Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Làm Lẽ (Mạnh Phú Tư)

Tiểu thuyết ngắn đầu tay của Mạnh Phú Tư, đoạt giải Tự lực văn đoàn năm 1939.

Mạnh Phú Tư (1913-1959), tên thật là Phạm Văn Thứ, cùng chi với chi của tuyển thủ bóng đá nam quốc gia Phạm Như Thuần, quê ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông là một tác giả văn xuôi nổi tiếng trước năm 1945, trong đó tác phẩm tiêu biểu là tiểu thuyết "Làm lẽ" được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Thanh Hà. Ông tiếp tục viết văn, làm báo. Năm 1959, ông mất ở Hà Nội khi đang làm biên tập viên báo "Văn học".

PHẦN THỨ NHẤT

Một buổi trưa nắng gắt, cuối hè. Hình như có bao nhiêu sức nóng, ngày giờ cố hút hết, để sắp sửa sang thu. Trong làng không một tiếng động; mọi vật bị nắng đốt, im lìm trong không khí khó thở. Không một hơi gió.

Trên chiếc sân đất nẻ, gồ ghề và rắn cứng, Trác đội chiếc nón chóp rách, khom lưng quét thóc. Nàng phải dển hai bàn chân để tránh bớt sức nóng của sân đất nện. Thỉnh thoảng, nàng đứng ngay người cho đỡ mỏi lưng, rồi đưa tay áo lên lau mồ hôi ròng ròng chảy trên mặt. Chiếc áo cánh nhuộm nâu đã bạc màu và vá nhiều chỗ bị ướt đẫm, dán chặt vào lưng nàng. Cái yếm trắng bé nhỏ quá, thẳng căng trên hai vú đến thì và để hở hai sườn trắng mịn. Mỗi lần Trác cúi hẳn xuống để miết chiếc chổi cùn nạy những hạt thóc trong các khe, cái váy cộc, hớt lên quá đầu gối, để lộ một phần đùi trắng trẻo, trái hẳn với chân nàng đen đủi vì dầm bùn phơi nắng suốt ngày. Tìm mua: Làm Lẽ TiKi Lazada Shopee

Dưới mái hiên, ngay gần chái nhà bếp, bà Thân, mẹ nàng, ngồi trên mảnh chiếu rách, chăm chú nhặt rau muống. Bà cầm trong tay từng nắm rau con, vảy mạnh cho sạch những cánh bèo tấm, rồi cẩn thận ngắt lá sâu, lá úa; vạch từng khe, từng cuống tìm sâu. Bà cẩn thận như thế là vì đã hai bữa cơm liền, bữa nào trong bát rau luộc cũng có sâu, và Khải, con giai bà, đã phải phàn nàn làm bà đến khó chịu. Chốc chốc, bà với chiếc khăn mặt đỏ rách vắt trên vai, lau mắt như để nhìn cho rõ thêm.

Hết mớ rau, bà mệt nhọc, ngồi ngay hẳn lên, thở hắt ra một hơi dài, đưa mắt nhìn ra sân. Thấy Trác làm lụng có vẻ mệt nhọc, bà động lòng thương, dịu dàng, âu yếm bảo:

- Nắng quá thì để đến chiều mát hãy quét con ạ. Tội gì mà phơi người ra thế.

Rồi bằng một giọng buồn buồn như nói một mình:

- Khốn nạn! Con tôi! Nắng thế này!

Trác thấy mẹ ngọt ngào, tỏ vẻ thương mình, trong lòng lâng lâng vui sướng. Nàng cũng dịu dàng đáp lại:

- Chả còn mấy, mẹ để con quét nốt.

Nói xong nàng lại cúi xuống thong thả quét. Nàng vui vẻ thấy đống thóc gần gọn gàng: nhưng nàng vẫn không quên rằng hót xong thóc lại còn bao nhiêu việc khác nữa: tưới một vườn rau mới gieo, gánh đầy hai chum nước, thổi cơm chiều, rồi đến lúc gà lên chuồng, lại còn phải xay thóc để lấy gạo ăn ngày hôm sau. Song nàng không hề phàn nàn, vì phải vất vả suốt ngày. Những việc ấy, không ai bắt buộc nàng phải làm, nhưng nàng hiểu rằng không có thể nhường cho ai được, và nếu nàng không dúng tay vào tất trong nhà sẽ không được êm thấm, vui vẻ. Quét vòng quanh mấy lần, từng thóc đã dần dần dày thêm, và nhát chổi đã thấy nặng, Trác lấy cào vuôn thóc vào đống.

