Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Namaskar! Xin Chào Ấn Độ (Hồ Anh Thái)

Namaskar! Xin chào Ấn Độ của Hồ Anh Thái được xuất bản lần đầu vào năm 2008, nay được NXB Trẻ tái bản lại cùng lúc với cuốn Salam! Chào Ba Tư - một sáng tác mới của tác giả, làm thành một bộ 2 cuốn về hai nền văn hóa lâu đời của thế giới.Namaska!

Xin chào Ấn Độ phác họa đất nước Ấn Độ khái quát từ chiều dài lịch sử đến bề rộng, chiều sâu về văn hóa, tôn giáo,… được trình bày theo lối nghĩ khoa học, sắc bén của một nhà ngoại giao, tiến sĩ văn hóa Phương Đông qua lối viết mềm mại của nhà văn Hồ Anh Thái. Được đánh giá là một cuốn sách độc đáo có ích dành cho những ai lần đầu tiên đến Ấn Độ, hoặc muốn khám phá đất nước - văn hóa - con người Ấn Độ, vì đọc Namaska! Xin chào Ấn Độ có thể tìm thấy ngay những điều cần quan tâm: Lịch sử hay Kinh sách; Tôn giáo hay Văn hóa hay Văn chương…

Những khái niệm về Ấn Độ đã được tóm lược một cách súc tích, ngắn gọn nhưng sáng rõ ở mức dễ tiếp nhận nhất, được trình bày theo quan niệm của đạo Hindu: Tư tưởng, sản phẩm văn hóa, biểu tượng ký hiệu, phong tục tập quán… Cuốn sách hấp dẫn hơn một cuốn nhập môn là bởi giọng văn Hồ Anh Thái. Anh sử dụng nhiều thể loại cho từng phần: du ký dành cho các miền văn hóa, tản văn khi viết về tính cách Ấn, khảo cứu, tiểu luận khi đề cập tôn giáo,lịch sử, phong tục tập quán. Sách còn đẹp vì còn có nhiều minh họa - là những bức tranh thần thánh Hindu theo phong cách tranh thờ dân gian hoặc tranh tượng hiện đại, và hình các biểu trưng.

***

Vốn có một sự đam mê cuồng nhiệt với Ấn Độ nên chỉ cần có quyển sách nào viết về Ấn là tôi sẽ lôi về đọc thử, có lẽ đó cũng như là một sự thương nhớ Ấn, đọc để soi mình trong đó, để tìm thấy những điểm chung rồi “à, mình biết” hoặc để tìm thấy những điều mình không biết rồi bứt rứt và lên kế hoạch cho những lần đến Ấn Độ sau đó. Tìm mua: Namaskar! Xin Chào Ấn Độ TiKi Lazada Shopee

“Namaskar!” cũng vậy. Hồ Anh Thái là một cái tên lạ lẫm nhưng đọc phần tiểu sử thấy ông đã từng có những năm tháng sống và làm việc ở Ấn Độ nên cũng háo hức mượn Yến về đọc thử. Cảm nhận đầu tiên à, sách dày, giấy nhẹ được bọc rất cẩn thận, khổ cầm vừa tay, các phần tiêu đề khá promising và tràn cảm xúc cũng như suy nghĩ của người Viết. Khởi đầu cũng không tệ. Đọc thử xem sao.

Đọc hết quyển rồi đóng sách lại, ấn tượng duy nhất của mình về quyển sách là một mớ kiến thức chen lẫn với những cảm xúc của người viết, một cách lộn xộn. Để rồi đọc xong vẫn không hình dung được Ấn Độ, vẫn thấy những mơ hồ chen lấn, tựa như dòng suy nghĩ của người viết cũng lộn xộn.

Theo từ điển định nghĩa “khảo luận” là dạng “nghiên cứu và bàn luận sâu một vấn đề gì, thường là dưới dạng luận, dạng một cuốn sách” Vây mà những kiến thức được trình bài trong này lại không sâu, đọc và có cảm giác như mình đang đọc một mớ kiến thức wiki được tổng hợp lại, những thứ kiến thức bề mặt, chỉ search internet là ra. Những kiến thức không có sự đối chiếu từ nhiều nguồn cũng như sự reflect thông qua những trải nghiệm của bản thân người viết (với dân bản xứ chẳng hạn) để có cái nhìn từ nhiều khía cạnh của vấn đề. Cũng phải thôi, cả một nền văn hóa mà gọi gọn trong mấy trăm trang sách là điều không thể thế nhưng quả thật cách viết một vấn đề theo những thông tin quá bề mặt như vậy thực sự làm mình thấy khó chịu. Là một người đã từng ở Ấn, đã từng đến thăm hàng loạt đền thờ, nhảy múa trong lễ hội với dân địa phương nên những điều tác giả viết về các vị thần ở Ấn thật sự khiến mình thất vọng khi nó cứ đều đều và thậm chí còn chẳng giống những câu chuyện dân gian mà mình từng được nghe các bạn Ấn kể. Thấy đất nước Ấn Độ của Hồ Anh Thái hiện ra xa lạ.

