Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật (Dana Arnold)

Trong sách Dẫn luận về lịch sử nghệ thuật, Dana Arnold giới thiệu những đề xuất, tranh biện, và nghệ phẩm tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật. Sử dụng một phạm vi rộng mở về các hình ảnh, từ những pho tượng ở đảo Phục sinh đến các tác phẩm hội họa hiện đại, tác giả cho thấy bằng cách nào tự thân các tác phẩm nghệ thuật có thể là điểm khởi đầu cho cung cách đọc lịch sử nghệ thuật và đề nghị một sự đa dạng các đường lối, qua đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu nghệ thuật.

Cuốn sách với một bảng từ vựng phong phú, Dana Arnold phác họa những chiến lược thông giải đã làm sinh động bộ môn lịch sử nghệ thuật. Đây là một dẫn nhập vô giá và dễ tiếp cận về một chủ đề rất được quan tâm.

***

Cuốn sách này là một dẫn nhập tới những đề xuất và tranh biện tạo thành bộ môn lịch sử nghệ thuật và phát khởi từ những quan tâm căn bản của lịch sử nghệ thuật - xác định, phân loại, thông giải, mô tả, và suy nghĩ về những tác phẩm nghệ thuật. Những đường lối trong đó lịch sử nghệ thuật tiếp cận các nhiệm vụ này đã thay đổi qua thời gian. Những thái độ chuyển đổi hướng tới các thông số của lịch sử nghệ thuật, và cách lịch sử có thể chất vấn chủ đề thị giác, đã nêu lên những câu hỏi về việc giới thiệu lịch sử của nghệ thuật thị giác trong hình thức chữ viết và những giới hạn của ngôn ngữ bằng lời nói đã đặt lên khả năng của chúng ta để làm việc này. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng tương đối về vai trò của nghệ sĩ, chủ đề, và người xem trong đời sống nghệ thuật cũng đã được đánh giá lại. Những đề xuất ấy đến phiên nó, lại nêu lên những câu hỏi về mối bận tâm của chúng ta với chủ quyền tác giả, tính xác thực, và tiến trình tuyến tính được định nghĩa theo biên niên sử, tất cả đã làm sung mãn quy điển (canon) truyền thống của lịch sử nghệ thuật, và giúp chúng ta thưởng ngoạn, phân tích, xác định lịch sử tính cho nghệ thuật*.

Từ nghệ thuật (art) ở đây quy chiếu đến các nghệ thuật thị giác cổ điển, chủ yếu là tranh, tượng… Tìm mua: Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật TiKi Lazada Shopee

Như vậy, lịch sử truyền thống về nghệ thuật nhấn mạnh những thời kỳ, những phong cách và đặt tiêu điểm cho tiến trình nghệ thuật của phương Tây, và điều này có thể làm mờ tối những lối tiếp cận khác, chẳng hạn như việc tập hợp các nghệ phẩm theo chủ đề, hoặc có thể ảnh hưởng đến đường lối thảo luận về nghệ thuật từ những nền văn hóa bên ngoài phương Tây. Vì vậy, tôi đã chọn những thí dụ từ các thời điểm lịch sử và các văn hóa khác nhau để minh họa câu hỏi nền tảng cho các chủ đề. Đây là một Dẫn nhậpngắn gọn, và những hình ảnh tôi sử dụng chỉ cốt để chỉ dẫn về những đề xuất được thảo luận liên quan tới chúng. Như một tổng thể, những minh họa mang tính đại diện cho ‘nghệ thuật cao cấp’/ ‘high art’, tức là nói đến nghệ thuật trong các viện bảo tàng và các phòng tranh (gallery). Tư liệu này khiến chúng ta có thể tra xét một phạm vi rộng rãi những đề xuất xã hội và văn hóa được gói ghém trong lịch sử nghệ thuật.