Bà Thân đã nhặt xong ba mớ rau. Bà biết rằng bà đã xem xét cẩn thận lắm, nên bà vừa bới những ngọn rau trong rổ, vừa thì thầm: "Lần này thì đào cũng chẳng có lấy nửa con!" Bà đứng lên mang rổ rau đi rửa. Vì ngồi lâu, nên hai chân tê hẳn, mấy bước đầu bà phải khập khiễng, như đứa bé mới tập đi. Bà cầm chiếc nón rách cạp, đội lên đầu, rồi bước xuống sân. Thấy Trác đặt chiếc cào mạnh quá, bà khẽ nói:

- Đưa cào nhẹ chứ con ạ, kẻo nó trật gạo ra.

Trác im lặng, không trả lời; nhưng từ nhát cào sau nàng làm theo lời ngay. Tính nàng vẫn thế. Không bao giờ nàng muốn trái ý mẹ, ngay những lúc mẹ bắt làm những việc mà riêng nàng, nàng không ưng thuận.

Trác còn nhớ một lần, mây kéo đen nghịt trời, trận mưa to như sắp tới. Rơm rạ, phơi khắp mọi nơi, ngoài sân sau nhà, và cả ở những góc vườn không trồng rau. Nàng vội lấy nạng để đánh đống, mẹ nàng cứ nhất định bắt làm tua để hứng nước ở các gốc cau. Nàng bảo dọn rơm, rạ vào trước, rồi làm tua sau, nhỡ có mưa ngay thì rơm, rạ cũng không bị ướt. Nàng lại nói thêm: "Thưa mẹ, nước thì không cần cho lắm, không hứng cũng được, con đi gánh. Chứ ngần này rơm, rạ ướt thì phơi phóng đến bao giờ cho nỏ". Nhưng mẹ nàng nhất định không thuận:

- Cứ nghe mẹ làm tua hứng nước đi đã rồi hãy dọn cũng vừa. Trời này có mưa cũng còn lâu. Kiếm ngụm nước mưa mà uống cho mát ruột. Tội gì ngày nào cũng đi gánh cho u vai lên ấy!

Thế rồi bà bắt nàng lấy hai cái thùng sắt tây, hai cái nồi đất và cả chiếc nồi mười để hứng nước. Trác không cưỡng được ý mẹ, cặm cụi làm năm cái tua buộc vào năm gốc cau mang nồi ra đặt. Công việc ấy vừa xong, trận mưa đổ xuống. Bao nhiêu rơm, rạ ướt hết. Trận mưa chỉ độ một lúc, rồi tạnh hẳn. Mẹ nàng đội nón giời râm ra thăm nước mưa. Nhưng mỗi tua chỉ được chừng một bát nước. Bà thở dài: "Rõ chán! Nước mưa chẳng thông tráng nồi, lại ướt mất mẻ rơm". Nghe mẹ nói, Trác chỉ buồn cười, không dám nói gì, e mẹ phật ý.

Nàng mang chuyện ấy kể cho mấy bạn gái hàng xóm. Họ ngặt nghẹo cười, nàng như muốn chữa thẹn: "ấy, bây giờ bà cụ già nên đâm ra lẩm cẩm thế đấy! Chúng mình ngày sau biết đâu rồi lại không quá!".

Bà Thân đã rửa rau ở cầu ao về. Bà tì cạp rổ vào cạnh sườn, một tay dang ra giữ lấy. Rổ rau chưa ráo nước, hãy còn luôn luôn rỏ xuống gần chân bà, và làm thành một vệt ướt trên bờ hè. Thấy Trác đang khệ nệ bưng thóc đổ vào cót, bà mỉm cười bảo, tựa như nàng hãy còn bé bỏng lắm:

- Con tôi! Rõ tham lam quá. Xúc ít một chứ mà bưng cho dễ. Người bé lại cứ mang những thùng nặng như cùm.

Nàng thong thả đáp lại:

- Không nặng đâu mẹ ạ. Cái thùng bé tý ấy mà.

Nàng như quên cả nắng, bức; hốt một lúc đã hết đống thóc. Nàng sung sướng ngồi nghỉ ở đầu hè, cầm chiếc nón lá phe phẩy. áo nàng ướt, lại thêm gió quạt, nên nàng thấy một thứ mát dịu dàng thấm thía cả thân thể, làm da thịt nàng đê mê, như khi ta lẹ làng đưa tay trên tấm nhung. Mấy chiếc tóc mai cứ theo chiều gió quạt bay đi bay lại. Hai má nàng vì có hơi nóng, nổi bật màu hồng, và nét mặt nàng càng thêm xinh tươi. Trác thấy bớt nóng, đứng dậy lồng hai chiếc nồi đất vào quang gánh nước. Chẳng bao giờ nàng phải suy nghĩ mới nhớ ra việc; nàng đã quen rồi. Việc gì phải làm trước, việc gì phải làm sau, nàng biết ngay từ sáng sớm. Và ngày nào cũng hình như chỉ có ngần ấy việc, nên buổi tối, khi nàng đặt mình vào giường, là bao nhiêu công việc đã gọn gàng cả, không một việc gì bỏ sót. Tới sáng hôm sau, lúc gà bắt đầu gáy, nàng thức dậy, những công việc phải làm đã như xếp sẵn trong óc.

