Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cái Toàn Thể Và Trật Tự Ẩn (David Bohm)

Cái toàn thể và trật tự ẩn là cuốn sách kinh điển của của David Bohm. Trong cuốn sách này, ông đã phát triển lí thuyết về vật lí lượng tử, bao gồm cả vật chất và ý thức. Ông đưa ra một lí thuyết khoa học giải thích vũ trụ và bản chất của thực tế. Những lập luận trong cuốn sách được trình bày rõ ràng, mạch lạc và không sử dụng thuật ngữ kĩ thuật để các độc giả không chuyên có thể tiếp cận với cuốn sách dễ dàng hơn. Cuốn sách được Resurgence đánh giá là “một trong những cuốn sách quan trọng nhất của thời đại chúng ta”.

***

Joseph David Bohm là một nhà vật lí lượng tử người Anh. Ông nguyên là giáo sư danh dự Đại học Birkbeck thuộc Đại học Tổng hợp London. Ông là tác giả nhiều cuốn sách và bài báo, trong đó có Thuyết nhân quả và Ngẫu nhiên trong Vật lý hiện đại, Cái toàn thể và Trật tự ẩn, Vũ trụ không phân chia (viết cùng với Basil Hiley). David Bohm là một trong những người có nhiều ảnh hưởng tới mô hình lí thuyết hiện đại. Sự thách thức của Bohm với những hiểu biết thông thường về lí thuyết lượng tử đã khiến các nhà khoa học suy nghĩ lại về những việc họ đang làm, đặt câu hỏi về bản chất của lí thuyết mà họ đang theo đuổi và xác định phương pháp luận khoa học của họ.

***

Cuốn sách này là một tập hợp các tiểu luận (xem Lời cảm ơn) trình bày quá trình phát triển tư tưởng của tôi trong vòng hai mươi năm qua. Có lẽ cần đôi lời giới thiệu về những vấn đề nguyên tắc sẽ được thảo luận và sự liên hệ với nhau giữa chúng. Tìm mua: Cái Toàn Thể Và Trật Tự Ẩn TiKi Lazada Shopee

Tôi muốn nói rằng trong tác phẩm khoa học và triết học này, mối quan tâm chủ yếu của tôi là việc thấu hiểu bản chất của thực tại nói chung và ý thức nói riêng như một toàn thể cố kết, mạch lạc, nó không bao giờ đứng yên và hoàn thành, mà là một quá trình bất tận của vận động và khai mở. Bởi vậy, khi nhìn lại, tôi thấy từ khi còn là một đứa trẻ tôi đã hết sức hứng thú với câu đố thật bí hiểm về bản chất của vận động. Bất cứ khi nào người ta nghi về một điều gì đó, dường như người ta đều hiểu nó như là tĩnh tại, hoặc như một loạt những hình ảnh tĩnh tại. Thế nhưng, trong trải nghiệm thực tế về vận động, người ta cảm thấy một quá trình liên tục, không đứt đoạn của dòng chảy, mà hang loạt những hình ảnh tĩnh tại trong tư duy có liên hệ với nó như một loạt những bức ảnh “tĩnh” chụp nhanh có thể có liên hệ với hình ảnh một chiếc xe đang lao nhanh. Thật ra vấn đề có bản chất triết học này đã được nêu ra cách đây hơn 2.000 năm trong những nghịch lí của Zeno, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa thể nói là đã có câu trả lời thỏa đáng.

Rồi lại có vấn đề nữa về mối quan hệ giữa tư duy và thực tại. Tập trung chú ý thật cẩn thận thì sẽ thấy, bản thân tư duy nằm trong một quá trình vận động thực. Có nghĩa là, người ta có thể cảm thấy một cảm giác về dòng chảy trong “dòng ý thức” không khác với cảm giác về dòng chảy trong vận động của vật chất nói chung. Như vậy liệu bản thân tư duy có thể không phải là một bộ phận của toàn bộ thực tại được chăng? Nhưng như vậy thì việc một bộ phận của thực tại “biết” một bộ phận khác có thể có nghĩa là gì, và việc đó có thể xảy ra trong phạm vi nào?

Phải chăng nội dung của tư duy chỉ cho chúng ta một “bức ảnh chụp nhanh” trừu tượng và đơn giản hóa của thực tại, hay nó có thể đi xa hơn, cách nào đó nắm bắt được thực chất của vận động sống mà chúng ta cảm thấy trong kinh nghiệm thực tế? Rõ ràng là, trong khi trầm tư và nghiền ngẫm về bản chất của vận động, cả trong tư duy và trong đối tượng của tư duy, người ta không khỏi đi đến vấn đề tinh toàn thể hay tổng thể. Cái ý niệm rằng người suy nghĩ (cái Tôi tư duy) ít nhất về nguyên tắc là tách rời khỏi và độc lập với thực tại mà y nghĩ về, tất nhiên đã ăn sâu vào toàn bộ truyền thống của chúng ta (Ý niệm này rõ ràng hầu như được thừa nhận phổ biến ở phương Tây, nhưng ở phương Đông có một khuynh hướng chung phủ nhận nó về mặt lập ngôn và triết học, trong khi đồng thời một quan điểm như thế cũng tràn ngập thực tế cuộc sống hằng ngày giống như ở phương Tây). Kinh nghiệm chung thuộc loại được mô tả ở trên, cùng với vô số kiến thức khoa học hiện đại về bản chất và chức năng của bộ não như là cơ sở của tư duy, gợi lên rất mạnh rằng một sự phân chia như thế không thể duy trì mãi. Nhưng điều này đặt chúng ta trước một thử thách hết sức khó khăn: làm thế nào chúng ta có thể suy nghĩ mạch lạc về một thực tại đơn nhất, nguyên vẹn, trôi chảy, tồn tại như một toàn thể, chứa cả tư duy (ý thức) và thực tế bên ngoài như chúng ta trải nghiệm nó?

Rõ ràng điều này đưa chúng ta đến chỗ xem xét cái thế giới quan toàn thể của chúng ta, bao gồm những khái niệm chính của chúng ta về bản chất của thực tại, cùng với khái niệm về trật tự toàn thể của vũ trụ, tức là vũ trụ luận. Để đương đầu với thách thức trước mặt chúng ta, những khái niệm của chúng ta về vũ trụ luận và về bản chất chung của thực tại phải có chỗ chứa đựng được một quan niệm nhất quan về ý thức. Ngược lại, những khái niệm của chúng ta về ý thức phải có chỗ để hiểu được cái nội dung “thực tại như một toàn thể” của nó có nghĩa gì. Như vậy, cả hai loại khái niệm ấy tập hợp lại phải sao cho chúng ta hiểu thực tại và ý thức liên hệ với nhau như thế nào.