Tôi bắt đầu với một câu hỏi nền tảng ‘Lịch sử nghệ thuật là gì?’, rút ra những phân biệt giữa lịch sử nghệ thuật với thưởng ngoạn nghệ thuật và phê bình nghệ thuật, và cứu xét một phạm vi những tạo phẩm được bao gồm trong bộ môn này và cung cách những tạo phẩm này đã thay đổi qua thời gian. Mặc dù nghệ thuật là một đề tài thuộc thị giác, chúng ta học biết về nó qua việc đọc và chuyển tải những ý niệm của chúng ta về nó phần lớn trong văn bản. Điều này phát sinh một sự giao lưu giữa những gì thuộc ngôn từ và những gì thuộc thị giác mà tôi khảo sát trong Chương 2. Ở đây, tôi xem xét những lịch sử về nghệ thuật đã được viết ra như thế nào và hậu quả của việc này trên chính tự thân đối tượng và trên những chủ thể của nghệ thuật [tức là những nghệ sĩ]. Những thí dụ từ một khung thời gian rộng mở được sử dụng, gồm cả Pliny, Vasari, và Winckelmann, cùng những văn bản gần đây hơn của Gombrich, Greenberg, Nochlin, và Pollock. Một cuộc thảo luận về những tác giả này giới thiệu những chờ đợi về nghệ thuật mà chúng ta có như một câu chuyện biên niên về các nghệ sĩ phương Tây. Sự thiên vị trong lối thông giải về chủ thể sẽ mở ra những câu hỏi về tầm quan trọng của quy điển trong lịch sử nghệ thuật và cách chúng ta nhìn nghệ thuật phi biểu hình (non-figurative), nguyên thủy (primitive), và ngây thơ (naϊve).

Tầm quan trọng của phòng tranh hoặc bảo tàng - hoặc tổng quát hơn của những cung cách giới thiệu về lịch sử nghệ thuật - được bàn tới trong Chương 3, phác họa sự phát triển của các bộ sưu tập từ những tủ trưng bày các vật hiếu kỳ (cabinet of curiosities) đến các nhà bảo trợ và nhà sưu tập tư nhân ngày nay. Cùng với điều này, tôi thảo luận về sự tác động mà việc thu thập những đối tượng đã có trên giá trị được nhận biết của chúng và trên cách viết về những đối tượng có thể ảnh hưởng đến ‘giá trị’ của chúng. Câu hỏi về quy điển của lịch sử nghệ thuật quay trở lại trong chương này trong tương quan với khả năng của phòng tranh hoặc bảo tàng hoặc ủng hộ hoặc thách thức quy điển ấy. Tôi xem xét điều đó với sự quy chiếu đặc biệt về tầm quan trọng của nhân dạng nghệ sĩ trong việc trưng bày ở phòng tranh và trong lời đáp cho câu hỏi ‘có dị biệt nào tạo ra cho sự giới thiệu về lịch sử nghệ thuật nếu nghệ thuật được giới thiệu với công chúng như một sự thăm dò về chủ thể hoặc như một sự kế tục mang tính biên niên?’ Điều đó cũng làm sung mãn cứu xét của tôi về cung cách những cuộc triển lãm “lớn” đã thay đổi chiều hướng lịch sử nghệ thuật, chẳng hạn triển lãm hậu-ấn tượng/ Post-Impressionism exhibition vào năm 1912 đã tạo ra tên gọi cho phong trào nghệ thuật này.

Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tư duy có thể là một quan hệ phức hợp, và trong Chương 4, tôi thảo luận về tác động mà những trường phái triết học đa dạng và lí thuyết phân tâm học đã có trên cung cách chúng ta suy nghĩ về lịch sử nghệ thuật và về vai trò, ý nghĩa, và sự thông giải nghệ thuật. Tôi giới thiệu những ý niệm của các nhà tư tưởng then chốt như Hegel, Marx, Freud, Foucault, và Derrida để cho thấy họ đã tương tác như thế nào với lịch sử nghệ thuật, ít nhất là đối với sự hiện xuất của những lịch sử xã hội về nghệ thuật. Chương 5 tiếp tục thảo luận về ý nghĩa trong nghệ thuật, đặc biệt là về phẩm chất và chủng loại của sự tái hiện, về khoa ảnh tượng kí (iconography), hoặc biểu tượng học, trong các nghệ phẩm qua suốt lịch sử. Trong Chương 6, tôi xem xét những phương tiện truyền thông và những kĩ thuật khác nhau đã được sử dụng để tạo ra nghệ thuật.