Trác vừa gánh đôi nồi ra khỏi nhà được một lúc, có tiếng chó sủa. Bà Thân vội chạy ra. Bà Tuân tay cầm một cành rào để xua chó, vừa thấy bà Thân đã cười cười nói nói:

- Nào, hôm nay lại ăn rình một bữa đây! Cụ có cho không hay là lại lấy nạng nạng ra.

Bà Thân cũng cười một tràng dài:

- Chỉ sợ lại chê cơm khê rồi làm khách thôi.

Rồi bà vừa mắng con chó cứ dai dẳng sủa mãi, vừa lấy giọng đứng đắn.

- Sao lâu nay không thấy cụ lại chơi?

Bà Thân đưa tay cầm cái bã trầu đã lia ra tới mép, vứt đi; lấy mùi soa lau mồm cẩn thận, rồi ghé vào tai bà bạn như sắp nói một câu chuyện kín đáo can hệ:

- Úi chà! Bận lắm cụ ạ. Cụ cứ xét nhà cụ thì đủ rõ. Công việc là cứ ngập lên tận mắt.

Bà vừa nói vừa hoa tay, như để nhời nói thêm dễ hiểu.

Bà Thân chưa kịp trả lời, bà ta đã sang sảng:

- Hôm nay là đánh liều, sống chết mặc bay, nên mới lại hầu cụ được đấy. Thôi chỗ bạn già cả, mình còn gần gụi nhau lúc nào được lúc ấy. Đến lúc trời bắt tội, nhắm mắt buông xuôi xuống âm ty liệu có gặp nhau nữa không?

Bà Thân cảm động vì những câu nói thân mật đó, thỉnh thoảng điểm một câu cười giòn và len thêm những tiếng: "Vâng!... vâng!..." như để chấm đoạn chấm câu cho bà bạn. Bà rủ khách vào nhà. Nhưng khách không nhận lời, nói giải chiếu ngồi ngoài hè cho mát. Bà đi tìm cơi trầu, chìa vôi, rồi ngồi đối diện với khách têm trầu. Bà Tuân hình như có câu nào đã nói ra hết; bà Thân khơi chuyện bằng câu hỏi:

- Cụ đã ngả được mấy mẫu rồi?

