Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh Doanh

9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh Doanh

Cuốn sách này là bản tổng kết của nghiên cứu về 14 công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới. Tác giả đã trực tiếp thực địa và phỏng vấn, thu thập và nghiên cứu những tài liệu về nền móng công ty, quan sát và sử dụng dịch vụ mà họ cung cấp bất cứ khi nào có thể, đồng thời phát triển một khung khái niệm cho cuốn sách từ những nghiên cứu thực tế và những bài học chắt lọc, đan xen từ những công ty qua nghiên cứu thứ cấp và từ chính nền tảng kiến thức của tác giả như một kinh nghiệm quý báu.

Những công ty được tìm hiểu trong cuốn sách này đã dạy chúng ta những bài học quan trọng về quản lý dịch vụ, về lãnh đạo, về thành công bền vững và về cuộc đời. Họ không phải là những công ty bách chiến bách thắng, cũng có lúc họ gặp khó khăn, thách thức và cả thất bại. Nhưng họ thực sự là những tổ chức đặc biệt đã biết khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người để đóng góp lợi ích đáng kể cho xã hội. Họ đã thành công, rất thành công trên cả phương diện tài chính và phương diện con người. Và họ ngày càng thành công hơn nữa khi “trưởng thành” và “già dặn” hơn. Họ không thể bảo đảm chắc chắn tương lai sẽ như ra sao nhưng chắc chắn đó là một tương lai đầy hứa hẹn và triển vọng.

Độc giả sẽ học được những bài học cụ thể và hấp dẫn về những công ty dịch vụ được coi là thành công nhất mọi thời đại. *** Tác giả:

Leonard L. Berry là người sáng lập Texas A & M thuộc Trung tâm Nghiên cứu bán lẻ và phục vụ . Ông là cựu chủ tịch của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Berry là người đóng góp thường xuyên nhất với các dịch vụ tài liệu tiếp thị bằng tiếng Anh trên thế giới. Ông đã hai lần nhận được giải thưởng cao nhất trao cho A & M Texas với cương vị một giảng viên: giải thưởng Thành tựu xuất sắc trong giảng dạy và giải thưởng Thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu. Ông cũng nhận được giải thưởng Paul D. Converse năm 2008 của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, năm 2007 AMA/McGraw-Hill/Irwin Distinguished Marketing đã trao giải thưởng giáo dục cho ông nhờ những đóng góp của ông cho sự nghiệp tại Hiệp hội Marketing của Mỹ. v.v…

Tiến sĩ Berry là một thành viên Ban giám đốc của một số công ty công lớn và các tổ chức phi lợi nhuận quốc gia. *** Cách đây vài hôm, trên một trang báo mạng có một bài thú vị với nhan đề “Bún ‘mắng’, cháo ‘chửi’, phở xếp hàng vẫn đắt khách”. Là người Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội, có lẽ các bạn cũng không quá xa lạ với những hàng ăn kiểu này. Thức ăn ở đây rất ngon nhưng dịch vụ khách hàng thì dường như hoàn toàn ngược lại, nếu không muốn nói là không hề tồn tại khái niệm này tại đây. Tuy nhiên, nếu nghĩ bạn có thể bỏ qua dịch vụ khách hàng mà chỉ tập trung vào sản phẩm để phát triển công ty thì thật sai lầm hay nói đúng hơn, bạn đã không hiểu được bản chất của dịch vụ khách hàng.

Ai chắc cũng biết câu nói nổi tiếng “Khách hàng là Thượng đế”, tuy nhiên, khi phục vụ các “thượng đế”, chúng ta phục vụ bằng sự sợ hãi, nịnh bợ hay cứng nhắc đều không mang lại hiệu quả. Đó là điều không nên mà cũng không thể duy trì lâu dài. Khách hàng nên được phục vụ bằng cái tâm của người nhân viên, những người coi họ như gia đình hoặc bạn bè. Ở một góc độ nhất định, các quán ăn được nói đến ở trên đã vô tình làm được điều đó khi tạo nên hình ảnh một người chủ quán như những người bà, người mẹ, thường mắng mỏ con cháu khi con cháu mắc lỗi. Tuy không phải tất cả nhưng chắc chắn không ít khách hàng khi đến đây sẽ liên tưởng về những người phụ nữ quý giá nhất trong cuộc đời mình.