Cùng với việc giới thiệu những cung cách suy nghĩ về nghệ thuật và lịch sử của nó, tôi hi vọng cuốn sách này sẽ khích lệ việc thưởng thức và thấu hiểu tự thân các nghệ phẩm và tái củng cố tầm quan trọng của đối tượng nghệ thuật như là bằng chứng hàng đầu của chúng ta, hoặc là điểm khởi đầu, đối với lịch sử nghệ thuật. Nhằm mục đích ấy, chương cuối cùng đưa chúng ta quay lại với bản thân tác phẩm, chú ý tới những đường lối chúng ta có thể đọc tính vật thể của đối tượng trong những hạn từ về kĩ thuật và phương tiện được sử dụng để sáng tạo ra nó, cũng như những phương pháp khác chúng ta có thể dùng để đọc “cái nhìn”.

Cuốn sách này nhằm đến những lợi ích tổng quát cho người đọc, cho người đi xem phòng tranh, và đặt nền tảng cho những khía cạnh của văn hóa thị giác cho những ai học về lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học, và văn hóa học. Tôi cố gắng để không sử dụng nhiều từ chuyên môn, nhưng có một số những từ kĩ thuật và thuật ngữ thiết yếu phải sử dụng để nhận biết. Để tâm tới điều này và tính chất dẫn nhập của sách, tôi đã đưa vào một bản từ vựng các từ ngữ về nghệ thuật và một danh sách những địa chỉ mạng về các phòng tranh và các viện bảo tàng để cung cấp một điểm khởi đầu cho sự tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật và những bộ sưu tập quan trọng.