Tất nhiên, những vấn đề này là vô cung lớn, và trong bất kì trường hợp nào cũng không thể được giải quyết một cách triệt để và hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với tôi dường như luôn có một vấn đề quan trọng rằng có cuộc điều tra liên tục những đề nghị nhằm đương đầu với thách thức đã được chỉ ra ở đây. Tất nhiên, khuynh hướng thịnh hành trong khoa học hiện đại đi ngược lại một cố gắng như thế, nó được hướng chủ yếu vào những dự đoán tương đối chi tiết và cụ thể về mặt lí thuyết, nó hé lộ ít nhất một số hứa hẹn cuối cùng có thể áp dụng vào thực tiễn. Do đó, tôi thấy cần giải thích tại sao tôi có ý muốn mạnh mẽ đến thế đi ngược dòng chảy chung đang chiếm ưu thế.

Ngoài những điều tôi cảm thấy là mối quan tâm thực chất về những vấn đề cơ bản và sâu sắc, trong quan hệ này, tôi muốn tập trung chú ý vào những vấn đề tổng quát về sự phân mảnh của ý thức con người, điều này sẽ được bàn đến trong chương 1. Trong chương này tôi đề xuất rằng những sự phân biệt giữa những con người (về chủng tộc, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp v.v. và v.v.) vốn lan tràn và phổ biến nay dang ngăn cản loài người cùng làm việc vì những mục đích chung tốt đẹp, và thật vậy, ngay cả để sống còn. Trong nguồn gốc của những sự phân biệt này có một nhân tố then chốt là cái lối suy nghĩ coi mọi vật như thể chúng vốn cố hữu bị phân cắt, chia lìa, và “vỡ vụn” thành những hợp phần nhỏ hơn. Mỗi phần được coi như độc lập về bản chất và tự thân tồn tại.

Khi con người suy nghĩ về bản thân theo cách này, y sẽ có xu hướng không tránh khỏi phụ thuộc vào nhu cầu của cái “Tôi” của y, chống lại cái tôi của những người khác; hay là, nếu y đồng nhất bản thân với một nhóm người cùng loại, y sẽ bảo vệ nhóm này theo cùng cách ấy. Y không thể nghĩ về loài người như một thực tại cơ bản, mà sự khẳng định phải là đầu tiên. Cho dù y cố gắng xem xét những nhu cầu của loài người, y vẫn có xu hướng coi loài người tách rời khỏi tự nhiên, v.v. Điều mà tôi muốn đề xuất ở đây là cách suy nghĩ chung của con người về cái toàn thể, tức là thế giới quan tổng quát của y, hết sức quan trọng đối với trật tự chung của bản thân tri óc con người. Nếu ý nghĩ về cái tổng thể như được hợp thành từ những mảnh vụn độc lập thì trí óc của y có xu hướng hoạt động theo cách đó, nhưng nếu y có thể bao gồm mọi thứ một cách mạch lạc và hài hòa trong một toàn thể toàn diện, không phân chia, không vỡ vụn, và không có ranh giới (vì mọi ranh giới là phân chia hay đứt vỡ) thì trí óc y có xu hướng vận động trong một cách tương tự, và từ đó sẽ trôi chảy một hoạt động có trật tự bên trong cái toàn thể.

Tất nhiên, như tôi đã chỉ ra, thế giới quan tổng quát của chúng ta không phải là nhân tố duy nhất quan trọng trong bối cảnh này. Thật vậy, cần chú ý đến nhiều nhân tố khác, như cảm xúc, hoạt động sinh lí, các mối quan hệ giữa con người, các tổ chức xã hội, v. v. Nhưng có lẽ vì chúng ta hiện nay không có một thế giới quan mạch lạc, cho nên có một xu hướng phổ biến hầu như hoàn toàn bỏ qua tầm quan trọng về tâm lí và xã hội của những vấn đề như thế. Đề xuất của tôi là: một thế giới quan đúng, thích hợp với thời đại của nó, nói chung là một trong những nhân tố cơ bản, thiết yếu cho sự hài hòa trong cá nhân và trong toàn thể xã hội.

Trong chương 1 ta thấy rằng bản thân khoa học đang đòi hỏi một thế giới quan mới, không phân mảnh, theo nghĩa là phương pháp phân tích thế giới thành các bộ phận tồn tại độc lập như hiện nay là không có hiệu quả lắm trong vật lí hiện đại. Cả trong thuyết Tương đối và thuyết Lượng tử, các khái niệm hàm nghĩa cái toàn thể không phân chia của vũ trụ đã cung cấp một phương pháp mạch lạc* hơn nhiều hầu xem xét bản chất chung của thực tại.

Orderly.

Trong chương 2 chúng ta xem xét vai trò của ngôn ngữ trong việc đưa sự phân mảnh vào tư duy. Người ta đã chỉ ra, cái cấu trúc “chủ ngữ-động từ-đối tượng” của ngôn ngữ hiện đại ngầm chỉ rằng mọi hành động phát sinh trong một chủ thể biệt lập, và tác động lên một đối tượng tách biệt, hoặc tác động phản thân* lên chính nó. Trong toàn bộ cuộc sống, cái cấu trúc phổ biến này đưa vào một chức năng phân chia cái toàn thể của tồn tại thành những thực thể tách rời, [những thực thể này] được xem như là cố định và bất biến về bản chất. Từ đó chúng ta đặt câu hỏi liệu có thể đưa ra thí nghiệm những dạng ngôn ngữ mới, trong đó vai trò căn bản được dành cho động từ chứ không phải danh từ? Những dạng [ngôn ngữ] đó sẽ bao hàm trong nội dung của nó hàng loạt những hành động trôi chảy và hòa nhập vào nhau, mà không có sự phân chia ranh rẽ hay sự đứt đoạn. Như vậy, cả trong hình thức lẫn nội dung, ngôn ngữ này sẽ hài hòa với dòng chảy vận động không đứt gãy của toàn thể tồn tại.