Trong cuốn 9=10, tác giả đã đề cập đến 14 công ty như vậy. Họ coi khách hàng như người thân của mình để phục vụ một chân thành, do đó họ đã đạt được thành công bền vững và trở thành những công ty dịch vụ vĩ đại. Bí quyết nằm ở 9 yếu tố: tập trung chiến lược, thực thi hoàn hảo, nắm bắt số phận, mối quan hệ dựa trên lòng tin, sự hào phóng, đầu tư vào thành công của nhân viên, khiêm tốn, khai thác thương hiệu để dẫn dắt sự thỏa mãn của khách hàng, đổi mới và phát triển, mà bạn sẽ được biết đến trong cuốn sách này. Ngoài ra, dù những công ty này đều hoạt động trong các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, như bán lẻ (Ukrop’s Super Markets), đồ ăn nhanh (Chick-fil-A), đội bóng chày (St. Paul Saints), hàng không (Midwest Express Airlines), bảo hiểm (USAA), du lịch (Special Expeditions), khách sạn (Bergstrom Hotels), cho thuê xe (Enterprise Rent-A-Car), bán đệm qua điện thoại (Dial-A-Mattress), nhưng họ đều áp dụng những yếu tố “kỳ diệu” này vào các hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể tìm được hình mẫu của mình trong đó.