Một phần mình thấy không ổn trong cuốn sách đó là sự ưu ái mà tác giả dành cho ngôi chùa Việt Nam cùng sư chủ trì của ngôi chùa ở đất Phật Ấn Độ. Nếu như trong những phần trước, Hồ Anh Thái chỉ đóng vai trò là người gom nhặt, liệt kê các thông tin thì trong những câu chuyện về ngôi chùa, Hồ Anh Thái đã đóng vai trò như một nhân vật của câu chuyện, và cuốn khảo luận trở nên giống một cuốn du ký hơn khi Hồ Anh Thái kể lại những câu chuyện của mình, những mẩu đối thoại, suy nghĩ mang tính cảm xúc hơn là suy luận, phân tích. Nhưng một lần nữa, mình không thấy Ấn Độ của mình trong những câu chuyện này, câu chuyện vậy là cứ trôi tuột. Hơn nữa, mình đọc vì Ấn Độ, để xem con người Ấn Độ, văn hóa Ấn Độ được thể hiện trong từng bữa ăn, nhịp thở, từng cử chỉ hàng ngày. Hoàn toàn không phải để đọc về văn hóa Phât giáo Việt đã được mang vào Ấn như thế nào và phát triển ra sao. Hồ Anh Thái chỉ là không cho người đọc cái quyền lựa chọn ấy.

Cứ thê, câu chuyện về ngôi chùa và vị sư chủ trì kéo dài, kéo dài.

Cuối cùng là nói về kết cấu cuốn sách. Mỗi phần của cuốn sách được phân ra theo tiêu đề của các chủ đề sẽ được nói đến trong cuốn sách. Chủ đề hay nhưng sắp xếp loạn, không theo một logic nào hết khiến người đọc không tạo được dòng suy nghĩ, không xâu chuỗi được sự việc. Cuốn sách cứ dài thượt mà sau này tìm lai mục phần có thông tin quan trọng chắc là điều bất khả thi lắm.

Mình suggest cuốn sách này cho ai nhỉ? Cho những bạn mới biết ít về Ấn Độ hoặc đang thu thập thông tin chuẩn bị cho cuộc dạo chơi ở vùng đất này nhé. Còn với những bạn yêu Ấn, hiểu Ấn, đã từng ở Ấn thì có lẽ cuốn sách là một sự thừa thãi mà bạn chưa chắc đã nhất tiết phải đọc. Cứ giữ Ấn Độ của bạn trong tim thôi/