Reflexively.

Những gì được đề xuất ở đây không phải là một ngôn ngữ mới theo Cách hiểu thông thường, mà đúng hơn là một cách thức mới trong việc sử dụng ngôn ngữ hiện có - một rheomode (phương thức dòng chảy). Chúng ta tạo ra một phương thức như thế như một dạng thử nghiệm đối với ngôn ngữ, chủ yếu nhằm nhìn thấu vào chức năng phân mảnh của ngôn ngữ nói chung, hơn là tạo ra một cách nói mới có thể dùng trong giao tiếp thông thường.

Trong chương 3, cũng vẫn vấn đề này được xem xét trong một bối cảnh khác. Mở đầu, chương này bàn đến vấn đề rằng thực tại, về bản chất, có thể được xem như một tập hợp các hình thức trong một vận động hay một quá trình cơ bản phổ quát như thế nào, và sau đó đặt câu hỏi làm thế nào có thể xem xét tri thức của chúng ta theo cùng cách đó. Như vậy, phương pháp này có thể mở ra một cách nhìn mới về thế giới, trong đó ý thức và thực tại không bị chia lìa khỏi nhau. Vấn đề này được thảo luận kĩ lưỡng và chúng ta đi đến khái niệm rằng cái nhìn tổng quát về thế giới* của chúng ta tự bản thân nó là một vận động toàn diện của tư duy nó phải đứng vững được theo nghĩa toàn bộ các hoạt động tuôn ra từ đó nói chung là hài hòa, cả với bản thân chúng lẫn với toàn thể tồn tại. Một sự hài hóa như thế chỉ có thể có được nếu bản thân cái nhìn thế giới tham gia vào một quá trình bất tận của phát triển, tiến hóa và khai mở, quá trình này phù hợp như một bộ phận của quá trình phổ quát vốn là nền tảng của mọi tồn tại.

General world view: chính là “thế giới quan”, nhưng người dịch muốn thuật ngữ này thoát khỏi cái ý nghĩa [hẹp hòi] mà nó bị áp đặt trong tiếng Việt mấy chục năm qua.

Ba chương tiếp theo khá nặng về kĩ thuật và toán học. Tuy vậy, phần lớn các chương này có thể hiểu được đối với bạn đọc không chuyên về kĩ thuật, vì những phần kĩ thuật không hoàn toàn cần thiết phải hiểu, mặc dù chúng bổ sung nội dung nhiều ý nghĩa hơn cho những ai có thể theo dõi được.

Chương 4 đề cập đến những biến thiên ẩn trong thuyết Lượng tử. Hiện nay thuyết Lượng tử là phương pháp cơ bản nhất của vật lí để hiểu các quy luật cơ bản và phổ quát liên quan đến vật chất và vận động của vật chất. Như vậy, rõ ràng là phải nghiên cứu nó cẩn thận nếu muốn đưa ra một cách nhìn tổng quát về thế giới.

Thuyết Lượng tử, trong tình trạng hiện nay của nó, đề ra cho chúng ta một thách thức cực lớn, nếu chúng ta có chút quan tâm nào đến loại mạo hiểm như thế này, bởi vì trong thuyết Lượng tử không hề có một khái niệm nào nhất quán về cái thực tại nằm bên dưới cấu tạo và cấu trúc phổ biến của vật chất có thể là gì. Như vậy, nếu dùng cái cách nhìn thế giới đang thịnh hành hiện nay dựa trên khái niệm về các hạt, chúng ta khám phá ra rằng các hạt này (như electron chẳng hạn) cũng có thể biểu hiện như các sóng, rằng chúng có thể chuyển động gián đoạn, rằng không hề có quy luật nào có thể áp dụng một cách chi tiết cho những chuyển động thực của các hạt cá thể, và rằng người ta chỉ có thể làm những tiên đoán có tính thống kê cho một tập hợp lớn những hạt như thế. Nếu mặt khác chúng ta áp dụng một cách nhìn thế giới trong đó vũ trụ được coi như một trường liên tục, chúng ta thấy rằng trường này cũng phải là gián đoạn, cũng giống như hạt, và rằng, trong hành trạng thực của nó, nó cũng bị xói mòn như quan điểm hạt về quan hệ như một toàn thể đòi hỏi.

Như vậy đã rõ ràng là chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng phân mảnh cực kì sâu xa và triệt để, cũng như tình trạng rối loạn hoàn toàn, nếu chúng ta cố gắng suy nghĩ xem cái thực tại đang bị chi phối bởi các định luật vật lí của chúng ta có thể là cái gì. Hiện nay, các nhà vật lí có xu hướng tránh chủ đề này, bằng cách thể hiện một thái độ cho rằng cái nhìn tổng quát của chúng ta về bản chất của thực tại là không [hay rất ít] quan trọng. Tất cả những gì họ cho là đáng quan tâm trong vật lí học là tìm ra những phương trình toán học cho phép chúng ta dự báo và kiểm soát hành trạng của một tập hợp thống kê lớn gồm các hạt. Một mục tiêu như thế không thể coi như chỉ có lợi ích thực dụng và về mặt kĩ thuật; trái lại, trong phần lớn các công trình vật lí học hiện đại, người ta còn phỏng đoán rằng dự báo và kiểm soát hành trạng của loại đối tượng như thế chính là toàn bộ nội dung kiến thức của loài người.

Thật ra, loại phỏng đoán này hòa hợp với tinh thần chung của thời đại chúng ta, nhưng đề xuất chính của tôi trong quyển sách này là chúng ta không thể đơn giản bỏ qua một cách nhìn tổng quát về thế giới. Nếu cứ cố làm thế, chúng ta sẽ chỉ còn lại bất kì cách nhìn thế giới nào tình cờ có trong tầm tay (mà nói chung là không thích hợp). Quả thực, người ta thấy rằng các nhà vật lí trong thực tế không thể chỉ chăm chú vào các phép tính nhằm dự báo và kiểm soát: họ nhất định thấy cần thiết phải sử dụng những tưởng tượng dựa trên một số loại khái niệm tổng quát nào đó về bản chất của thực tại, chẳng hạn như “các hạt là những đơn vị cơ bản kiến tạo nên vũ trụ”*, song những tưởng tượng như thế giờ đây trở nên quá mức hỗn độn (chẳng hạn, những hạt này chuyển động gián đoạn và đồng thời là sóng). Tóm lại, ở đây chúng ta gặp một ví dụ cho thấy cái nhu cầu có một khái niệm nào đó về thực tại trong tư duy của chúng ta là một nhu cầu sâu xa và mạnh mẽ dường nào, cho dù khái niệm đó là hỗn độn và chắp vá.