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay
100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay (Tái Bản 2017)• Bạn có biết cách biến khủng hoảng thành thắng lợi?• Bạn có viết được một thông cáo báo chí có giá trị quảng cáo không mất tiền?• Bạn có biết cách “đánh cướp” chiến dịch PR của đối thủ và quay mũi dùi chĩa ngược lại họ?PR là hào hứng, là cần thiết, và dễ làm – khi bạn biết cách. Hàng ngàn công ty sử dụng PR để quảng bá, để chinh phục khách hàng, để tháo ngòi nổ khủng hoảng và những mối đe dọa tiềm tàng, và để đặt tên tuổi của mình vào tầm mắt của công chúng. Jim Blythe đã tổng hợp 100 ý tưởng từ những công ty có thật, những ý tưởng đã hiệu quả hết lần này đến lần khác trong việc tạo ấn tượng đúng đắn.Được viết một cách sinh động, 100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay cung cấp đạn dược mà bạn cần để chiến đấu với địch thủ bằng cách chiếm lấy tâm trí và tình cảm của khách hàng. Bất luận bạn đang vận hành một doanh nghiệp nhỏ hay làm việc cho một công ty lớn, hay bất luận bạn là lính mới với lĩnh vực PR hoặc đã ở trong nghề này lâu rồi, cuốn sách cũng có đôi điều hữu ích cho bạn.***PR, HAY CÒN GỌI là quan hệ công chúng, được định nghĩa rất đa dạng. Đối với một số người, chữ PR là viết tắt của từ “press release” – “thông cáo báo chí”, vì đó là cách giới PR thường dùng để đưa thông điệp ra công chúng. Tuy nhiên, thực ra PR chính là việc tạo quan hệ tốt đẹp với công chúng của một tổ chức. Những công chúng đó bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ, các nhóm gây sức ép như tổ chức Hòa bình Xanh hoặc tổ chức Những người bạn của trái đất, những doanh nghiệp láng giềng, hoặc bất kỳ ai thực sự hoặc có thể chịu ảnh hưởng bởi điều chúng ta làm. Quan hệ công chúng vượt hẳn việc tiếp xúc cùng khắp mọi người. Đó là một hoạt động dài hạn: điều chúng ta đang cố gắng làm là tạo nên hình tượng tốt đẹp về bản thân, nhưng quan trọng hơn là tạo nên hình tượng chuẩn xác về chúng ta trong tâm trí mọi người. Chúng ta cũng không nhất thiết cứ phải tận lực làm hài lòng mọi người: đôi khi chúng ta phải chấp nhận việc bất đồng quan điểm, và chỉ việc thể hiện bản thân là người công bằng. Giới làm nghề quan hệ công chúng luôn phải làm việc thông qua những người khác: thông qua báo chí, thông qua những tổ chức khác, thông qua nhân viên trong công ty nơi họ làm việc cho. Do đó có kỹ năng xã hội giỏi là rất quan trọng, nhưng như vậy không có nghĩa là trở thành một kẻ vỗ vai, kể chuyện tếu làm phiền. Mà đó là công việc cân nhắc nhu cầu (và lịch công tác) của người khác, bất luận đấy là một tay phóng viên cần câu chuyện hấp dẫn để viết bài đăng báo tối nay, hay một nhà hoạt động môi trường muốn chứng tỏ rằng anh ta đã làm chúng ta thay đổi chính sách về tái chế. Nói cách khác, người làm PR giỏi có khả năng thông cảm với người khác, ngay cả với kẻ thù – đây là một phẩm chất quan trọng. Ý tưởng trong quyển sách này được góp nhặt từ nhiều nguồn. Một số bắt nguồn trực tiếp từ chính các công ty, một số lấy từ các chuyên gia PR, một số thu thập từ báo chí vốn là nhân tố quyết định của nghề quan hệ công chúng. Nhân đây tôi xin đặc biệt nhắc đến Joan Stewart ở The Publicity Hound (www. PublicityHound.com), người đã hào phóng cung cấp nhiều ý tưởng cơ bản mà tôi đã sửa đổi lại cho phù hợp với điều kiện nước Anh. Tất cả các ý tưởng đều được thử nghiệm và kiểm tra, nhưng bạn nên thận trọng với việc sao chép một cách mù quáng – thông thường các ý tưởng hiệu quả đơn giản vì có giá trị tin tức, và bản chất của tin tức chính là nói về điều chưa từng xảy ra. Nói vậy có nghĩa PR không phải là một hoạt động mang tính công thức. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, tính độc đáo và khả năng chấp nhận rủi ro để tạo ra điều có sức ảnh hưởng. PR đôi khi “chậm phát”: một số ý tưởng trong sách mất hàng năm trời hoặc thậm chí là hàng thập kỷ mới tạo nên ảnh hưởng thật sự. Một số ý tưởng lại tạo nên ảnh hưởng nhanh chóng – mang đến sự bùng nổ dư luận tức thời, hoặc phản hồi chớp nhoáng về một sự kiện. Người làm PR phải có khả năng đương đầu với cả hai dạng hoạt động – phản ứng nhanh và xây dựng dần dần – và có thể cần phải thực hiện cả hai dạng hoạt động cùng một lúc. Quyển sách này nhắm đến số lượng độc giả khá rộng. Nếu bạn không có kinh nghiệm gì về PR, nó sẽ cung cấp một số ý tưởng nền tảng; nếu bạn là một chuyên gia PR giàu kinh nghiệm, thì tôi hy vọng quyển sách này sẽ mang đến một vài ý tưởng mà bạn chưa mường tượng đến. Một số ý tưởng hiệu quả với các công ty nhỏ, một số hiệu quả với các công ty lớn hơn: có ý tưởng hiệu quả với các tổ chức phi lợi nhuận, một số thì hiệu quả với các tổ chức thương mại. Một số hiệu quả trong các ngành dịch vụ, các ý tưởng còn lại thì hiệu quả đối với ngành sản xuất hoặc bán lẻ. Dù bạn mua quyển sách này với lý do gì đi chăng nữa, thì chắc chắn thể nào bạn cũng sẽ nảy ra một số ý tưởng – suy cho cùng, PR chính là thế mà!Jim Blythe
Tạo Ra Thông Điệp Kết Dính - Chip Heath – Dan Heath
Tạo Ra Thông Điệp Kết DínhCái gì kết dính?Dù là CEO hay một bà mẹ cả ngày lo chuyện nội trợ, bạn luôn có những ý tưởng cần truyền đạt: một sản phẩm mới sắp ra mắt thị trường, một chiến lược bạn muốn dạy con trẻ. Nhưng thật khó – vô cùng và cực kỳ khó – thay đổi cái cách mà mọi người vẫn luôn suy nghĩ và hành động.Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được sáu thuộc tính cốt yếu của một ý tưởng kết dính:– Đơn giản: Đâu là cách lột trần một ý tưởng đến tận cốt lõi của nó mà không biến nó thành một kiểu đơn điệu thô lậu tối nghĩa?Đơn giản= cốt lõi + cô đọng…Tận dụng những thứ sẵn có.– Bất ngờ: Đâu là cách thu hút sự chú ý của người khác… và giữ sự chú ý đó?Phá vỡ cổ máy phỏng đoán… Lý thuyết lỗ hổng của tính hiếu kỳ.– Cụ thể: Đâu là cách giúp mọi người hiểu được ý tưởng của bạn và nhơ được nó sau một thời gian dài?Dạy phép trừ với ít tính trừu tượng hơn… Lý thuyết khoá dán Velcro của trí nhớ….
Kinh Doanh Trực Tuyến
Kinh Doanh Trực TuyếnTrong vài năm trở lại đây, Internet tại Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng nhanh chóng, hơn hầu hết các quốc gia khác trong khu vực, và Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về Internet trên thế giới. Hầu hết người sử dụng Internet tại Việt Nam nằm trong độ tuổi trẻ, từ 15 – 30. Các họat động trực tuyến vô cùng đa dạng, từ nghe nhạc, tán gẫu (chat), đọc tin, gửi email đến chơi game, mua sắm qua mạng (cả sản phẩm thực và sản phẩm ảo)… Có thể nói, Internet đã tác động không nhỏ tới thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, Internet là một “miếng bánh ngon” mà không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua. Các họat động kinh doanh trực tuyến (e-commerce), tiếp thị trực tuyến (e-marketing) đang có xu hướng chiếm một phần ngân sách lớn trong chiếc lược kinh doanh/marketing của doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các công cụ quảng bá thương hiệu trực tuyến luôn là lựa chọn ưu tiên bởi sự tiếp cận rộng và chi phí thấp.Cuốn sách Kinh doanh trực tuyến sẽ giúp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu/thực hành về marketing trực tuyến nắm bắt những công cụ đơn giản nhưng vô cùng hữu ích mà đôi khi giới chuyên gia thường bỏ qua. Cuốn sách sẽ không có những lý thuyết cao siêu, không có những xu hướng tương lai, cũng chẳng đề cập đên tổng quan thị trường. Trong cuốn sách, tác giả đã nêu ra những công cụ/phương pháp quảng bá thương hiêu trực