Để đưa ra một thảo luận trong sáng, súc tích về những tranh biện đa phức bên trong lịch sử nghệ thuật, tôi cũng muốn mang lại cho người đọc những công cụ cơ bản thiết yếu cho việc khảo sát chủ đề qua một tầm nhìn bao quát theo thời gian và đề án về một phạm vi rộng mở những đề xuất được kết nối với bộ môn này. Nhưng, quan trọng nhất, cuốn sách là một nỗ lực để chuyển tải việc chúng ta có thể học biết được những gì từ nghệ thuật và để gợi ý một sự đa dạng các đường lối, trong đó chúng ta có thể thưởng ngoạn, suy nghĩ, và thấu hiểu mối quan hệ của con người với nghệ thuật.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dẫn Luận Về Lịch Sử Nghệ Thuật PDF của tác giả Dana Arnold nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi (Nguyễn Tuân)
Nói về đóng góp của Nguyễn Tuân qua tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận định: "Tập tùy bút ấy là đóng góp của Nguyễn Tuân trực tiếp đánh Mỹ". Cũng tương tự, nhưng cụ thể hơn, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho rằng, với "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", Nguyễn Tuân đã "đánh địch với tư thế của một dân tộc đi tiên phong trên tuyến đầu chống Mỹ, với lòng tự hào của một dân tộc đang chiến thắng". Nếu như tập tùy bút "Sông Đà" được xem là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Tuân về đề tài xây dựng CNXH thì tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" lại được xem là tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Cả hai tác phẩm đều giống nhau là có cái tên nghe rất mộc mạc, đọc lên là thấy ngay được chủ đề, khác xa với cách đặt tít điệu đàng của nhà văn - kiểu như "Vang bóng một thời" trước đây. Tuy nhiên, tên sách mộc mạc thì mộc mạc vậy, song dồn nén trong đó là biết bao tâm huyết, trí tuệ, tình cảm. Có trường hợp, như với cuốn "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi", để thu thập, tìm kiếm tư liệu, tác giả đã không ngại ngần đối mặt với hiểm nguy... Tập tùy bút Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi gồm có: Ở mặt trận Hà Nội Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội Tìm mua: Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi TiKi Lazada Shopee Cho giặc bay Mỹ nó ăn một cái Tết ta Nôen Mỹ Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi Nhớ Huế Sài Gòn tống Mỹ Bên ụ súng Hà Nội, một đám cưới phòng không Nó bê-năm-hai phố Khâm Thiên Tái bút (12-1973) Vụn B.52 và hoa Hà Nội chiến thắng Đất cùng trời toàn cõi ta, từ đây sạch hẳn bóng nó Vậy mà đã một năm chiến thắng B.52 Đêm xuân năm Hổ này, nằm ngẫm thêm về bầy hổ Mỹ Những ai từng có mặt tại 51 Trần Hưng Đạo, trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam trong 12 ngày đêm năm ấy (1972), hẳn không quên được hình ảnh một lão nhà văn: Mỗi lần nghe tin B52 Mỹ đánh bom, với chiếc mũ sắt đội đầu (do báo Văn nghệ cấp cho cộng tác viên), ông lại tìm đến tận nơi xảy ra chiến sự để hỏi han, ghi chép. Lão nhà văn mặc dù đã ở tuổi ngoại lục tuần song vẫn có cách tác nghiệp như thể một phóng viên mặt trận ấy chính là nhà văn Nguyễn Tuân - tác giả của tập tùy bút "Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi" nức tiếng một thời.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hà Nội Ta Đánh Mỹ Giỏi PDF của tác giả Nguyễn Tuân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kho Tàng Về Các Ông Trạng Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh)
Truyện Trạng Việt Nam là một đề tài hấp dẫn. Nhưng tiếp cận truyện Trạng là một việc phức tạp, nhất là xét về mặt thể loại. Nhân dân đã hư cấu ra các Trạng để thoả mãn những ước mơ và yêu cầu thẩm mỹ. Nội dung cuốn sách này gồm 3 phần: - Phần đầu có tính cách nghiên cứu, muốn người đọc làm quen với những người thực sự là Trạng Nguyên, có đỗ đạt học vị hẳn hoi. - Phần thứ hai dành để ghi chép về các giai thoại, các sự kiện của một số vị Trạng Nguyên - Phần thứ ba là dành cho những mẩu chuyện về các Trạng dân phong, hầu hết là giai thoại. Tìm mua: Kho Tàng Về Các Ông Trạng Việt Nam TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kho Tàng Về Các Ông Trạng Việt Nam PDF của tác giả Vũ Ngọc Khánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nữ Hoàng Cuối Cùng (Anchee Min)
Nữ hoàng cuối cùng (Nữ hoàng Phong Lan, phần 2) là kịch bản chuyển tiếp về Phong Lan từ một thiếu phụ có ý chí mạnh mẽ, đầy bản năng thành một nhà lãnh đạo chính trị thực tế tinh khôn, thống trị Trung Hoa hơn bốn thập kỷ. Trong tập sách kết thúc này, Min đem lại cho chúng ta một nhà lãnh đạo đầy nhân tính, hết sức mạnh mẽ, đảm nhận quyền lực một cách bất đắc dĩ và hy sinh tất cả để bảo vệ những người thân yêu của mình và bảo vệ một đế chế mà bà tin chắc sẽ chết vì nó. Những người ngưỡng mộ Nữ hoàng Phong Lan sẽ hứng thú trong cuốn tiếp theo này. Những người khác có thể tìm thấy một lời linh báo dẫn tới một lịch sử Trung Hoa tương đối hiện đại - Roky Mountains News - "Hình tượng của một nữ hoàng gần như có tất cả: sức mạnh và dễ bị xâm hại, tình mẹ và quyền lực, lòng tục và phẩm giá, lòng trắc ẩn và tham vọng. - Washington Post - "Gợi lên bầu không khí đầy âm mưu và xa hoa tráng lệ của Trung Hoa thế kỷ 19 trong khi kể lại câu chuyện khó tin của vị nữ hoàng đầy quyền thế của nó. - Los Angeles Times.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nữ Hoàng Cuối Cùng PDF của tác giả Anchee Min nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên (Võ Nguyên Giáp)
Cuốn sách là tập hồi ức của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp do Hữu Mai thể hiện đã ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như ngàn cân treo sợi tóc. Cuốn sách ra đời để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến những công ơn to lớn của Người đối với dân tộc, đất nước Việt Nam. *** "Ngày 19 tháng Năm lại đến với chúng ta. Hôm nay, cả dân tộc ta đang tưởng nhớ đến Người. Tìm mua: Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên TiKi Lazada Shopee Tôi muốn ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của một thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như “ngàn cân treo sợi tóc”. Bàn tay chèo lái của Bác, sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng ta do Bác đứng đầu, khí thế của nhân dân ta từ thành thị đến làng quê, từ Bắc chí Nam…, tất cả những điều lớn lao đó cùng với tình hình “thù trong giặc ngoài” cực kì rối ren phức tạp, những chương sau đây chắc là chỉ nói lên được một phần nào. Nhân Kỉ niệm lần thứ tám mươi Ngày sinh của Bác, đây là những dòng thành kính để góp phần cùng đồng bào và các đồng chí hồi tưởng đến Người, đến công ơn to lớn của Người đối với dân tộc và đất nước, đến những lời Người dặn lại chúng ta trước lúc ra đi."Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Năm Tháng Không Thế Nào Quên PDF của tác giả Võ Nguyên Giáp nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.