Building blocks of the universe.

Đề xuất của tôi là, tại mỗi giai đoạn, trật tự đúng đắn của hoạt động trí tuệ đòi hỏi nắm bắt toàn bộ những gì nói chung đã biết, không chỉ trong các thuật ngữ toán học, logic và hình thức, mà còn một cách trực giác, trong tưởng tượng, tình cảm, phong cách thi ca của ngôn ngữ v.v. (Hẳn chúng ta có thể nói rằng đây là cái đòi hỏi sự hài hòa giữa “não phải” và “não trái”). Cách suy nghĩ toàn diện này không chỉ là một nguồn phong phú sinh ra những ý tưởng lí thuyết mới: nó còn cần thiết để cho trí tuệ con người nói chung hoạt động theo cách hài hòa, từ đó mới có thể tạo nên một xã hội trật tự và ổn định. Tuy nhiên, như đã chỉ ra ở các chương trước, điều này đòi hỏi một dòng chảy liên tục và sự phát triển các khai niệm tổng quát của chúng ta về thực tại.

Như vậy, chương 4 quan tâm đến việc tạo ra một sự khởi đầu trong quá trình phát triển một quan niệm mạch lạc về vấn đề loại thực tại nào có thể là cơ sở cho những dự đoán toán học đúng mà thuyết Lượng tử đạt được. Một mong muốn như thế nói chung đã được cộng đồng các nhà vật lí chấp nhận một cách có thể nói là còn bối rối, vì nhiều người cảm thấy rằng nếu có thể có một cách nhìn chung nào đấy về thế giới thì nó phải được xem như khái niệm “được chấp nhận” và “tối hậu” về bản chất của thực tại. Nhưng ngay từ đầu thái độ của tôi đã là: những khái niệm của chúng ta về vũ trụ và bản chất chung của thực tại nằm trong một quá trình phát triển liên tục, và có lẽ người ta phải xuất phát từ những ý tưởng vốn chỉ là một dạng cải tiến chút ít trên những gì đã có sẵn, và từ đó tiếp tục di đến một ý tưởng tốt hơn. Chương 4 trình bày những vấn đề có thực và nghiêm trọng thách thức bất kì ý đồ nào muốn cung cấp một khái niệm nhất quan về “thực tại có tính cơ học lượng tử”, và chỉ ra cách tiếp cận ban đầu đối với một giải pháp cho những vấn đề này dưới dạng những biến thiên ẩn.

Chương 5 khám phá một cách tiếp cận khác đối với cùng những vấn đề ấy. Đây là một cuộc truy vấn đối với những khái niệm của chúng ta về trật tự. Trật tự, trong tính tổng thể của nó, rõ ràng về cơ bản là không thể xác định, theo nghĩa là nó tràn ngập mọi thứ chúng ta là và làm (ngôn ngữ, tư duy, cảm giác, cảm xúc, hoạt động của thân thể, nghệ thuật, các hoạt động thực tiễn, v.v.). Tuy nhiên, trong vật lí học, trong nhiều thế kỉ trật tự cơ bản là trật tự của hệ tọa độ thẳng của Descartes (được mở rộng ra một chút trong thuyết Tương đối thành hệ tọa độ cong). Trong khoảng thời gian đó vật lí học đã có bước tiến khổng lồ, với sự xuất hiện của nhiều nét cực kì mới mẻ, nhưng cái trật tự cơ bản nói trên vẫn giữ nguyên không thay đổi.

Trật tự kiểu Descartes thích hợp với sự phân tích thế giới thành những bộ phận tồn tại tách rời (như các hạt hay các phần tử của trường*). Tuy nhiên, trong chương này chúng ta xem xét bản chất của trật tự một cách tổng quát hơn và sâu hơn, và phát hiện ra rằng trong cả thuyết Tương đối lẫn thuyết Lượng tử, trật tự kiểu Descartes đều dẫn đến những mâu thuẫn nghiêm trọng và hỗn độn. Đó là bởi vì cả hai lí thuyết giả định ngầm rằng trạng thái thực của mọi sự vật là cái toàn thể nguyên vẹn (không bị phá vỡ) của vũ trụ, thì đúng hơn là phân tích thành các bộ phận độc lập. Tuy nhiên, hai lí thuyết này khác nhau một cách cơ bản trong những khái niệm chi tiết về trật tự. Như vậy, trong thuyết Tương đối, vận động là liên tục, được quyết định theo quan hệ nhân quả, và được xác định rõ, trong khi ở cơ học lượng tử nó là gián đoạn, không theo quan hệ nhân quả, và không được xác định rõ. Mỗi lí thuyết gắn chặt với những khái niệm của riêng nó về bản chất mà trên cơ bản là bất biến và phân mảnh của tồn tại (thuyết Tương đối với các sự kiện rời rạc có thể kết nối bằng tín hiệu, còn thuyết Lượng tử thì với một trạng thái lượng tử được xác định rõ). Như vậy ta thấy rằng cần có một loại lí thuyết mói, nó vứt bỏ sự gắn bó cơ bản này và nhất là khôi phục lại đôi nét chủ yếu của các lí thuyết cũ như những hình thức trừu tượng suy ra từ một thực tại sâu hơn, trong đó cái chiếm ưu thế là một toàn thể nguyên vẹn.

Field elements.

Trong chương 6 chúng ta đi xa hơn để bắt đầu phát triển cụ thể hơn một khái niệm mới về trật tự, khái niệm này có thể thích hợp với một vũ trụ của cái toàn thể nguyên vẹn. Đây là trật tự ẩn tàng hay trật tự bất hiển lộ (hoặc không khai mở). Trong trật tự ẩn, không gian và thời gian không còn là những nhân tố thống trị quyết định quan hệ phụ thuộc hay độc lập của các phần tử khác nhau nữa. Đúng hơn là, giữa các phần tử có thể có một loại quan hệ cơ bản hoàn toàn khác, từ quan hệ này, những khái niệm thông thường của chúng ta về không gian và thời gian, cùng với những khái niệm về các hạt vật chất tồn tại tách rời, được trừu tượng hóa như những hình thức được suy ra từ cái trật tự sâu hơn này. Những khái niệm thông thường này thật ra xuất hiện trong cái gọi là trật tự hiển lộ hay không ẩn giấu (đã khai mở), vốn là một dạng khác và đặc biệt chứa đựng trong cái toàn thể chính của các trật tự ẩn.