tuyến hết sức cơ bản mà bất kỳ marketer nào cũng phải nắm được: cách thức nghiên cứu thị trường trực tuyến, quản lý thông tin khách hàng trong môi trường internet, ứng dụng bán hàng trên facebook, cách sử dụng những công cụ của Google (Google Analytics, Google Plus, chiến lược từ khóa trên Google Adwords…). Nguyễn Đặng Tuấn Minh còn phân tích 1 số trường hợp thành công điển hình, trong đó chị chỉ rõ quá trình thực hiện chiến dịch của nhãn hiệu và nguyên nhân thành công, để cho người đọc có thể tưởng tượng rõ hơn về những lý thuyết bên trên. Những phụ lục cuối sách sẽ giúp bạn tra cứu những địa chỉ website điển hình tại Việt Nam và trên thế giới, những lưu ý khi bạn giao dịch trực tuyến cũng như giải thích 1 số thuật ngữ trong lĩnh vực e-marketing/e-commerce. Khi hiểu được những công cụ cơ bản này, bạn sẽ bước những bước đi vững chãi trên con đường chinh phục thị trường online – nơi mà có quá nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro và khó khăn.
Triết Giang Thương Đạo
Triết Giang Thương ĐạoVì sao ở đâu có thị trường, ở đó có người Triết Giang? Vì sao mà trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc, doanh nghiệp của Triết Giang thường đứng hàng đầu? Vì sao trên danh sách xếp loại Forbes, người Triết Giang thường chiếm số đông? Thương nhân Triết Giang với tư cách là một tập thể doanh nhân, không chỉ tạo ra nhiều của cải, mà còn tạo ra cho giới thương nhân một triết học đáng học về thương mại. Kinh doanh nên học thương nhân Triết Giang, điểm ưu việt lớn nhất của thương nhân Triết Giang là tinh thần vươn lên.Khi nói về kinh nghiệm thành công, các thương gia Triết Giang đã dùng bốn câu khái quát tâm đắc– Kinh doanh thành thật, không đầu cơ trục lợi, du là làm ăn với những người hợp tác với mình, hay các hộ kinh doanh cá thể, thậm chí dân tộc quốc gia khác.– Lấy việc quan hệ giữa con người làm nền tảng cơ bản, đối nội đối ngoại đều tỏ ra thân thiện tốt đẹp.– Không viển vông, phải đứng trên thực tế.– Không ngừng sáng tạo, việc đầu tiên là sáng tạo, bởi vì có rất nhiều việc bạn cần nghĩ thấu đáo.– “Triết Giang là nơi các nhà kinh doanh có tinh thần rực lửa, thương nhân Triết Giang thông minh chịu khó, dám mạo hiểm, dám vì người trước, đáng kính phục”. – Nhà kinh tế học Ngô Kính Liên.– “Tạo ra cơ hội nơi không có cơ hội, nắm được cơ hội ở nơi có cơ hội thương nhân Triết Giang đến Bắc Kinh là để nắm cơ hội, tư duy của họ thường nhanh gấp rưỡi người thường”. – Nhà kinh tế học, Giáo sư đại học Bắc Kinh, Trương Vi Nghênh.– “Người Triết Giang có tham vọng tự sáng tạo, tự phát triểnn mạnh mẽ, có ý thức về sản phẩm kinh tế và khả năng thương mại truyền thống thâm hậu, thất bại trăm lần cũng không nản, tự cường không nghỉ, nhờ tinh thần này, tế bào kinh tế của người Triết Giang không ngừng biến đổi, phát triển, trình độ không ngừng nâng cao, trở thành những nhà kinh doanh trứ danh trong ngoài nước”. – Nhà kinh tế học Lý Hưng Sơn.– “Ý thức kinh tế của người Triết Giang thấm vào tận xương tuỷ, dù là người trẻ tuổi bán rau ở chợ rau, cũng không coi bản thân là người buôn bán nhỏ mưu sinh hàng ngày. Họ coi mình đang làm kinh tế, đang làm giám đốc, họ thậm chí có cả danh thiếp”. – Nhà kinh tế học Lưu Học Lương– “Điểm mấu chốt để doanh nghiệp Triết Giang thành công là người Triết Giang có một thứ tư chất kinh doanh. Triết Giang không có tài nguyên thiên nhiên tốt, cũng không có nguồn đầu tư quy mô lớn từ ngoài vào, mô hình hộ cá thể đem lại cho người Triết Giang cơ hội kinh doanh cao hơn người Đại lục thông thường đến hàng chục lần. Người Triết Giang được rèn luyện trong mội trường này, tích luỹ tư bản rất nhanh, việc này khiến thương nhân Triết Giang từ quang niệm đến hành vi đều đi trước người khác”