bỏ qua được quan hệ của cá nhân với tha nhân. Trong tâm trí của cá nhân thì một cá nhân khác luôn luôn hoặc là thần tượng, hoặc là một đối tượng, một người hỗ trợ hay kẻ thù và vì vậy mà ngay từ khởi thủy khoa tâm lí cá nhân đã đồng thời là khoa tâm lí xã hội theo nghĩa thông dụng nhưng rất đúng này.

Thái độ của cá nhân đối với cha mẹ, anh chị em, người yêu, thày thuốc nghĩa là tất cả các mối liên hệ của cá nhân mà cho đến nay đã là các đối tượng nghiên cứu chủ yếu của môn phân tâm học có thể được coi là những hiện tượng xã hội đối lập với một vài tiến trình khác mà chúng tôi gọi là ngã ái (narcissistic) trong đó việc đáp ứng các dục vọng không dựa vào tha nhân hoặc tránh tha nhân. Như vậy, sự đối lập giữa hoạt động của tâm thần xã hội và tâm thần ngã ái - Bleuer có lẽ sẽ nói là tâm thần tự kỉ (autistic) - là thuộc lĩnh vực của khoa tâm lí cá nhân và không thể là lí do để tách tâm lí cá nhân khỏi tâm lí xã hội hay tâm lí đám đông.

Trong các mối quan hệ nêu trên của cá nhân đối với cha mẹ, anh chị em, người yêu, thày thuốc, cá nhân chỉ chịu ảnh hưởng của một người hay của một nhóm người hạn chế, mỗi người trong số họ đều có tầm quan trọng đặc biệt đối với cá nhân đó. Khi nói đến tâm lí xã hội hay tâm lí đám đông người ta thường không để ý đến các mối liên hệ đó, mà người ta coi đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng đồng thời của một số lớn tha nhân đối với một cá nhân mà anh ta có quan hệ ở một phương diện nào đó trong khi trong những phương diện khác anh ta có thể hoàn toàn xa lạ với họ. Như vậy nghĩa là môn tâm lí đám đông nghiên cứu từng cá nhân riêng biệt khi họ là thành viên của một bộ lạc, của dân tộc, đẳng cấp, thể chế xã hội nhất định hay như một nhân tố cấu thành của một đám đông tụ tập lại vì một mục đích nào đó, trong một thời gian nào đó. Sau khi mối liên hệ tự nhiên đó chấm dứt, người ta có thể coi những hiện tượng xảy ra trong những điều kiện đặc biệt đó là biểu hiện của một dục vọng đặc biệt, dục vọng xã hội (herd instinc t- bản năng bầy đàn, group mind - tâm lý nhóm), không thể phân tích được và không xuất hiện trong những điều kiện khác. Nhưng chúng tôi phải bác bỏ quan điểm ấy vì không thể coi số lượng người có mặt lại có ảnh hưởng lớn đến nỗi cá nhân có thể đánh thức dậy một dục vọng mới, cho đến lúc đó vẫn còn ngủ yên, chưa từng hoạt động. Chúng ta hãy chú ý đến hai khả năng khác sau đây: dục vọng tập thể có thể không phải là nguyên thuỷ và có thể phân tích được; có thể tìm thấy nguồn gốc của dục vọng ấy trong khung cảnh nhỏ hẹp hơn, thí dụ như trong gia đình.