Trong chương 6 trật tự ẩn được giới thiệu một cách tổng quát, và trình bày bằng toán học trong một phụ lục. Tuy nhiên chương 7, chương cuối cùng, là sự trình bày phát triển hơn (mặc dù không có tính chuyên môn) về trật tự ẩn, cùng quan hệ của nó với ý thức. Điều này dẫn đến một chỉ báo về một số con đường theo đó ta có thể đương đầu với thách thức cấp bách nhằm phát triển một vũ trụ luận và một tập hợp khái niệm tổng quát về bản chất của thực tại sao cho thích hợp với thời đại chúng ta.

Cuối cùng, mong rằng sự trình bày tư liệu trong các tiểu luận này có thể giúp bạn đọc thấu hiểu chủ đề tự bản thân nó đã được mở ra như thế nào, do đó hình thức của cuốn sách chính là một ví dụ để hiểu rõ ý nghĩa nội dung của nó.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Toàn Thể Và Trật Tự Ẩn PDF của tác giả David Bohm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dạ Dày (Markus Rothkranz)
AI CŨNG MUỐN CHỮA LÀNH NHANH CHÓNG. NHƯNG KHÔNG CÓ VIÊN THUỐC THẦN KỲ! Bạn không thể thoát khỏi ung thư phổi bằng cách đơn giản là ăn bông cải xanh.Giải pháp không phải là “ăn gì” mà thường là “nên DỪNG ngay những việc gì ĐÃ GÂY bệnh cho bạn!” Tình trạng hiện tại của bạn có thể là kết quả của các lựa chọn của bạn tính đến thời điểm này, và nó sẽ giúp bạn hiểu ngay điều gì đã gây ra tình trạng đó để bạn có thể đảm bảo không để xảy ra nữa hoặc tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Giải pháp để có một sức khỏe tốt thực sự không phải chỉ đơn giản là bổ sung thêm cái gì đó vào chế độ ăn hiện tại… mà quan trọng hơn là loại bỏ đi cái gì, điều đó có nghĩa là bạn phải đối mặt với những cơn nghiện bánh mỳ, mỳ ống, pizza, đường, pho-mát, sữa, chất kích thích, thói quen ăn khuya và tất cả các chứng nghiện thực phẩm khác. Sức khỏe là cơ thể, trí óc và tinh thần. Nếu liên tục 10 năm bạn bị căng thẳng khiến thể chất trở nên tồi tệ, bạn không thể chỉ uống thảo dược hay thuốc tây. Bạn phải giải quyết nguyên nhân của sự căng thẳng và cân bằng lại cuộc sống. Tôi sẽ cố gắng và giúp bạn thực hiện điều đó nhưng chính bạn phải tự chữa lành toàn bộ cơ thể, trí óc và tinh thần của mình. Tài liệu ngắn gọn này liệt kê các nguyên nhân, triệu chứng phổ biến nhất và hướng dẫn nên ăn uống gì, nên làm gì. Nên nhớ, chỉ đơn giản dùng một số loại thảo dược sẽ không giúp bạn khỏe mạnh một cách thần kỳ nếu bạn tiếp tục làm những điều gây hại cho chính bạn. Tôi KHUYẾN NGHỊ bạn nên đọc cuốn sách về lối sống và chế độ ăn kiêng có tên HEAL YOURSELF 101 (TỰ CHỮA LÀNH Tìm mua: Dạ Dày TiKi Lazada Shopee 101), và tuân theo hướng dẫn trong sách. Nếu bạn làm được điều đó, hầu như bệnh của bạn sẽ tự động biến mất và thậm chí không cần đọc thêm cuốn sách này. Cái bạn có chỉ là triệu chứng. Để loại bỏ triệu chứng, cần loại bỏ nguyên nhân. Điều mấu chốt là bạn cần phải cảm thấy khỏe trở lại. OK! nào, hãy xắn tay áo và bắt đầu ngay. SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY NHƯ THẾ NÀO Những gì bạn sắp đọc là tổng hợp thông tin tôi thu thập trong 20 năm qua, nó hoàn toàn được cập nhật với những phát hiện mới nhất. Nhiều trong số đó đã được thử nghiệm trên bản thân tôi và những người khác mà tôi biết. Đây chỉ là là một đầu mục phụ trích ra trong cuốn sách hơn 600 đầu mục mà tôi đã và đang tập hợp nhiều năm, đó là một cuốn sách tham khảo về sức khỏe toàn diện mà ai cũng có thể tham chiếu tình trạng sức khỏe của mình và sẽ thấy cần phải làm gì để cải thiện. Tôi mất nhiều năm để viết và vẫn chưa hoàn thành. Theo cách tôi đang thực hiện thì cuốn sách có thể lên tới một nghìn trang. Đây là một công trình lớn mang tính cộng đồng. Trong khi đó, người ta đang chết dần chết mòn một cách quá uổng phí và chiến đấu để giành giật sự sống một cách đau đớn trong điều kiện sức khỏe mà hoàn toàn có thể tránh được. Tôi cần phải lấy những gì tôi có ở đó NGAY BÂY GIỜ. Vì vậy, ngay cả khi tôi chưa hoàn thành xong cuốn sách, tôi có thể chia sẻ với các bạn những gì tôi đã có. Tôi đã chia thành những đầu mục thích hợp và cố gắng giải thích ngắn gọn và rõ ràng nhất có thể. Phương pháp hiệu quả nhất là đọc cuốn sách chính về ĂN KIÊNG và LỐI SỐNG cùng với đầu sách phụ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn nhất. Có thể có một vài đầu sách phụ nên đọc đồng thời bởi vì mọi thứ có liên quan đến nhau. Hầu hết người ta không nghĩ nhiều về đại tràng, gan và thận nhưng đó là nơi mà tất cả được lưu trữ. Bạn không thể chỉ bôi kem lên vùng da bị vẩy nến và mong nó biến mất một cách kỳ diệu khi toàn bộ máu của bạn đều nhiễm độc và chỉ cố gắng đẩy độc tố ra ngoài qua da. Bạn cần phải dọn dẹp nguồn gây bệnh chứ không phải dọn triệu chứng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Markus Rothkranz":Chữa Lành Khuôn MặtDạ DàyBí Mật Của Sự Thịnh VượngTự Chữa Lành Cơ Thể 101Các Chỉ Dẫn Cho Cuộc Sống Mới Tự Do Đích ThựcCây Ăn Được Và Cây ThuốcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dạ Dày PDF của tác giả Markus Rothkranz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dạ Dày (Markus Rothkranz)