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Namaskar! Xin Chào Ấn Độ PDF của tác giả Hồ Anh Thái nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Dấu Binh Lửa (Phan Nhật Nam)
Dấu binh lửa là nhan đề thiên tùy bút do tác giả Phan Nhật Nam thực hiện tháng 02 năm 1970 tại Tây Ninh, gửi in nhà Đại Ngã (Sài Gòn) cùng năm. Theo tự thuật, vào thời điểm khởi thảo, tác giả đã ở tiểu đoàn nhảy dù được 8 năm (1963 - 1970) và đây là trứ tác đầu tay của ông, mà ông gọi là cuốn “bi kí” về đời lính chiến. Tác phẩm phác đôi nét về 8 năm “ở lính”, kể sơ lược từ thời điểm tháng 11 năm 1963 khi nhân vật Tôi vừa tất nghiệp khóa 18 Võ Bị Quốc Gia với hàm thiếu úy, được cử đi căn cứ không quân Biên Hòa trình diện Tiểu đoàn 07 Nhảy Dù. Sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn “nguy hiểm” ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị “lột lon” vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn cộng quân thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng. Bản ấn loát tác phẩm Dấu binh lửa được chia thành 25 chương, kèm bài phi lộ. Tìm mua: Dấu Binh Lửa TiKi Lazada Shopee Tác phẩm đặt nhân vật Tôi ở vị trí người quan sát, giống như một gã du đãng phiêu lưu khắp nẻo đường quê hương thời chiến loạn. Tuy nhiên, hình ảnh quê hương trong cơn binh lửa không bi hùng như các sản phẩm tuyên truyền chính trị, mà hiện lên bỏng gắt. Những con người trong tác phẩm hiện lên với đầy toan tính lạnh lùng, những sai lầm tuổi trẻ, sự bất chấp mọi luân lý để giữ cái mạng và cả nhu cầu tâm sinh lý tối thiểu giữa làn đạn. Tuy nhiên, tác phẩm cũng không bỏ qua những giá trị vĩnh cửu của văn hóa và tinh thần đã hun đúc nên xứ sở mang tên Việt Nam, và ngầm coi là cái tồn tại sau cùng trong chiến thắng vinh quang.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà BìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Binh Lửa PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dấu Binh Lửa (Phan Nhật Nam)
Dấu binh lửa là nhan đề thiên tùy bút do tác giả Phan Nhật Nam thực hiện tháng 02 năm 1970 tại Tây Ninh, gửi in nhà Đại Ngã (Sài Gòn) cùng năm. Theo tự thuật, vào thời điểm khởi thảo, tác giả đã ở tiểu đoàn nhảy dù được 8 năm (1963 - 1970) và đây là trứ tác đầu tay của ông, mà ông gọi là cuốn “bi kí” về đời lính chiến. Tác phẩm phác đôi nét về 8 năm “ở lính”, kể sơ lược từ thời điểm tháng 11 năm 1963 khi nhân vật Tôi vừa tất nghiệp khóa 18 Võ Bị Quốc Gia với hàm thiếu úy, được cử đi căn cứ không quân Biên Hòa trình diện Tiểu đoàn 07 Nhảy Dù. Sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn “nguy hiểm” ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị “lột lon” vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn cộng quân thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng. Bản ấn loát tác phẩm Dấu binh lửa được chia thành 25 chương, kèm bài phi lộ. Tìm mua: Dấu Binh Lửa TiKi Lazada Shopee Tác phẩm đặt nhân vật Tôi ở vị trí người quan sát, giống như một gã du đãng phiêu lưu khắp nẻo đường quê hương thời chiến loạn. Tuy nhiên, hình ảnh quê hương trong cơn binh lửa không bi hùng như các sản phẩm tuyên truyền chính trị, mà hiện lên bỏng gắt. Những con người trong tác phẩm hiện lên với đầy toan tính lạnh lùng, những sai lầm tuổi trẻ, sự bất chấp mọi luân lý để giữ cái mạng và cả nhu cầu tâm sinh lý tối thiểu giữa làn đạn. Tuy nhiên, tác phẩm cũng không bỏ qua những giá trị vĩnh cửu của văn hóa và tinh thần đã hun đúc nên xứ sở mang tên Việt Nam, và ngầm coi là cái tồn tại sau cùng trong chiến thắng vinh quang.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà BìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dấu Binh Lửa PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Hè Đỏ Lửa (Phan Nhật Nam)