- Chưa được lấy một góc. Năm nay mượn phải anh lực điền làm vụng mà chậm quá. Làm với ăn chán như cơm nếp nát.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Làm Lẽ PDF của tác giả Mạnh Phú Tư nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tiếu Ngạo Giang Hồ
Tiếu Ngạo Giang Hồ Tiếu Ngạo Giang Hồ – Kim Dung Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ. Cùng thể loại: Anh Hùng Xạ Điêu Thần Điêu Hiệp Lữ Hiệp Khách Hành Các diễn biến được phát triển dựa trên một bí kíp kiếm pháp truyền thuyết và sự liên hệ giữa các nhân vật với bí kíp đó. Theo lời đồn đại trên giang hồ, trong gia đình nhà họ Lâm có một pho kiếm phổ chép tay tên gọi “Tịch tà kiếm pháp”, người luyện được kiếm pháp này có thể sở hữu tốc độ như sấm chớp, võ công làm mưa làm gió chốn võ lâm. Nhiều người thực sự thèm khát có được nó, trong đó có những nhân vật tiếng tăm trên giang hồ như Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tùng Sơn, minh chủ khối Ngũ Nhạc, Nhạc Bất Quần chưởng môn phái Hoa Sơn, Dự Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành hay Mộc Cao Phong, Lao Đức Nặc… Chính từ đây đã nảy sinh bao âm mưu, bất hòa, tranh chấp hòng giành giật pho bí kíp này, xưng bá võ lâm.
Chúc một ngày tốt lành
Chúc Một Ngày Tốt Lành – Nguyễn Nhật Ánh Chúc một ngày tốt lành – Nguyễn Nhật Ánh Chúc Một Ngày Tốt Lành là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, kể về cuộc sống hằng ngày của con người cũng như các con vật ở một làng quê. Câu chuyện bắt đầu khi các con vật ở nhà bà Đỏ – gồm hai con heo Lọ Nồi và Đuôi Xoăn, con cún Mõm Ngắn và đàn gà chíp – cảm thấy chán nản với cuộc sống hàng ngày và bắt đầu bày trò quậy phá như kêu tiếng của loài khác hay trò chuyện với người bằng thứ tiếng “hỗn hợp”. Mọi thứ rắc rối lẫn bất ngờ đều diễn ra từ đó như khi mọi người đổ xô đến xem chúng, heo giúp người bắt trộm bằng thứ tiếng kì quái, hay cả thằng Cu lẫn Lọ Nồi đều đem lòng thương nhớ hàng xóm. Tác phầm hay khác: Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Tôi là Bêtô Đônkihôtê – Nhà Quý Tộc Tài Ba Xứ Mantra Ngôn ngữ lạ lùng sử dụng trong Chúc Một Ngày Tốt Lành là sự pha trộn từ tiếng kêu của 3 loài vật này (chó, heo và gà), xuất phát từ những tiếng kêu ủn ủn ỉn ỉn, gâu gâu, chiếp chiếp. Đây vốn là những điều rất quen thuộc với tác giả thời bé. Khu vườn trong cuốn sách mà Nguyễn Nhật Ánh mô tả cũng là từ phiên bản khu vườn của mẹ ông ở Bảo Lộc năm 1978.
Dấu Chân Của Chúa
Dấu Chân Của Chúa Dấu Chân Của Chúa Dấu Chân Của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về một dự án tuyệt mật siêu tham vọng của chính phủ, quy tụ những bộ óc hàng đầu. Một dự án thử nghiệm kết hợp giữa trí óc con người và máy móc để sản sinh ra một loại siêu máy tính tuyệt mật mang tên Trinity. Là một thành viên Trinity, tiến sĩ David Tennant không tin rằng cái chết của người đồng sự thân thiết là ngẫu nhiên. Ông lặng lẽ tiến hành kế hoạch của riêng ông cùng với bác sĩ tâm lý Rachel Weiss để khám phá những bí mật của dự án. Thiên Thần Và Ác Quỷ Mật Mã Tây Tạng Đấu Trường Sinh Tử Nhưng liệu Tennant có thể dễ dàng vén bức màn bí ẩn, khi đứng sau Trinity là những kẻ quỷ quyệt đầy thế lực, khi người đồng hành Rachel Weiss cũng chưa tạo cho ông sự tin tưởng hoàn toàn, và liệu niềm hy vọng cuối cùng của ông là người đứng đầu quốc gia có đứng về phía ông? Greg Iles đã đặt người đọc vào một không gian căng thẳng tột độ, khiến họ ngỡ ngàng trước khả năng vô hạn của khoa học và rùng mình trước tham vọng tàn bạo của một dự án tầm cao. Dấu Chân Của Chúa khiến độc giả ám ảnh vì câu chuyện được kể quá đỗi tài tình mang theo một thông điệp sâu sắc về nhân tính và khoa học. Mời các bạn đón đọc.
Cuộc Đời Của Pi
Cuộc Đời Của Pi Cuộc Đời Của Pi Cuộc Đời Của Pi mở đầu với lời chào ấn tượng của tác giả, Yan Martel và hành trình tưởng như bế tắc khi ông mò mẫm đi tìm một câu chuyện cho sự nghiệp của mình. Piscine Molitor Patel, hay bị gọi nhầm thành Pissing cho đến khi cậu tự đặt cho mình biệt danh Pi – con số 3,14 huyền thoại. Ngẫu nhiên thay, cái tên ấy cùng những biến cố sau này đã biến cuộc đời Pi trở thành huyền thoại. Mà ngay cả nếu không phải huyền thoại thì Pi đã là một cậu bé kỳ lạ, đứa trẻ lớn lên cùng những người bạn trong vườn thú và có niềm tin mạnh mẽ vào Thượng đế. Chắc hẳn trên thế giới này, Pi là cậu bé duy nhất theo đến ba tôn giáo: Hindu, đạo Hồi và đạo Cơ đốc. Trong con người Pi, tôn giáo cũng như dân tộc, như quốc tịch và nếu như chúng ta đều tôn thờ Thượng đế thì tại sao lại không thể tin theo nhiều đạo. Những Cuộc Phiêu Lưu Của Tom Shawyer Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Hoàng tử bé Gandhi đã dạy, mọi tín ngưỡng đều là chân lý. Tôn giáo là để giúp chúng ta giữ được nhân phẩm của mình chứ không phải để hạ nhục nó. Sự thật đã chứng minh rằng chính niềm tin tôn giáo có phần kỳ dị trong mắt người khác ấy của Pi đã giúp cậu sống sót và tồn tại mà vẫn giữ được sự tỉnh táo, thông minh và cứng rắn sau biến cố tưởng như có thể vắt kiệt mọi sinh mạng sống. Cuộc Đời Của Pi là một cuốn sách nhỏ, không quá dày và không nổi bật với bìa sách màu xanh biển mênh mông có đàn cá làm nền cho chiếc xuồng cứu hộ. Pi và Richard Parker nằm trên hai đầu của chiếc xuồng ấy, lặng lẽ và tuyệt vọng với cái chết rình rập quanh mình.