AI CŨNG MUỐN CHỮA LÀNH NHANH CHÓNG. NHƯNG KHÔNG CÓ VIÊN THUỐC THẦN KỲ! Bạn không thể thoát khỏi ung thư phổi bằng cách đơn giản là ăn bông cải xanh.Giải pháp không phải là “ăn gì” mà thường là “nên DỪNG ngay những việc gì ĐÃ GÂY bệnh cho bạn!” Tình trạng hiện tại của bạn có thể là kết quả của các lựa chọn của bạn tính đến thời điểm này, và nó sẽ giúp bạn hiểu ngay điều gì đã gây ra tình trạng đó để bạn có thể đảm bảo không để xảy ra nữa hoặc tiếp tục trở nên tồi tệ hơn. Giải pháp để có một sức khỏe tốt thực sự không phải chỉ đơn giản là bổ sung thêm cái gì đó vào chế độ ăn hiện tại… mà quan trọng hơn là loại bỏ đi cái gì, điều đó có nghĩa là bạn phải đối mặt với những cơn nghiện bánh mỳ, mỳ ống, pizza, đường, pho-mát, sữa, chất kích thích, thói quen ăn khuya và tất cả các chứng nghiện thực phẩm khác. Sức khỏe là cơ thể, trí óc và tinh thần. Nếu liên tục 10 năm bạn bị căng thẳng khiến thể chất trở nên tồi tệ, bạn không thể chỉ uống thảo dược hay thuốc tây. Bạn phải giải quyết nguyên nhân của sự căng thẳng và cân bằng lại cuộc sống. Tôi sẽ cố gắng và giúp bạn thực hiện điều đó nhưng chính bạn phải tự chữa lành toàn bộ cơ thể, trí óc và tinh thần của mình. Tài liệu ngắn gọn này liệt kê các nguyên nhân, triệu chứng phổ biến nhất và hướng dẫn nên ăn uống gì, nên làm gì. Nên nhớ, chỉ đơn giản dùng một số loại thảo dược sẽ không giúp bạn khỏe mạnh một cách thần kỳ nếu bạn tiếp tục làm những điều gây hại cho chính bạn. Tôi KHUYẾN NGHỊ bạn nên đọc cuốn sách về lối sống và chế độ ăn kiêng có tên HEAL YOURSELF 101 (TỰ CHỮA LÀNH Tìm mua: Dạ Dày TiKi Lazada Shopee 101), và tuân theo hướng dẫn trong sách. Nếu bạn làm được điều đó, hầu như bệnh của bạn sẽ tự động biến mất và thậm chí không cần đọc thêm cuốn sách này. Cái bạn có chỉ là triệu chứng. Để loại bỏ triệu chứng, cần loại bỏ nguyên nhân. Điều mấu chốt là bạn cần phải cảm thấy khỏe trở lại. OK! nào, hãy xắn tay áo và bắt đầu ngay. SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY NHƯ THẾ NÀO Những gì bạn sắp đọc là tổng hợp thông tin tôi thu thập trong 20 năm qua, nó hoàn toàn được cập nhật với những phát hiện mới nhất. Nhiều trong số đó đã được thử nghiệm trên bản thân tôi và những người khác mà tôi biết. Đây chỉ là là một đầu mục phụ trích ra trong cuốn sách hơn 600 đầu mục mà tôi đã và đang tập hợp nhiều năm, đó là một cuốn sách tham khảo về sức khỏe toàn diện mà ai cũng có thể tham chiếu tình trạng sức khỏe của mình và sẽ thấy cần phải làm gì để cải thiện. Tôi mất nhiều năm để viết và vẫn chưa hoàn thành. Theo cách tôi đang thực hiện thì cuốn sách có thể lên tới một nghìn trang. Đây là một công trình lớn mang tính cộng đồng. Trong khi đó, người ta đang chết dần chết mòn một cách quá uổng phí và chiến đấu để giành giật sự sống một cách đau đớn trong điều kiện sức khỏe mà hoàn toàn có thể tránh được. Tôi cần phải lấy những gì tôi có ở đó NGAY BÂY GIỜ. Vì vậy, ngay cả khi tôi chưa hoàn thành xong cuốn sách, tôi có thể chia sẻ với các bạn những gì tôi đã có. Tôi đã chia thành những đầu mục thích hợp và cố gắng giải thích ngắn gọn và rõ ràng nhất có thể. Phương pháp hiệu quả nhất là đọc cuốn sách chính về ĂN KIÊNG và LỐI SỐNG cùng với đầu sách phụ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn nhất. Có thể có một vài đầu sách phụ nên đọc đồng thời bởi vì mọi thứ có liên quan đến nhau. Hầu hết người ta không nghĩ nhiều về đại tràng, gan và thận nhưng đó là nơi mà tất cả được lưu trữ. Bạn không thể chỉ bôi kem lên vùng da bị vẩy nến và mong nó biến mất một cách kỳ diệu khi toàn bộ máu của bạn đều nhiễm độc và chỉ cố gắng đẩy độc tố ra ngoài qua da. Bạn cần phải dọn dẹp nguồn gây bệnh chứ không phải dọn triệu chứng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Markus Rothkranz":Chữa Lành Khuôn MặtDạ DàyBí Mật Của Sự Thịnh VượngTự Chữa Lành Cơ Thể 101Các Chỉ Dẫn Cho Cuộc Sống Mới Tự Do Đích ThựcCây Ăn Được Và Cây ThuốcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dạ Dày PDF của tác giả Markus Rothkranz nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thế Giới Lượng Tử Kỳ Bí (Silvia Arroyo Camejo)