Mùa hè đỏ lửa là nhan đề thiên tùy bút do tác giả Phan Nhật Nam thực hiện tháng 03 năm 1973 tại Quảng Trị, Sáng Tạo xuất bản năm 1972 và Hiện Đại tái bản năm 1973 đều tại Sài Gòn. Theo tự thuật, vào thời điểm khởi thảo - tháng 04 năm 1972, tác giả theo Lữ đoàn II Nhảy Dù đổ bộ xuống đồi Charlie (nơi được lính đặt biệt danh “nồi cơm điện National” vì mức độ quyết liệt) nhằm cắt đứt tuyến tiếp tế qua quốc lộ 14 của các sư đoàn cộng quân. Sau đó, nhân vật xưng Tôi lại theo nhiệm vụ tiếp ứng Tiểu đoàn I Thủy Quân Lục Chiến giải phóng quốc lộ 1 và toàn tỉnh Quảng Trị tới hết tháng 03 năm 1973. Tác phẩm được gửi in tại nhà Sáng Tạo ở đô thành Sài Gòn trong năm 1973 và liên tục được các san hành xã khác nhau tái bản, trở thành ấn phẩm chiến tranh ăn khách và gây ấn tượng nhất thập niên 1970 ở cả hai miền Việt Nam. Tới thời điểm 30 tháng 04 năm 1975, các nhà in này thậm chí chưa thanh toán hết nhuận bút cho tác giả. Sau sự kiện Tháng Tư Đen, Mùa hè đỏ lửa cùng mọi tác phẩm kí danh Phan Nhật Nam bị đem ra đường phố đốt trong “chiến dịch bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy” năm 1978. Tuy nhiên, những ấn bản khác vẫn tồn tại ở nhiều thư viện tư thục nên nội dung không hề mai một theo thời đại. Ở thập niên 1980, tác phẩm lại được các nhà san hành hải ngoại cho tái xuất cả nguyên bản và dịch bản, đồng thời nội dung được đưa vào tàng trữ tại thư khố Đại học Michigan. Đến năm 1998, nhân kỉ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tác giả Phan Nhật Nam bổ sung trong bản in mới các bài tựa để củng cố chiều sâu tác phẩm và tới nay được công nhận là bản lưu hành chính thức. Bản ấn loát tác phẩm Mùa hè đỏ lửa được chia thành 4 chương, xen 2 bài phi lộ. Tác phẩm tiếp nối phong cách Dấu binh lửa nhưng chủ đích khắc họa rõ hơn những mặt người thời chiến. Hiện thực chiến tranh tuy tàn khốc nhưng không bi lụy, thậm chí có những đoạn kể truyện rất tếu đời lính. Trong ấn bản cuối cùng năm 1998, tác giả đã hiệu chính tác phẩm theo thi pháp ca khúc Người ở lại Charlie của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và thi phẩm Chiều trên phá Tam Giang của thi sĩ Tô Thùy Yên, mà ở thời điểm Mùa hè đỏ lửa mới phát hành, những bài này chưa công bố. Tìm mua: Mùa Hè Đỏ Lửa TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà BìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Hè Đỏ Lửa PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Hè Đỏ Lửa (Phan Nhật Nam)
Mùa hè đỏ lửa là nhan đề thiên tùy bút do tác giả Phan Nhật Nam thực hiện tháng 03 năm 1973 tại Quảng Trị, Sáng Tạo xuất bản năm 1972 và Hiện Đại tái bản năm 1973 đều tại Sài Gòn. Theo tự thuật, vào thời điểm khởi thảo - tháng 04 năm 1972, tác giả theo Lữ đoàn II Nhảy Dù đổ bộ xuống đồi Charlie (nơi được lính đặt biệt danh “nồi cơm điện National” vì mức độ quyết liệt) nhằm cắt đứt tuyến tiếp tế qua quốc lộ 14 của các sư đoàn cộng quân. Sau đó, nhân vật xưng Tôi lại theo nhiệm vụ tiếp ứng Tiểu đoàn I Thủy Quân Lục Chiến giải phóng quốc lộ 1 và toàn tỉnh Quảng Trị tới hết tháng 03 năm 1973. Tác phẩm được gửi in tại nhà Sáng Tạo ở đô thành Sài Gòn trong năm 1973 và liên tục được các san hành xã khác nhau tái bản, trở thành ấn phẩm chiến tranh ăn khách và gây ấn tượng nhất thập niên 1970 ở cả hai miền Việt Nam. Tới thời điểm 30 tháng 04 năm 1975, các nhà in này thậm chí chưa thanh toán hết nhuận bút cho tác giả. Sau sự kiện Tháng Tư Đen, Mùa hè đỏ lửa cùng mọi tác phẩm kí danh Phan Nhật Nam bị đem ra đường phố đốt trong “chiến dịch bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy” năm 1978. Tuy nhiên, những ấn bản khác vẫn tồn tại ở nhiều thư viện tư thục nên nội dung không hề mai một theo thời đại. Ở thập niên 1980, tác phẩm lại được các nhà san hành hải ngoại cho tái xuất cả nguyên bản và dịch bản, đồng thời nội dung được đưa vào tàng trữ tại thư khố Đại học Michigan. Đến năm 1998, nhân kỉ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tác giả Phan Nhật Nam bổ sung trong bản in mới các bài tựa để củng cố chiều sâu tác phẩm và tới nay được công nhận là bản lưu hành chính thức. Bản ấn loát tác phẩm Mùa hè đỏ lửa được chia thành 4 chương, xen 2 bài phi lộ. Tác phẩm tiếp nối phong cách Dấu binh lửa nhưng chủ đích khắc họa rõ hơn những mặt người thời chiến. Hiện thực chiến tranh tuy tàn khốc nhưng không bi lụy, thậm chí có những đoạn kể truyện rất tếu đời lính. Trong ấn bản cuối cùng năm 1998, tác giả đã hiệu chính tác phẩm theo thi pháp ca khúc Người ở lại Charlie của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và thi phẩm Chiều trên phá Tam Giang của thi sĩ Tô Thùy Yên, mà ở thời điểm Mùa hè đỏ lửa mới phát hành, những bài này chưa công bố. Tìm mua: Mùa Hè Đỏ Lửa TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Phan Nhật Nam":Mùa Hè Đỏ LửaDấu Binh LửaDựa Lưng Nỗi ChếtTù Binh Và Hoà BìnhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Hè Đỏ Lửa PDF của tác giả Phan Nhật Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.