Khoa tâm lí đám đông tuy mới ra đời nhưng đã bao gồm rất nhiều vấn đề riêng biệt và đặt ra cho nhà nghiên cứu hàng loạt bài toán cho đến nay vẫn còn chưa được tách biệt. Chỉ một việc phân loại các hình thức quần chúng khác nhau, và mô tả các hiện tượng tâm thần mà các khối quần chúng ấy thể hiện đã đòi hỏi một quá trình quan sát lâu dài và ghi chép tỉ mỉ rồi; đã có nhiều tài liệu về vấn đề này được xuất bản. Lãnh vực tâm lí đám đông thật là mênh mông, tôi thiết tưởng chẳng cần nói trước rằng tác phẩm khiêm tốn của tôi chỉ đề cập đến một vài lĩnh vực mà thôi. Quả thực ở đây chỉ xem xét một số vấn đề mà phân tâm học miền sâu quan tâm. Tìm mua: Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Sigmund Freud":Cái Tôi Và Cái NóNguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo - Vật Tổ Và Cấm KỵTâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái TôiTương Lai Của Một Ảo TưởngVăn Minh Và Những Bất Mãn Từ Nó

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi PDF của tác giả Sigmund Freud nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Mỗi đứa trẻ một cách học
Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học Mỗi đứa trẻ một cách học – Cynthia Ulrich Chuyện cha mẹ bao bọc con cái, giáo dục theo cách ông bà xưa để lại là căn bệnh trầm kha nặng nề của xã hội ta. Bạn có biết rằng Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học? Vậy nhưng sự thật là tất cả các bậc cha mẹ và thầy cô đều có chung một đích đến: những đứa trẻ sẽ trở thành học sinh xuất sắc và có niềm hứng khởi, say mê vô tận với việc học. Sự uyên bác, sự linh hoạt và những kiến giải sâu sắc, đầy kinh nghiệm của một chuyên gia giáo dục tài năng sẽ giúp bạn giáo dục con đúng đắn. Chỉ với việc nhìn nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể với cá tính riêng biệt, bạn mới không đi vào lối mòn rập khuôn và làm lệch lạc thiên hướng phát triển. Chỉ khi xác định đúng phong cách học tập của trẻ, bạn mới có thể khơi dậy tối đa khả năng tiềm tàng trong con trẻ. Bạn cũng nên đọc: 7 Loại Hình Thông Minh Đừng ép con “khôn” sớm Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học sẽ giúp bạn tìm ra phong cách học tập cho con của bạn, cách bố trí không gian, nhiệt độ, ánh sáng, thời gian học nào phù hợp nhất với con. Bạn cũng sẽ hiểu đâu là cách giúp con bạn tập trung và nhớ hiệu quả nhất cũng như cách xác định những thế mạnh và hạn chế của con bạn. Bạn sẽ bắt đầu một hành trình mới mẻ và đầy thử thách, nhưng cuối cùng, chính bạn sẽ phải kinh ngạc với thành quả lớn lao mà cuốn sách này mang lại.
The Fine Art Of Small Talk
The Fine Art Of Small Talk The Fine Art Of Small Talk – Debra Fine Trong những bữa tiệc đứng bàn chuyện làm ăn, có phải bạn chỉ biết đi lại loanh quanh cạnh bàn tiệc? Căng thẳng trong những buổi phỏng vấn xin việc hay chờ ai đó hỏi chuyện trước có đúng là tình trạng của bạn không? Có phải bạn muốn gây dựng quan hệ nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Nếu đúng vậy, đã đến lúc bạn nên đọc The Fine Art Of Small Talk. Hãy học cách: Bắt đầu cuộc trò chuyện – thậm chí ngay cả khi bạn chẳng có gì để nói; Tránh những khoảnh khắc im lặng, vụng về, lúng túng; Tiếp thu những kĩ năng lắng nghe sẽ giúp bạn trở thành người giao tiếp tốt hơn; Chấm dứt cuộc trò chuyện một cách nhã nhặn; Biến mỗi lần trò chuyện thành cơ hội để gặt gái thành công! Tư Duy Nhanh Và Chậm Lối Mòn Của Tư Duy Cảm Tính 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai Một quyển sách nhỏ đầy lời khuyên hữu ích cho các bạn chưa cảm thấy tự tin khi trò chuyện cùng người khác. Tôi có một vài người bạn kém tự tin trong việc nói chuyện vì lúng túng không biết nói điều gì, nói như thế nào, thái độ, phong cách ra sao… Nếu bạn cũng gặp những vấn đề như thế, hãy tin rằng quyển sách này sẽ cung cấp đầy đủ những lời khuyên có ích. Từ các chủ đề có thể dùng để nói chuyện với người mới quen, nên duy trì, kéo dài cuộc nói chuyện thế nào cho duyên dáng, vui vẻ, lẫn cách kiểm soát thái độ của mình. Lời khuyên cho việc giao tiếp thì rất nhiều, nhưng tôi nghĩ những điều được khuyên trong quyển sách vẫn cần phải được đem ra rèn luyện một thời gian, nếu bạn thực sự muốn trở thành người giao tiếp khéo léo. Giao tiếp, nói thế nào đi nữa, cũng không phải là thứ người ta có thể thành thạo chỉ bằng cách đọc sách.