Về sự ra đời của cuốn sách này Tôi vẫn thường được hỏi, ma xui quỷ khiến thế nào, mà ở vào lứa tuổi 17, tôi lại viết một cuốn sách với chủ đề vật lý lượng tử. Để trả lời câu hỏi đó, trước hết tôi muốn giải thích cho rõ những điều không thể xem là nguyên nhân thúc đẩy tôi viết cuốn sách vật lý lượng tử này. Chẳng hạn không bao giờ tôi có ý muốn viết một cuốn sách với số lượng phát hành cao để thu về khoản tiền lớn. Trong ý tưởng của tôi về cuốn sách không bao giờ có bóng dáng của đồng tiền. Nếu là tiền, không khi nào tôi viết một cuốn sách mà chủ đề của nó, đối với nhiều người, chỉ là một trong những môn học ít được ưa chuộng nhất còn lưu lại trong ký ức nhạt nhòa và đáng sợ. Tôi luôn luôn phải xác định rằng - lúc đầu với ít nhiều ngạc nhiên -, với hứng thú vô cùng và khát khao hiểu biết không ngưng nghỉ về những quá trình khác thường trong thế giới vi mô và vĩ mô, tôi thường lẻ loi đơn độc và rồi cuối cùng lại vấp phải sự bất lực hay những cái lắc đầu. Sự khát khao được nổi tiếng cũng không phải là nguyên nhân thúc đẩy tôi viết cuốn sách này. Bởi lẽ, để người khác xem mình là điên cuồng và rồ dại cũng chẳng phải hay ho gì. Tôi cũng không thể nói rằng, những điều tôi viết ra ở đây là kết quả của nỗi buồn chán hay sự rảnh rang ở trường học. Nói đúng ra, khi tôi hoàn chỉnh cuốn sách này cũng là lúc tôi đang tối tăm mặt mày với việc học hành và thi cử, bởi vì tôi rất cố gắng để có điểm cao khi tốt nghiệp phổ thông. Trong hoàn cảnh đó, đối với tôi, những trang viết vật lý lượng tử giống như một sự thay đổi bổ sung đầy hứng khởi và thách thức. Tìm mua: Thế Giới Lượng Tử Kỳ Bí TiKi Lazada Shopee Cha tôi có lần nói rằng, người ta chỉ có thể viết một cuốn sách như cuốn của tôi khi còn rất trẻ. Chỉ khi còn trẻ, người ta mới có đủ động lực và sức chịu đựng để làm được một điều gì đó, có vẻ như không có ý nghĩa và mục đích, không có áp lực từ bên ngoài, và cũng hoàn toàn chẳng có lợi lộc về tiền bạc. Giờ đây, tôi không hoàn toàn chắc chắn về những điều đó, nhưng tôi rất hy vọng, sau này vẫn còn tìm ra được sức mạnh và thời gian để thêm một lần nữa hưởng niềm vui sướng khi tạo ra một cái gì đó không có ý nghĩa và mục đích kiểu như vậy. Vậy thì, điều gì đã thúc đẩy tôi viết cuốn sách này? Thật đơn giản: tình yêu của tôi dành cho vật lý, sự say mê của tôi đối với tính đa dạng của những quá trình phức tạp đầy mê hoặc, mà ở đó, trái với những kinh nghiệm quen thuộc thường ngày cũng như những hiểu biết phổ thông của chúng ta, không còn cả nguyên lý nhân quả lẫn khái niệm khách quan. Một thế giới mà ở đó cái ngẫu nhiên khách quan, tuyệt đối biểu thị một phần xác định những quy luật vật lý giống như điều khẳng định rằng, một đối tượng lượng tử đồng thời có thể tồn tại ở nhiều địa điểm khác nhau. Một thế giới dường như chứa đầy mâu thuẫn và nghịch lý tới mức đôi khi người ta có cảm giác không còn có thể đặt chân trên mặt đất. Chính trong khi hình dung các hiện tượng và tính quy luật của thế giới vi mô phức tạp và không minh bạch như vậy, những nhận thức về bản chất của thế giới vi mô có thể thu được khi nghiên cứu các phương thức hành xử vật lý của các đối tượng lượng tử càng trở nên thần kỳ và quyến rũ. Tôi muốn nhận thức được cái cấu trúc hành xử của tự nhiên. Tôi muốn biết cái thế giới thần kỳ mà chúng ta sống trong đó hoạt động như thế nào. Từ mong muốn đó, và được thôi thúc bởi khát khao hiểu biết không ngừng, khoảng năm 15 tuổi, thông qua các bài giảng và tài liệu khoa học đại chúng, tôi đã có những hiểu biết đầu tiên về vật lý lượng tử. Mối quan tâm đến chủ đề vô cùng hấp dẫn và xâm chiếm tôi hoàn toàn này phát triển càng ngày càng mạnh mẽ. Những câu hỏi liên tiếp phát sinh đòi hỏi phải có những câu trả lời hối thúc tôi, nhưng không ai có thể trả lời cho tôi điều đó. Sau đó ít lâu, tôi vấp phải một giới hạn không thể vượt qua nếu chỉ dừng lại trong việc đọc những sách vật lý lượng tử dưới dạng khoa học đại chúng. Tuy nhiên, những tài liệu học tập soạn cho sinh viên vật lý trong giai đoạn cơ bản và cơ sở luôn gắn với việc sử dụng toán học cao cấp, do đó tôi rất khó khăn và hầu như không thể tham khảo những tài liệu này (lúc đó tôi mới chỉ là cô bé học sinh lớp 10). Lúc đầu, khoảng trống tư liệu giữa một bên là những tài liệu khoa học đại chúng, viết dễ hiểu cho tất cả mọi người, nơi người ta luôn tránh dùng công thức toán học, với một bên là tài liệu học tập chính thống, nơi mỗi trang chứa hàng loạt tích phân hay phương trình vi phân, quả là vấn đề lớn đối với tôi. Sau đó, tôi dần dần thành công. Thông qua nhiều thư viện, nhiều loại sách kinh điển hay mạng Internet, tôi tiếp tục phát triển quá trình tìm hiểu cơ học lượng tử và tiến tới tiếp cận trọn vẹn nội dung của vật lý lượng tử. Tôi nhận thức rõ ràng rằng, những phạm vi và các đặc trưng của vật lý lượng tử sẽ trở nên dễ hiểu hơn và rõ ràng hơn với sự giúp đỡ của hình thức luận toán học. Tôi cũng nhận ra rằng, ta chỉ có thể trình bày các hiệu ứng cơ học lượng tử một cách sâu sắc và thực sự có sức thuyết phục, nếu ta phối hợp việc thảo luận, giải thích với hệ thức toán học tương ứng. Sau khi đã nhận thức điều đó một cách rõ ràng, và sau khi đã nghiên cứu vật lý lượng tử 2 năm, tôi cảm thấy một áp lực thôi thúc tôi sắp xếp lại những kiến thức mà mình đã thu thập được cho đến thời điểm này. Từ đó tôi có ý tưởng lưu lại bằng văn bản một số chủ đề trung tâm cũng như một số hiệu ứng xuất hiện trong vật lý lượng tử theo hiểu biết của riêng tôi. Tôi rất vui mừng khi thực hiện công việc này, khi bắt đầu có ý nghĩ về một cấu trúc hoàn toàn mới, có giá trị giáo khoa cho những chủ đề lượng tử dưới dạng một cuốn sách tự viết, để rồi cuối cùng cũng lấp đầy khoảng trống tư liệu giữa các tài liệu khoa học đại chúng và tài liệu học tập, nghiên cứu chính thống. Độc giả quý mến, giờ đây bạn đang giữ trên tay những gì đã sinh ra từ hoàn cảnh đó. Nói một cách cô đọng, cuốn sách này là sự thể hiện tinh khiết niềm vui của tôi khi trình bày những chủ đề mê hoặc và thần kỳ của vật lý lượng tử, vừa có thể có giá trị giáo khoa, vừa dễ hiểu, nhưng cũng đủ sâu sắc và có tính tổng quát. Cuốn sách này cũng là sự thể hiện tinh khiết mong ước cá nhân của tôi, vào một ngày đẹp trời nào đó, lại có thể tự mình quay lại tất cả những điều đó một lần nữa. Và tất cả đơn giản chỉ là vì, điều đó đem lại cho tôi một niềm vui sướng biết bao. Berlin, tháng Mười hai, 2005Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thế Giới Lượng Tử Kỳ Bí PDF của tác giả Silvia Arroyo Camejo nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Bí Mật Của Tự Nhiên (Sưu Tầm)
1. Thử khám phá mặt trời Mặt trời cũng như là các ngôi sao khác, nó là một trong hơn 100 tỷ ngôi sao trên thiên hà. Nó là vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời, chiếm trên 99,8% trong tổng khối của hệ mặt trời. Mặt trời được nhân cách hoá trong những câu chuyện thần thoại: Người Roman gọi nó là Sol còn người ả Rập gọi nó là Helios. Hiện nay mặt trời có khoảng 75% là khí hydrogen và 25% khí heluim. Những địa tầng bên ngoài mặt trời quay với quỹ đạo khác nhau: Tại xích đạo bề mặt quay một vòng mất 24,5 ngày; còn đối với các quỹ đạo gần các cực nó phải mất đến 36 ngày. Sở dĩ nó khác nhau như vậy là do mặt trời không phải là thể rắn giống như trái đất. Kết quả tương tự được nhìn thấy trên các hành tinh khí. Bên trong của mặt trời có sự mở rộng đáng kể do sự chênh lệch của vòng quay nhưng tâm của mặt trời quay vòng giống như một vật thể rắn. Nhiệt độ là 15,6 triệu Kelvin và với áp suất là 250 tỷ atmosphere. Còn tại tâm của mặt trời độ đậm đặc của nó gấp 150 lần so với nước. Nǎng lượng của mặt trời phát ra là 386 tỷ tỷ megawatts do những phản ứng hạt nhân do nóng chảy gây ra… mỗi một giây có khoảng 700.000.000 tấn hydrogen được chuyển thành khoảng 695.000.000 tấn heli và 5.000.000 tấn nǎng lượng dưới dạng những tia gamma. Khi nó thoát ra bên ngoài bề mặt, nǎng lượng tiếp tục bị hấp thụ và bị toả nhiệt càng ngày càng thấp hơn. Vì vậy cùng với khoảng thời gian nó thoát ra bên ngoài bề ố ể ấ mặt, nó trông giống như cái đèn có thể trông thấy được. Bề mặt của mặt trời được gọi là quyển sáng, với nhiệt độ khoảng 5800 K. Những vệt đen trên mặt trời là vùng lạnh hơn với nhiệt độ là 3800K (chúng trông tối chỉ là khi so sánh nó với những vùng xung quanh). Những vệt đen trên mặt trời có thể rất lớn, khoảng 50.000 km. Một vòng nhỏ được biết như tuyển sắc nằm trên quyển sáng. Những vùng khí kém đặc hơn ở trên quyển sắc, được gọi là quầng hào quang, mở rộng càng triệu km trong không gian nhưng có thể nhìn thấy trong thời gian có hiện tượng nhật thực. Nhiệt độ trong quầng hào quang trên 1.000.000 K. Lực từ của mặt trời rất mạnh và phức tạp hơn do sức nóng và sáng nên mặt trời cũng phát ra một luồng khí ở mức đậm đặc thấp hơn được biết như là gió mặt trời. Cơn gió thổi vào hệ mặt trời với tốc độ 450 km/giây. Gió mặt trời và nhiều nǎng lượng cao được phát ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến trái đất của chúng ta. Theo dữ liệu gần đây các nhà vũ trụ cho biết sức gió mặt trời gần đây đã tǎng lên gấp đôi 750km trên 1 giây. Tìm mua: Những Bí Mật Của Tự Nhiên TiKi Lazada Shopee Vị trí của những nơi xuất hiện gió cũng khác nhau và vùng mặt trời Mặt trời đã tồn tại khoảng 5,5 tỷ nǎm. Từ khi xuất hiện nó đã sử dụng hơn một nửa hydrogen trong lòng của mặt trời. Nó sẽ tiếp tục phát ra một cách từ từ thêm 5 tỷ nǎm nữa hoặc là hơn nữa. Nhưng thực tế nó sẽ cạn kiệt nhiên liệu hydrogen. Sau đó nó bị ép buộc thay đổi toàn bộ, cuối cùng kết quả là toàn bộ trái đất bị phá huỷ hoàn toàn (hoặc có thể hình thành một hành tinh tinh vân).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Bí Mật Của Tự Nhiên PDF của tác giả Sưu Tầm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.