Tâm Lý Học Tội Phạm
Tâm Lý Học Tội Phạm là bộ sách đề cập đến quyền lựa chọn, ý chí tự do, cái thiện và cái ác, phản ứng trước cám dỗ và sự thể hiện lòng dũng cảm hay hèn nhát khi đối mặt với nghịch cảnh của con người. Những cuốn sách thiêng liêng của các tôn giáo đều khuyên loài người không nên lừa dối, giận dữ và kiêu ngạo. Chúng ta nghĩ bản thân thế nào thì sẽ là như thế. Chúng ta không thể giúp một người từ bỏ tội ác và sống có trách nhiệm nếu không thể khiến anh ta thay đổi nhân tính, đó chính là “suy nghĩ”. Ấn bản đầu tiên của cuốn sách “Tâm lý học tội phạm” được xuất bản năm 1984, và ấn bản thứ hai xuất bản năm 2004. Sau một thập kỷ, và đã đến lúc bổ sung thêm các thông tin cho cuốn sách này. Trong ấn bản này, bạn sẽ hiểu chi tiết về các quá trình tư duy và chiến thuật phổ biến đối với những kẻ phạm tội, bất kể lý lịch hay tội ác của chúng. Giờ đây, với cái nhìn sâu sắc hơn tác giả Stanton E.Samenow đã cung cấp cho độc giả một ấn bản cập nhật hoàn toàn về tác phẩm kinh điển của mình, bao gồm những sự nhận thức mới mẻ về tội ác đang được chú ý ngày nay, từ sự rình rập và bạo lực gia đình đến tội phạm cổ cồn và chính trị khủng bố. Ông đã từng có ba thập kỷ làm việc với tội phạm khẳng định lại lập luận của mình rằng các yếu tố như nghèo đói, ly hôn và bạo lực trên phương tiện truyền thông không gây ra tội phạm. Đúng hơn, như các tài liệu của Samenow ở đây, tất cả tội phạm đều có chung một suy nghĩ đặc biệt – thường thấy rõ trong thời thơ ấu – khác hẳn với suy nghĩ của một công dân có trách nhiệm. Trong khi các loại tội phạm mới ngày càng phổ biến hơn, hoặc ít nhất là dễ nhìn thấy hơn với công chúng – từ lạm dụng vợ chồng đến các vụ xả súng ở trường học – có rất ít thay đổi về cách tiếp cận của chúng ta đối với tội phạm. Các chương trình phục hồi dựa trên giả định rằng xã hội đổ lỗi cho tội phạm nhiều hơn là tội phạm, một giả định mà mối liên hệ nhân quả vẫn chưa được thiết lập, đã được chứng minh là không đầy đủ. Tội phạm tiếp tục xâm chiếm mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, các tòa án hình sự và nhà tù luôn quá tải, và tỷ lệ tái phạm tiếp tục leo thang. Tiến sĩ Samenow, một nhà tâm lý học lâm sàng đã bác bỏ một cách hợp pháp những lời giải thích về hành vi tội phạm đổ lỗi cho hoàn cảnh, môi trường (xã hội, gia đình, truyền hình bạo lực,). Ông thường xuyên đưa ra những lời khái quát sâu rộng và không cung cấp gì khác ngoài những trường hợp có thật ủng hộ quan điểm của ông rằng tất cả tội phạm đều vi phạm pháp luật một cách có ý thức và cố ý. Hiểu biết thông thường về nguyên nhân phạm tội hiện vẫn là kim chỉ nam cho nhiều người vạch ra các chính sách phòng chống tội phạm. Các nhà hoạch định chính sách lãng phí hàng tỷ đô la khi họ ngây thơ tìm cách chống lại hành vi tội phạm bằng cách loại bỏ cái gọi là “nguyên nhân gốc rễ” về môi trường xung quanh. Điều quan trọng là chúng ta phải biết kẻ phạm tội là ai và làm thế nào và tại sao hắn lại hành động khác với những công dân có trách nhiệm. Từ sự hiểu biết đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý, nhân ái và hiệu quả. Review sách Tâm Lý Học Tội Phạm Luận điểm của tác giả là tội phạm là những người có tính cách tội phạm từ bé. Môi trường sống không phải là yếu tố để hình thành tính cách đó. Để chứng minh, tác giả đưa ra các trường cụ thể với các loại hình tội phạm khác nhau để làm luận cứ. Cách để một người có tính cách tội phạm ko trở thành tội phạm hoặc để tội phạm hoàn lương là dạy họ cách kiềm chế suy nghĩ của mình. Phương pháp đã được một tiền bối của tác giả áp dụng thành công. Nói chung sách rất đáng đọc. (Lê Anh) Tâm lý học tội phạm bao hàm một phạm vi rất rộng gồm nhiều chủ đề hấp dẫn. Suốt nhiều thế kỷ qua, con người đã luôn hứng thú với tội ác, và trong hàng trăm năm gần đây, tâm lý học đã phát triển từ một một môn học non nớt thành một một bộ phận trọng yếu trong cuộc sống. Ở một vài nước trên thế giới (như Mỹ, Anh Quốc), tâm lý học nằm trong top 3 môn học phổ biến được nhiều sinh viên chọn học nhất ở trường đại học và cao đẳng. Tâm lý học bây giờ đã được công nhận là có mối liên hệ bậc nhất với nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt với những tội phạm, tù nhân, cảnh sát, nhân chứng và tòa án. Cuốn sách này được viết cho cộng đồng nói chung, những ai có mong muốn hiểu thấu đáo hơn về tâm lý học tội phạm hơn là những kiến thức từ phương tiện truyền thông phổ biến như báo chí và truyền hình. Trong cuốn sách này, tác giả giải thích bằng một cách thân thiện, dễ hiểu đối với độc giả về nền tảng của tâm lý học tội phạm hiện đại. Do đó cuốn sách sẽ phù hợp với những ai có sở thích bắt đầu nghiên cứu về tâm lý học tội phạm. (Ẩn danh)
Dạy Con Kiểu Nhật
Dạy Con Kiểu Nhật Dạy Con Kiểu Nhật – Kubota Kisou Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài nếu chúng nhận được sự giáo dục đúng cách từ sớm. Và cha mẹ – những bậc sinh thành, tiếp xúc thường xuyên nhất với trẻ – là người có thể thực hiện việc này tốt hơn cả. Việc giáo dục trẻ cần được bắt đầu ngay từ khi bé chưa được 1 tuổi chứ không phải đợi đến lúc lớn lên. Đó không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn bởi vào giai đoạn này, bạn có thể dạy con mình ngay từ chính những hoạt động tiếp xúc khi bạn cưng chiều hay vui đùa với bé. Dạy Con Kiểu Nhật sẽ giúp những ông bố, bà mẹ tương lai tìm ra và ứng dụng hiệu quả phương pháp nuôi nấng những thiên thần của mình trưởng thành vững chắc và phát triển đầy đủ mọi tiềm năng của bé. Nó chứa đựng những kiến thức cơ bản, được diễn đạt dễ hiểu về đặc điểm sinh học của bé trong giai đoạn trước khi đầy năm. Đừng ép con “khôn” sớm Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái Từ những kiến thức nền tảng ấy, tác giả cung cấp cho các bậc phụ huynh những bài học, trò chơi thú vị để rèn luyện năng lực trí tuệ và phản xạ cho trẻ. Cuốn Dạy Con Kiểu Nhật – Giai Đoạn Trẻ 0 Tuổi nằm trong bộ 3 cuốn sách dạy con của giáo sư Kubota Kisou.